TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
DO TUẦN VIỆT
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN TRONG CONG TAC DAO TAO
O TRUONG CAO DANG KY THUAT LY TU TRONG THANH PHO HO CHi MINH
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC
Chuyên nganh: QUAN LY GIAO DUC Mã số: 60.14.01.14
Trang 2LỜICẢMƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban Giám hiệu
Trường Đại học Vinh va Trường Đại học Sài gòn trong thời gian học tập và nghiên cứu chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, khóa XIX: xin cảm ơn sự tận tình trong giảng dạy của các thầy cô giáo và sự tô chức sắp
xép, chu đáo, khoa học của Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại hoc Vinh trong khóa học
Qua thời gian làm luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ sự biết ơn PGS.TS Nguyễn Đình Huân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu cũng như các đồng nghiệp đang công tác tại trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh đã
động viên, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm luận văn
Xin cảm ơn sự động viên và chia sẻ của gia đình trong thời gian qua Chắc rằng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự nhận xét đánh giá, góp ý của Hội đồng khoa học đề bản thân hoàn chỉnh và củng cố thêm các vấn đề mà mình nghiên cứu trong thời gian tới
Xin chân thành cam on!
Tp.HCM, tháng 9 năm 2013
HỌC VIÊN
Trang 3DANH MỤC CÁC TU VIET TAT TRONG LUAN VAN CBQL CNTT cD cP CNXH CT CNH-HDH DH GD&DT HS-SV KT-XH KHCN NCKH ND QLGD QLĐT Cán bộ quản lý Công nghệ thông tin Cao đẳng Chính phủ Chủ nghĩa xã hội Chính trị Công nghiệp hóa hiện đại hóa Đại học
Trang 4MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khóa VIII) [3] về định hướng chiến lược phát triền GD&ĐT trong thời kỳ mới đã yêu cầu ngành giáo dục phải “đối mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy-học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh” CNTT chính là công cụ trợ giúp đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, hỗ trợ QLGD nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục
Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001, nêu rõ: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, đơi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường
lớp và hệ thống QLGD: thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá" Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Hội nghị Trung ương 6, khóa IX năm 2002,
đã đề ra 3 nhiệm vụ để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII,
trong đó có nhiệm vụ về giáo dục đào tạo là: nâng cao chất lượng, hiệu quả
GD&ĐT nhân tài Trong nhiệm vụ này, trọng tâm là đối mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ứng dụng
CNTT vào các cấp học, bậc học
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị ngày 17 tháng 10 năm 2000 [2] về việc đầy mạnh ứng dụng CNTTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đầy mạnh ứng dụng CNTT trong céng tac GD&DT, day là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phú đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 —- 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ- TTg [35]
Trang 5không làm ảnh hưởng tới thời gian dành cho nghiên cứu, sáng tạo Hiện nay,
chúng ta mới chỉ triển khai được một số dịch vụ đơn giản như e-mail, tin tức nội bộ hoặc một số thông tin quản lý đào tạo dành cho sinh viên Các trường đại học, cao đẳng cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa để triển khai một số hệ thống
dịch vụ thông tin quan trọng như: Hệ thống thông tin hành chính điện tử: hệ thống thông tin quan lý đào tạo: hệ thống thông tin trợ giúp học tập
Trong nhiều năm qua, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được chúng ta quan tâm, các phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học như máy vị tính, máy chiếu, băng, đĩa được các Nhà trường quan tâm trang bị, nhiều giáo viên đã đầu tư cho bài giảng của mình đề nâng cao chất lượng giảng dạy Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT vẫn chưa được thường xuyên và rộng khắp
Ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo được coi là một trong những giải
pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Chỉ khi nào mỗi cán bộ, giáo viên
coi việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo và đối mới phương pháp giảng
dạy như là một nhu cầu tự thân, không mang tính áp buộc từ bên trên, tự họ tìm
tòi, không ngừng đổi mới và hoàn thiện tri thức, kỹ năng áp dụng và sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực thì việc quản lý hoạt động giảng dạy mới thực sự sâu rộng, có hiệu quả và bền vững
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh là một trường được hình thành từ lâu đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ Mặc dù còn nhiều khó khăn, trường đã khắc phục vươn lên, đạt nhiều thành tích đáng kế như qui mô và chất lượng GD&ĐT có chuyển biến, công tác xã hội hoá
GD&DT duoc day manh, dan dan da dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại
hình đào tạo: đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển ứng dụng CNTT trong QLĐT, cơ sở vật chất được tăng cường Trong thành tích chung ấy của toàn ngành, có sự đóng góp không nhỏ của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự
Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được coi là trọng điểm trong việc đào tạo
Trang 6cao dang (CD), dai hoc (PH), trong cả nước, ứng dụng CNTT trong QLĐT còn tồn đọng những bất cập như tổn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng đào tao của xã hội với tiềm lực chưa tương xứng của đội ngũ giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong việc quản lý của Nhà trường cũng như trong công tác đào tạo, cầu
trúc tổ chức triển khai thực hiện còn tổn tại nhiều tầng nấc trung gian nên hạn chế tính tự chu, năng động của các thành viên và các bộ phận được ứng dụng
CNTT
Trong nhiều năm qua Trường Cao đăng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phó Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo và cải tiến phương pháp, hình thức dạy học, phù hợp cho riêng mình Những cố gắng ấy đã tạo ra những chuyền biến đáng kế trong phong trào
thi đua dạy tốt - học tốt của toàn trường
Vấn đề đổi mới ứng dụng CNTT trong Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh đã được các cấp lãnh đạo cũng như có nhiều tác gia quan tâm, nghiên cứu ở góc độ ứng dụng CNTTT trong quan ly GD&DT Tuy
vậy, vẫn còn nhiều vấn để cụ thể để việc đầy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
Tuy nhiên, phong trào ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở trường
vẫn chưa đều khắp ở các đơn vị và ở cán bộ giáo viên Nó mới chỉ dừng lại ở bề
nối của hình thức mà chưa đi vào chiều sâu của chất lượng và chưa được thường
xuyên, liên tục Nó chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi cán bộ, giáo viên
Trang 72 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác đào tạo thông qua việc ứng dụng CNTT ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thê nghiên cứu
Hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phó Hồ Chí Minh
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phó Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng một cách sáng tạo, phù hợp việc quản lý ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật thì sẽ góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, chủ yếu là những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về khoa học giáo dục, quản lý giáo dục, lý luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dao tao ở trường cao đẳng
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài bằng việc khảo sát, đánh giá việc đào tạo nói chung và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phó Hồ Chí Minh
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
Trang 8Sử dụng phương pháp điều tra để làm rõ thực trạng và các giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phó Hồ Chí Minh
6.3 Phương pháp nghiên cứu bỗ trợ
Ngoài những phương pháp nêu trên, tác giả còn dùng các phương pháp bổ trợ khác dé làm sáng tỏ thêm van đề nghiên cứu, như: Phương pháp thống kê toán học, phương pháp so sánh phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
7 Đóng góp mới của đề tài
- Luận văn làm rõ đặc trưng về mặt lý luận quản lý ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở trường Cao đăng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời luận văn cũng chỉ ra những bất cập, khó khăn trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động đào tạo của Nhà trường
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương |: Cơ sở lý luận của việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo
Chương 2: Thực trạng việc quản lý ứng dụng CNTT trong công tác dao tạo ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phó Hồ Chí Minh
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHE THONG TIN TRONG CONG TAC DAO TẠO
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nét nổi bật của bối cảnh quốc tế hiện nay là quá trình tồn cầu hố với
tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ gắn chặt với nó
là nền kinh tế tri thức Bối cảnh đó đặt ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, phải đối mặt với muôn vàn thách thức, khó khăn trong cuộc tìm kiếm các giải pháp cho phát triển
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) trong những thập niên cuối thế kỷ XX đã tạo ra khả năng và cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên phạm vi toàn cầu CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đã thúc đây tăng trưởng kinh tế làm thay đối căn bản cách quản lý, học tập làm việc của con người
Ở nước ta, CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy có
hiệu quả năng lực trí tuệ của người Việt Nam, thúc đây phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo quốc phòng, an ninh
Ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật CNTT [33] Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều
chỉnh một cách toàn diện và đầy đủ về hoạt động ứng dụng phát triển CNTT, tạo
hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển
xã hội thông tin, rút ngắn quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Luật CNTTT cùng với các văn bản của Chính Phủ, các Bộ, Ngành về ứng dụng và phát triển CNTT đã tạo điều kiện cho việc đây mạnh ứng dụng CNTT
trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu qua quan ly, day nhanh tốc độ phát triển KT-XH
Trang 10chương trình học, sử dụng CNTT và truyền thông trong hoạt động dạy và học, ứng dụng CNTT trong nhiều hoạt động GD&ĐT
Trên thế giới hiện nay, giáo dục đang được nhấn mạnh như “một lực
lượng sống còn của phát triển mỗi quốc gia” Do đó trong cuộc đua tranh vào thế kỷ XXI dường như tất cả các nước đều tìm kiếm con đường phát triển cho riêng mình là dựa vào nguồn vốn đầu tư, dựa vào tài nguyên khoáng sản, dựa
vào lợi thế vị trí địa lý, chính trị, kinh tẾ song có thể nói rằng, hầu hết các
quốc gia đều thống nhất rằng nguồn lực con người mới là quan trọng nhất và giáo dục là con đường nhanh nhất và cơ bản nhất đề phát huy nguồn lực con
người, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia
Việt Nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, nên nguồn lực con
người càng trở nên quý báu và càng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển
KT-XH, trong khi các nguồn lực khác còn hạn hẹp Vì thế, quan điểm con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển KT-XH đã trở thành
nên tảng tư tưởng của Đảng ta đề chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá(CNH-HĐH) thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội
(CNXH) Đề đạt được mục tiêu ấy, GD&ĐT và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) đặc biệt là CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng, là “Quốc sách hàng đầu”
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (TW) Đảng [4] đã nêu: Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đây sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện đề phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó ứng dụng CNTT trong quản lý và đào tạo là khâu then chốt, có vai trò quan trọng Như vay, phat trién GD&DT đồng thời “Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào
tạo” đã trở thành chiến lược cách mạng mang tính thời đại sâu sắc và đội ngũ
các nhà quản lý, nhà giáo dục là lực lượng cách mạng quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới GD&ĐT góp phần phát triển đất nước
Trang 11Nền giáo dục Việt Nam muốn vượt qua thách thức của riêng mình và cả thách thức chung của giáo dục thế giới trong bối cảnh hiện nay, hướng đến một
nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực,
nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đầy tiến bộ xã hội (XH), thì ưu tiên hàng dau là đầu tư xây dựng đội ngũ nhà giáo và đặc biệt là ứng dụng CNTTT trong quản lý đào tạo (QLĐT) và phải đặt vấn để này vào trung tâm của chiến lược “Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo” của toàn ngành
Phát triển “Ứng dụng CNTT trong quản lý công tác đào tạo” suy cho cùng là vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công tác QLĐT Đây là vấn đề hàng đầu nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường Vì vậy, để phát triển ứng dụng CNTT vào công tác QLĐT thì vấn đề then chốt là phải xem trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ
vỀ cơ cấu, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, mẫu mực về nhân cách
Điều này tùy thuộc rất nhiều vào công tác quản lý giáo dục (QLGD), từ việc
hoạch định chính sách ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, tạo ra cơ chế, qui
trình tổ chức quản lý cho đến việc giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lý Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo hiện nay ở hầu hết các cơ sở đào tạo còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&DT va phat triển KT-XH Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này như Chỉ thị 40-CT/TW của Ban chấp hành TW [4] đã nêu là “Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của CNTT” Chế độ, chính sách và đầu tư trang bị còn bat hợp lý, chưa tạo động lực đủ mạnh để day mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo
Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học: Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đối mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở
Trang 12giáo dục Phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học, tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp, xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do
khoảng cách địa lý đem lại Khuyến khích giáo viên, giáo viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính Khuyến khích trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua Website của các cơ sở GD&ĐT và qua diễn đàn giáo dục
trên Website Bộ Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning) Tổ
chức cho giáo viên, giáo viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến, tổ
chức các khóa học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học
tập cho người học
Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý GD&ĐT: Điều tra, khảo sát
