Yêu cầu nghiên cứu để xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý lưu vực sông

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn (Trang 34 - 37)

III IV V VI VII V I XX XI

1.5Yêu cầu nghiên cứu để xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý lưu vực sông

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, ngành thuỷ lợi xác định mục tiêu chung: Phục vụ hiệu quả cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn và các ngành kinh tế - xã hội khác. Mục tiêu cụ thể: Cấp nước phục vụ tưới cho 5.000 ha lúa và 3.000 ha hoa màu, cây trồng cạn; cấp nước nuôi trồng thuỷ sản cho 2.000 ha mặt nước; cấp nước sinh hoạt, công nghiệp 450.000 m3 ngày - đêm vào năm 2015. Duy trì dòng chảy môi trường trên các nhánh sông để phát triển dịch vụ, du lịch và môi trường.

Trước yêu cầu về việc quy hoạch, phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn nước mà trước hết trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, mang ý nghĩa quyết định cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong xu hướng phát triển chung của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, nhu cầu nước ngày một tăng càng thấy rõ vai trò

quan trọng của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, nhưng việc quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn nước chưa thật tương xứng, nguồn nước có xu hướng cạn kiệt. Đối với lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng trước mắt tập trung cho các yêu cầu sau:

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp việc thực hiện các dự án trồng mới đảm bảo khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn các hồ chứa nước.

- Khai thác tốt các công trình hiện có và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, nhất là hồ chứa nước. Trước mắt là hồ chứa nước Trung An. - Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, đầu tư mở rộng các công trình thuỷ lợi nhỏ, cải tiến các hệ thống tưới tiết kiệm nước, đảm bảo an toàn trong lũ, lụt.

- Quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông theo đặc điểm lũ, lụt của lưu vực.

- Quy hoạch khai thác tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực.

- Lập các dự án đầu tư bảo vệ ổn định dòng sông như chỉnh trị, nạo vét, kè bờ và phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường quy hoạch khai thác cát, sỏi trên sông.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống ô nhiểm nguồn nước, nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn cho phép.

Trước các yêu cầu đặt ra cần thực hiện nhanh chóng, ngoài việc phải thiết lập một tổ chức có thẩm quyển quyết định đối với các hoạt động trên lưu vực, hay trao thẩm quyền theo pháp luật cho các Ban quản lý lưu vực sông, cùng với việc huy động được nguồn ngân sách đầu tư để duy trì hoạt động của các tổ chức lưu vực sông. Thêm vào đó cũng cần phải có các phương án xây dựng công cụ hỗ trợ cho quản lý lưu vực ụ như ngân hàng dữ liệu quản lý các số liệu kinh tế - xã hội, số liệu khí tượng

thủy văn, bản đồ lưu vực, các bài viết, báo cáo các dự án thực hiện trên lưu vực. Các công cụ này sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác quản lý điều hành cũng như bảo vệ nguồn dữ liệu của lưu vực. Trong phạm vi của Luận văn “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn”, sẽ tiến hành xây dựng ngân hàng dữ liệu hỗ trợ cho công tác quản lý lưu vực sông. Để xây dựng được một ngân hàng dữ liệu cần phải xây dựng được cơ sở dữ liệu và hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý cơ sở dữ liệu, một số công cụ khác hỗ trợ trong quá trình thực hiện, các thao tác, công cụ thực hiện và kết quả sản phẩm sẽ được trình bày chi tiết hơn ở các chương sau.

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thông tin địa lý (gis) xây dựng công cụ hỗ trợ quản lí tài nguyên nước lưu vực sông vu gia - thu bồn (Trang 34 - 37)