1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn

108 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 6,94 MB

Nội dung

Tính c ấp thiết của đề tài Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Dak Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam,

Trang 1

Trương Tuấn Anh

ỨNG DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN

Chuyên ngành: Thuỷ Văn

Mã số: 108.604490.0001

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Nguyễn Quang Trung

2 PGS.TS Nguyễn Văn Thắng

Trang 2

Trương Tuấn Anh

ỨNG DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2012

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của tập thể thầy cô hướng dẫn Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy:

PGS TS Nguyễn Quang Trung, PGS TS Nguyễn Văn Thắng luôn nhiệt tình giúp

đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn

Tôi xin trân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu trường Đại học Thuỷ

Lợi, các thầy cô trong khoa Thuỷ Văn, khoa Sau đại học

Trang 4

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân Toàn bộ quá trình nghiên cứu được tiến hành một cách khoa học, các số liệu, kết quả trình bày trong

luận văn là chính xác, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 5

M Ở ĐẦU6T 1 6T

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC, S Ử DỤNG, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC6T 3 6T

1.16T 6TĐiều kiện tự nhiên của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn6T 3 6T

1.1.16T 6TVị trí địa lý6T 3 6T

1.1.26T 6TĐịa hình, địa mạo6T 4 6T

1.1.36T 6TĐặc điểm khí hậu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn6T 6 6T

1.26T 6TĐặc điểm kinh tế - xã hội6T 15 6T

1.2.16T 6TĐặc điểm kinh tế6T 15 6T

Trang 6

2.16T 6TCác công c ụ ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu6T 27 6T

2.1.1 Microsoft Office Access 276T

2.1.4 Microsoft Office Word và Excel 436T

2.26T 6TQuy trình và k ỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu6T 43 6T

2.2.1 Các cơ sở dữ liệu trên Access 436T

3.1.6T 6TXây d ựng cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn6T 55 6T

3.2.6T 6TXây d ựng cơ sở dữ liệu tập bản đồ lưu vực sông6T 59 6T

3.2.1 Các lớp bản đồ cần thiết phải xây dựng 596T

3.2.2 Kết quả đầu ra 59

Trang 7

3.4.2 Giới thiệu về ngân hàng dữ liệu 806T

3.4.3 Dữ liệu kinh tế xã hội 816T

3.4.4 Bản đồ lưu vực nghiên cứu 836T

3.4.5 Số liệu các trạm khí tượng - thủy văn 846T

3.4.6 Thư viện ảnh 856T

3.4.7 Quản lý tài liệu, báo cáo, văn bản 866T

3.5.6T 6TCác h ỗ trợ khai thác sử dụng6T 86 6T

3.5.1.6T 6THỗ trợ xây dựng các biểu đồ so sánh giữa các tỉnh, các huyện, giữa các năm

số liệu.6T 86 6T

3.5.2.6T 6THỗ trợ tính toán một vài kết quả thủy văn.6T 88 6T

3.5.3.6T 6TCho phép tắt mở thêm một số lớp bản đồ khác ngay trên ngân hàng dữ liệu.6T 89 6T

3.5.4.6T 6TXây dựng biểu đồ số liệu khí tượng – thủy văn cho từng trạm khí tượng thủy

văn trên lưu vực.6T 91 6T

3.5.5.6T 6TKết xuất số liệu khí tượng – thủy văn làm đầu vào cho một số phần mềm họ

MIKE6T 92 6T

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6T 93 6T

TÀI LI ỆU THAM KHẢO6T 95

Trang 8

DANH M ỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Vị trí địa lý lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn 3 Hình 1-2: Bản đồ địa hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn 5 Hình 1-3: Bản đồ lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Vu Gia -

Thu Bồn

7

Hình 1-4: Thiên tai lũ lụt xảy ra trên lưu vực 8

Hình 1-6: Bản đồ mô đun dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên lưu vực

sông Thu Bồn Vu Gia

11

Hình 2-9: Đưa các bảng tham gia thiết lập quan hệ Relationship 38 Hình 2-10: Thực hiện tạo kết nối giữa từng cặp bảng 39 Hình 2-11: Số liệu được nhập vào các bảng bằng tay 40

Hình 3-3: Cập nhật dữ liệu danh mục dữ liệu trong bảng CATELOGY 44 Hình 3-4: Nhập dữ liệu trong bảng COMMON_TABLE (số liệu cho cấp xã) 45 Hình 3-5: Nhập dữ liệu vào bảng COMMON_TABLE_2 (số liệu cấp tỉnh

Trang 9

Hình 3-11: Cây danh mục kinh tế xã hội 58

Hình 3-14: Click đúp vào dòng dữ liệu để chỉnh sửa 59

Hình 3-18: Hoàn tất cập nhật dữ liệu như file excel mẫu 63 Hình 3-19: Cách thức thể hiển bản đồ của MapWindow GIS 64

Hình 3-21: Trang giới thiệu chung về nội dung thông tin 66

Hình 3-23: Xây dựng biểu đồ so sánh dữ liệu giữa các năm 67 Hình 3-24: Bản đồ lưu vực được hiển thị trực tiếp trên ngân hàng dữ liệu 68 Hình 3-25: Số liệu khí tượng thủy văn của các trạm trên lưu vực 69

Hình 3-27: Tập thông tin về tài liệu, báo cáo, văn bản 70

Hình 3-29: Biểu đồ so sánh số liệu của từng huyện 71 Hình 3-30: Các thông số được tự động tính toán 72 Hình 3-31: Một vài kết quả khác được tính toán 73 Hình 3-32: Nhóm các công cụ hỗ trợ thể hiển bản đồ lưu vực song 74 Hình 3-33: Thay đổi cách thức hiển thị bản đồ 74 Hình 3-34: Biểu đồ chuỗi số liệu của từng trạm 75 Hình 3-35: Đưa số liệu vào file dữ liệu đầu vào mô hình họ Mike 76

Trang 10

N ội dung Trang

Bảng 1-1: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số trạm quan trắc 7

Bảng 1-2: Lưu lượng nước trung bình tháng nhiều năm 10

Bảng 1-3: Các công trình thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu

Bồn

14

Bảng 2-1: Các phiên bản của Microsoft Office Access 24

Bảng 2-2: Các kiểu quan hệ giữa 2 bảng dữ liệu 39

Trang 11

M Ở ĐẦU

1 Tính c ấp thiết của đề tài

Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Dak Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh

chảy vào sông Ái Nghĩa để đổ nước vào sông Hàn chảy qua tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà

