BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHTĂNG THỊ MỸ HOANH VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TĂNG THỊ MỸ HOANH
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH TRONG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
NGHỆ AN, 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TĂNG THỊ MỸ HOANH
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH TRONG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Phương Lê
NGHỆ AN, 2021
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, để có thể hoàn thành đề tài luậnvăn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thâncòn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô Viện Khoa học Xã hội vàNhân văn, Trường Đại học Vinh
Với tình cảm chân thành, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến TS.Vũ Thị Phương
Lê, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoànthành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và cácbạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, songkhông tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các bạn bè, đồng nghiệp và các quý thầy, cô để sửa chữa vàhoàn thiện luận văn của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤ
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
3.1 Mục đích nghiên cứu 12
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4.1 Đối tượng nghiên cứu 12
4.2 Phạm vi nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 13
6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 13
7 Cấu trúc của luận văn 13
NỘI DUNG 14
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN .14
1.1 Kỹ năng mềm và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên 14
1.1.1 Khái niệm kỹ năng mềm 14
1.1.2 Quan niệm về bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên 16
1.1.3 Những kỹ năng mềm cần thiết cần bồi dưỡng cho sinh viên 17
1.1.4 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên 28
1.2 Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay 31
Trang 51.3 Phương thức bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên của Đoàn Thanhniên 361.3.1 Đoàn Thanh niên tuyên truyền, giáo dục, trang bị, bồi dưỡng kỹnăng mềm cho sinh viên 361.3.2 Đoàn Thanh niên tổ chức cho sinh viên thực hành kỹ năng mềm 39Kết luận chương 1 40Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONGBỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAOĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 422.1 Khái quát về Trường, tổ chức Đoàn Thanh niên và sinh viên trườngCao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 422.1.1 Sơ lược về Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố HồChí Minh 422.1.2 Khái quát về tổ chức Đoàn Thanh niên ở trường Cao đẳng Giaothông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 442.1.3 Khái quát về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường Caođẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 462.2 Thực trạng công tác bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên của ĐoànThanh niên ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 522.2.1 Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên thông quacuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh 522.2.2 Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên thông quacác hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao 532.2.3 Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên thông quacác phong trào Đoàn 58
Trang 62.2.4 Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm thông qua các câu lạc
bộ, nhóm 63
2.2.5 Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội 64
2.3 Đánh giá về vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 65
2.3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 65
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 70
Kết luận chương 2 72
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 73
3.1 Quan điểm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 73
3.1.1 Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phải hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện 73
3.1.2 Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn 76
3.1.3 Bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên là quá trình thường xuyên và liên tục 78
Trang 73.2 Giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường Cao
đẳng Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 79
3.2.1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục trong Nhà trường về vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên 79
3.2.2 Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên của Đoàn Thanh niên ở Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 81
3.2.3 Nâng cao hiệu quả truyền thông các chương trình hoạt động bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Nhà trường 85
3.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ tiêu chuẩn, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên 86
3.2.5 Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của Đoàn Thanh niên góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên 89
3.2.6 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên ở Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 91
Kết luận chương 3 95
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 104
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương
lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phầnlớn là do các thanh niên” [29, tr.216] Vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng sinhviên thành những người có ích cho xã hội, trở thành “rường cột” của nước nhà
là vấn đề cấp thiết và hết sức quan trọng Sự phát triển của thanh niên, sinhviên không những quan hệ đến vận mệnh của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến
tương lai của dân tộc Một trong những yếu tố đưa đến sự thành công của mỗi
đoàn viên sinh viên trong hành trình lập thân, lập nghiệp của mình đó là việcnâng cao kỹ năng mềm
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài kiến thức chuyênmôn, mỗi sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết đểhoàn thiện bản thân và hòa nhập tốt với xã hội vì sinh viên ngày nay không chỉ
“học để biết, để tự khẳng định mình” mà còn “học để làm việc, học để chungsống” Việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên đã được các trường đại học,cao đẳng hết sức quan tâm, đặc biệt kể từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạochính thức yêu cầu đưa nội dung này vào chuẩn đầu ra của các chương trìnhđào tạo Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là ĐoànThanh niên) đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc phát triển kỹ năng mềmcho sinh viên các trường đại học, cao đẳng thông qua các hình thức hoạt độngcủa mình
Trang 9Trong tinh thần chung đó, Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Giao thôngvận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức rất nhiều hoạt động thông qua đó đãbồi dưỡng và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên ĐoànThanh niên Nhà trường đã tăng cường công tác tuyên truyền và mở các lớp đàotạo kỹ năng mềm cho đoàn viên, sinh viên nhằm giúp họ có được nhận thứcđúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện các kỹ năng sống, trên cơ sở đó đào tạo
và khuyến khích sinh viên tự học tập, tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết trênđường lập thân, lập nghiệp Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn đã không ngừng nângcao chất lượng các hoạt động, tạo ra sân chơi có thể tập hợp đông đảo sinhviên, nhằm cung cấp các tri thức, rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên; tìmkiếm và phát hiện những nhân tố tích cực, tiêu biểu, từ đó đào tạo thành nhữngtuyên truyền viên để nhân rộng, phổ biến kỹ năng mềm cho sinh viên Ngoàinhững diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập, định hướng nghề nghiệp, giaolưu văn nghệ - thể thao, Đoàn trường còn tổ chức các buổi ngoại khóa về giáodục kỹ năng sống, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, Đoàn Thanh niên Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trongquá trình tổ chức các hoạt động Đa số cán bộ Đoàn trường đều tham gia côngtác giảng dạy, nhiều đoàn viên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chuyênmôn của phòng/ban, vì vậy khó tham gia đầy đủ hoạt động phong trào, thờigian bố trí sinh hoạt thường xuyên chưa được chủ động, việc nâng cao chấtlượng sinh hoạt công tác Đoàn còn hạn chế Tuổi trung bình của đoàn viêntương đối cao, số lượng đoàn viên ít Nhiều đoàn viên nữ trong độ tuổi thai sảnhoặc có con nhỏ nên khả năng tham gia các hoạt động Đoàn còn hạn chế, làmgiảm tính chủ động trong việc tổ chức, tham gia các phong trào, công tác Đoàn.Một số đoàn viên sinh viên dựa vào lý do cá nhân, công việc, không thực sựnhiệt tình, gắn bó và tham gia các phong trào Đoàn, một số ít có tâm lý ỷ lạikhi thực hiện các nhiệm vụ chung Một bộ phận sinh viên chưa tích cực tham
Trang 10gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên Nhà trường tổ chức Chính vì vậy, tác
giả chọn đề tài “Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mục đích
nghiên cứu một cách tổng thể và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằmgóp phần tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong bồidưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Giao thông vận tảiThành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình, bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước đisâu nghiên cứu về quá trình giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng mềm cho
sinh viên Trước hết phải kế đến các tác phẩm như: Giáo trình Kỹ năng mềm –
Tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác (Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, 2014) của tác giả Hoàng Thị Hiền; Giáo trình Kỹ năng mềm cần
thiết (Nxb Đại học Huế, 2015) của nhóm tác giả Nguyễn Văn Trung, Hoàng
Đức Bảo; Kỹ năng mềm thiết yếu – Chìa khóa đến thành công (Nxb Hồng Đức, 2015) của nhóm tác giả Trần Thương Tuấn, Nguyễn Minh Huy; Kỹ năng
mềm và thành công của bạn (Nxb Hồng Đức, 2015) của tác giả Lại Thế
Luyện,… Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến khái niệm, vai trò và sựcần thiết phải giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm đào tạo ra những thế
hệ lao động vừa có trình độ chuyên môn, vừa có những kỹ năng cần thiết phục
vụ cho quá trình lao động sau khi tốt nghiệp
Ngoài ra còn có các đề tài luận văn, luận án viết về kỹ năng mềm như:
Luận văn Thạc sĩ của Lê Hồng Sơn (2006), Phát triển kỹ năng hoạt động xã
hội cho sinh viên Trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Luận văn
Thạc sĩ của Nguyễn Tư Hậu (2014), Nhu cầu và thực trạng học tập kỹ năng
mềm của sinh viên Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế… Các đề tài trên
Trang 11đã phân tích làm rõ thực trạng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinhviên các trường đại học, cao đẳng Qua đó, đề xuất các quan điểm định hướng
và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năngmềm cho sinh viên hiện nay
Các công trình nghiên cứu về giáo dục và rèn luyện các kỹ năng mềm cho
sinh viên trong giai đoạn hiện nay đăng trên các tạp chí khoa học như: Phát
triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp (2011)
của tác giả Tạ Quang Thảo, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái
Nguyên; Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại
học sư phạm (2013) của tác giả Huỳnh Văn Sơn, Tạp chí Khoa học Đại học sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh số 50; Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay (2014) của tác giả Tạ Quang Thảo, Tạp chí giáo dục số 329; Phát huy vai trò kỹ năng mềm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (2016) của tác giả Hoàng Hải, Tạp chí Xây dựng và Đô thị số 50; Phát triển Kĩ năng mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Đồng Nai theo tiếp cận chuẩn đầu ra (2017) của tác giả Lê Thị Hoài Lan, Tạp chí Khoa học
Đại học Đồng Nai số 6; Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vấn đề rèn
luyện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay (2018) của tác giả Lê Đức Thọ, Tạp chí Khoa học giáo dục nghề nghiệp số
54; Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên Khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lâm nghiệp (2018) của nhóm tác giả
Nguyễn Bá Huân, Bùi Thị Ngọc Thoa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm
nghiệp số 6; Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng – Thực trạng và giải pháp (2019) của tác giả Lê Đức Thọ, Tạp chí Khoa
học và Đào tạo Đại học Công nghệ Sài Gòn số 2,… Các bài viết trên đây đã
góp phần giới thiệu lý luận về kỹ năng mềm và các kỹ năng mềm cần thiết cho
Trang 12sinh viên Đồng thời, cũng phân tích thực trạng và đề xuất một số giải phápnhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học,Cao đẳng ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về các kỹ năng mềm và phương pháp giáo dục,
đào tạo kỹ năng mềm được đăng trên các Kỷ yếu hội thảo khoa học như: Kỹ
năng mềm và công tác đào tạo cho sinh viên du lịch gắn với nhu cầu doanh nghiệp (2015) của tác giả Vũ Thị Hồng Quyên, Kỷ yếu hội thảo khoa học; Đổi mới tư duy nhận thức về kỹ năng mềm trong sinh viên thời đại công nghiệp 4.0 (2017) của tác giả Lê Thị Hiếu Thảo, Kỷ yếu hội thảo khoa học; Nhận diện kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nhân lực cao trong thời đại công nghiệp 4.0 của nhóm tác giả Phan Thị Hương, Nguyễn Trung Đông, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học; Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên nhằm nâng cao chât lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (2018) của
tác giả Lê Đức Thọ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học; Hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay – Thực trạng và giải pháp (2018) của tác giả Lê Đức Thọ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học; Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay (2018) của tác giả Lê Đức Thọ, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học; Các kỹ năng mềm cần có để thích nghi với cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 (2018) của tác giả Nguyễn Đức Thiên Thư, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học; Các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế
theo định hướng phát triển năng lực (2018) của tác giả Lại Thế Luyện, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học; Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên du lịch trong bối
cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay (2019) của tác giả Lê Đức Thọ, Kỷ
yếu Hội thảo Khoa hoc,… Các tham luận này đã đề cập đến thực trạng đào tạo
và giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng vềphương diện nội dung, hình thức và các điều kiện khác Đồng thời, chỉ ra nhu
Trang 13cầu đào tạo kỹ năng mềm và các kỹ năng mềm cần thiết phải giáo dục cho sinhviên một số chuyên ngành học cụ thể như du lịch,…
Các công trình nghiên cứu về vai trò của Đoàn Thanh niên trong giáo dục
và rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên như: Vai trò của Đoàn Thanh niên
trong giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Công đoàn) (2014) của Trần Mạnh Cương, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học; Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay (2015) của tác giả Thiều Thị
Tuyết Trinh, Luận văn Thạc sĩ Luật học; Phát huy vai trò của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay (2020)
của tác giả Lê Quốc Phong, Tạp chí Quốc phòng toàn dân; Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương hiện nay (2018) của Trần Thị Yến, Luận văn Thạc sĩ Triết học,… Các
công trình nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh trong giáo dục kỹ năng sống, trong xây dựng ý thức pháp luật, giáodục đạo cho sinh viên, thanh niên
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên, từ nhiều
góc độ khác nhau, đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng mềm và
thực tiễn giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên trongcác trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam; đồng thời, đề ra một số phươnghướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm cho sinhviên Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vaitrò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng kỹ năng mềmcho sinh viên ở Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và từ thực trạng bồi dưỡng kỹ năng mềm của
Trang 14tổ chức Đoàn Thanh niên cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Giao thông vận tảiThành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huyvai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề lý luận chung về kỹ năng mềm và vai trò của tổ
chức Đoàn Thanh niên trong bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên;
Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức và công tác bồi dưỡng kỹ
năng mềm của Đoàn Thanh niên cho sinh viên ở trường Cao đẳng Giao thông vậntải Thành phố Hồ Chí Minh;
Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của
Đoàn Thanh niên trong bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường Cao đẳngGiao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn làm rõ vai trò của Đoàn Thanh niên trong bồi dưỡng kỹ năng mềmcho sinh viên ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát nghiên cứu ở trường Cao đẳng Giao thông
vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, thuộc
các chuyên ngành: Logistics, kế toán, quản trị kinh doanh, ô tô, khai thác vận tải,tin học và xây dựng
- Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu, khảo sát trong giai đoạn
2016 – 2020 và định hướng giải pháp cho những năm tiếp theo
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, luận văn sử dụng
Trang 15các phương pháp: lịch sử và logic, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, điều tra xãhội học… nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra.
6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần hệ thống các quan điểm về kỹ năng
mềm, đánh giá đúng thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh thông qua cáchoạt động của Đoàn Thanh niên Nhà trường Qua đó, đề xuất một số giải phápnhằm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong bồi dưỡng kỹ năng mềm chosinh viên
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp Ban
Giám hiệu Nhà trường và các Khoa chuyên môn, Đoàn Thanh niên trong bồidưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thànhphố Hồ Chí Minh Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảngdạy và nghiên cứu ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minhhoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn có 03 chương, 07 tiết
Trang 16NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
1.1 Kỹ năng mềm và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
1.1.1 Khái niệm kỹ năng mềm
Bàn về kỹ năng mềm, trên thế giới và ở trong nước có khá nhiều quanniệm, định nghĩa khác nhau Ngày nay, kỹ năng mềm là một tiêu chí đượcnhiều nhà tuyển dụng dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng của người lao độngkhi muốn tuyển họ vào làm việc; đồng thời, nó cũng là tiêu chí giúp nhà tuyển
Trang 17dụng đánh giá chính xác năng lực thực sự của một người lao động.
Kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng
để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống,giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tựhọc, kỹ năng xác định mục tiêu, vượt qua khủng hoảng, kỹ năng sáng tạo vàđổi mới [8, tr.130] Trong suốt quá trình lao động, các chuyên gia nhận ra rằngthực tế các kỹ năng làm việc của người lao động vẫn chưa đủ để có thể đáp ứngthực tiễn Người lao động chưa đủ tự tin, uyển chuyển và linh hoạt trong quátrình làm việc Điều mà người lao động thường thiếu đó chính là sự áp dụngmềm mại và sáng tạo những gì đã học cũng như khả năng thấu hiểu, thiết lậpquan hệ với đồng nghiệp và nhà quản lý Vì thế, thuật ngữ kỹ năng mềm xuấthiện và vấn đề nghiên cứu về kỹ năng mềm trong nghề nghiệp cũng như pháttriển kỹ năng mềm cho người lao động ở những ngành nghề cụ thể được quantâm
Khái niệm kỹ năng mềm đề cập đến những năng lực thực hành xã hội, haycòn gọi là kỹ năng con người Việc phân loại các nhóm kỹ năng cũng có nhiều
cách khác nhau, trong Báo cáo phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, thì
bộ kỹ năng của người lao động bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Kỹ năngnhận thức, kỹ năng xã hội và hành vi, kỹ năng kỹ thuật Trong đó, kỹ năng xãhội và hành vi được đo lường bằng: kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kỹ năngsống, đặc điểm tính cách; cởi mở để trải nghiệm, tận tâm, hướng ngoại, biếtcách tán đồng, ổn định về cảm xúc; kiểm soát bản thân, kiên trì, kỹ năng raquyết định, kỹ năng tương tác cá nhân [35, tr.11]
Ở Việt Nam, kỹ năng mềm là một thuật ngữ mới được quan tâm trongkhoảng thời gian hai mươi năm trở lại đây Trong đó, đối tượng quan tâm đến
kỹ năng mềm là sinh viên và những người lao động đang trong quá trình lậpthân, lập nghiệp Theo tác giả Lê Hà Thu, việc xác lập định nghĩa về kỹ năng
Trang 18mềm là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy phân tích các đặc điểm của kỹnăng mềm càng không phải là vấn đề đơn giản Kỹ năng mềm không phải làyếu tố bẩm sinh của con người Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đườngtrải nghiệm đích thực, chứ không phải là sự lĩnh hội kiến thức đơn thuần [39] Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng, “kỹ năng mềm không đồng nhất với kỹnăng sống nhưng không phải là một phạm trù tách biệt với kỹ năng sống” [36,tr.46-52] Điều này cũng được tác giả Nguyễn Thanh Bình khẳng định, kỹ năngsống, trong đó có kỹ năng mềm được coi như là một hợp phần quan trọng trongnhân cách và năng lực của con người sống trong xã hội hiện đại [7].
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa, kỹ năngmềm “là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc như: một
số nét tính cách (quản lí thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo vàđổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹnăng làm việc theo nhóm Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mốiquan hệ với người khác Những kỹ năng này là thứ thường không được họctrong Nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờnắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tínhcủa từng người." [22, tr.5]
Như vậy, kỹ năng mềm là một khía cạnh của kỹ năng sống, nói về mối
quan hệ giao tiếp, tương tác và giải quyết sự việc, vấn đề bẳng trí tuệ xúc cảm(EQ) Kỹ năng mềm là những kỹ năng sống giúp cho con người định hình tínhcách cá nhân, chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệuquả trong cao trong công việc Kỹ năng mềm có thể học suốt đời và không giớihạn mọi lứa tuổi Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng, bởi kỹ năng “cứng”thuộc về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hay bằng cấp và chứng chỉ chuyênmôn Có một nghịch lý là, hằng năm tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường rất cao,nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, chủ yếu là do thiếu
Trang 19các kỹ năng mềm cần thiết Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, các nhàtuyển dụng lao động không chỉ muốn thu nhận những ứng viên biết làm côngviệc chuyên môn, mà còn phải có khả năng sáng tạo, biết cách giải quyết cácphát sinh trong công việc, phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp, có tư duy tíchcực, hòa nhập được với môi trường làm việc hiệu quả và nỗ lực không ngừngtrong công việc,… Cho nên, các kỹ năng mềm của sinh viên đã được quan tâmnghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ mục tiêu, nội dung, phươngpháp,… của các nhà nghiên cứu, nhà tuyển dụng, nhà giáo dục.
1.1.2 Quan niệm về bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
Bồi dưỡng kỹ năng mềm là quá trình hình thành và phát triển cho sinhviên các kỹ năng mềm cần thiết để đảm bảo cho quá trình thích ứng với ngườikhác và công việc, nhằm duy trì tốt các mối quan hệ tích cực và hỗ trợ thựchiện công việc một cách hiệu quả thông qua những hình thức và nội dung khácnhau Bồi dưỡng kỹ năng mềm cần phải chú trọng đến việc giáo dục các giá trị
về mặt tinh thần cho người học song song với các hành vi tương ứng Bồidưỡng kỹ năng mềm phải bắt đầu từ việc rèn luyện các giá trị nội tâm, các giátrị tinh thần cho người học trước Trên cơ sở đó, kỹ năng mềm mới được bộc lộ
ra ngoài bằng các hành vi, thao tác, cách ứng xử cụ thể
Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là công nghệ thông tin vàinternet kết nối vạn vật - IoT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnhhưởng trực tiếp đến Việt Nam Để có thể tận dụng hiệu quả những thành tựucủa cuộc cách mạng này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao.Nguồn nhân lực này phải có khả năng ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹthuật vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra Một trongnhững lĩnh vực chịu sự chi phối lớn nhất chính là môi trường giáo dục đào tạo
và giáo dục nghề nghiệp Đây chính là môi trường sẽ đào tạo ra nguồn nhân lựcchất lượng cao phục vụ cuộc cách mạng này Vì vậy, sinh viên phải chủ động
Trang 20tích lũy các kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường để có
cơ hội cạnh tranh về việc làm và khả năng thăng tiến của công việc trong tươnglai
Nếu chỉ có trình độ chuyên môn thôi thì chưa đủ để có thể giúp sinh viênhòa nhập, thành công và trở thành đội ngũ nhân lực có trình độ cao sau khi ratrường trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Ngoài kiến thức chuyên môn,mỗi sinh viên cần được hướng tới những kỹ năng thiết yếu khác gọi là kỹ năngmềm Đây chính là lợi thế hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên cần được coitrọng trong công tác đào tạo của các trường đại học, cao đẳng hiện nay
Như vậy, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên là quá trình phát triển cho
người học các kỹ năng mềm cần thiết để đảm bảo thực hiện yêu cầu của nghềnghiệp đạt hiệu quả, hướng đến sự thích ứng với người khác và công việc; duytrì các mối quan hệ giao tiếp - quan hệ xã hội tích cực Nói cách khác, bồidưỡng kỹ năng mềm là luyện tập thường xuyên các kỹ năng ngoài kỹ năngchuyên môn, nghiệp vụ bằng các cách thức đa dạng, phong phú nhưng gắn vớithực tế, để duy trì quan hệ tích cực với người khác; thích ứng với các quan hệ
xã hội hướng đến việc thực hiện yêu cầu của công việc hiệu quả
1.1.3 Những kỹ năng mềm cần thiết cần bồi dưỡng cho sinh viên
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong khuvực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụtlao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu
về nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Dưới tác động củacách mạng công nghiệp 4.0, việc máy móc, rôbốt dần thay thế con người sẽ đẩy
vô số lao động phổ thông bị mất việc Lực lượng lao động ngày càng phải trởnên chất lượng hơn để đáp ứng được nhu cầu thực tế Vì vậy, có thể nói rằng đểthích ứng được với cuộc cách mạng 4.0 thì các bạn sinh viên phải ngày càng
Trang 21phải trở nên giỏi hơn, năng lực tốt hơn Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳngtrong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực mớiphục vụ cho cuộc cách mạng này Nhà nghiên cứu Grey đã liệt kê các kỹ năngcần thiết cho người lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0(bảng 1), trong đó kỹ năng giải quyết vấn đề được đề cao [47]
Bảng 1.1 10 kỹ năng cần cho người lao động vào năm 2015 và 2020
1 Giải quyết vấn đề phức tạp
2 Hợp tác cùng những người khác
3 Quản lý con người
4 Tư duy lập luận
Kỹ năng này thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống vàtrong xã hội hiện đại, đây được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công.Trong xã hội hiện đại, có những bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơhội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân Nhưng nhiều bạn sinhviên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quantrọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống hàng ngày nên chỉ nghĩ rằng học thậtgiỏi là đủ và chắc chắn sẽ thành công khi vào đời Quan điểm này không sainhưng chưa đủ, bạn học giỏi chuyên môn nhưng chưa chắc bạn có thể thích
Trang 22ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi về môi trường cuộc sống, môi trườngcông việc.
