1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp quản lý đào tạo sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học y khoa phạm ngọc thạch, thành phố hồ chí minh

99 651 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 26,09 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN DO NHU HAN

MOT SO GIAI PHAP QUAN LY DAO TAO SAU DAI HOC THEO HE THONG TIN CHI O TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHAM NGOC THACH,

THANH PHO HO CHI MINH

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC

Trang 2

NGUYEN DO NHU HAN

MOT SO GIAI PHAP QUAN LY DAO TAO

SAU DAI HOC THEO HE THONG TIN CHI O

TRUONG DAI HOC Y KHOA PHAM NGOC THACH, THANH PHO HO CHI MINH

Chuyén nganh: Quan lý giáo dục Mã sô: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG

Trang 3

3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu -2 2¿+222++22E+222E122221127212271222221 x2, 3 4 Giả thuyết khoa học . - 22222 22222222211122222122221111221111122111112211 1c eye 3 bà o6 »š" 3 6 Phương pháp nghiên CỨU - 11 S12 1 E122 HH hy 3 7 Đóng góp luận văn - - + 12t S2121212532121211211212111111111111111111 201111 HH 4

§ Cấu trúc luận văn -:-222+222222+22221112222111122211122111122711 21 eccrrrei 4

CHƯƠNG 1 : CG SG LY LUAN CUA VAN DE QUAN LY DAO TAO SAU DAI HOC THEO HE THONG TIN CHI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC -scczscczez 6 1.1 Lịch sử vấn đề mghiénn Ctr eseeessecsssssssssseessssusssvssssnssseessusstnnssessestesetnesuesee 6 1.1.1 Trên thế giới 1.1.2 Ở Việt Nam 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài © œ 1ð" o

1.2.1 Tín chỉ và đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ

1.2.2 Quản lý và quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ

1.2.3 Giái pháp và giải pháp quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ

1.3 Khái quát về đào tạo theo hệ thống tín chỉ -:2222222222222EE22tirzrzrzzze2 17

1.3.1 Đặc trưng của đào tạo theo hệ thống tín chỉ 2.22222222222222 zze 17 1.3.2 Ưu thế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ -2222222222E22E22222227 22 18

1.3.3 Những điều kiện của đào tạo theo hệ thống tín chỉ -.¿cc-ccccssccssxsrcccs 20

1.4 Một số vấn đề về quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tin chi ở trường đại học21

1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học

Trang 4

NGOC THACH, THANH PHO HO CHI MINH 0 cesccssssssesssssessessesssessessesssesseseeees 32

2.1 Khai quát về Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh.32 2.1.1 Quá trình phát triển -2¿2222+++22221122221111221112221112 22112 ccee 32

2.1.2 Quy mô đào tạo - 1212121 1212121211212111121112111201 111111 Hư 34

PP So on 37

2.1.4 Cơ sở vật chất s s1 2E1 1122121211211 E12 38 2.2 Thực trạng quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh 22222222 40 2.2.1 Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về đào tạo theo hệ thống tín chỉ - -2-22222+222E222222211112211111222111222221222711122111 21.11 cty 41 2.2.2 Công tác lập kế hoạch đào tạo - - ss S221 t2 12a 43 2.2.3 Công tác phát triển đội ngũ Giảng viên ©2222 22 2222122221 cxrex 44

2.2.4 Công tác quản lý việc xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo 47

2.2.5 Công tác quản lý tổ chức hoạt động đào tạo . -2 49 2.2.6 Công tác quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Sau đại học 51 2.2.7 Công tác kiêm tra và đánh giá hoạt động đào tạo ¿ 33 2.3 Nguyên nhân của thực trạng -¿ ¿55t St StSt SE ớ, 54 2.3.1 Nguyên nhân thành công - - +: ¿5+ S2S2E2ESEEEEEE+EEEEEEEEExrxrxrrrsrre 54 2.3.2 Nguyên nhân hạn chế 22+2222+222+22EE1222EE2222122221122212222 21 ze 55 Tiểu kết chương 2 2222 S22222222225112211122711227111111227112211122122.2122222 xe 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÍ DAO TAO SAU DAI HOC THEO HE THONG TIN CHI G TRUGNG DAI HOC Y KHOA PHAM NGOC THACH,

¡on .,.Ô 57

Trang 5

Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM - - 5c St St E SE SE gHư re, 58 3.2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ CB, GV của nhà Trường về sự cần thiết phải quan lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ . 2-5722 58 3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp .- S222 S2srrrrrererse 58 3.2.1.2 Nội dung và cách thực hiện giải pháp .- - 5-5-5 s+xss+ 58 3.2.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường ;)s86.01.Li08)/-.10,719.89555i0) 0 60 3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp . - S2 St EE go 60 3.2.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp -. - -5-5-+ 60 3.2.3 Tổ chức chặt chế công tác đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM 5-25: 2225*2*2*££vxvxzvzvzrxrs 62 3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp 5 tt rrrrrrrrrrrrrrrrrrerrree 62 3.2.3.2 Nội dung cách thức thực hiện của giải pháp - 5: 63 3.2.4 Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM .- -: 65 3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp ¿Sàn nh nh HH 65 3.2.4.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp - 5-5: 55+ 65 3.2.5 Phát triển đội ngũ GV và khuyến khích đổi mới phương pháp đạy học 66 3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp . c2 2 32th Hee 66 3.2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp . ¿5:5 c5: 5+ 67 3.2.6 Đảm bảo các điều kiện cho việc quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM -¿- + 5:5+s+s*s+ 69 3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp .- -cc St nh re 69 3.2.6.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 5-5-5 s+ccc<s+ 69

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp - - 71

Trang 6

KET LUAN VA KIEN NGHỊ

Ve Qt Un cece ccecceccccccccscecssessucessessussssessussssessvessvessvesssesssessvsssetssvessussssesssessvesasessseees 79

2 Kiến nghị 2222-222222222211122221111221112222212222111222111112011120122 re 80

2.1 Đối với Bộ GD-DT, BO Y V6 vicccecccecccessccsscesssesssessseessesseessessssessessssesenessseseees 80

2.2 Đối với Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch c5 2c cxsxsrssrexres 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22-52 221211 EE12211212711211211211 211211 E112xEerte 81

Trang 7

đào tao theo hệ thống tím CHhỉ (5 S122 12122121121 12121 1218121111111 1181211111011 1111 re 41 Bảng 2.2: Đánh giá về công tác Lập kế hoạch đào tạo - 2z 52cz2czsccs>s 4 Bảng 2.3: Số lượng GV theo trình độ, cơ hữu và kiêm nhiệm . - 45

Bảng 2.4: Đánh giá về công tác phát triển đội ngũ GV -c-ccccce 46

Bảng 2.5: Đánh giá về công tác quản lý việc Xây dựng, thực hiện chương trình 47 Bảng 2.6: Đánh giá về công tác quản lý tổ chức hoạt động đào tạo 49

Bảng 2.7: Đánh giá về công tác quán lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Bảng 2.8: Đánh giá về công tác Kiểm tra và đánh giá hoạt động đào tạo

Bang 3.1: Thống kê kết quả khảo sát tính cần thiết của các giải pháp quán lý đã đề

