III IV V VI VII V I XX XI
CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT
2.2 Quy trình và kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu
2.2.1 Các cơ sở dữ liệu trên Access
2.2.1.1 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
Trước khi đi vào xây dựng một cơ sở dữ liệu, cần tiến hành điều tra, khảo sát tình hình dữ liệu đang có và khả năng dữ liệu cần cập nhật thêm. Dựa trên nguồn dữ liệu đã điều tra ta mới xác định mục đích cơ sở dữ liệu cần lưu trữ các thông tin, trường, thuộc tính nào,.., khi đã xác định rõ mục đích của cơ sở dữ liệu thì mới tiến hành mô hình hóa cơ sở dữ liệu
Phân tích Cơ sở dữ liệu
Bước phân tích Cơ sở dữ liệu độc lập với các hệ quản trị Cơ sở dữ liệu, bước này thực hiện các công việc sau:
+ Xác định các yêu cầu về dữ liệu: Phân tích các yêu cầu dữ liệu của hệ thống để xác định các yêu cầu về dữ liệu.
+ Mô hình hoá dữ liệu: Xây dựng mô hình thực thể liên kết biểu diễn các yêu cầu về dữ liệu.
Thiết kế Cơ sở dữ liệu bao gồm:
+ Thiết kế logic Cơ sở dữ liệu: độc lập với một hệ quản trị Cơ sở dữ liệu. • Xác định các quan hệ: Chuyển từ mô hình thực thể liên kết sang mô hình quan hệ.
• Chuẩn hoá các quan hệ: chuẩn hoá các quan hệ về dạng chẩn ít nhất là chuẩn 3.
+ Thiết kế vật lý Cơ sở dữ liệu: dựa trên một hệ quản trị Cơ sở dữ liệu cụ thể. • Xây dựng các bảng trong Cơ sở dữ liệu quan hệ: quyết định cấu trúc thực tế của các bảng lưu trữ trong mô hình quan hệ.
• Hỗ trợ các cài đặt vật lý trong Cơ sở dữ liệu: cài đặt chi tiết trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu lựa chọn.
Sau khi đã xác định được phương pháp thực hiện cũng như mô hình dữ liệu cần thiết kê, ứng dụng vào Microsoft Access để thiết lập cơ sở dữ liệu theo quy trình và kỹ thuật xây dựng. Access cho phép đóng gói tất cả các thông tin, trường, thuộc tính trong cơ sở dữ liệu thành 1 file thống nhất, rất tiện lợi cho việc lập trình, truy xuất dữ liệu.
2.2.1.2 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
Xây dựng CSDL là công việc quan trọng đầu tiên trong toàn bộ qui trình phát triển một ứng dụng trên Access. Một CSDL được thiết kế và xây dựng tốt sẽ là những thuận lợi, những tự tin đầu tiên để bước vào một qui trình phát triển ứng dụng; nhưng trái lại sẽ là một thảm họa cho dự án đang phát triển: sẽ thường xuyên gặp phải những khó khăn để phải chỉnh sửa lại CSDL và tồi tệ hơn, dự án có thể phải thực hiện lại từ đầu do việc thiết kế CSDL quá kém.
Bước 1 : Lần lượt xây dựng cấu trúc từng bảng dữ liệu trong CSDL. Với mỗi bảng dữ liệu khi khai báo cấu trúc cần giải quyết các công việc sau:
- Khai báo danh sách các trường của bảng ở cột Field Name. - Chọn kiểu dữ liệu phù hợp cho các trường ở cột Data Type. - Thiết lập trường khoá cho bảng.
- Thiết lập một số khác cần thiết cho các trường như : Field Size, Format, Input Mark, Requried, Validate Rule, …
- Ghi tên bảng.
Bước 2 : Lần lượt thiết lập thuộc tính LOOKUP cho các trường một cách phù hợp. Mỗi quan hệ trên bảng thiết kế sẽ cần một thao tác thiết lập thuộc tính LOOKUP (sử dụng trình LookUp Wizard) từ trường trên bảng quan hệ nhiều sang trường bảng quan hệ một;
Bước 3 : Thiết lập các thuộc tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cần thiết cho các quan hệ tại cửa sổ Relationships (menu Tool | Relationships.. hoặc nhấn nút rên thanh công cụ);
Bước 4 : Thực hiện nhập dữ liệu cho các bảng nếu cần. Chú ý : bảng có quan hệ 1 phải được nhập dữ liệu trước bảng có quan hệ nhiều.