Để hiểu rõ hơn về những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên, tác giả xinthống kê những kỹ năng mềm mà một số nước tiên tiến trên thế giới đã và đanghình thành và phát triển cho sinh viên như sau (bảng 2):
Bảng 1.2 Những kỹ năng mềm được giáo dục cho sinh viên ở một số nước
tiên tiến trên thế giới
Oral Communiscation skills Mỹ, Anh
4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Problem solving skills
Mỹ, Anh, Úc,Singapore
5 Kỹ năng tư duy sáng tạo
6 Kỹ năng quản lý bản thân và tự tin
Self management skills and self-confidence Mỹ, Úc, Singapore
7 Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp
Personal and career development skills Mỹ
8 Kỹ năng đặt mục tiêu và tạo động lực làm việc
Goal setting/motivation skills Mỹ
9 Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ
Interpersonal skills Mỹ, Úc, Singapore
10 Kỹ năng làm việc đồng đội
Trang 23Organization skills
13 Kỹ năng lãnh đạo bản thân
14 Kỹ năng tính toán
15 Kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông
Information and communication technology Anh, Úc, Singapore
16 Kỹ năng làm việc với con người
17 Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm
Initiative and enterprise skills Úc, Singapore
18 Kỹ năng công sở và tính toán
Workplace literacy and numeracy Singapore
19 Kỹ năng tư duy mở toàn cầu
20 Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe
Health and workplace safety Singapore
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả)
Ủy ban châu Âu đã xác định khung tham chiếu châu Âu cho năng lực họctập suốt đời của người lao động thuộc liên minh, đến nay đã nhiều nước trongkhu vực này thực hiện chương trình giáo dục theo khung năng lực này [44].Theo đó, 8 năng lực được đề nghị cho người lao động bao gồm (bảng 3):
Bảng 1.3 Khung tham chiếu năng lực châu Âu
1 Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ 5 Học để học
2 Giao tiếp bằng tiếng nước ngoài 6 Năng lực xã hội và dân sự
3
Năng lực toán học và năng lực
cơ bản trong khoa học công
Trang 24lực mềm hơn chú trọng đến những năng lực kỹ thuật Những năng lực mềmtrong khung tham chiếu đảm bảo cho người lao động tiếp cận với xu thế toàncầu hóa, khả năng tự học, giao tiếp toàn cầu và tinh thần sáng tạo, chủ động vớicông việc liên tục biến đổi
Theo Tài liệu bồi dưỡng phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm HUFI của
tác giả Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu [20], chia kỹ năng mềm thành 3 nhóm với 11
kỹ năng cần thiết (bảng 4) như sau:
Bảng 1.4 Các kỹ năng mềm cần thiết theo tổng hợp của tác giả
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
1 Làm chủ bản thân
Khám phá bản thân và phát huy nội lựcĐịnh hướng cuộc đời và tìm kiếm nghề nghiệpQuản lý cảm xúc
3 Giao tiếp xã hội
Thiết lập và nuôi dưỡng mối quan hệGiải quyết mâu thuẫn
Thuyết phục và đàm phán(Nguồn: Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, 2017)Như vậy, một số các trường đại học, cao đẳng đã tự xây dựng được chomình các chương trình đào tạo kỹ năng mềm hoặc kết hợp với các trung tâmđào tạo để hoàn thiện chương trình của mình Dù tên gọi có thể khác nhaunhưng điểm chung của các kỹ năng mềm được đào tạo cho sinh viên tập trungvào hai nhóm lĩnh vực như các nhà khoa học đã chỉ ra là hiểu biết về bản thân
và quan hệ với môi trường xã hội Tổng hợp các nghiên cứu của các nước vàthực tế ở Việt Nam, có thể thấy được tầm quan trọng của việc hình thành vàphát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
Trang 25Ở Việt Nam, tác giả Vĩnh Thắng đã nêu rõ những kỹ năng mềm mà sinhviên Việt Nam đang rất thiếu đó là: học tập; thiết lập mục tiêu; quản lí thờigian; tổ chức công việc; giao tiếp; thuyết trình hiệu quả; lãnh đạo nhóm; làmviệc nhóm; giải quyết vấn đề; ra quyết định Thực tế cho thấy, 10 kỹ năng mềmtheo Gray không chỉ giúp cho sinh viên có ý thức trong học tập, giúp sinh viênhoàn thiện bản thân, nâng cao năng suất, lao động, hiệu quả công việc mà còn
là sự nhạy bén, thích nghi, tư duy sáng tạo, phản xạ nhanh trước những vấn đềcủa cuộc sống và công việc [37]
Qua nghiên cứu nội dung các kỹ năng đã được xây dựng của một số nướctrên thế giới, để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của giáo dục và đặc điểmcủa sinh viên Việt Nam, theo tôi, những kỹ năng mềm phù hợp và cần thiết bồidưỡng cho sinh viên hiện nay gồm:
Kỹ năng học và tự học: Học đối với sinh viên là cuộc sống, là tương lai.
