Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM MINH NGHĨA MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TÁC NANG CAO HIEU QUA REN LUYEN KY NANGNGHE CHO SINH VIEN TRUONG CAO DANG KY THUAT LY TU TRONG THANH PHO HO CHi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM MINH NGHĨA
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TÁC
NANG CAO HIEU QUA REN LUYEN KY NANGNGHE CHO SINH VIEN TRUONG CAO DANG KY THUAT
LY TU TRONG THANH PHO HO CHi MINH
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC
Chuyén nganh: QUAN LY GIAO DUC
Mã số : 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN NGỌC HỢI
Nghệ An, tháng 9 năm 2013
Trang 2Qua quá trình học tập và nghiên cứu chương trình Cao học ngành Quản lý giáo dục và thời gian làm luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành
cảm ơn đến Ban Lãnh đạo nhà trường, Khoa Sau đại học của trường Đại học Vinh và trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ của PGS.TS NGUYÊN NGỌC HỢI trong suốt quá trình hình
thành và hoàn chỉnh luận văn
Tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo trường CĐKT Lý Tự Trọng Tp Hồ Chí Minh: xin cám ơn các chuyên gia, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp cùng các doanh nghiệp sản xuất đã nhiệt tình đóng góp ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn
Xin cam on gia đình, những người thân yêu luôn có sự động viên và chia sẻ
Mặc dầu đã có nhiều nô lực, có gắng tuy nhiên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, chỉ dẫn
của Hội đồng khoa học: sự góp ý của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đề tác
giả bố sung, thực hiện và hoàn thiện luận văn của mình
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả
Phạm Minh Nghĩa
Trang 3: Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa
: Doanh nghiệp sản xuất
: Đại học — Cao đẳng : Đào tạo
: Đại học sư phạm : Đại học sư phạm kỹ thuật : Giáo dục
: Giáo dục — Đào tạo
: Giáo viên, giảng viên
: Học sinh sinh viên
: Nhân viên : Khoa hoc — Công nghệ
: Kinh tế - Xã hội
: Kỹ năng nghề : Nghiên cứu khoa học
: Lao động — Thương binh và xã hội
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 4Bảng 3.1- Kết quả thi HS-SV giỏi cấp trường
Bảng 3.2- Kết quả thi HS-SV giỏi cấp Thành phó
Bảng 3.3- Kết quả thi HS-SV giỏi cấp toàn quốc
Bảng 3.4- Kết quả kiểm tra toàn diện giáo viên
Bảng 3.5- Kết quả thao giảng cấp khoa
Bảng 3.6- Kết quả thăm dò ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của
các giải pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho HSSV ở trường CĐKT Lý Tự Trọng TP.HCM
Trang 51 Lý do chọn để tài 2-2 2 E2 215152121115222111222111 2 2111221 re 1
2 Mục đích nghiên cứu - - 2 2c 21221112211 12531155 51151111 8111152111281 11 5511 EE+
3 Khách thê và đối tượng nghiên cứu cà
3.1 Khách thể nghiên cứu . 5 2211123 1 E215 211 1111212221111 xe 3.2 Đối tượng nghiên cứu - +22 EE22212122121512712121222112122102errree
4 Giả thuyết khoa học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của để tài - 2 n2 re 4 5.3 Đề xuất, thăm dò tính cần thiết và tính khả thi một số giải pháp
quản lý công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phó Hồ Chí Minh
nh» nhe kh khe Hà 4
6 Phương pháp nghiên cứu - 1221222112253 1323 1115 511525111531 1x re 4
6.3 Phương pháp nghiên cứu bổ trỢ 2: 22 2E E212352521215E22121272721EE xe 4
ở trường cao đẳng kỹ thuật 2-2 2S SE SE22151522212121 21122118 rre 22
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC RÈN
LUYEN KY NANG NGHÈ CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CĐKT LÝ
Trang 62.3 Thực trạng việc quản lý công tác rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên Truong Cao đăng kỹ thuật Lý Tự Trọng Tp.Hồ Chí Minh - 44 2.4 Đánh giá
chung c0 bee eee ce tenet cette eeneee ees 54
Chuong 3: MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC NANG CAO
HIEU QUA REN LUYEN KY NANG NGHE CHO SINH VIEN O
TRUONG CAO DANG kY THUAT LY TU TRONG TP HCM 58
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp - cece cece cee ee teeta teteeeeeees 58 3.2 Một số giải pháp quản lý công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở Trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng Tp.HCM 59 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp —
3.4 Thăm dò tính câp thiết, tính khả thị của các giải pháp đề xuât
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 52 5222221211211 re 84
1 Kết luận - 2-2 5< 2<SS£ S* Sex SEEvEEEEEkEEEkkEkerkererkerkrkerkereei 84
2 Kiên nghị . - Ă- 5< HH TH HH HH ren 85
TAI LIEU THAM KHAO
tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa
là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia Công nghệ thông tin - truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đặc biệt trong giáo dục Giáo dục thế giới đang thực hiện những nguyên tắc cơ bản về học đề học cách học, học để làm, học để khang dinh minh, hoc
Trang 7lực hoạt động của người học “Đào tạo theo nhu cầu xã hội, nói không với đào tạo không đạt chuẩn” là những định hướng chủ yếu hiện nay của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong xu thế cạnh tranh chất lượng của các cơ sở đào tạo
Theo nhiều nguồn thông tin từ phản ánh của các doanh nghiệp sử
dụng lao động kỹ thuật, từ các bài báo viết về nguồn nhân lực, hay từ các
cuộc hội thảo về việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đều có
chung một nhận định là hiện nay sản phẩm đào tạo từ các trường đảo tạo
nghề đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn sản xuất, còn yếu
về tay nghề, yếu về thực hành còn nhiều bỡ ngỡ lúng túng khi tiếp cận các
máy móc mới, hiện đại Từ nhu cầu phát triển đất nước, xã hội đặt ra một
trách nhiệm lớn cho ngành giáo dục đào tạo và đặt ra những yêu cầu thay đối về phương pháp, quản lý, chính sách và đầu tư cho ngành giáo dục - đào tạo: đặc biệt là giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Tuy
có nhiều cố gắng đề phát triển và hội nhập trong những năm gần đây nhưng hiệu quả giáo dục vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước và khu vực Việc thiếu tính đồng bộ trong quá trình quản lí dạy học và quản lí đào tạo của nhà trường: việc quản lý công tác rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên thiếu tính thực tiễn và chưa phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp sẽ tác động xấu đến kết quả đào tạo
Quá trình giáo dục đào tạo là quá trình kết hợp đồng bộ của cơ chế và chính sách quản lý, đây là yếu tố quan trọng trong việc đào tạo nghề được
thể hiện qua việc cải tô quá trình giáo dục & đào tạo nghề đề học sinh - sinh
viên đạt được những kỹ năng nghề nghiệp cũng như kiến thức đủ để đáp ứng yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội
Hiện nay, Trường CĐKT Lý Tự Trọng với đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất tốt đang từng bước đưa công tác đào tạo của trường hòa nhập với sự phát triển chung của giáo dục đại
học, từng bước chuẩn hóa kiến thức cho người dạy và người học Là một địa
chỉ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có uy tín, chất lượng cao đáp ứng nhu
Trang 8hiện đại hóa của thành phó Dù nội dung, chương trình đào tạo bám sát chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; học sinh - sinh
viên tốt nghiệp ra trường tương đối đảm bảo về trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thích ứng được với thị trường lao động, nhưng phương pháp tô chức, quản lý đào tạo, phương pháp giảng dạy chậm đổi
mới; việc phát huy tính tích cực, tự nghiên cứu của học sinh sinh viên còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm còn chậm đổi
mới nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của xã hội
Đề thay đối phát triển, tiếp cận và hội nhập với khu vực và quốc tế Trường CĐKT Lý Tự Trọng phải đối mới: đôi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý: đối mới việc tô chức quá trình đào tạo: tiếp tục đối
mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa phù
hợp với phương thức tô chức quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Tuy nhiên, cũng như các cơ sở giáo dục ĐH-CĐ và dạy nghề khác, việc rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên của Trường CĐKT Lý Tự Trọng
Tp HCM trong thời gian qua vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập Những bất
cập về công tác nhận thức, về chương trình đào tạo, về cơ sở vật chất, về đội
