Ưu điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

- Trung cấp chuyên nghiệp chính qu

2.3.1.Ưu điểm, hạn chế

24 TRUNG TÂM THÔNG TIN

2.3.1.Ưu điểm, hạn chế

Công tác quản lý HSSV được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, coi đây là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường, tạo nên thương hiệu của nhà trường. Các Phòng chức năng, Khoa, Tổ, Trung tâm chuyên môn liên quan luôn có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ để cùng tham gia thực hiện những nhiệm vụ về công tác quản lý HSSV trong nhà trường.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác quản lý HSSV được nhà trường đầu tư xây dựng, mua sắm trang bị khá đầy đủ và hiện đại, thỏa mãn nhu cầu phục vụ cho HSSV học tập, rèn luyện và cho cán bộ, giáo viên làm việc.

Trong những năm học, công tác tuyển sinh nói chung gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên so với các cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thì số lượng tuyển sinh hàng năm của nhà trường vẫn đảm bảo, nhất là hệ trung cấp (khối cơ sở).

Bên cạnh đó, hầu hết HSSV của nhà trường có nhận thức chính trị tốt, đặc biệt là những chủ trương chính sách của ngành giáo dục, nghiêm chỉnh và gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước và biết vượt lên mọi khó khăn để học tập và rèn luyện.

2.3.1.2. Hạn chế

Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh hiện tại vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần tập trung giải quyết như công tác tuyển sinh, xây dựng thương hiệu.

Một số cán bộ, giáo viên năng lực trình độ chuyên môn chưa theo kịp với sự đổi mới của giáo dục. Cán bộ làm công tác quản lý HSSV chưa có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu vừa làm vừa học nên hiệu quả công việc có lúc chưa đáp ứng yêu cầu.

HSSV chủ yếu đến từ các các tỉnh Quảng Ngãi xuống tới Kiên Giang, Cà Mau thậm chí có HSSV ở huyện đảo Côn Đảo, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, hơn nữa học sinh bậc trung cấp thuộc diện xét tuyển nên chất lượng đầu vào thấp, kiến thức văn hóa không cao dẫn đến tình trạng nhiều HSSV thi lại, học lại.

Nhà trường tuy có Khu nội trú cho HSSV, nhưng chỉ đáp ứng được 10%, còn lại 90% HSSV ở ngoại trú bên ngoài nên môi trường ăn, ở, sinh hoạt, học tập còn nhiều khó khăn, phức tạp, ít nhiều cũng chịu tác động của nếp sống tiêu cực ngoài xã hội làm ảnh hưởng. Đa số HSSV có độ tuổi còn rất trẻ, nông nổi, thiếu chín chắn lại sống xa gia đình, bên cạnh đó có mặt trái của cơ chế thị trường tác động trực tiếp đến tư tưởng, thái độ, sinh hoạt… ít nhiều cũng gây khóa khăn trong công tác quản lý HSSV của nhà trường.

Ý thức của một bộ phận HSSV vẫn còn những yếu kém, tồn tại cần phải uốn nắn, giáo dục. Đó là lối sống thực dụng, hưởng thụ, đau đòi, buông thả, lười học không có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, một bộ phận HSSV còn chưa tích cực tham gia xây dựng tập thể, còn vi phạm nội quy, quy chế….

2.3.1.3. Nguyên nhân của yếu kém

Tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức học tập, sinh hoạt của HSSV.

Vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể còn chưa mạnh, thiếu đồng bộ trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV. Trong khi đó các thế lực thù địch tìm mọi cách thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, chiến hành chiến tranh tâm lý thông qua Internet, các trang web đen mà HSSV là đối tượng chính kẻ thù nhằm vào để tác động.

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế chưa được thường xuyên.

Công tác GVCN, CVHT còn thả lỏng, chưa thực sự sát sao với lớp. Sự phối hợp công tác quản lý HSSV giữa các khoa với phòng chức năng, các tổ chức đoàn thể trong công tác quản lý, giáo dục HSSV còn chưa đồng bộ.

2.3.2. Bài học

Nhà trường phải luôn bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các nhiệm vụ trọng tâm do ngành đề ra. Hàng năm, phải xây dựng và triển khai kế hoạch năm học cụ thể, thiết thực mang tính phát triển và phù hợp

với thực tế của nhà trường. Đảng bộ và Ban giám hiệu nhà trường phải luôn luôn quan tâm đến công tác quản lý HSSV, nắm vững mọi diễn biến tư tưởng của HSSV đồng thời phải chăm lo công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho HSSV. Thực hiện đúng cơ chế “Đảng lạnh đạo, chính quyền quản lý, CBGV, HSSV làm chủ”. Phải xây dựng được một tập thể HSSV đoàn kết, nhất trí, có bản lĩnh chính trị vững vàng, bền bỉ, kiên định mục tiêu CNXH, phấn đấu nổ lực vì sự phát triển của nhà trường.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đã nêu được một cách khái quát về nhà trường cũng như thực trạng về công tác quản lý HSSV ở Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh kể từ khi thành lập cho đến nay, dựa trên những cơ sở lý luận về quản lý nhà trường và quản lý người học. Từ đó, chúng ttooi đã đánh giá, kết luận về những ưu điểm cần phát huy, những hạn chế cần quan tâm và khắc phục cũng như rút ra được bài học. Từ thực trạng nói trên, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của nhà trường, chương 3 của luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp quản lý công tác HSSV ở Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)