`! 72

Bảng 3.2: Thống kê kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lí 74

Bảng 3.1: Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 76

DANH MỤC BIÊU ĐỎ

Biểu đồ 3.1 Đánh giá về mức độ cần thiết của các giải pháp -. 73

Biểu đồ 3.2 Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp -©22ccc+52cse2 75

Trang 8

ơn tới Ban Giám Hiệu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nơi đã cho phép tôi được đi học, luôn ủng hộ và tao điều kiện về vật chất cũng như tỉnh

than trong thời gian học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo, Khoa sau

đại học, các Thầy giáo, Cô giáo ở trường Đại học Vĩnh đã quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Phạm Minh Hùng, Người đã luôn tận tình giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hồn thành luận văn này

Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị HV Sau đại học, đã cùng chung sức đóng góp ý kiến, giúp đỡ, động

viên tôi trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu luận văn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, song trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn, các Thầy giáo, Cô giáo và các Bạn đồng nghiệp đề nội dung nghiên cứu của đề tài hồn thiện hơn

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, thang 08 nam 2013 Tác giả luận văn

Trang 10

vực: kinh tế tồn cầu hố, quan hệ quốc tế, khoa học, công nghiệp, y tế và

giáo dục có rất nhiều chuyền biến Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, con người trong thế kỷ mới không ngừng có nhu cầu trao đôi kinh nghiệm của mình nhằm đóng góp vào qui trình phát triên thế giới

Thế giới hiện đại luôn công nhận tầm quan trọng của giáo dục đại học

cũng như tầm quan trọng của giáo duc Sau dai hoc, noi HV tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua các chương trình học được sắp xếp có hệ thống Thế giới đang trong tiến trình tìm tiếng nói chung ở các chương trình học, HV có thể chuyển đổi từ hệ thống giáo dục này sang hệ thống giáo dục khác mà

không gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, các nhà giáo dục, khoa học, chuyên môn và quản lý nhà nước lẫn giáo dục đại học, Sau đại học đang cố gắng lập

ra một không gian giáo dục thống nhất để HV có thê tiếp thu càng nhiều kiến

thức càng tốt Với mục đích đó, một hệ thống được gọi là “hệ thống chuyén

đổi tín chỉ ” được xây đựng và phát triển ở nhiều nước trên thế giới

Hệ thống chuyển đổi tín chỉ là một hệ thống được sử dụng cho tất cả

các thành phần (hay môn học) của một chương trình học Tất cả số lượng tín

chỉ gộp lại sẽ giúp cho HV có được bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hay một

bằng cấp chuyên môn nào đó 7 ch¿ được sử dụng để đo lường khối lượng

công việc của một HV theo các hoạt động học tập đã được lên kế hoạch như

lên lớp nghe giảng, tham dự seminar, thực tập lâm sàng hoặc tự nghiên cứu v.v Các tiêu chí này quyết định các đặc trưng cụ thể của các HTTC khác nhau trong những khoá học gần giống nhau trên thế giới

Trang 11

khang dinh qua quá trình đào tạo nhiều năm ở các trường đại học uy tín trên thế giới Và đây cũng là những bước đi quan trọng trong lộ trình đối mới giáo

dục đại học, Sau đại học

Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và

toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đề ra mục tiêu chung "Đổi mới cơ bản và toàn điện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến

cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhìu cầu học tạp của nhân dan Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiễn trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiễn trên thế giới, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ

ngiữa.” Trong nghị quyết này, chính phủ đã nêu lên nhiệm vụ và giải pháp đối mới nội dung, phương pháp và qui trình đào tạo như sau “VYảẩy đựng và thực

hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tin chi, tạo điêu kiện

thuận lợi dé người học tích lũy kiến thức, chuyên đổi ngành nghệ, liên thông, chuyên tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở ngoài nước.”

Hiện nay, một số trường đại học ở Việt Nam đã chứng minh hiệu quả và chất lượng giáo dục, cũng như đồng tình của xã hội về đào tạo theo tín chỉ

Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch cũng như các trường khác quyết tâm đổi

mới đào tạo theo tín chỉ không chỉ ở trình độ đại học mà còn ở các trình độ Sau đại học

Từ những lý đo trên, chúng tôi chon đề tài : “Một số giải pháp quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Y khoa Phạm

Trang 12

Thành phố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý đào tạo Sau đại học theo HTTC ở trường đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp quản lý đào tạo Sau đại học theo HTTC ở Trường

ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Thành phó Hồ Chí Minh 4 Gia thuyết khoa học

Có thê nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo Sau đại học theo HTTC ở Trường

ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Thành phó Hồ Chí Minh, nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đào tạo Sau đại học theo HTTC ở trường đại học

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý đào tạo Sau đại học

theo HTTC ở Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo Sau đại học theo HTTC ở

Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh 6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên cứu cụ thé sau day:

Trang 13

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thé sau đây:

-_ Phương pháp điều tra;

— Phương pháp tông kết kinh nghiệm giáo dục; — Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: — Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm Excel của Microsoft Office để xử lý số liệu thu được 7 Đóng góp luận văn 7.1 Vé mat lý luận Hệ thống hóa kiến thức về đào tạo và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học 7.2 Vé mat thực tiễn

Khảo sát thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo Sau dai hoc theo HTTC ở Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất

một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo Sau đại học theo HTTC ở

Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Mnh

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đào tạo Sau đại học theo

Trang 15

THEO HE THONG TIN CHi 06 TRUONG DAI HOC

1.1 Lịch sửvấn đề nghiên cứu

1.11 Trên thế giới

Sự hình thành và triển khai đào tạo theo HTTC được bắt đầu vào năm 1872 tai Hoa Kỳ Khi đó, Hiệu trưởng Eliot của trường đại học Harvard đã có

sáng kiến đưa ra hệ thống lựa chọn bằng cách thay đổi hệ thống chương trình

đào tạo cứng nhắc, cổ điển bằng sự lựa chọn cho các HV năm cuối, đến năm

1884 chuyên sang đo lường quá trình tiến tới một văn bằng trên cơ sở tích lũy

các môn học riêng lẻ hơn là hoàn thành bộ tiến trình học tập

Việc áp dụng HTTC sau đó trở nên khá phố biến ở nhiều trường đại học thuộc nhiều nước trên thế giới Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hầu

như trong mọi trường đại học Hoa kỳ đều áp dụng theo mô hình đào tạo của

đại học Harvard bằng việc các trường công bố trong chương trình giảng dạy

của họ, con số được xác định bởi số giờ lên lớp, giờ thực hành thí nghiệm, giờ tự học dành cho mỗi môn học trong tuần, những trình tự trong việc phân phối

các môn học, cách thức đề đạt được các văn bằng tương ứng Cũng vào những

năm đầu thế ký XX mô hình đào tạo theo HTTC lan rộng và bao trùm cả các chương trình đào tạo sau đại học “Động lực ngâm thúc đâu việc đụ nhập hệ

thống tín chỉ chỉ lựa chọn tại Hoa Kỳ có liên quan tới việc các nước phát

triển cân nhắc tìm kiếm một cấu trúc tương tự cho một hệ thống gido duc dai

hoc cia ho Yéu t6 chinh dé thôi thúc sự thay thể các chương trình giảng dạy theo nhất loạt cô điên là đòi hỏi làm cho hệ thống mêm dẻo và thích nghỉ hơn với các nhu câu hiện tại” [4: tr 9]