ngũ giáo viên, về sự liên kết với các doanh nghiệp làm cho chất lượng đào tạo nói chung và việc rèn luyện kỹ năng tay nghề cho HS-SV chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương
thức kết hợp đào tạo, xây dựng các giải pháp phù hợp, khả thi để thực hiện
việc nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên của Trường CĐKT Lý Tự Trọng
Tp HCM là vấn đề rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo của trường nói riêng và chất lượng đào tạo nghề nói chung trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH HĐH đất nước Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nói trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Môi
số giải pháp quản lý công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP Hô Chí Minh”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên trường CĐKT Lý Tự Trọng TP Hồ Chí
Trang 93 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thê nghiên cứu: Vẫn đề quản lý nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho trường CDKT
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở trường CĐKT Lý Tự
Trọng TP Hồ Chí Minh
4 Giả thiết khoa học
Nếu xây dựng được một số giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và
có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, thì có thể nâng cao được hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở Trường CĐKT Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Luận văn góp phần tổng hợp, cụ thể những lý luận của khoa học giáo dục, của quản lý giáo dục vào vấn đề quản lý công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở trường CĐKT Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận giải quyết trên phương diện lý luận các vấn đề của
để tài, tạo cơ sở định hướng cho nghiên cứu thực tiễn và việc đề xuất các
giải pháp
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo của trường cao đẳng kỹ thuật
Lý Tự Trọng TP.HCM;
- Khảo sát đánh giá thực trạng công tác rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở các lớp đang đào tạo và đã tốt nghiệp tại trường:
- Thăm đò ý kiến các chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các
doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm định nhận thức về mức độ cần thiết và
tính hiệu quả, khả thi của các giải pháp đã đề xuất của đề tài
- Thống kê số liệu có liên quan
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở trường cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng
Trang 10Tp.HCM Các giải pháp đó được thăm dò ý kiến để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi thông qua tô chức lấy ý kiến thẩm định kết quả nghiên
cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phuong pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu,phân tích, tổng hợp các thông tin tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, đề làm rõ thực trạng các vấn để quản lý công tác rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên Trường
Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM
6.3 Phương pháp nghiên cứu bồ trợ
Ngoài những phương pháp nêu trên, tác giả còn dùng những phương pháp bô trợ khác để làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu như: Phương pháp thống kê toán học, phương pháp so sánh, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
7 Những đóng góp cúa luận văn
- Luận văn làm rõ đặc trưng về mặt lý luận việc quản lý công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên trường CĐKT
- Đưa ra một kết quả tổng quan về việc đánh giá thực trạng rèn luyện
kỹ năng nghề cho sinh viên ở trường CĐKT Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh
- Đề xuất được các giải pháp công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở trường CĐKT Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh Những giải pháp đề xuất nếu được thực hiện đồng bộ thi sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề tại Trường CĐKT Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm
Trang 11Chương 3: M6t sé giải pháp quản hy công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng ngh cho sinh viên ở trường cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng
1P Hồ Chí Minh
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC RÈN LUYỆN
KỸ NANG NGHE CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO DANG
KỸ THUẬT
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.11 Việc nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên
trên thế giới
Ở Cộng hòa Pháp, năm 1849 - giữa thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều cuốn
sách có nội dung đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của nghề nghiệp do sự phát triển công nghiệp Ngay khi đó, người ta đã nhận thấy rằng hệ thống nghề nghiệp đã rất phức tạp, sự chuyên môn hóa vượt lên hắn so với giai đoạn sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp và đã khẳng định tính cấp
Trang 12thiết phải hướng, trang bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất có nghề
nghiệp phù hợp với năng lực của mình, của doanh nghiệp và của xã hội Khởi nguồn từ năm 1998 tại Ba-ma-kô xuyên suốt qua các cuộc hội nghị
theo tính thần của văn bản “Các kết luận tại Ba-ma-kô” của cộng đồng các
quốc gia nói tiếng Pháp được thông qua tại các hội nghị năm 1998 tại Ba-
ma-kô, năm 1999 tại Seoul, năm 2002 tại Beirut, khung khái niệm, các
phương thức quản lý, giáo dục công nghệ & nghề, cũng như hỗ trợ cho việc
giáo dục & đào tạo nghề đã được thông qua cũng như đã được sự hỗ trợ của
UNESCO trong việc giới thiệu và phát hành tư liệu về giáo dục & đạy nghề
“L'ingDnierie de la formation professionnelle et technique” do Sở Giáo dục
Quecbec thuộc Bộ Giáo dục Canada xuất bản
Jacques Delors, Chủ tịch Uy ban Quốc tế độc lập về giáo dục cho thế
kỷ XXI của UNESCO có bài viết “Những trụ cột của giáo dục” đã đánh giá cao tầm quan trọng bốn yếu tố tiên quyết & thiết yếu cho nên tảng của giáo
dục được minh họa qua các nền giáo dục của các nước Bốn trụ cột đã được trình bày trong bài viết là cách học tri thức, làm việc, cách hội nhập và cách tồn tại cần được nắm vững, học hỏi và quán triệt Theo tác giả vấn dé hoc nghé của học sinh là một căn bản không thể thiếu được, đồng thời đã tổ chức các cuộc hội thảo, nghiên cứu về vấn đề gắn liền đào tạo với sử dụng
trong đào tạo nghề
Ở Cộng hòa Liên bang Đức, vấn đề đào tạo nghề, rèn luyện kỹ năng
nghề đã được nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng thuộc tổ chức nghiên cứu về
lao động, kỹ thuật và kinh tế trong hoạt động dạy nghề nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ về nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức đào tạo nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh phát triển thành những con người trưởng thành trong cuộc sống lao động - xã hội.[39]
Ở Trung Quốc mô hình đào tạo “Ba trong một” được tiến hành: đó là
quán triệt quan điểm kết hợp đào tạo, sản xuất và dịch vụ trong đào tạo, đặc
biệt là đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay, các trường dạy nghề việc rèn luyện kỹ năng nghề gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ Kết hợp đào tạo phong phú và đa dạng góp phần đáng kể vào việc nâng cao việc rèn luyện kỹ năng nghề
Trang 13Ở Inđônêxia, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường
thương mại tự do ASEAN năm 2003, APEC năm 2002, hệ thống đào tạo
nghề được nghiên cứu phát triển mạnh Trong đó, kết hợp đào tạo nghề giữa
trường và DNSX được quan tâm đặc biệt Mô hình kết hợp đào tạo nghề được Bộ Văn hóa và Giáo dục đề xuất năm 1993, nêu lên mối quan hệ giữa
hệ thống đào tạo nghề phải được thực hiện song hành bởi trường dạy nghề
và các bên đại diện tuyên dụng lao động.[39]
1.12 Việc nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở
Liệt Nam
Ở Việt Nam những năm gần đây, các văn kiện của Đảng, Nhà nước,
bộ ban ngành , các khoa học, giáo dục đã tiếp cận nhiều đến vấn đề đào tạo nghề ở các khía cạnh khác nhau
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã xác định mục tiêu:
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đôi mới căn bản và toàn diện
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế: chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo
dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng
nền kinh tế tri thức: đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học
tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”
Sự quan tâm và nhận định của nhà nước về xu hướng cũng như sự
chuyên dịch cơ cấu lao động được thể hiện qua phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc về dạy nghề, việc làm
và xuất khẩu lao động ngày 10 tháng 11 năm 2007: “Đặc biệt quan tâm tới việc tăng qui mô đào tạo gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo: tăng nhanh dạy nghề dài hạn: đổi mới nội dung chương trình dạy nghề, gắn dạy
nghề với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt chú trọng tay nghề, kỹ năng thực hành Xây dựng các tiêu chí, các chuẩn đào tạo và thực hiện nghiêm túc việc kiểm định, đánh gia chat luong day nghé, chu trong dao tao
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đây mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề, xây dựng đề án để tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống
Trang 14các cơ sở dạy nghề, xây dựng một số trường chất lượng cao tiếp cận trình độ khu vực, thế giới làm nòng cốt”
Sau 26 năm đổi mới, nền giáo dục Việt nam đang có những chuyên
biến tích cực; nhất là những mặt đạt được của sự nghiệp giáo dục, bước đầu
đã hình thành nền giáo dục — đào tạo đa dạng về loại hình, phương thức và nguồn lực, từng bước tiếp cận và theo kịp sự phát triển và cải cách giáo dục
khoa học — công nghệ trên thế giới Bên cạnh các trường công lập với hệ chính quy, các trường ngoài công lập với các loại hình không chính quy,
trường mở, loại hình đào tạo từ xa, loại hình đào tạo liên kết giữa các trường
trong nước và cả với các trường nước ngoài: còn có sự tham gia ngày càng tăng của các nhà cung ứng dịch vụ GD, dạy nghề trong và ngoài nước Do
đó, vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và
XH dân sự cần được xác định đúng đắn để đảm bảo rằng nhà trường vừa
phát huy được lợi thế của cạnh tranh vừa thực hiện tốt sứ mệnh của mình
theo mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước
Phạm Minh Hạc trong “Phân tích tình hình giáo dục và đào tạo nước ta
và phương hướng đối mới giáo dục và đào tạo” đã xác định xây dựng một nên giáo dục kỹ thuật đó là “Nền giáo dục được chỉ đạo bằng tư tưởng phục
vụ phát triển công nghệ” Kết quả nghiên cứu của tác giả về con người trong
công cuộc đổi mới: “Con người là giá trị san sinh ra moi gia tri, là thước do của mọi bậc thang giá trị” Mỗi thời đại mới đều được chuẩn bị tập trung vào van dé con người, chủ thể của lịch sử, chủ thể của mọi quả trình biến đối xã
hội.[ 14]
113 Việc nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật và ở trường cao đẳng kỹ thuật Lý
Tự Trọng TP.Hà Chí Minh
Về bản chất, học là quá trình hoạt động trí tuệ để có tri thức, kỹ năng
và thái độ nhằm phục vụ yêu cầu của xã hội Hoạt động rèn luyện kỹ năng
nghề, sinh viên cần nắm vững kỹ năng kỹ xảo để có khả năng lập nghiệp Trước đây ở các trường Đại học và Cao đăng thường dạy và học nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, yếu về kỹ năng nghề, cho nên sinh viên, học sinh
ra làm việc còn nhiều lúng túng và doanh nghiệp phải đào tạo lại, rất tốn
Trang 15kém về thời gian và tiền bạc Vì vậy, dạy và học nghề cần tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
UNESCO đã nhấn mạnh giáo dục phải dựa trên 4 cột trụ: đó là học để
biết, học đề làm, học để chung sống và học đề tổn tại Như vậy, muốn học
để làm thì sinh viên học sinh phải thông thạo kỹ năng
Đầu tiên, chúng ta cần đề cập đến cấp bậc của kỹ năng:
- Bậc 1 là bắt chước (gồm quan sát, cố gắng lặp lại một kỹ năng nào đó)
- Bậc 2 là thao tác (hình thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn, không còn là bắt chước) Bước này kỹ năng có chất lượng
- Bậc 3 là chuẩn hóa (lặp lại một kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhẹ nhàng đúng đắn, thường thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn) Bậc này kỹ năng có chất lượng khá
- Bậc 4 là phối hợp (nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhẹ
nhàng, ôn định) Bậc này là kỹ năng có chất lượng cao
- Bac 5 la tu động hóa (hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách
dé dàng và trở thành tự nhiên, không đòi hỏi một sự găng sức về thể lực và
trí tuệ)
Trong dạy học, giảng viên cần rèn luyện và nâng bậc kỹ năng cho
sinh viên, từ bậc I lên bậc 5
Trong quá trình dạy và học, chúng ta cần coi trọng khâu thực hành thực tập để giúp cho sinh viên có nhiều kỹ năng nghề nghiệp thành thạo Cần chống khuynh hướng nặng về lý thuyết nhẹ về thực hành và không chú
ý rèn luyện kỹ năng Các trường đại học,cao đẳng kỹ thuật cần thiết kế chương trình đào tạo có tỷ lệ lý thuyết và thực hành hợp lý trong đó thực hành và luyện kỹ năng phải chiếm tỷ lệ từ 50-60% Tài nguyên lớn nhất và quan trọng nhất của xã hội là nguồn nhân lực Các trường Đại học, Cao
đẳng cần đầu tư huấn luyện nguồn nhân lực về nhiều mặt, đặc biệt là kỹ
năng nghiệp vụ, chuyên môn nghề nghiệp Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nguôn nhân lực phải nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đề hợp tác và
cạnh tranh nhằm đây mạnh sự hội nhập và phát triển kinh tế của nước ta
Trang 16Trường CĐKT Lý Tự Trọng cũng có những nhận thức đúng đắn về việc đào tạo nghề, rèn luyện kỹ năng nghề theo các cung bậc như nêu trên
Cuộc cách mạng khoa học & công nghệ hiện nay tạo ra những thời cơ
và thách thức đối với công nghệ giáo dục nói chung và công nghệ dạy học của Việt nam nói riêng: đồng thời các sự kiện quốc tế quan trọng bao gồm
việc gia nhập WTO của Việt Nam, sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam
cũng như yếu tố nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa sẽ là đòn bẫy cho việc phát triển đào tạo nghề, nâng cao kỹ
năng nghề cho người học, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng Xu hướng này dẫn đến nhu cầu lao động kỹ thuật, nhất là lao động có trình độ cao, kỹ năng nghề cao ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về lao động ngay ở thị trường lao động trong
nước và khu vực là một đòi hỏi và thách thức to lớn đối với giáo dục nói
chung, dạy nghề nói riêng Bối cảnh này vừa tạo cơ hội cho chúng ta học
hỏi và tiếp cận nhanh với trình độ tiên tiến của thế giới, vừa đòi hỏi chúng ta
phải vượt qua những thách thức trong môi trường cạnh tranh gay gắt
Chú tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thực tiễn không có lý luận hướng
dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là
lý luận suông” Tư tưởng này của Bác đã, đang và sẽ được thể hiện trong các giai đoạn phát triển của nền giáo dục Việt Nam Đó cũng là xu hướng giáo dục phát triển tất yếu của các nước trên thế giới
Quá trình rèn luyện kỹ năng nghề là một phần của chương trình trong đào tạo nghề, nhưng đóng vai trò then chốt trong quá trình đào tạo Những công trình nghiên cứu về quản lý kỹ năng thực hành trong các trường nghề chưa nhiều Hơn nữa, những kết quả nghiên cứu đó chưa có thể áp dụng có hiệu quả vào hoạt động rèn luyện tay nghề cho HS-SV của Trường CĐKT Lý Trọng Trọng TP Hồ Chí Minh do những đặc trưng riêng về nghề nghiệp, đối
tượng người học, các điều kiện đảm bảo khác Vì vậy việc nghiên cứu đề
xuất “Một số giải pháp quản by công tác nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghệ cho sinh viên ở Trường CĐKT Lý Tự Trọng Tp Hồ Chỉ Minh” là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố và của xã hội
Trang 171.2 Một số khái niệm cơ bản
1.21 Khái niệm về quản lý
Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập
thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con nBười, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ chức Bản chất quản lý là một hoạt động lao động đề điều khiển lao động,
một hoạt động tất yếu quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài
người Quản lý trở thành một hoạt động phô biến mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người Đó là một loại hoạt động xã
hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng, dựa trên sự phân công hợp tác đề làm
một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung
Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhà kinh
tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lý nhà
nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm hệ thống, cho nên khi đưa
ra các định nghĩa về quản lý, các tác giả thường gắn với các loại hình quản