Nẵng Diện tích lưu vực sông là 10.350km2, là một trong 9 hệ thống sông lớn của cả nước và

lớn nhất khu vực Trung Trung Bộ

Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn

Phần lớn diện tích lưu vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, chiếm trên 80% diện tích toàn tỉnh Quảng Nam, phần thượng nguồn nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi

Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có ranh giới với các lưu vực:

• Phía Bắc giáp lưu vực sông Cu Đê

• Phía Nam giáp lưu vực sông SêSan, sông Trà Bồng

• Phía Đông giáp biển Đông và lưu vực sông Tam Kỳ

• Phía Tây giáp với Lào

Lưu vực sông Thu Bồn và Vu Gia có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên

cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ (Sở KH&CN Quảng Nam), đến nay, toàn bộ các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn chưa được quản lý khoa học, thống nhất Đặc biệt, trong những năm gần đây các biến động về dòng

chảy như xâm thực, bồi tích, nhiễm mặn và đặc biệt là đổi dòng của hệ thống sông Vu Gia –

Trang 12

Với mục đích quản lý thống nhất tài nguyên nước lưu vực sông, đạt hiệu quả cao trong khai thác và sử dụng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây

dựng công cụ hỗ trợ quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn” đề làm Luận văn Thạc sĩ

2 M ục tiêu của đề tài

- Ứng dụng công cụ tin học, nghiên cứu, xây dựng được cơ sở dữ liệu về kinh tế - xã

hội, khí tượng – thủy văn và các tập bản đồ làm công cụ hỗ trợ quản lý và khai thác tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có hiệu quả

- Kết nối cở sở dữ liệu với mô hình toán để mô phỏng các bài toán chuyên môn phục

vụ công tác tính toán, dự báo thủy lực, thủy văn và môi trường

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khai thác số liệu , ứng dụng các phần mềm, các

tập bản đồ GIS để xây dựng ngân hàng dữ liệu lưu trữ dưới dạng bảng biểu, biểu đồ, dạng văn

bản

Phạm vi nghiên cứu: lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu để đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên nước (Tổng hợp số liệu kinh tế xã hội, khí tượng thuỷ văn)

- Phương pháp phân tích thống kê thủy văn

- Phương pháp lập trình xây dựng cơ sở dữ liệu (ngôn ngữ lập trình C#)

- Phương pháp mô hình toán thủy văn (chuẩn bị số liệu đầu vào để kết xuất cho

một số mô hình toán)

Trang 13

C HƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN

Nẵng

Hình 1-1: V ị trí địa lý lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có tọa độ địa lý khoảng 108P

0

P26’16” đến 108P

0

P44’04” độ kinh đông và từ 15P

0

P23’38” đến 15P

0

P38’43”

độ vĩ bắc Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125

Trang 14

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Quảng Nam có 14 huyện và 2 thị xã, trong đó có 08 huyện miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ và đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven

biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²) Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa

Kon Tum là một tỉnh nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ trong giới

hạn 13°55’-15°27’ vĩ độ Bắc và 107°20’ -108°32’ kinh độ Đông, phía bắc giáp

tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây

có biên giới dài 142 km giáp Attapeu, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 95 km

với Ratanakiri, Vương quốc Campuchia Kon Tum có diện tích tự nhiên 961.450 ha nhưng do phần lớn diện tích tự nhiên nằm ở phía đông dãy Trường Sơn nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ bắc xuống nam Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Cămpuchia và sông Ba chảy sang Phú Yên

1.1.2 Địa hình, địa mạo

Trang 15

Địa hình lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nhìn chung khá phức tạp, hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn) Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành Vùng đồi núi Phía Bắc là dãy núi Bạch Mã cao trên 1000m Phía Nam cũng có những dãy núi cao trên 1000m chạy

ra gần sát biển, làm thành ranh giới phân tách tỉnh Quảng Nam với Quảng Ngãi Các dãy núi cao nối liền nhau tạo thành vòng cung che chắn 3 phía Bắc, Tây và Nam của

Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu

Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang Đó là nguyên nhân tạo khả năng tập trung nước rất nhanh vào mùa mưa lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Tình trạng xói mòn bờ sông rất nghiêm trọng trong mùa lũ và khối lượng bùn tích cũng rất nhiều Sông Thu Bồn thường xuyên đổi dòng trong mùa lũ và thường xuyên thay đổi vị trí cửa sông vì khối lượng bồi tích quá lớn Nhà cửa và đất nông nghiệp dọc theo hai bờ sông bị thiệt hại mất mát vì lý do này

Trang 16

Hình 1-2: B ản đồ địa hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

1.1.3 Đặc điểm khí hậu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Do nằm ở phía nam dãy Bạch Mã và phía đông dãy Trường Sơn Nam, nên khí

hậu trong lưu vực hệ thống sông Thu Bồn cũng có đặc điểm chung của khí hậu vùng Nam Trung Bộ với mùa đông không lạnh, nắng nhiều, chịu ảnh hưởng bởi gió tây khô nóng, mùa mưa vào cuối mùa hè, đầu mùa đông

- Số giờ nắng trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ 1.800 giờ ở vùng núi cao đến hơn 2.000 giờ ở vùng đồng bằng ven biển

- Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 24 - 26P

Trang 17

1.1.3.2 Ch ế độ gió

Tốc độ gió bình quân hàng năm vùng núi đạt 0,7 ÷ 1,3 m/s, trong khi đó vùng đồng bằng ven biển đạt 1,3 ÷ 1,6 m/s Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được ở Trà My mùa hạ đạt 34 m/s trong mùa mưa đạt 25 m/s Vùng đồng bằng ven biển gió thường

mạnh hơn và đạt 40 m/s như ở Đà Nẵng khi có bão

Lượng mây tổng quan trung bình năm biến đổi trong phạm vi (5-7,7)/10 bầu

trời, có xu thế tăng dần từ đồng bằng lên miền núi

O

P = 2.800 - 3.000mm

Lượng mưa trung bình năm trung bình cho toàn lưu vực khoảng 2700 mm, trong

đó lưu vực sông Thu Bồn tính đến Giao Thủy bằng 3.590mm, lưu vực sông Vu Gia tính đến Ái Nghĩa bằng 2.760mm Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, từ tháng 5

Trang 18

(riêng vùng mưa lớn Bắc Trà My từ tháng 4), lượng mưa trung bình tháng đều lớn hơn 100mm, kéo dài đến tháng 12