Trang 16

Boglona nhằm hình thành Không gian giáo đục đại học châu (Âu thống nhất vào năm 2010 Một trong những nội dung quan trọng của tuyên ngôn đó là

triển khai áp dụng HTTC trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ động hoá, liên thông hoạt động học tập của người

học trong khu vực Châu Âu và trên thế giới Sự quyết định chuyên đổi từ hệ thống đào tạo cứng nhắc, gắn với các lớp học cố định bằng hệ thống chương trình mềm dẻo đã đem lại những thành công to lớn

1.12 Ô Việt Nam

Từ khi Việt Nam có trường đại học đầu tiên đến nay nên giáo dục đại học Việt Nam có thể thấy ảnh hưởng của ba mô hình giáo dục đại học: Liên Xô, Pháp, Mỹ

Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập dưới thời nhà Lý đánh dấu

trường đại học đầu tiên Việt Nam theo mô hình Phương Đông Năm 1904,

thành lập trường Cao đẳng Y khoa theo mô hình giáo dục đại học phương Tây

được du nhập từ Pháp vào Việt Nam

Năm 1954 đến 1975, các trường đại học ở miền Bắc theo mô hình giáo dục của Liên Xô cũ, quản lý đào tạo theo niên chế, chương trình đào tạo đại

học đầy đủ thường 4 năm đến 6 năm học tập trung ngành đào tạo hẹp, chuyên sâu vào năm cuối

Ở miền Nam, một phần giáo dục đại học theo mô hình giáo dục của Pháp (như Viện đại học Sài Gòn), một phần giáo dục đại học còn lại ảnh hưởng mô

hình giáo dục của Mỹ (như Viện đại học Cần Thơ) Quản lý đào tạo theo

Trang 17

mô-năm 1987 được coi là điểm xuất phát của hàng loạt chủ trương đối mới hệ

thống đại học nước ta Năm 1988 theo chủ trương của Bộ Giáo dục & Đảo tạo nhiều trường đại học đã áp dụng nhiều hệ thống mềm dẻo - kết hợp niên chế với việc mơdun hố kiến thức theo học phần - đơn vị học trình “Hệ thống

đang được áp dụng mang nhiều yếu tố của Credit Svstem của nhiều nước trên thế giới Trong hệ thống mềm dẻo của chúng ta thuật ngữ đơn vị học trình về hinh thie tuong duong voi tir Credit (tin chi)”’ [5, tr 1]

Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đã được xác định: “Càng với sự đổi mới về mục tiêu nội dung

chương trình đào tạo, về mặt quản lý chất lượng đào tao, hai biện pháp kỹ

thuật chính sẽ được tập trung tác động là cải tiễn quản lý đào tạo theo hệ

thống học phần (học chế tín chỉ hay hệ thống tín chi) va cải tiễn các phương pháp kiêm tra đánh giá kết quả học tập cia HV” [3 tr 4]

Cũng trong những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu những năm 90 các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý như Nguyễn Minh Đường Đỗ Huân [16] Lê

Thạc Cán, Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến đã bỏ nhiều công sức

nghiên cứu, cô vũ thúc đây việc áp dụng, triển khai quá trình đào tạo mới theo

HTTC ở các trường đại học nước ta

Từ năm học 1995 - 1996, ở nước ta nhiều trường đại học đã áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ như: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Lạt, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc

gia Hà Nội Từ năm 1986 trở lại đây, trải qua những thay đổi mới về kinh tế,

Trang 18

độ khác nhau

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2L Tín chỉ và dao tao Sau dai hoc theo hé thắng tín chỉ 1.2.1.1 Tín chỉ

Tác giả Lê Viết Khuyết [4] dẫn lời của GS C James Quann của đại học

bang Washington, định nghĩa một các toàn diện về tín chỉ như sau: “7#: chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ phần thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một giáo trình cụ thể”

Theo Thông tư 10/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của HV Một tín chỉ thì được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 — 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 — 60 giờ làm tiểu

luận, bài tập lớn hoặc đỗ án, khóa luận tốt nghiệp Đối với những học phần lý

thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ HV phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân

- Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được

tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín

chỉ

- Một tiết học được tính bằng 50 phút

Như vậy, tín chỉ là đơn vị chuẩn dùng để lượng hóa khối lượng làm

việc bắt buộc của HV gồm 3 thành tố:

Trang 19

— Thời gian không giảng trên lớp (giờ bài tập, thí nghiệm, thực tập

bệnh viện );

— Thời gian tự học của mỗi HV ở nhà cho một môn học 1.2.1.2 Đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ

i) Dao tao Sau dai hoc

Pao tao, theo Tir dién Bach khoa Viét Nam, 1a quá trình tác động đến một

con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống dé chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và

khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc

phat trién xã hội, duy trì và phát triền nền van minh của loài người Đào tạo, cùng

với nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục vụ cộng đồng, là hoạt động đặc trưng của

trường đại học Đó là hoạt động chuyền giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước

Đào tạo sau đại học yêu cầu người được đào tạo phải nâng cao kiến

thức, năm vững phương pháp, có khả năng tổ chức và triển khai độc lập công trình nghiên cứu được giao Ở nước ta trong thời kỳ chiến tranh cán bộ sau

đại học được gửi ra nước ngoài đào tạo Sau khi nước nhà thống nhất, ngày

24-5-1976 Chính phú có Quyết định số 224/TTg thực hiện chế độ đào tạo trên

đại học ở trong nước nhằm tiếp tục xây dựng vững chắc đội ngũ cán bộ khoa

học có trình độ cao về chuyên môn và chính trị dé phuc vu đất nước

Mục tiêu của đào tạo sau đại học là trang bị những kiến thức sau đại

học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây đựng đội ngũ những người làm

khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học- công nghệ

Trang 20

Đào tạo Sau đại học có các hình thức đào tạo như Thạc sỹ, Tiến Sỹ và Bồi dưỡng Sau đại học Ngoài ra, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch TP.HCM do đặc trưng là đào tạo Bác sỹ đa khoa nên đào tạo Sau đại học còn

có hệ thống văn bằng do BYT cấp chứng nhận về lâm sàng: CKI, CKII, BS

Nội trú

> Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp HV nắm vững lý thuyết, có trình độ

cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát

hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo Đào

tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một năm đến hai năm học đối với người

có bằng tốt nghiệp đại học Chương trình đào tạo Thạc sỹ gồm 3 phần: Kiến thức chung: Kiến thức cơ sở và chuyên ngành; Luận văn Thạc sỹ Chương

trình đào tạo Thạc sỹ có thời lượng từ 30 - 5Š tín chỉ

> Đào tạo trình độ tiến sĩ là dao tao những nhà khoa học, có trình độ

cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên

tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ gồm ba phần: Các học phần bổ sung;

Cac hoc phan 6 trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiêu luận tong quan; Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ Mỗi học phần được thiết kế với khối

lượng từ 2 đến 3 tín chỉ Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành từ 3 đến 5 học phần với khối lượng từ 8 đến 12 tín chỉ thuộc trình độ tiến sĩ Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành từ 2 đến 3 chuyên đề tiến sĩ với khối lượng từ 4 đến 6 tín chỉ