lý cụ thể hoặc phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứu của mình
Do đối tượng quản lý phong phú, đa dạng tùy thuộc vào từng lĩnh vực
hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà có những cách
hiểu khác nhau về quản lý
Theo từ điển tiếng Việt: “ Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” Nhiều tác giả quan niệm: Quản lý là sự tác động vừa có
tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt được các mục tiêu
Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Minh Hùng (2010), quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân đề đạt được mục đích của nhóm (tô chức) Mục tiêu của quản lý là
hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của
nhóm/tô chức thông qua sự hoạt động & vận hành của tổ chức.[16]
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật Chính vì vậy
trong hoạt động quản lý, người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt,
mềm dẻo, để chỉ đạo hoạt động của tô chức đi tới đích
Trang 18Như vậy, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: phải có mục tiêu đặt
ra cho cả đối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt động
của tô chức, phải có nội dung, phương pháp, phương tiện và kế hoạch hành
động, và một môi trường nhất định Nói cách khác, khi nói đến khái niệm
quản lý là phải đề cập đến các yếu tố cơ bản như: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội dung quản lý, các điều kiện đảm bảo cho việc quản lý, môi trường quản lý,
1.22 Khái niệm về quản lý giáo dục
Theo cách tiếp cận về khái niệm quản lý như đã trình bày trên, quản
lý giáo dục có thê được hiểu tông quát như sau: Quản lý giáo dục là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi hoạt động giáo dục diễn ra, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người,
nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ chức, hệ thống, CƠ SỞ
giáo dục
Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được
hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội
thông qua quá trình truyền thụ trí thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ
trước cho các thế hệ sau Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt
động giáo dục cần được tổ chức và quản lý với nhiều cấp độ khác nhau,
nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị - xã hội ở các quốc gia Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng trong quản lý xã hội Theo nghĩa rộng, quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động trong xã hội Quá trình đó bao gồm các hoạt động trong quản lý giáo dục của bộ máy nhà nước, của hệ thống giáo dục quốc dân, của các tổ chức xã hội, của gia đình Theo nghĩa hẹp, quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có
hệ thống có khoa học, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý,
là quá trình dạy và học diễn ra tại cơ sở giáo dục Quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm:
Theo M.I.Kondacop: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thê quản lý ở các cấp độ khác
nhau đến tất cả các khâu của của hệ thống (từ bộ đến các trường, sở giáo
Trang 19duc ) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và
vận dụng những quy luật về giáo dục của sự phát triển cũng như các quy luật khách quan của quá trinh day học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em.[24]
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục đề tiến hành mục tiêu giáo dục, mục tiêu đảo tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.[14]
Từ những khái niệm trên có thê hiểu quản lý giáo dục như sau:
Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất
của khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Những tác động đó thực
chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tô
chức một cách khoa học có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào
tạo
+ Mfục tiêu quản ly giáo dục: là trạng thái được xác định tại một thời
điểm trong tương lai của hệ thống quản lý giáo dục bao gồm của cả đối tượng quản lý hay bộ phận cấu thành của hệ thống
+ Các chức năng của quản lý giáo địục: các chức năng quản lý giáo
dục bao gồm như sau: Kế hoạch hóa, Tổ chức thực hiện kế hoạch, Chỉ đạo,
Kiểm tra
+ Các nguyên tắc quản lý giáo dục: là những quy định cơ bản, phố biến, những quy tắc cơ bản áp dụng cho toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục
nhằm đảm bảo mục đích quản lý giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục đã định
Hệ thống các nguyên tắc quản lý giáo dục có thể bao gồm: nguyên tắc chính trị, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc kết hợp nhà nước và xã hội, nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích, nguyên tắc kết hợp các phương pháp quản lý, nguyên tắc hiệu quả - thiết thực, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
+ Các phương pháp quản lý giáo đục: phương pháp quản lý giáo dục
là các cách thức, con đường mà chủ thể quản lý tác động đến đối tượng
Trang 20quan ly nhằm đạt được mục dich quản lý để đạt mục tiêu nhất định của hệ
thống giáo dục
1.2.3 Khái niệm trường cao đẳng, trường cao đẳng kỹ thuật
Trường cao đẳng công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các hoạt động của trường chủ yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm (Theo Điều
lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo thông tư số: 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Dao tao)
Điều lệ này quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các trường cao đẳng
như: điều kiện, trình tự thủ tục thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt
động, giải thể trường cao đẳng: tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ và hợp tác quốc tế: tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ và nhân viên (Điều 1- Điều lệ trường cao đẳng) 1.23.1 Lị trí của trường cao đẳng trong hệ thông giáo đục quốc dân
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
- Giáo dục mầm non
- Giáo dục phô thông
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục dai học
- Giáo dục thường xuyên
Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng, thuộc giáo dục đại học
trong hệ thống giáo dục quốc dân ( Điều 42- Luật giáo dục)
Trường cao đẳng kỹ thuật là cơ sở giáo dục thuộc bậc học cao, trên
trung học, nhưng thấp hơn đại học của hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo chuyên về cách sử dụng những phương tiện lao động và những phương pháp chế tạo ra những giá trị vật chất, trường có tư cách pháp nhân và có con đấu riêng (Điều lệ trường cao đẳng)
Tóm lại, cao đắng kỹ thuật là cấp học trong hệ thống đào tạo ở Việt
Nam, bao gồm các ngành thuộc nhóm kỹ thuật Sinh viên tốt nghiệp ra trường được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân cao đẳng Trình độ và chương trình đào tạo của cao đẳng thấp hơn đại học Tùy theo từng trường, từng chuyên
Trang 21ngành mà nội dung các môn đào tao được giảm bớt so với bậc đại học cùng
chuyên ngành
1.2.3.2 Mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng kỹ thuật
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục
vụ nhân dân: có khả năng tự học, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm;
có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng
thực hành cơ bản, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, chú trọng
rèn luyện kỹ năng và năng lực thực hiện công tác chuyên môn, có khả năng tìm kiếm và tham gia sáng tạo việc làm ( Điều 6-Điều lệ trường cao đẳng) 1.2.3.3 Nhiệm vụ và quyên hạn của trường cao đẳng kỹ thuật
Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức
tốt có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã
hội, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, tự tạo được việc làm cho mình và cho xã hội Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các
cơ quan, tô chức có thẩm quyên giao: kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, triển khai nghiên cứu khoa học: phát triển và chuyển giao công nghệ
Thực hiện dân chú, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo Phát hiện và bôi dưỡng nhân tài trong những người học
và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường ( Điều lệ trường cao đẳng) 1.24 Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng nghé
Kỹ năng trong lao động mà con người tiếp thu được do kết quả của đào tạo chuyên môn và tích lñãy kinh nghiệm trong lao động mà một người