B ảng 1-1: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số trạm quan trắc

Hình 1-3: B ản đồ lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Trang 19

Tổng lượng mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm tới 60 - 75% tổng lượng mưa cả năm, có xu thế tăng dần từ phía bắc vào nam và từ tây sang đông Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất vào tháng 10 (một số nơi vào tháng 11 như Bắc Trà My, ) với lượng mưa có thể tới ~ 1.000mm, chiếm 23 - 30% lượng mưa cả năm Tháng 2 (hoặc tháng 3) là tháng có lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất với lượng mưa khoảng 20 - 30mm (riêng ở Bắc Trà My là 66,7mm) 3 tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là các tháng 1,2,3 ở phần phía tây, tây nam, tây bắc lưu vực hay các tháng 2 - 4 ở các nơi khác

Sự phân phối rất không đồng đều trong năm thường gây nên hạn hán và ngập

lụt Trong mùa khô, số ngày không mưa kéo dài do đó thường xảy ra hạn hán trong vụ Đông Xuân và Hè Thu Trái lại, mùa mưa ở lưu vực sông Thu Bồn - Vu Gia và một số vùng khác ở ven biển Trung Bộ thường chỉ kéo dài trong 3- 4 tháng, lượng mưa lớn

với cường độ cao, gây nên ngập lụt ở đồng bằng hạ lưu và lũ quét ở miền núi Lũ cũng

có nguyên nhân chính gây xói lở bờ sông và thay đổi dòng chảy Trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có nhiều đoạn sông bị xói lở bồi lắng đặc biệt là đoạn sông Quảng Huế

nối giữa sông Vu Gia và Thu Bồn Xói lở bồi lắng sông Quảng Huế đã làm thay đổi phân bố dòng chảy trên sông ảnh hưởng tới dân sinh kinh tế và phát triển trong vùng đặc biệt vào mùa kiệt

Trang 20

Hình 1-4 : Thiên tai lũ lụt xảy ra trên lưu vực

Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa Vào các tháng mùa mưa độ ẩm không khí vùng đồng bằng ven biển có thể đạt 85 ÷ 88%, vùng núi có thể đạt 90 ÷ 95% Các tháng mùa khô vùng đồng bằng ven biển chỉ còn dưới mức 80%, vùng núi còn 80 ÷ 85% Độ ẩm không khí vào những ngày thấp

nhất có thể xuống tới mức 20 ÷ 30%

Bốc hơi là một nhân tố quan trọng tham gia vào chu trình thủy văn trực tiếp gây

ra sự thay đổi của dòng chảy và cân bằng nước trên lưu vực BĐKH mà hệ quả của nó

thể hiện qua sự thay đổi nhiệt độ không khí rõ rệt làm thay đổi lượng bốc thoát hơi trên

lưu vực

Lượng bốc hơi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu: nhiệt độ không khí, nắng, gió, độ ẩm, Lượng bốc hơi trung bình trên lưu vực khoảng 680 ÷ 1040mm, ở vùng núi lượng

Trang 21

bốc hơi khoảng 680 ÷ 800mm, vùng đồng bằng ven biển lượng bốc hơi khoảng 880 ÷ 1.050mm

Lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng (140-150) kcal/cmP

2

P Cân bằng

bức xạ trung bình năm khoảng (75-100) kcal/cmP

Hình 1-5: H ệ thống dòng chảy trên lưu vực

Trang 22

1.1.4.1 Dòng ch ảy

Dòng chảy sông Vu Gia – Thu Bồn chảy theo hướng Nam – Bắc, về Phước Hội sông chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc khi đến Giao Thùy sông chảy theo hướng Tây – Đông Tổng lượng dòng chảy trung bình năm của lưu vực Thu Bồn - Vu Gia

bằng khoảng 21,3.10P

9

P m3, trong đó sông Thu Bồn (tính đến Giao Thủy) bằng 10,3.10P

Lượng mưa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn khá phong phú nên dòng chảy

rất dồi dào Tuy nhiên sự phân bố dòng chảy năm trên các sông rất chênh lệch, nơi lớn

có thể gấp đôi nơi nhỏ Thượng nguồn sông Thu Bồn tại Nông Sơn có moduyn dòng

chảy lên đến 76,7 l/s/km2 Trong khi đó trên sông Vu Gia tại Thành Mỹ có moduyn dòng chảy 57.3 l/s/km2

Cũng như lượng mưa, dòng chảy sông ngòi biến đổi theo mùa: mùa lũ và mùa

cạn Mùa lũ hàng năm trên lưu vực thường chỉ kéo dài ba tháng, từ tháng 10 đến tháng

12 (nhưng cũng có năm mùa lũ bắt đầu sớm từ tháng 9 và có năm kết thúc muộn vào tháng 1 năm sau)

TT Tr ạm

M năm (l/s.k m2)

Qtb năm

Lưu lượng nước trung bình tháng (m3/s)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Trang 23

Hình 6: B ản đồ mô đun dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Thu

Ranh giới triều tùy thuộc vào độ lớn của triều, lượng nước từ thượng nguồn đổ

về và đặc điểm địa hình, thủy lực lòng sông, cửa sông Trên sông Thu Bồn, ranh giới triều có thể tới 35km cách biển Sông Vĩnh Điện chịu ảnh hưởng triều từ cửa Hàn và

Trang 24

1.1.4.2 Ch ế độ thủy văn

Mạng lưới thủy văn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn vô cùng phức tạp, có

thể thấy được điều đó qua thông tin dữ liệu sau đây:

+ Sông Thu B ồn: Có thượng nguồn là sông Tranh hay sông Tỉnh Gia bắt nguồn

từ sườn đông nam dãy Ngọc Lĩnh với độ cao trên 2000m Sông chảy theo hướng Bắc Nam đến Giao Thủy sông chảy qua vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn,

Hội An Chiều dài sông chính đến Cửa Đại là 198km, diện tích lưu vực tính đến Giao

Thủy là 3825kmP

2

P

+ Sông Vu Gia: là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn và là sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, đây là một con sông lớn dài 5.500 kmP

2

P, lưu lượng bình quân 400mP

3

P/s Lưu vực sông Vu Gia nằm bên trái sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, Hòa Vang (thuộc Đà Nẵng) và gồm nhiều nhánh sông hợp thành như sông Cái, sông Bung, sông Côn Chiều dài tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Đà Nẵng

là 204 km Phần hạ lưu, khi chảy đến Ái Nghĩa có phân lưu thành 2 nhánh chính: một

là sông Quảng Huế mang nước từ sông Vu Gia đổ vào sông Thu, dòng chính trước khi

chảy qua địa phận Đà Nẵng được chia ra phân lưu chính là sông Yên và sông Chu Bái

Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn được chia thành 2 mùa:

- Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm khoảng 65-70% tổng lượng dòng chảy năm Tháng 11 là tháng có tổng lượng dòng chảy trung bình tháng lớn nhất, chiếm khoảng 25-30% tổng lượng dòng chảy năm

- Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 9 môđuyn dòng chảy trung bình biến đổi trong phạm vi từ dưới 10 l/s.km2 đến hơn 40 l/s.km2 Trong mùa cạn thường có lũ tiểu mãn vào tháng 5, 6

Trang 25

1.1.5 Thổ nhưỡng

Với diện tích 1.040,683 nghìn ha, tình hình thổ nhưỡng Quảng Nam gồm 09

loại đất khác nhau : cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các con sông thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu Thực trạng cơ cấu sử dụng đất cho

thấy, việc sử dụng đất hiện nay chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp Trong thời gian

tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có những thay đổi về cơ cấu sử dụng đất Chính vì vậy vấn đề Quảng Nam quan tâm hiện nay là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được những đất rừng có vai trò phòng hộ và có hướng sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng , đất đồi núi và nguồn tài nguyên chưa sử dụng

1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng Các nền kinh tế trên lưu vực bao gồm: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng, du lịch và dịch vụ ngành công nghiệp Đóng góp của kinh tế khu vực trong lưu

vực như sau: nông nghiệp: 25%, công nghiệp: 37%, dịch vụ: 38% GDP của lưu vực (ICEM 2008, Kellogg Brown & Root Pty Ltd 2008) Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam đang có kế hoạch được thay đổi từ "Công nghiệp, Dịch vụ và Nông nghiệp" thành "Du

lịch, Dịch vụ, Công nghiệp và Nông nghiệp" trong giai đoạn 2015-2020 Vì vậy, nó có

ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế các tỉnh và chăm sóc môi trường phát triển du lịch

Trang 26

1.2.1.1 Công nghi ệp – Tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp thực sự đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh

tế của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và đang được đầu tư, thu hút, phát triển nhanh chóng Sản lượng công nghiệp đã tăng hơn 480% từ năm 1995 đến năm 2005 (ICEM 2008) Sản lượng công nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tục tạo ra nhu cầu năng lượng, nhu cầu này có thể được đáp ứng một phần bởi quá trình phát triển thủy điện trên lưu vực Mặc dù diện tích và dân số nhỏ, tuy nghiên Đà Nẵng lại là nơi cung

cấp một lượng lớn sản lượng công nghiệp chiếm 74% sản lượng công nghiệp của hai

tỉnh trong năm 2005

Theo kế hoạch tổng thể của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, ưu tiên mũi

nhọn của tỉnh là dành cho phát triển công nghiệp trên quy mô lớn Với mục đích đưa

Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghiệp thịnh vượng nhất của miền Trung, đẩy mạnh

tốc độ tăng trưởng cho tỉnh Quảng Nam từ 17% đến 19% từ năm 2010 đến 2015

Phát triển công nghiệp trong lưu vực này đang dẫn đến gia tăng nhu cầu về

nước, và các vấn đề liên quan đến nước như: xử lý nước thải và ô nhiễm môi trường

Nông nghiệp chiếm một phần quan trọng của nền kinh tế địa phương, với 50% dân số làm trong lĩnh vực Tuy nhiên, nông nghiệp trong lưu vực chưa phát triển nhiều như các khu vực khác của Việt Nam do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sự đa dạng và

phức tạp về địa hình, và thiên tai lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra

Vụ mùa năm 2011, toàn Tỉnh gieo trồng được 74.853 ha, tăng 3,8% so với cùng

vụ năm trước Trong đó: cây lương thực 52.054 ha, tăng 3,8%; cây chất bột có củ 7.916 ha, tăng 13,9%; cây có hạt chứa dầu 3.951 ha; cây rau đậu và hoa, cây cảnh 9.663 ha, tăng 2,4% Cây lúa cả tỉnh gieo cấy được 44.767 ha, tăng 4,0% so với cùng

vụ năm trước, trong đó: diện tích lúa gieo là 6.940 ha, chiếm 15,5% Do cơ cấu giống

Trang 27

được bố trí hợp lý, các biện pháp thâm canh khoa học, cộng với thời tiết khá thuận lợi nên năng suất lúa vụ mùa đạt khá 48,1 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha so với vụ mùa năm 2010, trong đó: năng suất lúa nước đạt 53,5 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha Sản lượng đạt 215.310 tấn, tăng 8,4% so với cùng vụ năm trước

Diện tích ngô vụ mùa đạt 7.287 ha, tăng 2,6% so với cùng vụ năm 2010; năng

suất đạt 43,7 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng đạt 31.852 tấn, tăng 4,3% Tính chung sản lượng lương thực cả năm 2011 đạt 472.836 tấn, tăng 0,9% so với năm 2010, trong đó: thóc đạt 417,224 tấn, tăng 1,1%; ngô đạt 55.612 xấp xỉ so với cùng kì Sản lượng một

số cây trồng khác vụ mùa 2011 tăng khá như: đậu các loại đạt 6.238 tấn, tăng 14,3% so

với cùng vụ năm trước; rau các loại đạt 90.340 tấn, tăng 14,5%;

Trang 28

B ảng 1-3: Các công trình thuỷ điện 4Tl ớn4T 4Ttrên4T 4Tlưu vực sông Vu4T 4TGia4T 4T-4T 4TThu B ồn

Số lượng các đề xuất kế hoạch này đã tăng lên trên 60 trong năm 2008 Bốn trong số các dự án thủy điện lớn đang được xây dựng: A Vương 1, Sông Tranh 2, Sông Côn 2, Đăk Mi 4 Trong điều kiện để dự án trung và nhỏ hai dự án đã được hoàn tất: Điện Khê (9MW) và Đại Đồng (0,6 MW), và bảy dự án đang được xây dựng

Tóm lại, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có tiềm năng lớn phát triển kinh tế,

tiềm năng phát triển thủy điện và nguồn lực con người Quá trình phát triển kinh tế nhanh trên lưu vực đã tạo ra nhiều ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và con người

sống trên lưu vực Vì vậy, tỉnh cần phải có kế hoạch cẩn thận cho sự phát triển bền

vững, mà không phải hy sinh quá nhiều đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Dự tính mức bản lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong tháng 10 năm

2011 ước tính đạt 1.838 tỷ đồng tăng 1,2% so với tháng 9, trong đó cơ sở sản xuất

trực tiếp bán lẻ ước đạt 51 tỷ đồng, tăng 1,7%; so tháng cùng kỳ năm 2010 tăng 41,5% Phân theo ngành hàng, trong tháng 10 năm 2011 hầu hết các nhóm ngành đều tăng