> Chuyên khoa I là loại hình đào tạo sau đại học đặc thù của ngành y

Trang 21

trong lĩnh vực khoa học sức khỏe nhằm mục đích đào tạo nhân lực y tế có

khả năng thực hành trong một chuyên ngành rộng, bổ sung một số kiến thức

khoa học cơ bản và y dược học cơ sở đã học trong đại học để có thể tự học

vươn lên trở thành các chuyên gia y tế thực hành chuyên khoa Chương trình

đào tạo

> Chuyên khoa cấp II là bậc học tiếp theo của chuyên khoa cấp I và

BS nội trú, là bậc đào tạo cao nhất về thực hành áp dụng cho tất cả các

chuyên ngành lâm sàng và thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học

sức khoẻ, nhằm mục đích đảo tạo các chuyên gia y tế bậc cao, có khả năng

thực hành (tay nghề) giỏi trong một chuyên ngành

> Bac sỹ nội trú là loại hình đào tạo sau đại học đặc thù của ngành y tế, nhằm mục đích đào tạo các bác sỹ chuyên khoa có kiến thức khoa học cơ bản

vững, kiến thức chuyên ngành hệ thống, kỹ năng thực hành cao, chủ động giải quyết thành thạo những vấn đề chuyên môn cơ bản thuộc chuyên ngành đào tạo Đào tạo BSNT là một trong những phương thức đào tạo những chuyên gia giỏi, nhân tài trẻ của ngành y tế áp dụng cho các chuyên ngành lâm sàng,

cận lâm sảng và y học dự phòng Đây là một chương trình đào tạo đặc biệt dành riêng cho các bác sĩ mới ra trường Sau 6 năm học đại học, các BS mới ra trường, tuổi đời dưới 27 tuổi, tốt nghiệp loại khá trở lên có thể thi CH hoặc BS nội trú và chỉ được dự thi bác sỹ Nội trú 1 lần duy nhất sau khi tốt nghiệp đại học Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo kéo đài 3 năm (CH học 2 năm) thì các BS nội trú sẽ được cấp 3 bằng: Bằng BS CKI, bang Thac si y khoa, va bằng BS nội trú Chương trình học BS nội trú rất vất vả đo các BS nội trú phải

ở trong bệnh viện 24/24 với mục tiêu là trở thành người BS giỏi về lý thuyết lẫn thực hành lâm sàng

> Bồi dưỡng Sau đại học là phương thức đảo tạo không chính qui nhằm

Trang 22

thức đã học, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết đang đặt ra trong công việc và nghề nghiệp của những người đã có bằng đại học hoặc sau đại học Bồi dưỡng

sau đại học được khuyến khích tổ chức đều đặn ở các cơ sở đào tạo sau đại học

Chương trình bồi dưỡng sau Đại học được xây dựng theo yêu cầu thực

tiễn nghiên cứu sinh của khoa học và công nghệ, kinh tế-xã hội Nội dung

chương trình bồi dưỡng sau Đại học thường xuyên được đối mới và bố sung

nhằm đạt được mục đích đã đề ra Hàng năm, các cơ sở đào tạo sau đại học có

kế hoạch xây dựng chương trình, tô chức bồi dưỡng và thông báo rộng rãi về

các chương trình bồi đưỡng sau đại học của cơ sở mình

ii) Te 6 chức đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ

Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu giáo dục Lê Thạc Cán [10] thì

“;yếu kế hoạch đào tạo theo niên chế có thể ví như một tuyến đường đã được vạch sẵn cho tắt cả HỊ” (rong một khóa) đi theo trong suốt một khóa đào tạo, thì kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ là một bản đồ học tập của một hệ

thống các trì thức |ý luận và thực tiễn theo các ngành, chuyên ngành” Trên

đó, HV có thể chọn tuyến đi, cách đi, tốc độ, đạt tới mục đích của mình căn cứ vào mục đích, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu cu thé Lộ trình học tập này có thể giúp HV tự điều chính tuyến đi khi mục đích học tập của họ thay đổi theo nguyện vọng cá nhân, nhu cầu của thị trường nhân lực hoặc sự phát triển

của khoa học công nghệ

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về phương hướng, các chuẩn mực và mục tiêu đào tạo Người học chịu trách nhiệm về lộ trình cụ thể mà mình lựa chọn Học chế nay có ưu điểm là nó cho phép người học có cơ hội linh hoạt chuyển đổi ngành học hoặc học thêm một vài ngành khác, chuyên khoa,

chuyển đổi trường giữa các trường đã có thỏa thuận chuyển đổi với nhau mà

Trang 23

trọng phần tự đào tạo, tự học của người học trong quá trình đào tạo Vì vậy nó đặt ra những vêu cầu cao, chặt chẽ, liên tục về khâu kiểm tra và đánh giá

Trong khi đó học chế theo chương trình định sẵn theo niên chế xem phần giảng dạy của GV có ý nghĩa quyết định và quan trọng hơn

Các trường đại học tổ chức đào tạo theo học chế tin chi hằng năm đều

xuất bản một cuốn sách gọi là Catalog hoặc Calender, trong đó ngoài các phần giới thiệu lịch sứ thành lập và phát triển của trường, sứ mệnh của trường cơ cấu tô chức của trường, các đơn vị trong trường một phần lớn cuốn sách đành cho việc thông báo những yêu cầu mà người học phải thực hiện để được tốt nghiệp ngành đào tạo: tổng số tín chỉ phải tích lũy để được tốt nghiệp, tong số tín chỉ tối thiểu phải tích lũy hàng năm đối với người học toàn thời gian (full-time) và bán thời gian (part-time), số tín chỉ tối thiêu, tối đa được đăng ký học trong từng học kỳ; thời gian và địa điểm có thể gặp cố

vấn để hỏi ⁄ kiến trong việc xây dựng kế hoạch học tập cho mình; cách thức đăng ký học môn học hoặc rút việc đăng ký học môn học, cách kiểm tra -

đánh giá, cách xếp hạng kết quả môn học và cách tính điểm trung bình chung

v.v Cuốn sách cũng giới thiệu cụ thể từng môn học (mã số, số tín chỉ, nội

dung tóm tắt, môn tiên quyết ) đề HV nghiên cứu và đăng ký học

Những thông tin trên đây cũng được các trường đưa vào các trang Web giới thiệu trường, tiện cho HV nghiên cứu

Lớp học được tô chức theo môn học do HV đăng ký Hằng năm nhà trường công bố các môn học sẽ được tổ chức giảng dạy trong năm đó (trong

các cuốn Catalog, Bulletin, Calender nói trên) HV đăng ký học các môn học

Trang 24

học khác hoặc chờ năm học sau Nếu số HV đăng ký học một môn học quá ít,

nhà trường sẽ không tô chức đào tạo và cũng sẽ thông báo cho HV biết ngay

để chọn môn học khác

Về phía Bộ môn/Khoa sẽ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý theo dõi, kiểm tra việc các GV biên soạn, nộp đề cương chi tiết môn học và giảng dạy

Trường và khoa/Bộ môn tổ chức cho HV nhận xét về công việc giảng dạy của

GV

Về phía HV., dựa vào Catalog do nhà trường công bố, đề cương môn học do GV cấp, HV tham khảo ý kiến của GV cố vấn dé xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mình và đăng ký với khoa/trường GV đánh giá liên tục

các hoạt động học tập của HV, báo cáo cho phòng đào tao va cho HV biết;