lao động cần có đề thực hiện một loạt hoạt động cụ thể trong một lĩnh vực nhất định
Kỹ năng nghề là tập hợp các kiến thức và kỹ năng thực hành mà người học nghề phải đạt được thông qua một quá trình đào tạo, nhằm phục vụ một
phạm vi lao động nhất định nào đó trong xã hội khi tham gia vào lao động xã
hội theo nghề nghiệp
Mỗi nghề được đặc trưng bởi nội dung lao động của nó Nội dung lao động của nghề đòi hỏi những kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo thực
hành nhất định, nó phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, mỗi
Trang 22nghề có một lượng công việc nhất định, có độ phức tạp nhất định [34]
1.25 Khái niệm về rèn luyện kỹ năng nghề
Vấn đề này gắn liền với quá trình đào tạo nhằm tạo cho người học có những kỹ năng cơ bản cần thiết của nghề được đào tạo Rèn luyện kỹ năng nghề là quá trình đem áp dụng vào thực tế những kiến thức chuyên môn đựơc học Rèn luyện kỹ năng nghề có thể gắn liền sau bài học lý thuyết hoặc có
thể tách ra thành một môn Một chương trình đào tạo lúc nào cũng được tách
ra hai phan: phan ly thuyết và phần kỹ năng nghề, người học có thể học xong phan lý thuyết sau đó rèn luyện kỹ năng nghề hoặc người học có thể học song song giữa lý thuyết nghề và quá trình rèn luyện kỹ năng nghề Vậy thực chất của quá trình rèn luyện kỹ năng nghề là thực hiện các hành động nhằm huấn luyện người lao động thực hiện các thao động tác cơ bản từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp theo một qui trình nhất định dé qua đó hình thành các
kỹ năng kỹ xảo lao động theo một loại hình công việc, nghề nghiệp nào đó Quá trình rèn luyện kỹ năng diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt quá trình đào tạo
Trong thế kỷ 21, UNESCO đã nhấn mạnh giáo dục phải dựa trên 4 cột trụ: đó là hoc dé biết, học dé lam, hoc dé lam người, học đề chung sống Như Vậy, muốn học để làm thì sinh viên học sinh phải thông thạo kỹ năng
Đào tạo lý thuyết chuyên môn phải gắn với thực hành, học đi đôi với
hành Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung đào tạo phải gắn với thực tiễn, phải trang bị cho học sinh có những kiến thức kỹ năng chuyên môn nhất định, phù hợp với thực tế sản xuất để sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể dam đương được công việc xã hội phân công, đạt được yêu cầu tuyển dụng lao động
1.26 Giải pháp quản lý việc rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên
ở trường cao đẳng kỹ thuật
* Giải pháp: Giải pháp là hệ thống các cách đề ra nhằm giải quyết
một vấn đề khó khăn
* Giải pháp quản lý: Giải pháp quản lý là hệ thống các cách tác động
có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa
trên các thông tin về các tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ
Trang 23vững cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định
Từ quan niệm quản lý đào tạo nói chung, chúng ta có thê đưa ra khái niệm quản lý rèn luyện kỹ năng nghề như sau: Quản lý rèn luyện kỹ năng nghề là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của các đơn vị
vận hành theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện
tốt mục đích đề ra là đào tạo nên những người lao động có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có những phẩm chất đạo đức của người lao động trong
thời đại mới
Giải pháp quản lý việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp bao gồm các giải pháp quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của sinh viên, quản lý các điều kiện phục
vụ cho đào tạo và quản lý cả mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với cơ sở
sử dụng lao động
1.3 Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật
1.31 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng nghề
Việc rèn luyện kỹ năng nghề phải thường xuyên diễn ra trong suốt khóa học và trong những đợt thực tập hoàn thiện tốt nghiệp ra trường Do đó
kỹ năng nghề là khâu quan trọng trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đào tạo nghề Trên con đường thực hiện nguyên lý: Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, vị trí của quá trình rèn luyện kỹ năng nghề trở nên quan trọng Trong các giai đoạn rèn luyện kỹ năng nghề thì
nội dung chương trình đào tạo mới thể hiện toàn diện và đầy đủ mối quan hệ
giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học với hành, mối quan hệ giữa nhà trường với các nhà máy sản xuất gắn kết mật thiết hơn
Qua hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề, chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng lên, sinh viên được trang bị kiến thức toàn diện đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Như vậy rèn luyện kỹ năng nghề là một khâu, một nội dung quan trọng trong đào tạo nghề
Thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng giúp sinh viên định hình và ôn
Trang 24định xu hướng nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn Từ đó sinh viên có thái độ
tích cực với nghề, phát triển năng lực và lòng say mê rèn luyện năng lực chuyên môn, tay nghề hình thành lương tâm và trách nhiệm đối với nhiệm
vụ được giao sau này khi ra trường Đây là những phẩm chất quan trọng của
người công nhân kỹ thuật, là thành phần chủ yếu chuẩn bị tâm thế nghề
Trong chương trình đào tạo của các trường đào tạo nghề đều có qui định thời lượng rèn luyện kỹ năng thực hành tay nghề, bao gồm: kỹ năng cơ bản, kỹ năng nâng cao, kỹ năng hoàn thiện
a) Rèn luyện kỹ năng căn bản
Mục tiêu của giai đoạn này là trang bị cho sinh viên những kiến thức
cơ bản của nghề, bước đầu hình thành những kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp
Thời gian đào tạo ở giai đoạn này là từ 18 đến 2l tuần trong dé 11 tuần học kỹ năng, 10 tuần học lý thuyết gồm các môn cơ sở và lý thuyết nghề, hay là trong một tuần sẽ có 3 ngày học lý thuyết và 3 ngày học thực hành đan xen nhau Như vậy hôm trước học lý thuyết thì hôm sau sẽ áp dụng kiến thức lý thuyết dé thực hành bài tập cơ bản
b) Rèn luyện kỹ năng nâng cao
Mục tiêu là tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghề và dần dần hình thành kỹ xảo
Thời gian dành cho giai đoạn này là từ 10 đến 15 tuần Giai đoạn này sinh viên được giao hoàn thành những sản phẩm cụ thể, với những yêu cầu
kỹ thuật của sản phẩm dưới sự hướng dẫn của giảng viên dạy thực hành c) Rèn luyện kỹ năng hoàn thiện
Giai đoạn này sinh viên phải tự lập quy trình gia công sản phẩm, tô chức
Trang 25thực hiện công việc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình
Thời gian dành cho giai đoạn này từ 8 đến 12 tuần, ở giai đoạn này
sinh viên làm một công nhân thực thụ Họ phải thực hiện theo cơ chế sản xuất
của xí nghiệp hoặc nhà máy nơi thực tập, chấp hành nội qui kỷ luật của nhà
máy, từ đó sẽ hình thành thái độ, trách nhiệm với chất lượng sản phẩm, VỚI
kế hoạch sản xuất của nhà máy nơi thực tập Sinh viên phải làm được các công việc của người công nhân theo mục tiêu đào tạo
1.3.2.2 Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghề
a) Rèn luyện trong học tập
Rèn luyện kỹ năng nghề là khâu quan trọng trong quá trình đào tạo nghề Qua quá trình này sinh viên được bố sung kiến thức về nhiều mặt như: củng cố các kiến thức lý thuyết chuyên ngành, các kỹ năng nghề, các biện pháp quy trình công nghệ gia công những sản phẩm mà khi học lý thuyết nghề sinh viên được nghiên cứu bằng bản vẽ và mô hình Thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng nghề sinh viên được áp dụng các kiến thức lý thuyết nghề để giải quyết các công việc thực tế, các kỹ năng nghề được hình thành
sẽ dần dần trở thành kỹ xảo Chất lượng, hiệu quả của chức năng học tập được qui định bởi mối quan hệ qua lại giữa nhà trường với các nhà máy, xí nghiệp, giữa các GV dạy lý thuyết nghề và các GV dạy kỹ năng nghề và
các cán bộ kỹ thuật ở các nhà máy Nếu có sự đồng bộ trong yêu cầu, nội dung, hình thức và phương pháp thực tập thì SV sẽ được học nhiều nhất, vận dụng được nhiều kiến thức, kỹ năng thực hành nghề vào thực tế nhất,
như vậy quá trình rèn luyện kỹ năng nghề sẽ đạt được hiệu quả cao nhất
b) Rèn luyện tác phong, đạo đức
Thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng nghề giúp SV rèn luyện một phẩm chất đặc biệt của người công nhân kỹ thuật Trao đồi phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp đề trở thành người công nhân tay nghề cao đáp ứng yêu cầu sản xuất cho xã hội