Trang 29

mạnh (trừ ngành du lịch lữ hành giảm 6%) Trong đó, ngành thương nghiệp tăn cao hơn mức tăng chung (+35,3%) và nhành dịch vụ tăng 35,8%

Chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong tháng 10 năm 2011 tăng nhẹ so với tháng trước, đây là tháng có tốc độ tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay, điều này

chứng tỏ chính sách bình ổn giá và kiềm chế lạm phát của Nhà nước đã có tác dụng và

hiệu quả So với tháng 12 năm trước chỉ số giá chung tăng 14,91% so với tháng 10 năm trước tăng 17,97% và bình quân 10 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 tăng 15,53%

Ngoài các nhóm hàng tăng so với tháng trước như: lương thực; may mặc, mũ nón, giầy dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; văn hoá, giải trí và du lịch; hàng hoá và

dịch vụ khác, còn lại các nhóm mặt hàng khác đều tăng chậm hơn thậm chí còn giảm

so với tháng 9/2011

Giá vàng trong tháng giảm mạnh, bình quân giảm 198 nghìn đồng/chỉ,

giảm 4,2% về chỉ số, giá bình quân tháng 10/2011 là 4.406 nghìn đồng/chỉ Trong khi đó đô la Mỹ lại tăng, chỉ số đô la Mỹ trong tháng tăng 0,05% so tháng trước, tăng 6,61% so cùng kỳ, bình quân giá 1 đô la Mỹ đổi được 20.842 đồng Việt Nam

Tình hình xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2011 trên địa bàn tỉnh có nhiều dấu

hiệu tích cực, xuất khẩu không ngừng tăng cao, nhập khẩu có xu hướng giảm rõ rệt, các mặt hàng chủ lực vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong cơ cấu chung Dự tính tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 sẽ vượt kế hoạch đã đề ra do 2 tháng cuối năm

xuất khẩu thường tăng mạnh Tính chung 10 tháng kim ngạch xuất khẩu tăng 29,8%, đạt 87,2% kế hoạch; nhập khẩu tăng 15,4% nhập siêu 232 triệu USD, bằng 85,4 % kim

ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa dự tính tháng 10/ 2011 đạt 29,7 triệu USD tăng 41,8% so

với cùng kỳ Trong đó tăng mạnh ở khu vực kinh tế Nhà nước và FDI, giảm ở khu vực

Trang 30

kinh tế tập thể Nhập khẩu hàng hóa dự tính tháng 10/ 2011 đạt 41 triệu USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ Chủ yếu tăng mạnh ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

1.2.2 Đặc điểm xã hội

Dân số lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có khoảng 1,9 triệu người trong năm

2010 Mật độ dân số của lưu vực là 183 người/kmP

2

P, thấp hơn mật độ dân số cả nước là

250 người/kmP

2

P (2008) Dân số trong độ tuổi lao động chiếm gần 50% của tổng dân số, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho lưu vực

Có thể cho rằng, xu hướng xã hội quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay là di cư

từ nông thôn ra các trung tâm đô thị lớn (ICEM 2008), và lưu vực sông Vũ Gia - Thu

Bồn không phải là ngoại lệ

Người Kinh là dân tộc chính trong lưu vực, sống chủ yếu ở ven biển và vùng đất

thấp Do điều kiện địa lý làm cho vùng cao khó khăn để dẫn nước tưới cho cây trồng, ít

nhất 50% người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh bị thiếu thực phẩm (ICEM 2008) Các hoạt động xây dựng thủy điện cũng gây ảnh hưởng lớn đến người dân tộc thiểu số

Theo niên giám thông kê thì tính đến năm 2010 toàn tỉnh Quảng Nam và Đã

Nẵng đã có 36 bệnh viện và rất nhiều phòng khám đa khoa, trạm y tế xã, phường, cơ quan Tổng số giường bệnh là hơn 6000 chiếc, trong đó chủ yếu tập trung ở các bệnh

viện lớn thuộc tỉnh Theo thống kê thì thành phố Đà Nẵng có 723 bác sĩ, 339 y sĩ, 713

y tá và 252 nữ hộ sinh, Quảng Nam có 670 bác sĩ, 1034 y sĩ, 834 y tá, 496 nữ hộ sinh, cùng với số lượng lớn cán bộ ngành dược

Với số lượng bệnh viên cùng với trang thiết bị tốt và đội ngũ cán bộ y tá, bác sĩ, dược sĩ thì điều kiện khám chữa bệnh của nhân dân địa phương tương đối thuận lợi

Trang 31

Lưu vực sông bao gồm các tỉnh, thành phố lớn đó là Quảng Nam, Đà Nẵng và Kontum Trong đó Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất

của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước Hiện nay trên địa bàn thành phố có

13 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non Theo Đề án phát triển Đại học Đà Nẵng đến năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, sắp tới trên địa bàn thành phố sẽ có thêm một số trường đại học,

viện nghiên cứu được thành lập như: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin

và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y - Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (Nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào

tạo Sau đại học

Tính đến đầu năm 2010, tỉnh Quảng Nam đang có 8 trường đại học, cao đẳng và

49 trường Trung học phổ thông Số giáo viên các trường đại học và cao đẳng là 818 người trong đó các trường công lập là 536 người Số sinh viên là 15043 người trong đó

10619 sinh viên thuộc các trường công lập

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh Kontum năm học 2009 –

lớn, lượng nước của 08 tháng mùa khô chỉ chiếm 20 đến 35% tổng lượng, do đó tình

trạng hạn hán, mặn xâm nhập sâu vào nội địa thường xuyên xảy ra, gây nhiều khó khăn

Trang 32

cho phát triển kinh tế xã hội Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng nước cho các ngành sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp cũng khác nhau

1.3.1 Khai thác, sử dụng nước trong nông nghiệp

Cho đến nay trên toàn lưu v ực sông Vu Gia – Thu Bồn đã xây dựng được 820 công trình cấp nước tưới cho nông nghiệp, trong đó có: 72 hồ chứa, 546 đập dâng, 202 trạm bơm Tổng năng lực tư ới thiết kế 45.359 ha, diện tích thực tưới là 28.569 ha đạt 62,98% năng lực thiết kế

Hồ chứa: Có 72 hồ chứa hầu hết có quy mô nhỏ, diện tích tưới ít, tập trung ở vùng trung du, được xây dựng từ những thời kỳ mới giải phóng, năng lực tưới 14.250

ha nhưng mới giải quyết được 7272 ha đạt 51,03% năng lực thiết kế

Trạm bơm: Có 202 trạm bơm điện, chủ yếu ở hạ lưu các sông Thu Bồn - Vu Gia, một số ít trạm ở sông Tuý Loan và Ly Ly có năng lực tưới thiết kế 21.047 ha nhưng mới giải quyết được 14.708 ha đạt 69,88% năng lực thiết kế