Có một phương pháp học tập tốt và sáng tạo cho chính bản thân mình sẽ là chìakhóa đưa sinh viên đến với thành công trong con đường học tập một cáchnhanh và hiệu quả nhất Kỹ năng học và tự học sau khi các em ra trường cũngđược đánh giá cao, góp phần học hỏi và làm việc tốt hơn
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ, kỹ năng hợp tác: Đây là điều bắt buộc đối
với sinh viên nếu muốn làm việc nhóm một cách có hiệu quả Hãy xây dựngmối quan hệ và hợp tác với mọi người trong nhiều dự án khác nhau và biếtchấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng Những sinh viên thiếu tựtin, ít có tinh thần tập thể, chỉ thích làm việc một mình chắc chắn sẽ gặp nhiềukhó khăn trong học tập và xa hơn nữa là trong nghề nghiệp tương lai của mình
vì rất nhiều công việc ngày nay đòi hỏi phải có kỹ năng hợp tác Các em có thểphát triển kỹ năng này bằng nhiều cách khác nhau như tham gia vào các hoạtđộng thể thao hay các hoạt động ngoại khóa trong thời sinh viên
Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Là kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ
Trang 26với những người xung quanh, nhằm tạo ra sự đồng cảm, hợp tác, chia sẻ và hỗtrợ lẫn nhau trong công việc và cả trong cuộc sống Kỹ năng lắng nghe vô cùngquan trọng đối với tất cả sinh viên chúng ta Dĩ nhiên ai cũng biết lắng nghe,nhưng lắng nghe như thế nào cho hiệu quả thì không phải bạn sinh viên nàocũng làm được Các bạn hay đề cao cái tôi, cái tự ái và cái bản lĩnh cá nhân lênquá cao Các bạn hay nói chèn vào những lúc người khác đang nói hoặc nóichưa dứt câu, khi các bạn nghe người khác phản bác về những ý kiến mà mìnhđưa ra, lập tức các bạn trở nên khó chịu và có lời lẻ chỉ trích lại mà không suynghĩ xem những lời người khác góp ý là đúng hay sai Trong lúc tranh luận bài,các bạn không nghe người khác phát biểu ý kiến, các bạn chú tâm vào bàn bạchoặc nói chuyện riêng với những bạn xung quanh Giao tiếp đối với nhiềungười thật sự rất dễ dàng, nhưng với một số bạn sinh viên thì đó lại là nỗi sợhãi, lo lắng Nhưng nếu các bạn là người không giỏi trong giao tiếp, lời nóikhông có trọng lượng, không tạo được niềm tin cho đối tác thì chắc chắn thànhcông sẽ rất khó đến Thực tế thì vẫn còn nhiều bạn sinh viên ngại giao tiếp,ngại nói chuyện với người khác, có những bạn khi đi gặp gỡ bạn bè thì chỉ ngồi
im lặng, nghe người khác nói, không dám mở miệng vì không biết gì để nóihoặc sợ người khác cười vì nói chuyện “quá thiếu muối” Chúng ta cũng có thể
dễ dàng bắt gặp nhiều bạn sinh viên khi nhắn tin Zalo, Facebook… thì nói rấtnhiều, nhưng khi gặp mặt thì người ta nói thế nào cũng chỉ mỉm cười, khôngnói chuyện, làm cho cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều khiến đối phương
dễ nhàm chán và khó chịu, khiến mối quan hệ trở nên nhạt nhẽo và tan rã
Kỹ năng tự quản lý bản thân: Đây là kỹ năng tự tổ chức và kiểm soát các
hoạt động của bản thân nhằm tạo được sự tự tin, ý chí chiến thắng và quanđiểm lạc quan ở bất kỳ tình huống nào Suy nghĩ lạc quan giúp sinh viên có thái
độ tich cực trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống, giúp khắc phục và vượtqua mọi thách thức và khó khăn trở ngại
Trang 27Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng làm việc với người khác, với tập thể
trong cùng một công việc Sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng này thông quacác hoạt động thảo luận nhóm, các bài tập lớn, các hoạt động tập thể,… ngaytrong thời gian còn ngồi trên giảng đường Sinh viên không thể lúc nào cũnglàm việc một mình, dù ở bất kỳ môi trường làm việc nào cũng sẽ có lúc phảilàm việc nhóm Điều kiện cần để làm việc nhóm là các bạn phải biết cách kếthợp hài hoà với các thành viên trong nhóm để có được kết quả cuối cùng tốtnhất Vậy kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết cho quá trình học tập và làmviệc của sinh viên, khi làm việc nhóm cũng là cơ hội để sinh viên thể hiện nănglực, sự nhiệt tình của bản thân trong công việc chung Nhưng đa số sinh viênkhông có kỹ năng làm việc nhóm tốt, đây là thực trạng của sinh viên hiện nay,khi làm việc nhóm các bạn thường đẩy hết công việc cho những người giỏi, cóbạn thì thậm chí không làm gì và cũng không đi họp nhóm lấy một buổi Cóbạn có ý tưởng nhưng không nói ra, không thảo luận mà phó mặc cho các bạnkhác làm
Kỹ năng thuyết trình: Là kỹ năng trình bày vấn đề trước người khác, trước
tập thể Sinh viên cần có kỹ năng thuyết trình, nghĩa là trình bày vấn đề cầnđúng trọng tâm, súc tích, sinh động, kết hợp với các công cụ trực quan như tàiliệu, biểu đồ, sản phẩm,… nhằm lôi cuốn người nghe và dễ nhớ hơn
Kỹ năng lãnh đạo: Dù là ở trường hay ở nơi làm việc cũng vậy, có được
kỹ năng lãnh đạo khi hoàn cảnh yêu cầu là điều rất cần thiết cho những ai muốnchứng minh kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cứng của mình Các công tycũng mong muốn thuê được những nhân viên có kỹ năng lãnh đạo Cách tốtnhất để phát triển những kỹ năng này là tìm kiếm các cơ hội được trở thànhngười lãnh đạo khi còn ngồi trên ghế Nhà trường Điều này có nghĩa là các em
có thể làm đội trưởng của một đội thể thao hoặc làm người dẫn đầu cho mộtnhóm hoạt động ngoại khóa nào đó
Trang 28Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định: Đây là kỹ năng quan trọng
trong giải quyết công việc thường ngày Hiệu quả công việc càng cao khi giảiquyết vấn đề và ra quyết định hợp lý Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năngbiết lựa chọn phương án tốt nhất và hành động theo phương án đã chọn để giảiquyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải một cách kịp thời
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc: Đây là kỹ năng hết sức quan
trọng và phải thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ trong quá trình học tậpcũng như sau khi đi làm Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắpxếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể vàxác định biện pháp tốt nhất,… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề
ra Khi lập kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệuđược các tình huống sắp xảy ra Trong quá trình tổ chức công việc sẽ phối hợpđược mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp để
đi tới mục tiêu cuối cùng
Kỹ năng tư duy sáng tạo: Kỹ năng sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh
được đánh giá cao ở bất kỳ vị trí công việc nào, thậm chí ở những công việc đã
ổn định hoặc đơn thuần mang tính kỹ thuật Kỹ năng này giúp sinh viên ý thứcđược lợi ích của kỹ năng tư duy sáng tạo, kiên trì vận dụng các phương pháp tưduy sáng tạo vào công việc, có thái độ và ứng xử tôn trọng người khác, có lậptrường rõ ràng trong các nhận định của chính mình Kỹ năng này, không ai đủkhả năng dạy bạn cách sáng tạo trong công việc và học tập, nếu có chỉ là hướngdẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất Vậy kỹ năngsáng tạo trong công việc do chính bạn nắm bắt và tự tạo ra Nhưng đa số cácbạn sinh viên vẫn chưa có kỹ năng này, phần lớn các bạn hay hành động rậpkhuôn, có những lối suy nghĩ lối mòn không có tính sáng tạo Chúng ta có thể
dễ dàng nhìn thấy trong những lần báo cáo bài thảo luận nhóm trên lớp, khigiới thiệu bài thuyết trình cứ một câu “Xin chào thầy/cô và các bạn đến với bài
Trang 29thuyết trình của nhóm…” hoặc khi đứng lên trả lời câu hỏi của giáo viên cứ nóiđúng y như những gì trong sách giáo trình viết chứ không sự liên hệ, vận dụngnhững kiến thức, những hiểu biết của bản thân vào trong đó… và còn nhiềubiểu hiện khác nữa.
Kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin: Phân tích là quá trình dùng trí óc
để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận, các thành phần tương đốiđộc lập để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn Đó là quá trình diễn ra trong đầuchủ thể nhằm tách đối tượng tư duy thành những thuộc tính, những bộ phận,những mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.Tổng hơp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rờitrong quá trình phân tích thành một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh Đây làthao tác trí tuệ, trong đó chủ thể tư duy dùng trí óc đưa những thuộc tính,những thành phần đã được phân tích vào thành một chỉnh thể, giúp ta nhậnthức được bao quát hơn Kỹ năng phân tích được hiểu là khả năng thu thậpthông tin, hình dung và phân tích thông tin có sẵn để thấy được những điều ẩngiấu sau đó Vì thế, kỹ năng này thật sự rất cần trong cuộc sống cũng như trongcông việc như công việc đòi hỏi vận dụng trí não Kỹ năng phân tích tốt giúpkích thích động não, từ đó nảy sinh những sáng tạo Việc đánh giá vấn đề mộtcách toàn diện giúp giảm thiểu rủi ro trong các quyết định và dự đoán được tìnhhuống sắp tới
Kỹ năng xin việc: Tạo thuận lợi cho sinh viên khi tìm việc tự tin, sáng tạo,
độc lập suy nghĩa Kỹ năng này bao gồm kỹ năng làm hồ sơ xin việc và phỏngvấn xin việc
Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Kỹ năng nắm bắt
và xử lý thông tin thông qua nói và nghe điện thoại, kỹ năng sử dụng tin họcvăn phòng, kỹ năng trao đổi thông tin qua email, kỹ năng sử dụng các công cụtìm kiếm,… Nếu các kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông không được
Trang 30trang bị đầy đủ thì giai đoạn đầu khi đi làm, sinh viên mới ra trường khó đápứng được công việc được giao.
Kỹ năng thích ứng: Thích ứng nghề là xu hướng mỗi cá nhân đưa ra khả
năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình,đặc biệt là đối mặt với những tình huống không biết trước được Kỹ năng thíchứng đề cập đến tiến trình, tầm quan trọng của mối quan hệ giao thoa giữa môitrường làm việc và năng lực của mỗi cá nhân, nhấn mạnh đến khả năng điềuchỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt, khả năng xoay xở với những vấn
đề rắc rối của nghề nghiệp Người Nhật quan niệm, mặc dù có đầy đủ kỹ năng,một người lao động vẫn không thể làm việc có hiệu quả nếu anh ta không đượckhuyến khích làm việc Thậm chí khi anh ta có kỹ năng và được khuyến khíchlàm việc, anh ta vẫn có thể không hữu dụng trừ phi anh ta có thể thích nghi bảnthân với những thay đổi liên tục trong môi trường sản xuất Sự thích nghi này
là cực kỳ quan trọng trong thời đại hiện nay khi mà công nghệ, hành vi tiêudùng và thị hiếu người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, trong khi vòng đời củasản phầm ngày càng ngắn Cho dù người lao động có đạt được những kỹ năng
gì trong công việc thì chắc chắn vòng đời sản phẩm vẫn cứ giảm, và chắc chắnnhững kỹ năng này cũng sẽ trở nên lỗi thời trong một vài năm khi mà côngnghệ mới thay thế công nghệ cũ Vì vậy, Nhật Bản rất chú ý đến việc xây dựngkhả năng thích nghi với môi trường công việc cho người lao động
Tự tin, năng động: Đây là hai yếu tố mà các bạn cần phải có trên con
đường chinh phục thành công Một người tự tin sẽ luôn đặt cho mình nhữngmục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình và phấn đấu hết sức mình để đạt được nó.Năng động sẽ giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ và luôn được đánh giá cao.Thế những vẫn tồn tại nhiều bạn sinh viên nhút nhát, không dám phát biểu ýkiến, biết nhưng không nói, thụ động trong mọi việc Các bạn hãy quan sátnhững bạn ngay trong lớp các bạn, sẽ có một số bạn khi giáo viên đưa ra câu
Trang 31hỏi chỉ dám ngồi ở dưới thì thầm đưa ra câu trả lời cho bạn kế bên nghe chứkhông dám dơ tay phát biểu ý kiến, có những bạn có đủ khả năng để đại diệnlớp, đại diện khoa đi thi nhưng lại không ứng cử Có những bạn thụ động, nếukhông bắt buộc các bạn ấy tham gia phong trào của lớp, của khoa bằng biệnpháp cưỡng chế thì sẽ không tham gia.
Việc lựa chọn nội dung kỹ năng mềm để bồi dưỡng cần phù hợp với tâm
lý lứa tuổi tạo nhiều sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo đoàn viên, sinh viêntham gia, tích lũy kỹ năng sống, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống Cóthể thấy, hoạt động bồi dưỡng kỹ năng mềm xuất phát từ nhu cầu của sinh viên
và thực tế của doanh nghiệp Chính vì vậy, việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho
sinh viên trong trường đại học, cao đẳng là vô cùng cần thiết, nó chính là mộtphần hành trang để sinh viên vững bước trên con đường lập thân, lập nghiệp.Một trong những hình thức bồi dưỡng kỹ năng mềm hiệu quả cho sinh viênchính là thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên trong Nhà trường
1.1.4 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
Thứ nhất, kỹ năng mềm quyết định đến lựa chọn tương lai của sinh viên
Trên cơ sở kỹ năng mềm, sinh viên có thể phát huy điểm mạnh, phát huy
sở trường, khai thác khéo léo, hiệu quả khả năng, năng lực của bản thân Kỹnăng mềm còn tạo khả năng thích ứng với môi trường làm việc, giải quyếtkhủng hoảng, xây dựng niềm tin trong hoạt động nghề nghiệp; đồng thời kíchthích khả năng làm việc nhóm, kích thích tinh thần sáng tạo, học hỏi, tiếp cậncái mới, thiết lập mối quan hệ Nhờ kỹ năng mềm, sinh viên biết cách tự làmchủ bản thân, tự tin trong giao tiếp, trong mọi hoạt động xã hội và nghề nghiệp.Chính nhờ kỹ năng mềm, sinh viên biết cách lắng nghe hơn, chú ý đến tâmtrạng của người khác để giải quyết công việc gọn gàng, trôi chảy mà hiệu quả
Thứ hai, kỹ năng mềm tạo cho sinh viên có ý chí, tinh thần lạc quan và sự
tự tin trước đám đông
Trang 32Sự tự tin và tin thần lạc quan luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộcsống Nó có thể mang lại thành công cho cá nhân, giúp mỗi cá nhân có thái độtích cực trong mọi tình huống, giải quyết tốt vấn đề gặp phải Để có thể cóđược nhóm kỹ năng mềm này sinh viên cần chủ động, có những kiến thức và
kỹ năng cơ bản trong giao tiếp cũng như ứng xử trước người khác Đây là cơ sở
để sinh viên tiếp cận và lĩnh hội tri thức – điều kiện tiên quyết góp phần pháttriển kinh tế và tạo lập hệ thống giá trị xã hội mới Thực tế đào tạo ở nhiềunước phát triển cho thấy, sinh viên nước ngoài thường chủ động, chuyênnghiệp và hết sức tự tin trong những hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũngnhư hoạt động ngoại khóa Trong khi đó, các trường đại học, cao đẳng ở ViệtNam chủ yếu chú trọng đào tạo kiến thức chuyên ngành, tập trung quá sâu vàochuyên môn, còn đối với mảng kỹ năng mềm – mảng mà các nhà tuyển dụngrất mong đợi, lại hết sức hạn chế Chính vì vậy, mà rất nhiều sinh viên tốtnghiệp ra trường với số điểm rất cao nhưng họ vẫn chưa thực sự thuyết phụcđược nhà tuyển dụng bởi thiếu những kỹ năng mềm cần thiết Do đó, ngay từkhi còn học trong Nhà trường, sinh viên cần trang bị, rèn luyện và tự hoànchỉnh cho mình những kỹ năng, hình thành những kinh nghiệm cho bản thânnhư kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹnăng xử lý tình huống
Thứ ba, kỹ năng mềm giúp sinh viên giao tiếp hiệu quả, có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể, rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là tổ hợp của các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội,hành vi và kỹ năng kỹ thuật Đó là khả năng của con người thực hiện công việcnghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp với các điềukiện nhất định dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các yếu tố kiến thức, kỹnăng, thái độ Do vậy, trong giáo dục đại học, cao đẳng phát triển kỹ năng nghềnghiệp cho người lao động không chỉ quan tâm tới kỹ năng kỹ thuật mà còn