Quy trình để xây dựng một cơ sở dữ liệu có thể phải lặp đi lặp lại nhiều lần, do đó đòi hỏi người thực hiện phải nắm chắc kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu.
2.2.1.3 Kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu Access là một đối tượng bao gồm tập hợp các bảng dữ liệu, các kết nỗi giữa các bảng được thiết kế một cách phù hợp để phục vụ lưu trữ dữ liệu cho một ứng dụng quản lý dữ liệu nào đó. Để xây dựng một cơ sở dữ liệu ta phải dựa vào 4
bước của quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu ở trên. Với mỗi bước lại có kỹ thuật áp dụng cụ thể:
• Xây dựng cấu trúc từng bảng dữ liệu trong CSDL
Kỹ thuật áp dụng để xây dựng cấu trúc một bảng dữ liệu trên cơ sở dữ liệu Access được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thiết kê cấu trúc bảng ở chế độ Design View.
Hình 2-3: Khởi động thiết kế cấu trúc bảng
Bước 2: Khai báo danh sách tên các trường của bảng
Hình 2-5: Khai báo danh sách trường dữ liệu
Bước 4: Thiết lập trường khoá cho bảng (những bảng không có trường khoá có thể bỏ qua bước này).
Bước 5: Lưu lại cấu trúc bảng:
Hình 2-7: Đặt tên và lưu lại cấu trúc bảng
• Thiết lập thuộc tính LOOKUP cho các trường một cách phù hợp
Trong thực tế với những danh mục lên đến hàng trăm, thậm chí nhiều hơn nữa thì việc nhớ mã để nhập dữ liệu quả là khó khăn: hoặc gõ sai mã, nguy hiểm hơn gõ đúng nhưng nhầm mã. Thuộc tính LOOKUP sẽ giúp giải quyết phần nào việc khó khăn trong nhập dữ liệu trên các bảng quan hệ nhiều như vậy.
Thông thường, ứng với mỗi quan hệ 1-∞ đã được thiết kế cần phải thiết lập thuộc tính LOOKUP cho trường tham gia liên kết từ bảng quan hệ 1 sang trường tham gia liên kết của bảng quan hệ nhiều
Bước 1: Mở bảng có trường cần thiết lập LOOKUP ra ở chế độ Design View
Hinh 2-8: Thiết lập thuộc tính Lookup
Bước 3: Chọn dữ liệu cho danh sách: lựa chọn trường dữ liệu để tạo mối liên kết từ bảng quan hệ 1 sang trường tham gia liên kết của bảng quan hệ nhiều.
• Thiết lập các thuộc tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cần thiết cho các quan hệ
Một bước quan trọng trong xây dựng CSDL Access là thiết lập quan hệ các bảng trong CSDL. Làm được điều này bạn sẽ gặp được rất nhiều thuận lợi trong quá trình sử dụng.
Bước 1: Mở cửa sổ thiết lập quan hệ bởi thực đơn
Bước 3: Thực hiện tạo kết nối giữa từng cặp bảng theo thiết kế:
Hình 2-10: Thực hiện tạo kết nối giữa từng cặp bảng
Ở đây ta có thể hiểu được có 2 kiểu quan hệ giữa 2 bảng đang thiết lập: - One – To – One Kiểu 1-1
- One – To – Many Kiểu 1-∞
Tuỳ thuộc vào kiểu khoá của các trường tham gia liên kết mà Access tự xác định ra được kiểu liên kết giữa 2 bảng.
• Thực hiện nhập dữ liệu cho các bảng nếu cần
Nhập dữ liệu là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ một ứng dụng nào. Dữ liệu có thể được nhập vào CSDL bằng nhiều con đường khác nhau. Trong phần này sẽ trình bày cách nhập dữ liệu từ bàn phìm vào trực tiếp các bảng dữ liệu trong Access.
Có 2 bước để có thể nhập trực tiếp dữ liệu vào bảng:
Bước 1: Mở bảng để nhập dữ liệu.
Bước 2: Thực hiện nhập dữ liệu vào bảng đang mở bằng bàn phím.
2.2.2.1 Quy trình xây dựng bản đồ
Rà sát nguồn dữ liệu sử dụng
- Bản đồ: Bản đồ hành chính, bản đồ giao thông, thủy hệ, địa hình,… đã có với các tỷ lệ khác nhau.