Đập dâng: Toàn lưu vực có 546 đập dâng, phục vụ tưới cho khoảng 4.049 ha đất lúa so với 5.482 ha theo thiết kế đạt 73,86%

1.3.2 Khai thác, sử dụng nước trong thuỷ điện

Trên lưu vực hiện tại có 2 thủy điện A Vương và sông Côn 2 đã phát điện, 4

thủy điện đang xây dựng là Sông Tranh 2 và Đắk Mi 4, sông Bung 2 và sông Bung 4 Theo quy hoạch đã phê duyệt trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có tới 58 công trình

thủy điện có tổng công suất TK đạt 1601,1 MW bao gồm 10 dự án do Bộ Công Nghiệp (nay Bộ Công Thương) phê duyệt bao gồm các công trình: A Vương, Sông Bung 2, sông Bung 4, sông Bung 5, Sông Tranh 1, Sông Tranh 2, Đak Mi 2, Đak Mi 4, Sông

Giằng, sông Con

1.3.3 Khai thác, sử dụng nước trong sinh hoạt và công nghệp

Trang 33

Hệ thống cấp nước trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn của thành phố hiện nay đang khai thác 132.500 m3/ ngày cho sinh hoạt và công nghiệp Bao gồm nhà máy nước Cầu Đỏ và sân bay có công suất 130.000 m3/ngày lấy nước tại sông Yên và hạ lưu sông Yên - sông Tuý Loan; Trạm cấp nước Hoà Khương có công suất 1.770 m3/ngày lấy nước từ sông Yên, thượng lưu đập An Trạch; Trạm cấp nước Hoà Quý có công suất 730 m3//ngày bơm từ nguồn nước ngầm

1.3.4 Khai thác, sử dụng nước tại các khu đô thị

Trên lưu vực hiện đang có 2 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho các khu đô

thị là nhà máy nước Cầu Đỏ và nhà máy nước Vĩnh Điện

- Nhà máy nước Cầu Đỏ công suất: 50.000 m3/ngày đêm, lấy nước từ sông Hàn

- Nhà máy nước Vĩnh Điện công suất : 6.000 m3/ngày đêm, lấy nước sông Vĩnh Điện

Các nhà máy nước trên mới đáp ứng được khoảng 60 - 70% dân đô thị được sử dụng nước máy

Theo quy hoạch sẽ nâng cấp nhà máy nước Cầu Đỏ công suất t ừ 50.000 m3/ngày đêm lên 240.000 m3/ngày đêm, lấy nước từ sông Vu Gia Xây dựng nhà máy nước Vĩnh Điện công suất: 55.000 m3/ngày đêm, nguồn nước từ sông Vĩnh Điện

1.4 Tình hình qu ản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ (Sở KH&CN Quảng Nam), đến nay, toàn bộ các dữ liệu, thông tin về tài nguyên đất và nước của hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia chưa được quản lý khoa học,

thống nhất Đặc biệt, trong những năm gần đây các biến động về dòng chảy như xâm

thực, bồi tích, nhiễm mặn và đặc biệt là đổi dòng của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn

Trang 34

là cần phải quản lý thống nhất toàn bộ tài nguyên đất và nước theo lưu vực sông, chỉ có như vậy mới khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này Năm 2005, ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn được thành lập theo quyết định

số 20/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày13 tháng 4 năm 2005

Mặc dù trên các lưu vực sông lớn ở Việt Nam đều đã có các Ban quản lý lưu

vực sông Tuy nhiên, không phải của các Ban quản lý nào cũng hoạt động hiệu quả Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự hạn chế về thẩm quyền theo luật định và nguồn ngân sách đầu tư Chức năng của các Ban quản lý này chỉ dừng ở mức tư vấn, mà không có thẩm quyền quyết định hay không có chức năng quản lý nhà nước Vì vậy, các Ban quản lý lưu vực sông không được tôn trọng bởi chính quyền nhà nước và các bên liên quan trong lưu vực, dẫn đến những hạn chế lớn trong quá trình hoạt động Chính vì vậy, vấn đề quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông cũng vướng phải nhiều

hạn chế, khó khăn

1.5 Yêu c ầu nghiên cứu để xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý lưu vực sông

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, ngành thuỷ lợi xác định mục tiêu chung: Phục vụ hiệu quả cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn và các ngành kinh tế - xã hội khác Mục tiêu cụ thể: Cấp nước phục vụ tưới cho 5.000 ha lúa và 3.000 ha hoa màu, cây trồng cạn; cấp nước nuôi trồng thuỷ sản cho 2.000 ha mặt nước; cấp nước sinh hoạt, công nghiệp 450.000 m3 ngày - đêm vào năm

2015 Duy trì dòng chảy môi trường trên các nhánh sông để phát triển dịch vụ, du lịch

và môi trường

Trước yêu cầu về việc quy hoạch, phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn nước

mà trước hết trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, mang ý nghĩa quyết định cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Trong xu hướng phát triển chung của thành

phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, nhu cầu nước ngày một tăng càng thấy rõ vai trò

Trang 35

quan trọng của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, nhưng việc quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn nước chưa thật tương xứng, nguồn nước có xu hướng cạn kiệt Đối với lưu

vực sông Vu Gia – Thu Bồn thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng trước mắt tập trung cho các yêu cầu sau:

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp việc thực hiện các dự án trồng mới đảm bảo khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn các hồ chứa nước

- Khai thác tốt các công trình hiện có và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi,

nhất là hồ chứa nước Trước mắt là hồ chứa nước Trung An - Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, đầu tư mở rộng các công trình thuỷ lợi

nhỏ, cải tiến các hệ thống tưới tiết kiệm nước, đảm bảo an toàn trong lũ, lụt

- Quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông theo đặc điểm lũ, lụt của lưu vực

- Quy hoạch khai thác tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực

- Lập các dự án đầu tư bảo vệ ổn định dòng sông như chỉnh trị, nạo vét, kè bờ

và phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường quy hoạch khai thác cát, sỏi trên sông

- Xây dựng kế hoạch phòng chống ô nhiểm nguồn nước, nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu

cầu tiêu chuẩn cho phép

Trước các yêu cầu đặt ra cần thực hiện nhanh chóng, ngoài việc phải thiết lập

một tổ chức có thẩm quyển quyết định đối với các hoạt động trên lưu vực, hay trao

thẩm quyền theo pháp luật cho các Ban quản lý lưu vực sông, cùng với việc huy động được nguồn ngân sách đầu tư để duy trì hoạt động của các tổ chức lưu vực sông Thêm vào đó cũng cần phải có các phương án xây dựng công cụ hỗ trợ cho quản lý lưu vực