Trang 33phải tiếp tục hoàn thiện, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng hành vitrong mối quan hệ của kiến thức, kỹ năng và thái độ trong suốt quá trình đàotạo và hoạt động nghề nghiệp.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật sốvới hàng loạt các công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện toánđám mây,… đặc biệt là internet kết nối vạn vật Khi đó có thể con người hoàntoàn sống và làm việc trong thế giới ảo, sự giao tiếp, hợp tác trong thế giới thực
tế sẽ bị hạn chế Trong điều kiện đó, kỹ năng mềm giúp cho bản thân mỗingười tự điều chỉnh hành vi hành động, tạo ra sự hợp tác, cân bằng trong thếgiới thực Thực tế hiện nay khi sinh viên tốt nghiệp, tham gia phỏng vấn tuyểndụng, các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến những ứng viên thể hiện được khảnăng làm việc tốt trong tập thể, hòa đồng với tập thể Điều này không chỉ dừnglại ở tính cộng tác mà còn thể hiện ở khả năng lãnh đạo khi có thời điểm thíchhợp
Thứ tư, kỹ năng mềm giúp sinh viên hình thành tư duy sáng tạo, lối suy nghĩ thông minh và khả năng tự học
Khi cách mạng công nghiệp 4.0 trở nên phổ biến, nhiều lĩnh vực côngnghiệp được tự động hóa thay thế con người và các yêu cầu về kỹ năng củangười lao động sẽ cao hơn Hệ thống giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệpthông qua chiến lược giáo dục của mình một mặt sẽ giúp người lao động có tưduy sáng tạo, có khả năng thích nghi với các cách thức và yêu cầu công việc,mặt khác người lao động cũng sẽ thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi liêntục của thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế Khi tốc độ thay đổicông nghệ diễn ra nhanh chóng thì tốc độ thay đổi trong giáo dục, tự giáo dụccũng cần phải gia tăng tương ứng Người ta ước tính gần 50% kiến thức mônhọc trong năm đầu tiên của một sinh viên sẽ trở nên lỗi thời khi ra trường Vìvậy, tư duy sáng tạo, lối suy nghĩ thông minh và khả năng tự học của mỗi sinh
Trang 34viên được đánh giá cao khi muốn tiếp cận công nghệ kỹ thuật đang có sự thayđổi từng ngày từng giờ Bên cạnh đó, kỹ năng mềm sẽ trang bị cho sinh viênphương pháp giải quyết công việc sáng tạo và thông minh nhất có thể.
Trước đây, vấn đề phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên chưa được cáctrường đại học, cao đẳng ở Việt Nam quan tâm đúng mức, sinh viên hầu nhưkhông để ý hoặc tự trau dồi trong thực tế học tập và rèn luyện của bản thân.Điều này dẫn đến việc chậm thích ứng với công việc và khó có khả năng làmviệc ở môi trường làm việc đòi hỏi sự hợp tác và cạnh tranh cao Trong nhữngnăm gần đây, song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, cáctrường đại học, cao đẳng đã quan tâm đến việc đào tạo các kỹ năng mềm cầnthiết nhằm đáp ứng các nhu cầu thích ứng với môi trường công việc của sinhviên sau khi ra trường Tuy nhiên, việc xác định những kỹ năng mềm nào làcần thiết để bồi dưỡng cho sinh viên thì mỗi cơ sở đào tạo đi theo một hướnghoặc phụ thuộc vào các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm bên ngoài Bên cạnh
đó, đội ngũ làm công tác đào tạo kỹ năng mềm còn thiếu và yếu khi phần lớnđược chuyển sang từ các lĩnh vực chuyên môn sang đào tạo kỹ năng mềm Việcbồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay đã trở thànhyêu cầu tất yếu không chỉ là yêu cầu sống còn của sinh viên khi ra trường màcòn là tiêu chuẩn cạnh tranh của các trường đại học, cao đẳng MarcelM.Robles dẫn nghiên cứu của Klaus cho thấy, 75% thành công của công việclàm dài hạn phụ thuộc vào kỹ năng con người (kỹ năng mềm), số còn lại là dokiến thức chuyên môn quyết định [46, tr.454] Jessy John dẫn lại kết quảnghiên cứu của Watts M và Watts R.K cho thấy, kỹ năng cứng chỉ đóng góp15% vào khả năng thành công trong khi phần còn lại là 85% thuộc đóng gópcủa kỹ năng mềm [45]
Như vậy, đã đến lúc, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên cần phải đượcnhận thức ở mức độ khác, không phải là các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Trang 35mang tính chất tự chọn hoặc bổ sung mà cần phải đánh giá ở mức độ cao hơn làtiêu chí để ra trường Để hội nhập với thế giới văn minh đang tiến bước mạnh
mẽ vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, điều quan trọng trước hết làphải xây dựng chiến lược đúng đắn đối với nền giáo dục, đặc biệt là giáo dụcđại học, cao đẳng nhằm đào tạo ra đội ngũ lao động có đủ tri thức và kỹ năngthích ứng với thời đại mới Chính vì vậy, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinhviên các trường đại học, cao đẳng nói chung và sinh viên Trường Giao thôngvận tải Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là việc làm cần thiết Trong đó, ĐoànThanh niên trong các trường đại học, cao đẳng có vai trò rất lớn trong việc tổchức các hoạt động nhằm bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
1.2 Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay
Trong xã hội hiện đại, kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao và đượcchứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp cũng như cuộcsống của một cá nhân Đối với sinh viên, kiến thức chuyên ngành mà cáctrường đại học, cao đẳng cung cấp cho họ trong quá trình học tập là yếu tốquyết định giúp họ có thể lập nghiệp trong tương lai Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra
là những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp sinh viên có thể vượt quanhững khó khăn và thử thách trong một tương lai mà không ai có thể nói trướcđược điều gì trong một thế giới đang thay đổi từng ngày Chính vì thế, cáctrường đại học, cao đẳng phải chuẩn bị cho sinh viên của mình những hànhtrang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức chuyên ngành Nhận thức được tầmquan trọng đó, hiện nay, trong chương trình đào tạo của một số trường đại học,cao đẳng đã đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy Do đó, sinh viên có thể tiếp cậnvới loại hình này một cách dễ dàng và cũng là một nhiệm vụ, một yêu cầu cầnphải đạt để sinh viên có thể ra trường Ở hình thức giáo dục này, sinh viên đượcgiảng viên có chuyên môn hướng dẫn, có tài liệu cụ thể và chương trình được
Trang 36thiết kế rõ ràng, theo mục đích đào tạo nên sinh viên sẽ có nhiều thuận lợi trongquá trình học tập Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng mềm vào các học phầnliên quan, đây là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở sinh viên nhữngnăng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nộidung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội củathanh niên Việt Nam; đội dự bị tin cậy của Đảng, lực lượng xung kích cáchmạng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; đại diện chăm lo, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; đồng thời, là lực lượngnòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niênViệt Nam Trong Nhà trường, Đoàn Thanh niên có chức năng bồi dưỡng, giáodục đoàn viên thanh niên, sinh viên, trong đó có tổ chức các hoạt động bồidưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
Một là, Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua
tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Thông qua việc tổ chức thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ góp phần giáo dục chính trị, tưtưởng cho đoàn viên, sinh niên Từ đó, phát huy vai được vai trò xung kích tìnhnguyện của tuổi trẻ trong việc tham gia phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,quốc phòng - an ninh của đia phương Căn cứ đặc điểm của từng nhóm đốitượng đoàn viên, sinh viên, các tổ chức Đoàn tại các cơ sở giáo dục đẩy mạnhhoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng hình thành những phẩm chất đạođức, lối sống gắn với các giá trị tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách HồChí Minh, thông qua nhiều hình thức như: cuộc thi sân khấu hóa, sinh hoạt chiđoàn, sinh hoạt theo chuyên đề, sinh hoạt truyền thống, qua các diễn đàn