- Ảnh vệ tinh: Sử dụng ảnh số, với hai loại: Ảnh tổ hợp màu tự nhiên SPOT 5 (đây là ảnh đa phổ nguyên gốc có độ phân giải 10m được tổ hợp tăng cường độ phân giải không gian với kênh toàn sắc độ phân giải 2,5m theo tổ hợp màu tự nhiên, hệ tọa độ của ảnh này đã được nắn chuyển theo hệ toạ độ quốc gia VN2000); Ảnh Landsat ETM+ (đa phổ, có 7 kênh phổ độ phân giải 30m, tăng cường với một kênh toàn sắc độ phân giải không gian 15m).
- Viễn thám: Ảnh Landsat được nắn chuyển theo ảnh SPOT về cùng hệ tọa độ quốc gia Việc xử lý VN2000., phân tích ảnh theo các phương pháp chung của kỹ thuật xử lý ảnh số viễn thám. Với phương pháp phân loại thì có kết hợp cả phân loại số có giám sát và phân loại bằng mắt thường. Xác định vị trí các điểm và tuyến khảo sát thực địa bằng GPS cầm tay theo hệ toạ độ UTM sau đó chuyển về hệ tọa độ VN2000 ví dụ như vị trí các trạm khí tượng - thủy văn, có thể sử dụng GPS để lấy tọa độ của từng trạm và đưa lên bản đồ.
Đối với nội dung chuyên đề như chế độ thủy văn, hiện trạng sử dụng đất, nếu chỉ sử dụng ảnh Landsat đa phổ, thì có thể đáp ứng được khi có tăng cường với kênh toàn sắc và với điều kiện tiến hành lập khoá giải đoán chi tiết.Trong trường hợp này có sử dụng phối hợp với ảnh SPOT 2,5m do vậy có thể xác định các quần hợp thực vật và ranh giới tốt hơn và mức độ khảo sát lập khóa ít hơn.
Tiến hành khảo sát thực địa theo tuyến và vùng. Sau khi phân tích sơ bộ ảnh viễn thám, các tuyển và khu vực khảo sát được thực hiện tại các khu vực có những khác biệt nhận biết trên ảnh để lập khoá giải đoán.
Nắn chỉnh và số hóa bản đồ
Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như AutoCad, MapInfo, MicroStation, ArcGIS,… để tiến hành nắn chỉnh tọa độ và số hóa bản đồ từ ảnh viễn thám. Hay chỉnh sửa lại các lớp bản đồ đã có từ trước cho phù hợp với hiện trạng hiện nay sau khi đã đi khảo sát thực địa. Các lớp bản đồ được đưa về cùng một hệ tọa thống nhất là VN2000.
2.2.2.2 Kỹ thuật số hóa, nắn chỉnh bản đồ
Công tác số hóa bản đồ cần có các phần mềm hỗ trợ như AutoCad, MapInfo, MicroStation, ArcGIS,… Tuy nhiên, trươc khi số hóa dữ liệu cần phải được kiểm tra kỹ càng về độ chính xác, tỷ lệ bản đồ, tọa độ bản đồ. Để số hóa một bản đồ cần được thực hiện theo các bước sau:
- Quét bản đồ thành ảnh chất lượng cao.
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tải ảnh bản đồ đã được quét. - Sử dụng công cụ của phẩn mềm để nắn chỉnh file ảnh về đúng với tọa độ
được ghi trên bản đồ.
- Kiểm tra độ sai lệch có trong giới hạn cho phép không. Nếu độ sai lệch quá cao thì cần tiến hành chia nhỏ file ảnh và sẽ số hóa theo từng file ảnh nhỏ đã được cắt, sau đó sẽ ghép lại hoàn chỉnh.
- Phân lớp đối tượng cho phù hợp với từng nét vẽ.
- Sử dụng công cụ số hóa của phần mềm để số hóa. Thực chất công việc này là dùng công cụ để tô vẽ lại từng đường nét của bản đồ, cần phải
phân biệt rõ đối tượng đó là gì để chọn đúng, tránh trường hợp bị nhầm lẫn phải chỉnh sửa về sau.
- Sau khi vẽ lại toàn bộ các đường hoặc điểm trên file ảnh, toàn bộ các đường vẽ sẽ tạo thành một bản đồ số có độ chính xác đạt yêu cầu.
- Chỉnh sửa lại các đường nét cho đúng với hình ảnh: nét đậm nhạt, nét đứt liền, màu sắc,…