Trang 36

thủy văn, bản đồ lưu vực, các bài viết, báo cáo các dự án thực hiện trên lưu vực Các công cụ này sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác quản lý điều hành cũng như bảo vệ nguồn dữ liệu của lưu vực Trong phạm vi của Luận văn “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu

bồn”, sẽ tiến hành xây dựng ngân hàng dữ liệu hỗ trợ cho công tác quản lý lưu vực sông Để xây dựng được một ngân hàng dữ liệu cần phải xây dựng được cơ sở dữ liệu

và hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý cơ sở dữ liệu, một số công cụ khác hỗ trợ trong quá trình thực hiện, các thao tác, công cụ thực hiện và kết quả sản phẩm sẽ được trình bày chi tiết hơn ở các chương sau

Trang 37

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT

2.1 Các công c ụ ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu

2.1.1 Microsoft Office Access

Microsoft Office Access, thường được gọi tắt là MS Access hoặc đơn giản là Access, là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ do hãng Microsoft giữ bản quyền Access thường được đóng gói cùng các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office và được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cài hệ điều hành Windows Theo Webster’s Unabridged Dictionary thì Access có nghĩa là truy cập, truy xuất

Các đặc điểm của Microsoft Access

- Hỗ trợ cơ chế tự động kiểm tra khóa chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị của

dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ

- Trình thông minh (wizard) cho phép người sử dụng có thể thiết kế các đối tượng trong Microsoft Access một cách nhanh chóng

- Công cụ truy vấn bằng ví dụ QBE (Query By Example) cho phép người sử dụng

thực hiện các truy vấn mà không cần quan tâm đến cú pháp của các câu lệnh trong ngôn ngữ SQL (Structure Query Language) được viết như thế nào

- Kiểu dữ liệu đối tượng nhúng OLE (Object Linking and Embeding) cho phép đưa vào trong cơ sở dữ liệu của Access các ứng dụng khác trên window như: văn bảng word, bảng tính, hình ảnh, âm thanh

- Dữ liệu được lưu trọn gói trong một tập tin duy nhất

Trang 38

- Ứng dụng có thể được sử dụng trên môi trường mạng máy tính nhiều người sử

dụng, cơ sở dữ liệu được bảo mật tốt

- Có khả năng trao đổi dữ liệu qua lại với các ứng dụng khác như word, Excel, Fox, HTML

- Kết nối trực tiếp vào hệ cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server để phát triển các ứng dụng theo mô hình chủ khách (Client/ Server)

Access cung c ấp các công cụ:

- Tạo biểu mẫu để cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo thông kê, tổng kết hay những

mẫu hỏi để khai thác dữ liệu trong CSDL

- Tạo chương trình giải bài toán quản lí

- Đóng gói cơ sở dữ liệu và chương trình tạo phần mềm quản lí vừa và nhỏ

- Tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi, chia sẻ dữ liệu trên mạng

Access có nh ững đối tượng:

Các file Access thường có phần mở rộng (đuôi) là mdb hay mdbx (nếu là MS Access 2007) Ngoài ra cũng còn có dạng khác Biểu tượng của chương trình Access là

một chiếc chìa khóa

Trang 39

Giao diện người sử dụng của Access bao gồm một loạt cửa sổ mở ra bên trong

cửa sổ chính Access Công cụ quản lý cơ sở dữ liệu của Access bao gồm các Tables (bảng), Queries (truy vấn, tìm kiếm), Forms (mẫu), Reports (báo cáo), Macro (các macro lệnh), Modules (các khai báo, thư viện chương trình con) Mỗi một đối tượng trên sẽ được hiện ra trong một cửa số riêng

Tables là công cụ xây dựng cơ sở dữ liệu trong Access Đây là đối tượng cơ

bản Mỗi bảng gồm tên bảng, trường dữ liệu (field) nhận các giá trị khác nhau (như text, number, v.v…), bản ghi (records), trường khóa (primary key) Giữa các table có liên hệ với nhau

Tables : chứa các quan hệ của CSDL Đây là thành phần chủ yếu của một tập tin Access

Queries : chứa các câu hỏi truy vấn (SQL) Đây là các yêu cầu thể hiện trong Access Nói khác đi đây là thành phần tính toán xử lý các bảng

Report : chứa khuôn mẫu báo cáo Dạng báo cáo các yêu cầu

Forms : chứa các khuôn mẫu để nhập hoặc thể hiện dữ liệu

Macro : kết nối 4 đối tượng trên thành 1 ứng dụng hoàn chỉnh mà người không

Trang 40

Select Queries : dùng để trích, lọc, kết xuất dữ liệu

Total Queries : dùng để tổng hợp dữ liệu

Crosstab Queries : dùng để tổng hợp dữ liệu theo tiêu đề dòng và cột dữ liệu

Maketables Queries : dùng để lưu kết quả truy vấn, tìm kiếm ra bảng phục vụ công tác lữu trữ lâu dài