Quá trình rèn luyện kỹ năng hoàn thiện để SV tốt nghiệp ra trường
chính là sự tiếp nối của quá trình đào tạo trong nhà trường bằng các hoạt
động thực tế, bằng những việc làm và sản pham cu thé là những giáo cụ trực
quan sinh động khó có thể phai mờ
Trang 26e) Rèn luyện năng luc van dung va tong hop
Quá trình rèn luyện kỹ năng nghề là quá trình SV phải tập làm một
người công nhân, phải độc lập làm việc SV phải biết vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kỹ năng thực hành đề chế tạo các sản phẩm đòi hỏi chính xác và độ
an toàn cao Thông qua các công việc « tập làm » trong thực tế, SV có dip cing
cố kiến thức, kiểm tra kết quả học tập trong nhà trường, kịp thời bố sung kiến thức và hoàn thiện kỹ năng, hình thành kỹ xảo nghề nghiệp
d) Rèn luyện khả năng tự học suốt đời
Qua các giai đoạn rèn luyện kỹ năng nghề là thời cơ để SV tự bộc lộ bản
thân từ kiến thức cơ bản đến một số năng lực cụ thé, như năng lực tổ chức thực hiện công việc, năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tế sản xuất, thái độ
đối với nghề nghiệp Nói cách khác đây là cơ hội thử thách của học sinh, là cơ hội kiêm tra SV một cách toàn diện từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng
nghề Chính vì vậy, đây cũng là địp nhà trường nhìn lại sản phẩm đào tạo của
mình, nhìn nhận những thuận lợi và khó khăn mà SV sẽ gặp phải khi ra trường
Từ đó nhà trường có những điều chỉnh kịp thời về chương trình, kế hoạch đào
tạo, đề ra những biện pháp giúp đỡ từng loại SV, nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
133 Những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng rèn luyện kỹ năng nghề
1.3.3.1 Tiêu chuẩn về mục tiêu rèn luyện kỹ năng nghề:
Mục tiêu rèn luyện kỹ năng nghề là kết quả mong muốn đạt được sau khi kết thúc quá trình đào tạo nghề, thể hiện ở những yêu cầu về cải biến nhân cách của người học sinh, mà quá trình đào tạo nghề phải đạt được, nó phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với nhân cách của người học sinh sau khi được đào tạo Mục tiêu đào tạo nghề quy định nội dung và phương pháp dao tao.[35]
Xác định mục tiêu cụ thể của từng nghề đào tạo phải căn cứ vào tiêu
chuẩn nghề tương ứng với trình độ đào tạo, căn cứ vào yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, mức độ phù hợp và thích ứng của
Trang 27người tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các
doanh nghiệp sản xuất và khả năng phát triển nghề nghiệp Như vậy mỗi
nghề đào tạo cần thể hiện rõ các mục tiêu sau :
- Nêu rõ yêu cầu trình độ đầu vào (sức khỏe, độ tuồi, trình độ văn hóa,
đối tượng)
- Xác định mục tiêu đào tạo cho từng nghề phải rõ ràng theo một trình
tự hợp lý
- Xác định yêu cầu trình độ đầu ra của học sinh như:
+ Đạo đức: Trách nhiệm, ý thức xã hội, các giá trị văn hóa
+ Kiến thức: Các cơ sở khoa học chung và chuyên ngành, tri thức công nghệ và chuyên môn, các lĩnh vực liên ngành
+ Năng lực: Khả năng thu thập và đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề học suốt đời
+ Kỹ năng: Sử dụng trang thiết bị đa năng, máy tính và các loại dụng
cụ của nghề đào tạo
+ Khả năng: Về ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy tích luỹ tri thức, am hiệu
các van đề xã hội
+ Sức khỏe: có đủ sức khỏe để lao động và học tập
1.3.3.2 Tiêu chuẩn về kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo: là
một tổng thể thống nhất các kiến thức, kỹ năng của từng môn học liên kết
với nhau theo logíc khoa học và logic nhận thức.Vậy việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo nghề phải đạt được các yêu cầu sau: a/ Kế hoạch đào tạo phải thể hiện phân bổ thời gian đào tạo cho toàn khóa học, môn học, các môn học hoặc mô đun đào tạo phải được bé trí theo
trình tự hợp lý, khoa học, qui định các môn (hoặc các mô đun đào tao) thi, kiểm tra hết môn, thi học kỳ thi tốt nghiệp Căn cứ vào chương trình khung
của Bộ Giáo Dục Đào tạo, qui định đối với từng chuyên ngành đào tạo
Nghiên cứu chương trình từng học phần, môn học để triển khai cụ thể hóa nội dung, chương trình nhằm đảm bảo mục tiêu dé ra
b/ Nội dung chương trình đào tạo qui định những kiến thức, kỹ năng
học sinh phải đạt được sau khi kết thúc khóa đào tạo, nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính cơ bản, tính hiện đại, liên thông và thực tiễn, các
Trang 28yêu cầu khoa học kỹ thuật, công nghệ, là căn cứ để triển khai việc giảng dạy, biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy của giáo viên, và để kiểm tra công tác đào tạo của nhà trường
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, tiến độ giảng dạy, kế hoạch giáo viên, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy và các học liệu khác Thực hiện đúng các qui định về xây
dựng và tô chức thực hiện chương trình và các qui định trong chương trình khung cho nhóm nghề, chuyên nghề do các Bộ ban hành
1.4 Những nội dung cơ bản của công tác quản lý rèn luyện kỹ năng nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật
1.4.1 Quan ly việc xác định nhận thức, vị trí quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên
Thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng giúp SV định hình và ôn định
xu hướng nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn Từ đó SV có thái độ tích cực
với nghề, phát triên năng lực và lòng say mê, rèn luyện kỹ năng chuyên
môn, tay nghề hình thành lương tâm và trách nhiệm đối với nhiệm vụ
được giao sau này khi ra trường Đây là những phẩm chất quan trọng của người công nhân kỹ thuật, là thành phần chủ yếu chuẩn bị tâm thế nghề
nghiệp đề vào đời
Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nêu rõ tầm quan trọng của kỹ năng
thực hành trong công tác đào tạo của các trường Đại học, Cao Đẳng và Dạy
nghề « Người cán bộ được đào tạo ở cấp độ không chỉ có lý thuyết mà cần nắm vững thực tiễn và coi trọng việc rèn luyện tay nghề» Việc rèn luyện kỹ năng nghề phải thường xuyên diễn ra trong suốt khóa học, những đợt thực tập hoàn thiện tốt nghiệp ra trường Do đó kỹ năng nghề, là khâu quan trọng trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đào tạo nghề Trên con đường thực hiện nguyên lý: Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, vị trí của quá trình rèn luyện kỹ năng nghề trở nên quan trọng Trong các giai đoạn rèn luyện kỹ năng nghề thì nội dung chương trình đào tạo mới
thê hiện toàn diện và đầy đủ mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa
học với hành, mối quan hệ giữa nhà trường với các nhà máy sản xuất gắn
kết mật thiết hơn.
Trang 29Qua hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề, chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng lên, SV được trang bị kiến thức toàn diện đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Như vậy rèn luyện kỹ năng nghề là một khâu, một nội dung quan trọng trong đào tạo nghề
142 Quản lý việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp
và hình thức rèn luyện kỹ năng nghề:
Kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo là một tổng thể thống nhất
các kiến thức, kỹ năng của từng môn học liên kết với nhau theo logic khoa học và logic nhận thức Vậy việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo nghề phải đạt được các yêu cầu sau:
Quản lý kế hoạch, chương trình đào tạo: Kế hoạch đào tạo phải thể
hiện phân bố thời gian đào tạo cho toàn khóa học, môn học, các môn học hoặc mô đun đào tạo phải được bồ trí theo trình tự hợp lý, khoa học, qui định các môn (hoặc các mô đun đào tạo) thi, kiểm tra hết môn, thi hoc kỳ, thi tốt nghiệp Căn cứ vào CTK Bộ Giáo Dục Đào tạo, qui định đối với từng
chuyên ngành đào tạo Nghiên cứu chương trình từng học phần, môn học để
triển khai cụ thể hóa nội dung, chương trình nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra Thời gian học tập được tính bằng giờ học, tiết học, thời gian học lý
thuyết, thực hành (hoặc tích hợp lý thuyết và thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm thực tập, kiến tập ) thời gian ôn và thi (học kỳ, hết môn, tốt
nghiệp)
Thời gian dành cho các hoạt động chung được tính bằng tuần như: thời gian khai giảng, bế giảng, tống kết năm học: thời gian nghỉ hè, tết, lao
động
Thời gian cho các khối kiến thức, kỹ năng (khối kiến thức các môn
học chung, khối kiến thức văn hóa bổ trợ, khối kiến thức kỹ thuật cơ sở,
chuyên môn và kỹ năng nghề)