Căn cứ vào số tín chỉ mà HV tích lũy được, nhà trường xếp HV vào loại năm (thứ nhất, thứ hai ) phù hợp theo quy định

Mỗi khoa có một đội ngũ cố vấn học tập, cố vấn học tập là những

người am hiểu cấu trúc chương trình, nội dung của các khối kiến thức có

trong chương trình, nội dung và vị trí của từng môn học được nhà trường tổ

chức giảng dạy Các cố vấn này hướng dẫn HV lựa chọn các môn học để xây dựng kế hoạch học tập riêng, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành đảo tạo, vừa phù hợp với điều kiện riêng của từng HV (năng lực, sở thích, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế) Bản đăng ký các môn học của HV phải có chữ ký

của cố vấn học tập xác nhận là đã được tham khảo ý kiến mới được nhà

trường xem xét để xếp lớp học

Trang 25

thời điểm khác nhau, tùy theo thời gian họ hoàn thành toàn bộ chương trình

học tập

Tổ chức quản lý đào tạo Sau đại học được tin học hóa tối đa bằng các

phần mềm chuyên dụng thống nhất trong toàn đơn vị đào tạo Để đảm bao liên thông, liên kết phối hợp tô chức đào tạo giữa các ngành, việc tổ chức quản lý đào tạo Sau đại học thường được tổ chức tập trung ở phòng Sau đại học của nhà trường với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp cao

1.22 Quản lý và quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ

1.2.2.1 Quan ly

Quan ly la “Hoat déng hay tac déng cé định hướng có chủ đích của chủ thé quản lô đến đối tượng quản lý trong một tô chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và

đạt được mục dich của tó chức ” [L7 tr326]

Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm

sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tô chức đề đạt được mục tiêu đặt ra

1.222 Quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tin chi

Vận dụng khái mệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể hiểu quan ly dao tạo Sau đại học ở trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của

chủ thê quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng,

Khoa, Bộ môn và từng GV) lên các đối tượng quản lý (bao gồm GV, HV cán bộ

quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường

Như vậy, nội dung quản lý đào tạo Sau đại học ở trường đại học bao gồm: — Quản lý mục tiêu đảo tạo;

Trang 26

— Quan ly hoat dong hoc cua HV;

— Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học;

— Quản lý môi trường đảo tạo;

— Quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đảo tạo

Những nội dung này trong khung cảnh quản lý đào tạo tổ chức theo học chế

tín chỉ ở trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch sẽ đòi hỏi những cách tiếp cận mới, khác biệt với đào tạo tổ chức theo niên chế

1.23 Giải pháp và giải pháp quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ

1.2.3.1 Giải pháp

Theo từ điển Tiếng Việt, giải pháp là piương pháp giải quyết một vấn đề cụ

thé nào đó như giải pháp tối ưu, giải pháp hòa bình [48, tr.373] Như vậy, so với phương pháp và biện pháp thì giải pháp mang tính vĩ mô, trong giải pháp bao hàm phương pháp và biện pháp

1.2.3.2 Gidi pháp quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ

Từ khái niệm giải pháp, ta có thể nhận thấy giải pháp quan lý đào tạo Sau dai

học theo HTTC chính là cách làm, cách giải quyết các vấn đề trong quá trình mà

chủ thể quản lý xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá các kết quả của hoạt động đào tạo nhằm tạo ra mức độ mềm déo trong

công việc cho phép người học chọn tiến độ hoàn thành chương trình đào tạo theo

khả năng của mình trong việc lựa chọn ngành học, môn học theo nguyện vọng của bản thân

1.3 Khái quát về đào tạo theo hệ thống tín chỉ

1.3.1 Đặc trưng của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

—_ Tính liên thông: đảm bảo kết nối các môn học theo các phương pháp

Trang 27

nào, chương trình nào nhưng khi nhìn vào HTTC sẽ biết kết cấu môn học ra

sao và mặt mạnh, mặt yếu của chương trình học

— Tính chủ động: qua việc lựa chọn từng loại môn và bố trí môn học,

người học chủ động xây dựng chương trình học cho mình như học môn gì, lúc nào, với ai giúp người học tự điều chinh chương trình học phù hợp với những

điều kiện của mình và người học có thể học nhanh hay muộn so với dự kiến

mà không ảnh hưởng đến chất lượng học tập hay kết quả tốt nghiệp

— Tính khoa học: HTTC gắn liền với việc phân chia các loại môn theo

logic khoa học: sự liên thông giữa các loại môn kết hợp với thời lượng cần thiết phân bố cho từng loại môn học

—_ Tính thực tiễn, linh hoạt: định kỳ nhà trường và đơn vị đào tạo có kế hoạch xem xét lại chương trình học theo hồn cảnh thực tế: mơn học nào cần thì giữ lại, môn học nào không cần thì sửa đổi hoặc bỏ

Dựa vào HTTC nhà trường va đơn vị đào tạo có thể phân chia thời gian

học dài hay ngắn do các yếu tố và đặc thù cụ thê của người học mà không ảnh

hưởng đến cấu trúc và chất lượng đào tạo 1.32 Uu thế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Theo GS Hoàng Văn Vân [36] thì lợi thế của phương thức đào tạo theo tín chỉ so với phương thức đào tạo truyền thống thể hiện như sau:

—_ Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học: trong phương thức đào tạo truyền thống một chương trình cử nhân gồm từ 200 - 210 đơn vị

học trình, mỗi đơn vị học trình gồm 15 tiết tiếp Xúc trực tiếp trên lớp giữa

giáo viên và HV (tương đương với 3000 - 3150 tiết) theo kiêu “lấy công làm

lãi”, chú trọng vào việc nhôi kiến thức của giáo viên sang HV, không tính đến

Trang 28

Đây là phương thức đưa giáo dục đại học về với đúng nghĩa của nó: người

học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhôi nhét kiến thức của người dạy, từ đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của họ

—_ Chương trình đào tạo mêm đêo và linh hoạt: trong phương thức đào

tạo theo tín chỉ, chương trình được thiết kế bao gồm một hệ thống những môn học thuộc khối kiến thức chung, những môn học thuộc khối kiến thức chuyên

ngành, những môn học thuộc khối kiến thức cận chuyên ngành Mỗi khối kiến thức đều có số lượng những môn học lớn hơn số lượng các môn học hay số

lượng tín chỉ được yêu cầu; HV có thể tham khảo giáo viên hoặc cố vấn học

tập để chọn những môn học phù hợp với mình, để hoàn thành những yêu cầu cho một văn bằng và đề phục vụ cho nghề nghiệp tương lai của mình

—_ Phản ánh được những mối quan tâm và những yêu cầu: đó là những mối quan tâm và những yêu cầu của người học như là những người sử dụng kiến thức và nhu cầu của nhà sử dụng lao động trong các tô chức kinh doanh và tô chức nhà nước

— Tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước: một khi sự liên thông được mở rộng, nhiều trường đại học công nhận

chất lượng đào tạo của nhau, người học có thé dé dang di chuyên từ trường đại học này sang học ở trường đại học kia (kế cả trong và ngồi nước) mà khơng gặp khó khăn trong việc chuyên đổi tín chí Như vậy, áp dụng phương

thức đào tạo theo tin chỉ sẽ khuyến khích sự di chuyền của HV và mở rộng sự lựa chọn học tập của họ, làm tăng độ minh bạch của hệ thống giáo dục, giúp cho việc so sánh giữa các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới được dễ

dang hon

Trang 29

học tính toán ngân sách chi tiêu, nguồn nhân lực, có lợi khơng những cho tính tốn ngân sách nội bộ mà còn cá cho việc tính toán dé xin tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ khác; nó là cơ sở để báo cáo các số liệu

của trường đại học cho các cơ quan cấp trên và các đơn vị liên quan: một khi

thước đo giờ tín chỉ được phát triển và kiện toàn, việc sử dụng nó như là một

phương tiện dé giám sát bên ngoài, để báo cáo và quản lý hành chính sẽ hiệu quả hơn

1.3.3 Những điều kiện của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Theo tác giả Lâm Quang Thiệp [33] những điều kiện cơ bản để triển

khai học chế tín chỉ ở ĐHQGHN bao gồm:

— Xây dựng được mô hình đào tạo riêng phù hợp với trình độ phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước, tương thích với cơ cấu và trình độ của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

— Nhận thức đầy đủ về đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học

—_ Có hệ thống văn bản pháp quy, tài liệu hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ

về đào tạo theo học chế tín chỉ

— Có hệ thống môn học đủ lớn và công khai hóa chương trình đào tạo dẫn tới các văn bằng

— Đổi mới phương pháp dạy học

— Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết và phát triển hệ thống học liệu

Đội ngũ cán bộ, GV giỏi chuyên môn, nghiệp vụ Cải tiền phương thức quản lý đào tạo

Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của học chế tín

Trang 30

Những điều kiện trên phải được thức hiện một cách đồng bộ, có thể sớm

hay muộn hơn nhau một chút, song không thể chờ có điều kiện này mới thức

hiện điều kiện kia

1.4 Một số vẫn đề về quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở

trường đại học

LAL Sw can thiét phải quản lý dao tao Sau dai hoc theo hệ thống tín chia trường Đại học

Sau nhiều năm đối mới và thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 — 2010”, giao dục đại học Việt Nam đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hóa về loại hình và hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ

thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy động được nhiều nguồn

lực xã hội Chất lượng giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sơ giáo

dục đại học có những chuyền biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế xã hội Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học phần lớn chiếm đại đa số được đảo tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước đã góp

phan quan trong vào công cuộc đối mới xây dựng đất nước

Đào tạo Sau đại học giữ vai trò quan trọng trong việc đảo tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, chất lượng đề đáp ứng những đòi hỏi của sự

nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, phát triển kinh tế — xã hội cho từng

địa phương và cả nước Đào tạo sau đại học còn là hạt nhân cơ bản để xây

dựng nền kinh tế tri thức Cuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri

thức từ vài thập kỷ trở lại đây càng nêu cao vai trò của đào tạo sau đại học,

không chỉ đối với các nước tiên tiến mà cả đối với tất cả các nước trên thế giới

Do đó, phát triển đào tạo Sau đại học đã trở thành chiến lược cách mạng

Trang 31

trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp phát triển, đổi mới GD - ĐT, góp phần phát triển đất nước

Thế nhưng, hệ thống đào tạo theo niên chế đã bộc lộ những mặt hạn chế

như: chương trình đào tạo được thiết kế cứng với khung thời gian đào tạo cố

định, gắn với các lớp học, các môn học cố định, hiệu quả kinh tế trong đào tạo

thấp, thiếu tính liên thông Trong khi đó, đào tạo theo HTTC là quy trình đào tạo mềm dẻo (lấy người học làm trung tâm) Chương trình đào tạo mềm dẻo đáp ứng nhu cầu đa đạng của người học Là hệ thống đánh giá quá trình chặt

chẽ, tiết kiệm và hiệu quả Thuận lợi trong việc công nhận các nội dung đào tạo từ đó tạo tiền đề trong việc xúc tiến quá trình hội nhập và quốc tế hóa trong giáo dục đại học Do đó, việc đào tạo theo HTTC ở hệ Sau đại học là

điều phù hợp và cân thiết

142 Mục tiêu, yêu câu, nội dung quan lj dao tao Sau dai hoc theo hệ thống tín chỉ

1.4.2 1 Mục tiêu của quản by công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Mục tiêu của quản lý công tác đào tạo theo hệ thống tín là đem lại cho HV và cho nhà trường sự linh hoạt nhiều hơn trong nội dung của khóa học, làm cho việc cập nhật nội dung chương trình đào tạo đễ dàng hơn và nhanh

chóng hơn bằng cách cho phép cá nhân có thê thay đổi môn học (thêm hoặc bớt hay cập nhật các môn), và cho phép các trường nhanh chóng điều chỉnh số HV trong từng ngành mà họ đảo tạo Trong đảo tạo theo học phần — niên chế, HV phải học theo tất cả những gì nhà trường sắp đặt, không phân biệt HV có

điều kiện, năng lực tốt, hay HV có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu Ngược lại, đào tạo theo HTTC cho phép HV có thể chú động học theo điều kiện và năng lực của mình Những HV giỏi có thể học theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý của nhà

Trang 32

hơn Những HV bình thường và yếu có thể kéo đài thời gian học tập trong

trường và tốt nghiệp muộn hơn

1.4.2.2 Nội dung quan |0 công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Việc chuyền đổi phương thức tô chức đào tạo đòi hỏi việc quản lý hoạt động này phải có sự thay đổi cho phù hợp Quản lý hoạt động đào tạo trong HTTC cần tập trung 7 nội dung sau đây:

—_ Quản lý việc xây dựng, thực thi chương trình đào tạo từ khâu thiết kế, thấm định các cấp, ban hành, triển khai, đánh giá, định kỳ chỉnh sửa cập nhật

bổ sung chương trình

— Quản lý xây dựng chương trình môn học và việc triển khai tổ chức

dạy và học theo chương trình môn học đã được thấm định và ban hành, cũng

như công tác đánh giá cải tiền chương trình môn học

- Quan lý hoạt động dạy của GV đòi hỏi phải theo dõi việc xây đựng kế

hoạch giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, giám sát việc lên lớp của GV, thực hiện nội dung dạy

— Quản lý quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học, và kết

quả của toàn bộ khóa đảo tạo

— Quản lý quá trình học tập của HV

— Tổ chức tư vấn học tập cho HV nhằm giúp HV hiểu được mục tiêu, cấu trúc, nội dung và yêu cầu chương trình, kế hoạch thực hiện chương trình

Từ đó, HV lập kế hoạch học tập chuẩn bị phương pháp học của riêng mình phù hợp với yêu cầu của triển khai chương trình theo phương thức đảo tạo theo HTTC

— Quản lý các điều kiện triển khai dạy học các môn học

Trang 33

chốt trong triển khai quá trình đào tao theo HTTC, cu thé: Căn cứ vào chương

trình môn học xây dựng kế hoạch học tập, thời khóa biếu học kỳ và năm học

phù hợp với các hình thức tô chức dạy học và yêu câu của phương thức đào tao theo hệ thống tin chi; quản lý quá trình giảng dạy của GV và học tập của HT; và quản lý quy trình kiểm tra — đánh giá kết quả học tập môn học, có thể coi đây là vấn đề cốt yếu của quản lý đào tạo cần phải làm tốt ngay từ giai đoạn đầu chuyền đối sang đào tạo theo HTTC