Delete Queries : dùng để loại bỏ các dữ liệu hết hạn

Update Queries : dùng để cập nhật dữ liệu

Ngoài ra còn có Append Queries

Cho đến nay, Access đã có 8 phiên bản

Năm Phiên b ản

S ố hiệu phiên

b ản

Dùng v ới

h ệ điều hành B ộ ứng dụng Office

1992 Access 1.1 1 Windows 3.00

1993 Access 2.0 2.0 Windows 3.1x Office 4.3 Pro

1995 Access for Windows

2001 Access 2002 10 Windows 98, Me,

2007 Microsoft Office

Windows XP SP2, Vista

Office 2007 Professional, Professional Plus, Ultimate

Ngày đăng: 03/10/2014, 13:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguy ễn Trần Cầu và Nguyễn Cẩm Vân (1995), “ H ệ thông tin địa lý và xây dựng cơ s ở dữ liệu địa lý bản đồ hành chính để quản lý lãnh thổ ”, t ạp chí địa chính, trang 23- 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thông tin địa lý và xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý bản đồ hành chính để quản lý lãnh thổ
Tác giả: Nguy ễn Trần Cầu và Nguyễn Cẩm Vân
Năm: 1995
3. Lê Hu ỳnh, Lê Ngọc Nam, Vũ Bích Vân, Trần Minh Ý (2003), B ản đồ học chuyên đề , Nhà xu ất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ học chuyên đề
Tác giả: Lê Hu ỳnh, Lê Ngọc Nam, Vũ Bích Vân, Trần Minh Ý
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2003
5. Đỗ Quang Thiên, Trân Hữu Tuyên, Báo cáo: Các ki ểu xói lở bờ sông Thu Bồn và tác động của nó đến môi trường khu vực, H ội nghị khoa học công nghệ lần thứ 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo: Các kiểu xói lở bờ sông Thu Bồn và tác động của nó đến môi trường khu vực
7. Đánh giá môi trường chiến lược (dmc-sea), quy hoạch thủy điện lưu vực sông Vu Gia – Thu B ồn tỉnh Quảng Nam, B ộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, T ổng cục điện lực, Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương, Tháng 1 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá môi trường chiến lược (dmc-sea), quy hoạch thủy điện lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn tỉnh Quảng Nam
8. Nguy ễn Ngọc Bình Dương, Thái Thanh Phong, Các gi ải pháp lập trình C#, nhà xu ất b ản Giao thông Vận tải (10/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp lập trình C#
Nhà XB: nhà xuất bản Giao thông Vận tải (10/2006)
6. Trang thông tin gi ới thiệu về lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn : http://www.lucci- vietnam.info/html/vt_overview_basin.html Link
4. Quy ết định 20/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 13 tháng 4 năm 2005 về việc thành lập ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Vu Gia – Thu B ồn Khác
9. Trung tâm đào tạo mạng máy tính Nhất Nghệ, Visual Studio 2008: l ập trình C# 2008 cơ bản Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-1: V ị trí địa lý lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 1 1: V ị trí địa lý lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (Trang 13)
Hình 1-2: B ản đồ địa hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 1 2: B ản đồ địa hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trang 16)
Hình 1-4 : Thiên tai lũ lụt xảy ra trên lưu vực - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 1 4 : Thiên tai lũ lụt xảy ra trên lưu vực (Trang 20)
Hình 1-5: H ệ thống dòng chảy trên lưu vực - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 1 5: H ệ thống dòng chảy trên lưu vực (Trang 21)
Hình 6: B ản đồ mô đun dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Thu - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 6 B ản đồ mô đun dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Thu (Trang 23)
Hình 2-1: Các lo ại hình hệ thống thông tin - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 2 1: Các lo ại hình hệ thống thông tin (Trang 44)
Hình 2-4: H ộp thoại thiết kế cấu trúc bảng - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 2 4: H ộp thoại thiết kế cấu trúc bảng (Trang 56)
Hình 2-5 : Khai báo danh sách trường dữ liệu  Bước 3 : Khai báo ki ểu dữ liệu cho các trường của bảng - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 2 5 : Khai báo danh sách trường dữ liệu Bước 3 : Khai báo ki ểu dữ liệu cho các trường của bảng (Trang 57)
Hình 2-10: Th ực hiện tạo kết nối giữa từng cặp bảng - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 2 10: Th ực hiện tạo kết nối giữa từng cặp bảng (Trang 60)
Hình 3-3: C ập nhật dữ liệu danh mục dữ liệu trong bảng CATELOGY - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 3: C ập nhật dữ liệu danh mục dữ liệu trong bảng CATELOGY (Trang 66)
Hình 3-5: Nh ập dữ liệu vào bảng COMMON_TABLE_2 (số liệu cấp tỉnh theo năm) - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 5: Nh ập dữ liệu vào bảng COMMON_TABLE_2 (số liệu cấp tỉnh theo năm) (Trang 68)
Hình 3-7: D ữ liệu lớp bản đồ ranh giới huyện - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 7: D ữ liệu lớp bản đồ ranh giới huyện (Trang 70)
Hình 3-10: Thông tin thu ộc tính lớp bản đồ trạm khí tượng – thủy văn - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 10: Thông tin thu ộc tính lớp bản đồ trạm khí tượng – thủy văn (Trang 72)
Hình 3-15: Công c ụ vẽ biểu đồ - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 15: Công c ụ vẽ biểu đồ (Trang 84)
Hình 3-16: Các b ảng thuộc tính - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 16: Các b ảng thuộc tính (Trang 85)
Hình 3-18: Hoàn t ất cập nhật dữ liệu như file excel mẫu - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 18: Hoàn t ất cập nhật dữ liệu như file excel mẫu (Trang 87)
Hình 3-19: Cách th ức thể hiển bản đồ của MapWindow GIS - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 19: Cách th ức thể hiển bản đồ của MapWindow GIS (Trang 89)
Hình 3-20 : Màn hình đăng nhập vào hệ thống - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 20 : Màn hình đăng nhập vào hệ thống (Trang 90)
Hình 3-21: Trang gi ới thiệu chung về nội dung thông tin - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 21: Trang gi ới thiệu chung về nội dung thông tin (Trang 91)
Hình 3-22: Thông tin kinh t ế xã hội - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 22: Thông tin kinh t ế xã hội (Trang 92)
Hình 3-23: Xây d ựng biểu đồ so sánh dữ liệu giữa các năm - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 23: Xây d ựng biểu đồ so sánh dữ liệu giữa các năm (Trang 93)
Hình 3-24: B ản đồ lưu vực được hiển thị trực tiếp trên ngân hàng dữ liệu - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 24: B ản đồ lưu vực được hiển thị trực tiếp trên ngân hàng dữ liệu (Trang 94)
Hình 3-25: S ố liệu khí tượng thủy văn của các trạm trên lưu vực - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 25: S ố liệu khí tượng thủy văn của các trạm trên lưu vực (Trang 95)
Hình 3-27: T ập thông tin về tài liệu, báo cáo, văn bản - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 27: T ập thông tin về tài liệu, báo cáo, văn bản (Trang 96)
Hình 3-28: Bi ểu đồ so sánh giữa các năm - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 28: Bi ểu đồ so sánh giữa các năm (Trang 97)
Hình 3-29: Bi ểu đồ so sánh số liệu của từng huyện - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 29: Bi ểu đồ so sánh số liệu của từng huyện (Trang 98)
Hình 3-32: Nhóm các công c ụ hỗ trợ thể hiển bản đồ lưu vực sông - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 32: Nhóm các công c ụ hỗ trợ thể hiển bản đồ lưu vực sông (Trang 100)
Hình 3-33 : Thay đổi cách thức hiển thị bản đồ - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 33 : Thay đổi cách thức hiển thị bản đồ (Trang 101)
Hình 3-35 : Đưa số liệu vào file dữ liệu đầu vào mô hình họ Mike - ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn
Hình 3 35 : Đưa số liệu vào file dữ liệu đầu vào mô hình họ Mike (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w