Việc chỉ đạo điều hành thực hiện nội dung chương trình đào tạo phải được đặt trong mối quan hệ có tính chất liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, Sở LĐ-TB&XH, các đơn vị, cá nhân có nhu cầu đào tạo
Quản lý nội dung chương trình đào tạo: Nội dung chương trình đào
tạo qui định những kiến thức, kỹ năng học sinh phải đạt được sau khi kết
Trang 30thúc khóa đào tạo, nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính cơ bản, tính hiện đại, liên thông và thực tiễn, các yêu cầu khoa học kỹ thuật, công nghệ, là căn cứ để triển khai việc giảng dạy, biên soạn giáo trình và tài liệu
giảng dạy của giáo viên, và để kiểm tra công tác đào tạo của nhà trường
Đây là bước đổi mới trong đào tạo nghề, đào tạo những cái mà xã hội cần,
chứ không phải đào tạo cái mà mình có Khi kết hợp đào tạo thì trang thiết
bị, vật tư, kinh phí phục vụ đào tạo nghề được cập nhật, tăng lên về số lượng
cũng như chất lượng Đây là một trong những biện pháp quản lý được quan
tâm của trường
143 Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ rèn luyện kỹ năng nghề
Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ rèn luyện KNN là một khâu
quan trọng, tạo nên sự thành công của khóa học Các nhà quản lý phải chỉ đạo
và theo sát việc thiết lập, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu, vật tư, trang thiết bị Kết hợp với việc chuẩn về cơ sở vật chất cho khóa học như: phòng
học, xưởng thực hành, môi trường đào tạo, vv trong suốt quá trình dién ra
khóa học
Quan điểm để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư phục vụ
công tác rèn luyện KNN cần phải tổng hợp thế mạnh của nhiều nguồn lực bao gồm:
Sử dụng hợp lý có hiệu quả tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, kinh phí vật tư hiện có của trường phục vụ tốt cho đào tạo
Tăng cường huy động các nguồn lực kinh phí đầu tư của các cấp chính quyển, các cơ sở sản xuất dịch vụ các cơ quan trung ương các nguồn hỗ trợ nước ngoài v.V
Tăng cường việc đầu tư theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa các trang thiết bị, phòng thí nghiệm xưởng thực hành, thư viện
Phối hợp chặt chẽ việc thực hành thực tập tay nghề của SV với các
doanh nghiệp sản xuất dịch vu tạo ra sản phẩm (hoặc bán thành phẩm) dé ting
nguồn thu phục vụ đào tạo
Bồi dưỡng giảng viên nâng cao khả năng thực hành và sử dụng các
máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo
Trang 31cũng như công tác rèn luyện KNN
Sử dụng hợp lý kinh phí thu chi từ người học
1.44 Quản lý việc xây dựng chuẩn kỹ năng nghề, tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra
Đề đảm bảo công tác quản lý tốt việc xây dựng chuân KNN chúng ta
cần phải thực hiện tốt các công tác thanh kiểm tra cụ thể như sau:
+ Về hoạt động rèn luyện kỹ năng cơ bản và nâng cao: nhà trường
cần kiểm tra việc thực hiện qui chế giảng dạy, dự giờ đề kiểm tra toàn diện
GV, kiểm tra lịch báo giảng với số đầu bài, phối hợp với trưởng khoa kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc chấp hành qui chế chuyên môn như đề cương, giáo án và khâu chuẩn bị của GV Để đảm bảo đội ngũ GV giảng
dạy thực hành đạt hiệu quả, Khoa cần phân công GV theo năng lực, trình độ
đào tạo và hướng tới phân công theo chuyên môn sâu, chuyên môn hóa và kết hợp nguyện vọng cá nhân Đồng thời chỉ đạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho
GV về phương pháp tiến hành và cách soạn bài giảng kỹ năng theo phương
pháp tích hợp Chỉ đạo tổ chức thi, kiểm tra kỹ năng thực hành của SV theo
đúng quy chế, quy định Khuyến khích GV làm thiết bị dạy học qua phát động thi đua sáng kiến kinh nghiệm Mục đích cuối cùng là nâng cao ý thức
và thói quen của GV về sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học tích cực,
góp phần đổi mới phương pháp dạy học
+ Về hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện tại nhà máy xí nghiệp: Nhà trường kiểm tra hoạt động phối hợp của các khoa và các nhà máy xí
nghiệp trong việc bố trí SV thực tập hoàn thiện kỹ năng tại nhà máy Cụ thể
trước khi đưa SV đi thực tập, các khoa phải khảo sát đặc điểm tình hình trang thiết bị của nhà máy đề từ đó lựa chọn các công việc phù hợp với trình độ đào tạo của SV và xây dựng đề cương thực tập tại từng nhà máy cho từng nhóm nghề và từng nhóm đối tượng học sinh Phải phố biến các qui định về an toàn
vệ sinh công nghiệp, những qui định của nhà máy cho toàn thể SV biết rõ và nghiêm chỉnh chấp hành Ra quyết định cử SV đến thực tập tại nhà máy theo
sự hướng dẫn trực tiếp của GV trường hoặc kỹ sư của nhà máy Trong quá
trình thực tập tại DNSX cần sâu sát dé chỉ đạo thực hiện kế hoạch và nội
dung Đồng thời, chỉ đạo việc thống nhất quy trình kỹ thuật, chỉ tiêu đánh
Trang 32giá tay nghề HS Cuối mỗi đợt thực tập là công tác đánh giá, tông kết rút
kinh nghiệm cần làm nghiêm túc để dần nâng cao chất lượng rèn luyện KNN,
chất lượng đào tạo
Kết luận chương 1 Trong chương 1, luận văn đã nêu tông quan về vấn đề nghiên cứu: làm rõ các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục: sơ lược về công tác rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên: những nội dung cơ bản của công tác quản lý rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ở trường cao đẳng kỹ thuật như: quản lý việc xác định nhận thức, vị trí quan trọng của việc rèn luyện KNN: quản lý việc đối mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức rèn luyện KNN: quản lý kinh phí cơ sở vật chất: quản lý việc xây dựng chuẩn KNN: tăng cường công tác thanh tra, kiếm tra, đánh giá thi đua khen thưởng
Đó chính là những cơ sở lý luận để chúng tôi làm căn cứ đi vào khảo sát, đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao việc rèn luyện KNN cho sinh viên ở Trường CĐKT Lý Tự Trọng Tp Hồ Chí Minh sẽ được trình bày ở chương 2 và chương 3
Trang 33Chuong 2
THUC TRANG VIEC QUAN LY CONG TAC REN LUYEN
KỸ NĂNG NGHE CHO SINH VIEN 6 TRUONG CAO DANG
KY THUAT LY TU TRONG TP.HO CHi MINH
2.1 Giới thiệu Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP Hồ
Chí Minh
2.11 Khái quát về sự hình thành và phát triển của trường CĐẤT
Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh được
thành lập theo Quyết định số 621/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 03 tháng 02
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường
Cao đăng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh.(Các dấu mốc
pháp lý về việc hình thành trường ) :
Quyết định số 58/QĐ-UB ngày 12 tháng 5 năm 1983 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc giao Trường Phố thông Trung
học Lý Tự Trọng cho Ban Giáo dục Chuyên nghiệp cải tạo thành Trường
Dạy nghề do Liên Xô viện trợ thiết bị không hoàn lại
Quyết định số 18/QĐ-UB ngày 01 tháng 2 năm 1986 của Ủy ban
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Trường Dạy nghề
Trung học Lý Tự Trọng trực thuộc Ban Giáo dục Chuyên nghiệp thành phố
Quyết định số 2426/QĐ-UB-NCVX ngày 31 tháng 3 năm 1995 của
Ủy ban Nhân dân thành phó Hồ Chí Minh về việc đối tên Trường Dạy nghề Trung học Lý Tự Trọng thành Trường Trung học Nghề Lý Tự Trọng trực
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phó
Quyết định số 1485/QĐ-UB-VX ngày 16 tháng 3 năm 1999 của Ủy
ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển Trường Trung học Nghề Lý Tự Trọng thành Trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành
phó Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: cuối cùng
là Quyết định số 621/QĐ-BGD&ĐÐT-TCCB ngày 03 tháng 02 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Trang 34- Địa chỉ: 390 Hoàng Văn Thụ phường 4 quận Tân Bình, Thành phố
Hồ Chí Minh
-Tén tiéng Anh: LY TU TRONG TECHNICAL COLLEGE
HO CHI MINH CITY
- Điện thoại: (84.8) 3844 0567: Fax: (84.8) 3811 8676
- Cơ quan chủ quản: Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường
Đất nước đổi mới, mở cửa đã tạo ra những cơ hội mới, đồng thời
cũng tạo ra những thách thức to lớn đối với ngành giáo dục đảo tạo nói chung và Nhà trường nói riêng Nhà trường đã kiên trì và tích cực thực hiện quá trình đào tạo nhân lực kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn lao động đã qua đào tạo cho sự phát triên của thành phố và khu vực
Trường đang thực hiện đào tạo các bậc học: Cao đẳng Kỹ thuật chính
quy, Cao đẳng Kỹ thuật liên thông, Trung cấp Kỹ thuật chính quy, bồi
dưỡng nâng bậc thợ, đào tạo các hóa học nghề ngắn hạn, đào tạo bậc Trung