Đề tổ chức quản lý có hiệu quả các hoạt động trên, các khoa, tổ bộ môn, GV, phòng chức năng và cơ sở đào tạo/trường cần xác định rõ nội dung công việc cần quản lý

> Déi voi Khoa, Bộ môn và GV

- Tổ chức xây dựng và quản lý việc thực thi chương trình môn học, đây

được cho là yếu tố định hướng cho các hoạt động dạy và học, giúp GV lập kế hoạch dạy và HV lập kế hoạch học, là công cụ hữu hiệu cho quản lý hoạt

động giảng dạy và học tập

- Quản lý kế hoạch giảng dạy môn học cụ thể cho tới kế hoạch từng bài

dạy, chỉ rõ nội dung dạy, nội dung học, hình thức tô chức dạy và học, yêu cầu

của từng bài dạy Xây dựng được kế hoạch giảng dạy môn học, chúng ta đồng

thời thực hiện được bốn việc sau đây: Dạy — học cái gì (mục tiêu cụ thé); Day

— học như thế nào (phương thức dạy học); Kiêm tra đánh giá kết quả học tập ra sao (hình thức, phương pháp kiểm tra — đánh giá); và triển khai các hoạt động này khi nào (thời gian cụ thể)

- Quản lý quy trình kiêm tra —- đánh giá kết quả môn học được đặc biệt

chú trọng đến bởi lẽ làm tốt việc này chính là đã quản lý được việc dạy của

GV và học của trò Xác định hình thức kiểm tra đánh giá cho từng nội dung

Trang 34

- Quản lý hồ sơ môn học cho từng môn học gồm có chương trình môn

học, kế hoạch giảng dạy môn học, các loại tài liệu học tập cho môn học, kết qua học tập môn học (của các khóa dao tạo), đánh giá, nhận xét cua HV va

đồng nghiệp về môn học, và kết quả xứ lý thông tin phản hồi về môn học - Phối hợp với Phòng quản lý đào tạo/ bộ phận giáo vụ tổ chức đội ngũ cố vấn học tập (adviser) gồm những cán bộ, GV, những người am hiểu về chương trình, nội dung chương trình và nội dung từng khối kiến thức trong chương trình, nội dung và vị trí từng môn học mà trường tô chức giảng dạy,

hiểu biết về đào tạo theo HTTC, các quy định đối với GV, quyền lợi HV Từ

đó, có thê hướng dẫn HV lựa chọn môn học để xây dựng kế hoạch học tập

riêng cho mình vừa đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo, vừa phù hợp với điều

kiện riêng về năng lực, sở thích, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế của HV

- Quán triệt tới tất cả GV trong khoa/ tổ một việc là: tổ chức giảng dạy

và kiêm tra — đánh giá phải được thực hiện theo chương trình môn học đã được phê duyệt, không được coi chương trình môn học là hình thức, còn việc dạy lại là khác

> Doi voi Phong Sau dai hoc

Trên cơ sở chương trình môn học chuẩn bị được phê duyệt, coi đây là

công cụ dé quan lý, phối hợp chặt chẽ với các khoa, phòng đào tạo/ bộ phận

đào tạo cần triển khai các việc cụ thể sau:

- Lập kế hoạch dạy, thời khóa biểu cho môn học phù hợp với các hình

thức tổ chức dạy học đã được đề xuất trong chương trình môn học Thống

nhất kế hoạch dạy học, thời khóa biểu, kế hoạch và hình thức kiểm tra - đánh

Trang 35

- Quản lý hoạt động dạy của GV về việc học của HV có đúng với nội dung, kế hoạch triển khai nội dung và hình thức tô chức dạy đã được qui định

trong chương trình môn học hay chưa

- Quản lý quá trình kiêm tra — đánh giá môn học, giám sát hình thức, nội dung kiểm tra — đánh giá có đúng với mục tiêu môn học, thời gian của từng bài kiểm tra, thi có đúng với kế hoạch về thời gian phân bố trong chương trình môn học không

- Phối hợp với các khoa/ tổ chuyên môn và các GV tổ chức tư vấn học

tập, phô biến các qui định, yêu cầu đào tạo đối với HV

> Đối với cơ sở đào tạo/ trường

- Lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo triển khai: 7é lập các công cụ quản lý các hoạt động đào tạo; quản lý chặt chế các điều kiện để thực thì các hoạt động đào tạo trong hệ thống tín chỉ, cụ thể như sau:

- Tổ chức xây dựng các văn bản hướng dẫn, qui định về xây dựng

chương trình môn học, kế hoạch dạy học, kiêm tra đánh giá phù hợp với

phương thức đào tạo theo HTTC để giúp cho việc giám sát, quản lý chặt chẽ

các hoạt động đào tạo

- Tổ chức xây dựng các văn bản qui định chức trách GV, qui định tài chính, đề xuất các chế độ phù hợp với yêu cầu của công việc của GV trong đào tạo theo HTTC để động viên, cán bộ GV, đồng thời cần có những qui chế

tài đối với cán bộ, GV thực hiện không tốt các công việc, chức trách, nhiệm vụ được giao

- Tổ chức tập huấn, phố biến, tuyên truyền cho tất cả GV, cán bộ, HV

về các văn bản pháp qui về đào tạo theo HTTC hiện hành của trường Công

tác này cần được tô chức hàng năm vào đầu năm học đặc biệt với HV mới

Trang 36

trình” được cung cấp tới HV, cán bộ và GV, được coi là cuốn câm nang học

tập của HV, đồng thời tồn bộ thơng tin trong cuốn câm nang học tập của HV, đồng thời toàn bộ thông trong cuốn “Hướng dẫn chương trình” cững được các trường đăng tải trên trang mạng (website) của trường đề cho các đối tượng

tham gia đào tạo thuận tiện nghiên cứu

- Xây dựng phần mềm chuyên nghiệp thống nhất trong toàn đơn vị đào tạo Quản lý đào tạo trong HTTC không thê triển khai hiệu quả và thành công, nếu thiếu hệ thống phần mềm quản lý chương trình, hoạt động giảng đạy, học tap, quan ly nguoi hoc phù hợp với phương thức đào tạo

1.4.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến việc quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học

1.4.3.1 Chương trình đào tạo

Ngoài việc tuân thủ khung chương trình và phần “cứng” gồm một số

học phần bắt buộc chung của Bộ và quy định của Trường, các Khoa, Ban

chuyên môn chủ động trong việc sắp xếp, điều chỉnh, xây dựng lại nội dung chương trình đào tạo của Bộ môn sao cho đúng yêu cầu ngành đào tạo, đồng

thời phải bám sát và đảm bảo được mục tiêu đào tạo của Bộ môn và của

Trường

Tổ chức tốt cong tac dao tao theo HTTC cần biên soạn bộ đề cương chi

tiết các học phần trong đó ghi đầy đủ nội dung của học phần với các chương

mục, mục đích, yêu cầu của môn học, hình thức thi, cách đánh giá kết quả học tap của HV, giáo trình chính và các tài liệu tham khảo Các đề cương chị tiết

học phần này được công bố cho HV vào đầu mỗi học kỳ, giúp cho HV chủ

động rất nhiều trong việc tham khảo tài liệu, chuẩn bị lên lớp, tự học và thi

Trang 37

1.4.3.2 Phương pháp đạy học, phương pháp đánh giá

Chuyên từ hướng đào tạo tỉnh hoa sang hướng đào tạo đại chúng đòi hỏi phương pháp dạy — học mới; từ chỗ người học là người tiếp nhận kiến

thức thụ động trong lớp học, theo quan niệm hiện nay, người học được xem là

trung tâm của hoạt động đào tạo; phương pháp giáo dục đại học mới phải coi

trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tạo điều kiện cho người học phát triển

tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành Với quan niệm ấy, trong xây dựng nội dung chương trình giảng đạy cần chú ý xu hướng giảm bớt tinh han

lâm và tăng kỹ năng thực hành (tăng số giờ thực hành, thảo luận, xêmina, tự

học của HV hoặc tự nghiên cứu tài liệu ) Điều này giúp HV đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi ra trường