Hai là, Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua
Trang 37các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
Rất nhiều các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được ĐoànThanh niên các trường Đại học, Cao đẳng phát động tổ chức Thông qua cáchoạt động này góp phần tạo điều kiện cho sinh viên có được một sân chơi bổích sau những giờ học căng thẳng, đồng thời cũng đã trang bị cho sinh viênđược một lượng kiến thức về văn hóa xã hội cũng như phát triển được các kỹnăng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, rèn luyện cho sinhviên sự năng động, tự tin
Hoạt động hội thao sinh viên thường niên của các trường Đại học, Caođẳng như thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, kéo co,… với sự tham giacủa các chi đoàn Khoa tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm rèn luyện chođoàn viên, sinh viên sức khỏe để phục vụ tốt cho hoạt động học tập và nghiêncứu khoa học, đồng thời, còn là cơ hội tăng cường sự giao lưu học hỏi, nângcao tinh thần đoàn kết của sinh viên, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, sự tựtin, ý chí chiến thắng và quan điểm lạc quan
Ba là, Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các hoạt động tình nguyện
Phong trào thanh niên tình nguyện trong các trường Đại học, Cao đẳngngày càng được triển khai theo hướng đa dạng hóa các loại hình hoạt động vàngày càng mang tính chuyên sâu, vừa có các hoạt động tại chỗ vừa có các hoạtđộng cộng đồng, điển hình như phong trào tình nguyện xây dựng trường xanh,sạch, đẹp; Ký túc xã văn minh; Thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi; Thanhniên tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông; Chiến dịch tình nguyệnMùa hè xanh; Phong trào xây dựng công trình thanh niên; Hoạt động hiến máunhân đạo,… Qua đó, giúp sinh viên nâng cao nhận thức, ý thức và hành độngtrong hoạt động bảo vệ và giữ gìn môi trường, góp phần hình thành nếp sốngvăn hóa thân thiện hơn với môi trường, nâng cao trách nhiệm với cộng đồng và
Trang 38ý thức xã hội cho sinh viên.
Bốn là, Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các câu lạc bộ, nhóm
Hoạt động của các Câu lạc bộ, điển hình như Câu lạc bộ Tiếng Anh, mộthoạt động mang tính chất vừa học, vừa chơi, học đi đôi với hành rất hiệu quả
và thiết thực Tham gia các Câu lạc bộ, sinh viên không những được nâng caokiến thức mà còn có cơ hội giao lưu, học hỏi, phát triển các kỹ năng mềm như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kếhoạch, kỹ năng xử lý tình huống,… môi trường Câu lạc bộ giúp sinh viên trởnên năng động, tự tin hơn Việc thành lập và phát triển câu lạc bộ, đội, nhómgóp phần tạo môi trường học tập, rèn luyện năng động, tích cực cho sinh viên.Chính vì thế, sinh hoạt ở câu lạc bộ, đội, nhóm là một trong những cách giúpsinh viên trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụngtrong tương lai
Năm là, Đoàn Thanh niên bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội
Bồi dưỡng đoàn viên, sinh viên là chức năng cơ bản của Đoàn Thanh niên,trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và mục tiêu cao nhất của hoạt độngĐoàn cũng như phong trào thanh niên Công tác giáo dục trong tổ chức Đoànphải được tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo Cùng với xu thếhội nhập và sự phát triển của nền kinh tế, cơ chế thị trường, khoa học, kỹ thuật,
… hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triểnInternet mạnh mẽ với nhu cầu, khả năng sử dụng Internet trong thanh niên ngàycàng tăng cao và phổ biến, hầu như bạn trẻ nào cũng có khả năng tiếp cậnmạng Do vậy, việc sử dụng mạng xã hội như công cụ tuyên truyền, địnhhướng tư tưởng, giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng kỹ năngmềm cần thiết, cung cấp nhu cầu thông tin chính xác cho thanh niên là một
Trang 39điều tất yếu mà các cấp bộ Đoàn hướng đến trong xu thế phát triển chung hiệnnay Các tổ chức Đoàn Thanh niên ở các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng cầnxây dựng và hoàn thiện các trang thông tin các hoạt động của Đoàn, thườngxuyên cập nhật những thông tin mới, nêu gương “người tốt, việc tốt” trongđoàn viên, sinh viên.
1.3 Phương thức bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên của Đoàn Thanh niên
1.3.1 Đoàn Thanh niên tuyên truyền, giáo dục, trang bị, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
Đoàn Thanh niên là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam [12, tr.12] Trong hệ thống này, Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là mộttrong các tổ chức thành viên Về quan hệ giữa tổ chức Đoàn với Đảng, Nhànước và các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội khác của thanh niên đượcquy định cụ thể: Đối với Đảng thì Đoàn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếpcủa Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầunhiệm vụ chính trị của Đảng Đối với Nhà nước, Đoàn là chỗ dựa vững chắccủa Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Đoàn phối hợpchặt chẽ với các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáodục, đào tạo, tạo mọi điều kiện cho sự phát triển của thanh thiếu nhi Đối vớicác tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên, Đoàn giữ vai tròlàm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liênhiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻViệt Nam và các thành viên khác của Hội Đối với Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh, Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xâydựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi,tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội
Trang 40Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cáchmạng, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã tập hợp đông đảo thanh niênphát huy chủ nghĩa yêu nước, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dântộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bước vào thời kỳ mới,Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốtđẹp của mình, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tựcường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạođức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; cónăng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng tronglao động tập thể; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến,vươn lên ngang tầm thời đại Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh kế tụctrung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch HồChí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viênđoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [12, tr.10-11].Bất cứ một quốc gia và chế độ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đềuphải quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy vai trò của sinh viên Sự pháttriển của sinh viên không những quan hệ đến vận mệnh của đất nước, mà cònảnh hưởng đến tương lai của dân tộc Vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng sinhviên thành những người có ích cho xã hội, trở thành “rường cột” của nước nhà
là vấn đề cấp thiết và hết sức quan trọng Tuy nhiên, hành trình tìm kiếm sựthành công của sinh viên không phải là điều dễ dàng Sinh viên cần chuẩn bị và
nỗ lực như thế nào cho sự thành đạt và hạnh phúc của mình? Những câu hỏinhư thế luôn có tính thời sự đối với tất cả sinh viên Các tổ chức Đoàn và Hộicần phải coi đây là nội dung hoạt động, là chương trình hành động đầy tráchnhiệm đối với các đoàn viên, hội viên của mình Và một trong những yếu tốđưa đến sự thành công của mỗi đoàn viên trong hành trình lập thân, lập nghiệp