học phố thông và Giáo dục thường xuyên Năm 2005, khi mới thành lập trường Cao đăng, trường chỉ tuyên sinh 2 ngành bậc Cao đẳng kỹ thuật là
Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí và Công nghệ Kỹ thuật Điện Hiện nay, đối với
bậc Cao đẳng, trường đang đào tạo 9 ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí
(Phay, Tiện), Công nghệ Kỹ thuật Điện, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Công
nghệ Kỹ thuật Nhiệt — Lạnh Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Công nghệ thông tin
- Phần mềm, Công nghệ thông tin - Mạng, Công nghệ May Đối với bậc Trung cấp chuyên nghiệp có 9 ngành như bậc Cao đẳng: đào tạo Ngắn hạn
có 12 nghề: Cơ khí chế tạo, Công nghệ thông tin, Điện công nghiệp, Tiện,
Nguội sửa chữa, Phay bào, Gò Hàn, Điện xí nghiệp, Điện lạnh, Điện tử, Sửa
chữa Ô tô, Kỹ thuật Nữ công.[36]
Trường luôn mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng và các tô chức trong và ngoài nước, nhằm từng bước hòa nhập công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường với các trường bạn, từng bước
Trang 35quốc tế hóa kiến thức cho người dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
2.1.3 Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ,giảng viên hiện nay:
Ngay từ khi trường được nâng cấp thành trường Cao đăng, tổ chức bộ máy của nhà trường đã được kiện toàn Từ đó đến nay đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường từng bước phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng qua các năm học Từ năm 2005 đến nay, trường đã thực hiện có hiệu
quả nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ như: Tuyến dụng nhiều giảng viên mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đào tạo: tích cực cử giáo viên, nhân viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ Trong đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ giảng viên
trẻ bằng cách tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để họ đi học nhằm nâng
cao chất lượng về đội ngũ đối với trường cao đẳng, đáp ứng được yêu cầu
đào tạo của nhà trường
Hiện nay trường đã có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên hợp lý về cơ cấu: đảm bảo về chất lượng cán bộ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, quy mô đào tạo và công tác NCKH
Trong đó có l tiến si, 5 CBQL,GV đang là nghiên cứu sinh, hiện có
62 thạc sĩ, hơn 40 cán bộ, giảng viên đang học Cao học, 100% giảng viên
của trường đạt trình độ chuân về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 70 % giảng viên ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, 10 % giảng viên có khả năng giảng dạy môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh
Do phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, phân công rõ trách nhiệm của cá nhân Cán bộ — GV — Nhân viên nên từng CBQL,
GV và nhân viên đã được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực cá nhân, góp phần tích cực trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học
Trang 36So dé:
CO CAU TO CHUC TRUONG CAO DANG KY THUAT LY
TU TRONG THANH PHO HO CHi MINH
» CHẤT LƯỢNG VÀ > THƯ VIỆN
QUẦN LÝ- CẢI TIỀN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2 SỬA CHỮA MAY VI TÍNH sea VÀ CÁC TB NGOẠI VI St TÌM
Trang 37Bảng 2.1: Cơ cấu cán bộ trường CĐKT Lý Tự Trọng TP.HCM
Năm | Tổng số Số Đáng Biên chế và hợp đồng | Hợp đồng
cán bộ - viên thuộc trong ngân sách ngoài ngân sách
tiến sỹ Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên di học tập nâng cao trình độ,
nghiên cứu các đề tài khoa học, viết chương trình, giáo trình và tự làm đồ
dùng dạy học Đây nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, thực hiện hoàn thành dự
án xây dựng cơ sở 2 đã được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt Đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học đủ và hiện đại, xây dựng
trường thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của thành phó Hồ Chí Minh
và khu vực
2.1.4 Quy mé dao tao
Truong dang thuc hién dao tao cac bac hoc: Cao đẳng Kỹ thuật chính
quy, Cao đẳng Kỹ thuật liên thông, Trung cấp Kỹ thuật chính quy, bôi
dưỡng nâng bậc thợ, đào tạo các khóa học nghề ngắn hạn, đào tạo bậc Trung
học phố thông và Giáo dục thường xuyên Năm 2005, khi mới thành lập trường Cao đẳng, trường chỉ tuyên sinh 2 ngành bậc Cao đẳng kỹ thuật là Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí và Công nghệ Kỹ thuật Điện Hiện nay, quy mô đào tạo của trường như sau:
s* Đối với bậc Cao đẳng, trường đang đào tạo 06 ngành như sau: (1) _ Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử: gồm 2 chuyên ngành
- Công nghệ Kỹ thuật Điện
_ Công nghệ Kỹ thuật Điện tử
Trang 38(2) Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt:
@) Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí;
(4) Công nghệ Kỹ thuật Ô tô:
(5) Công nghệ thông tin: gồm 2 chuyên ngành
(1) Điện tử công nghiệp:
(2) Điện công nghiệp và dân dụng:
@) Điện lạnh:
(4) — Cơ khí chế tạo Tiện;
() — Cơ khí chế tạo Phay:
(6) — Sửa chữa Ôtô:
hệ đào tạo chính quy trên 8.000 người, chưa kế thường xuyên có hơn 1.000
học viên đào tạo tại các lớp dạy nghề ngắn hạn tại trường và liên kết đào tạo
tại các xí nghiệp Trong gần 27 năm qua nhà trường đã đào tạo được hơn 30.000 lao động kỹ thuật bậc Công nhân kỹ thuật, Trung cấp và Cao đẳng
kỹ thuật cho thành phó Hồ Chí Minh và địa phương lân cận, số học sinh
sinh viên tốt nghiệp hàng năm hiện nay khoảng 2.200 em
Đề đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành trước sự nghiệp đồi mới của đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Nhà trường phải chủ động, sáng tạo vận dụng thành công các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp tục mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình,
trình độ đào tạo, phan đấu đến năm 2015, quy mô đào tạo của trường đạt từ
Trang 3912.000 dén 13.000 HSSV khói chuyên nghiệp
Trường đã xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế đến năm 2010 — 2015
và xác định các đối tác chiến lược (đã ký bản ghi nhớ), gồm: Đào tạo ngành
Điện tử chất lượng cao với trường Northern California Vocational College,
USA: Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) về việc xây dựng CTĐT, huấn
luyện GV, xác định chuẩn điểm TOEIC cho sinh viên đáp ứng thị trường lao động hiện nay; Trường đại học Informatics, Singapore; Trường đại học
Taekyueng, Hàn Quốc: Trường Đại học cộng đồng South Seattle, USA
Vị thế và uy tín của Nhà trường trong xã hội ngày càng được nâng cao Trong những năm gần đây, hơn 70% học sinh sinh viên khối chuyên nghiệp tốt nghiệp ra trường có việc làm sau 6 tháng, 85% có việc làm sau 1
năm, 10% học tiếp lên các bậc học cao hơn Với lưu lượng HSSV như trên,
để giải quyết thực tập tốt nghiệp và việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp,
trong những năm qua nhà trường đã liên kết với hơn 500 đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận (Bình Dương, Long
An, Đồng Nai, Tây Ninh), không dé HSSV phai tu lién hé noi thuc tap
Trường thường xuyên phối hợp với các công ty bố tri cho các em tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của đơn vị Trường quản lý chặt chẽ quá
trình thực tập tốt nghiệp của HSSV, nâng cao chất lượng đào tạo và thực tập
tốt nghiệp thông qua các hội thảo chuyên đề với doanh nghiệp, qua các
“Phiếu tham khảo y kiến” của các doanh nghiệp, nhà trường đã tích cực hiệu chỉnh kế hoạch chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu xã hội
Hơn 26 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, cho dù gặp nhiều
khó khăn qua các giai đoạn khác nhau, nhưng tập thê cán bộ lãnh đạo, nhà
giáo, nhân viên cùng các thế hệ HSSV của trường vẫn khắc phục mọi khó
khăn, bền bỉ thực hiện tốt phong trào thi đua day tốt, học tốt, nhân rộng điển
hình tiên tiến, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị là góp phần đào
tạo nguồn nhân lực cho thành phố Hồ Chí Minh và khu vực
2.1.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Tổng diện tích khuôn viên trường đang quản lý, sử dụng tại quận Tân
Binh: 50.874 m”
Trang 40Trong đó :
- Diện tích phòng thí nghiệm , nhà xưởng : 8.433m7
- Hệ thống cây xanh rất nhiều vệ sinh môi trường tốt
(nguồn dữ liệu: Ban Quản lý dự án trường , 06/2013) Bảng 2.2: Cơ sở vật chất trường CĐKT Lý Tự Trọng TP.HCM
2 Phòng học chuyên môn, thí nghiệm Ø7 phòng