Đề có thể tiến tới việc giảm bớt giờ lên lớp lý thuyết và tăng giờ tự học, tăng tính chủ động cho HV, giúp HV phát triển tư duy sáng tạo trong học tap, GV cần cố gắng đầu tư đề thay đổi phương pháp giảng dạy, áp dụng các phần mềm dạy học, sử dụng các trang thiết bị trong hiện đại trong giảng dạy (projector, overhead, video, các phương tiện nghe nhìn ), tăng cường thảo

luận cung cấp đầy đủ giáo trình, đề cương chỉ tiết môn học, giới thiệu tài liệu

tham khảo đề HV có thể tự học ngoài giờ lên lớp

Biện pháp thống kê, điều tra xã hội học thăm dò môn học cũng cần

được chuẩn bị Việc thống kê, xứ lý những phiếu thăm dò này giúp cho các cấp quản lý đào tạo nắm bắt được tình hình tiếp thu môn học của HV, mức độ

hữu ích của môn học, qua đó bộ phận quản lý hoặc tự thân GV có thể tự điều

chỉnh phương pháp giảng dạy, nội dung bài giảng, thậm chí tác phong lên lớp cho phù hợp hơn với yêu cầu học tập của HV

Ngoài những hình thức thi, kiểm tra truyền thống như thi tự luận, vấn đáp nhà trường cần áp dụng nhiều hình thức thi cử khác giúp đánh giá được

Trang 38

tập như: cho viết tiểu luận, làm semina chuyên đề, giải quyết tình huống, làm bài thi trắc nghiệm khách quan, thi chạy bàn

Để có hiệu qua dao tạo cao, ngoài các giải pháp được thực hiện để quản

lý đầu ra, Trường cũng cần chú trọng đến việc quản lý đầu vào, đặc biệt là khâu tuyển học Điểm xét tuyển vào Trường cao cũng là một trong những yếu

tố ảnh hưởng đến quá trình và chất lượng học tập ở bậc Sau đại học của HV 1.4.3.3 Co sé vat chat dé dam bảo qua trinh dao tao theo hé thong tin

chi

Thông qua các chương trình mục tiêu và từ các nguồn vốn khác nhau (kinh phí Nhà nước, kinh phí từ quỹ học phí, kinh phí các dự án ), nhà

trường cần tăng cường mạnh khâu cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu dạy — học

ngày một phát trién và đối mới

Việc tăng cường cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để tổ chức đào tạo theo HTTC vì tổ chức lớp học của HTTC là “ớp học phan” Tổ chức đào tạo

theo niên chế thì lớp học là “⁄ớp HI” được tổ chức theo từng khoa và khoá

đào tạo, có tính tương đối ổn định để phục vụ công tác quản lý HV và để tổ chức, duy trì các học hoạt đoàn thé, phong trào thi đua, còn “lớp hoc phan "la

lớp gồm các HV đăng ký học cùng một học phần trong một học kỳ để phục vụ cho việc tổ chức giảng dạy, xếp thời khoá biểu, học và thi Nhà trường qui định số HV tối thiểu cho từng lớp, nếu số HV đăng ký học ít hơn số qui định (25 HV) thì học phần không được tổ chức giảng dạy, HV sẽ được đăng

ký lại học phần khác Thời khoá biểu của việc đào tạo theo HTTC được xếp

theo các học phân, từ 7 giờ đến 21 giờ hàng ngày nhằm thoả mãn tối đa nhu

cầu của HV đăng ký chọn lựa các học phần khác nhau

1.4.3.5 Áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý

Nếu việc ứng dụng những phát triển công nghệ thông tin được xem là

Trang 39

pháp, phương thức dạy — học đại học, thì vai trò của công nghệ thông tin cũng không thể thiếu trong việc đôi mới hệ thống quản lý đào tạo theo HTTC

Phần mềm quản lý cần được áp dụng, phát triển và được hoàn thiện thêm theo yêu cầu đào tạo để Trường đến các Khoa, Ban, Bộ môn và HV có

thể theo đối kết quả học tập của mình qua trang Web của Trường

Trang web của Trường cần được hình thành để đạt mục tiêu giới thiệu

các thông tin liên quan đến hoạt động của Trường, cơ cầu tô chức, các chương trình đào tao, các đề cương chỉ tiết hoc phan, các bài giảng của GV, các số

liệu về HV, tra cứu kết quả học tập, xem thời khóa biểu

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý đào tạo của

Trường sẽ đạt hiệu quả cao, được quy trình hóa và mang tính khoa học Các

vấn đề được giải quyết đồng bộ, chính xác và nhanh gọn Tổ chức tốt công tác quản lý đào tạo là một tiêu chí quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao

chất lượng đào tạo theo HTTC

143.6 Đội ngũ GI”

Hệ thống tín chỉ sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu của người học vì những GV nào cung cấp địch vụ tốt nhất sẽ được người học lựa chọn Người học sẽ tìm đến GV có uy tín, có học hàm, học vị cao, có nhiệt

tình và phuơng pháp giảng dạy tốt Đồng thời, thông qua quá trình lựa chọn của người học mà uy tín của GV được củng cố Những GV có uy tín sẽ có

nhiều học sinh, nhiều lớp và ngược lại Do đó, cơ sở đào tạo cần phải có đội

Trang 40

Tiểu kết chương I

Trong chương này chúng tôi đã nêu rõ lịch sử vấn đề nghiên cứu liên

quan đến đề tài Từ đó nêu khái quát về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đã làm rõ các vấn đề: Định nghĩa tín chỉ, đặc điểm chung về hệ thống tín chi, nêu lên

các ưu thế khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Đề quản lý quá trình đào tạo theo HTTC tại các cơ sở dao tạo đại học

cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định Những điều kiện này được xác lập đưới sự tác động của công tác quản lí trong các trường đại học Cụ thể là:

1 Tác động đến nhận thức và thái độ của cán bộ, GV và HV về đào tạo

theo HTTC, hình thành các kĩ năng cần thiết cho các đối tượng đề thực hiện đào tạo và quản lí đào tạo theo HTTC

2 Chỉ đạo các khoa/bộ môn đào tạo thiết kế hoàn chỉnh chương trình

đào tạo theo HTTC và xây dựng các hướng dẫn về đào tạo theo HTTC

3 Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV, cũng như quản lý HV trong quá trình học tập

4 Chỉ đạo về mặt nhân sự cho các đơn vị đủ năng lực dé dap ứng việc thực hiện đào tao theo HTTC

Ngày đăng: 29/08/2014, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w