hiện trạng, xác định nhu cầu nhiệm vụ về CNTT trong các cơ quan quản lý và đào tạo, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT dài hạn của ngành
Ứng dụng CNTT để triển khai thực hiện cải cách hành chính và Chính phủ (CP) điện tử, thực hiện việc chuyên phát công văn, tài liệu qua mạng Tin
học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý GD&ĐT (Bộ, sở phòng) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý GD&ĐT, thống kê giáo dục thông qua việc tích hợp
cơ sở đữ liệu
Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học trong Nhà trường theo chương trình đã ban hành Tô chức xây dựng chương trình học tin học ứng dụng theo
các mô đun kiến thức để có thể áp dụng cho nhiều cấp học một cách mềm dẻo,
thiết thực, cập nhật nội dung công nghệ mới Tích cực khai thác và đưa phần mềm mã nguồn mở vào chương trình giảng dạy CNTT Tăng cường sử dụng trực tiếp chương trình đào tạo và tài liệu bằng tiếng Anh trong giảng dạy các môn CNTT
Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, chuẩn kiến thức và kỹ năng về CNTT phù hợp từng nhóm đối tượng được bồi dưỡng là cán bộ, công chức, CBQL giáo dục, giáo viên, giáo viên và viên chức chuyên trách ứng dụng CNTT Triển khai phố biến các chuẩn kiến thức và kỹ năng về CNTT của các
Trang 13nước tiên tiến Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho đội
ngũ giáo viên và CBQL giáo dục Các khoa, phòng phải có can bộ, viên chức phụ trách ứng dụng CNTT có trình độ trung cấp chuyên nghiệp về CNTT trở lên, có giáo viên nòng cốt về ứng dụng CNTT trong dạy học các môn học Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ Xây dựng chương trình nghiên cứu về công nghệ giáo dục theo tỉnh thần áp dụng CNTT trong quá trình quản lý cũng như dạy và học
Từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐÐT chính thức đưa chỉ tiêu thi đua về
ứng dụng CNTT trở thành một tiêu chí để đánh giá và biểu dương các cơ sở giáo dục đào tạo và các cá nhân đóng góp tích cực về ứng dụng CNTT trong giáo dục Hằng năm, Bộ GD&ĐT và các sở GD&ĐT tổ chức đánh giá, xếp hạng và
khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong
việc ứng dụng CNTT và đánh giá xếp hạng Website của các cơ sở giáo dục đảo tạo 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Quan ly Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, có thê xác định những quan niệm sau:
- Là một hoạt động bắt đầu từ sự phân công, hợp tác lao động trong một
tố chức nhất định Chính sự phân công, hợp tác đó nhằm đạt được hiệu quả, năng suất cao hơn chất lượng tốt hơn, đòi hỏi phải có sự thống nhất và cần phải có người đứng đầu, chỉ huy đề phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý
- Là những hoạt động có định hướng có kế hoạch của chủ thể quản lý đến
đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm mục đích nhất
định
- Là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động
Trang 14~ Là tạo ra và duy trì các điều kiện trong một tổ chức để tạo điều kiện cho việc đạt được các mục tiêu của nó
Qua định nghĩa trên chúng ta thấy quản lý phải bao gồm các điều kiện sau:
- Chu thê quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức, là cái tạo ra hành động (hoạt động quản lý)
- Khách thể quản lý cũng có thể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức, tiếp nhận sự tác động quản lý
- Công cụ quản lý là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng dé tác động đến đối tượng quản lý
- Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý Phương pháp quản lý tương đối phong phú: Phương pháp thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính tô chức, phương pháp tình cảm, phương pháp tâm lý giáo dục
Trang 151.2.2 Quan lý giáo duc
Theo cách tiếp cận về khái niệm quản lý như đã trình bày trên, quản lý giáo dục có thê được hiều tổng quát chung như sau:
Là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi hoạt động giáo dục diễn ra là sự tác
động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con
nguoi, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ chức, hệ thống giáo dục
Mục tiêu quản lý giáo dục: là trạng thái được xác định tại một thời điểm
trong tương lai của hệ thống quản lý giáo dục bao gồm của cả đối tượng quản lý hay bộ phận cấu thành của hệ thống
Các chức năng của quản lý giáo dục: các chức năng quản lý giáo dục bao
gồm như sau: Kế hoạch hóa, Tổ chức thực hiện kế hoạch, Chỉ đạo, Kiểm tra
Các nguyên tắc quản lý giáo dục: là những quy định cơ bản, phô biến, những quy tắc cơ bản áp dụng cho toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục nhằm đảm
bảo mục đích quản lý giáo dục đề đạt mục tiêu giáo dục đã định Hệ thống các
nguyên tắc quản lý giáo dục có thể bao gồm: nguyên tắc chính trị, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc kết hợp nhà nước và xã hội, nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích, nguyên tắc kết hợp các phương pháp quản lý, nguyên tắc hiệu quả - thiết thực, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành
và theo lãnh thổ
Các phương pháp quản lí giáo dục: phương pháp quản lí giáo dục là các cách thức, con đường mà chủ thê quản lí tác động đến đối tượng quản lí nhằm
đạt được mục đích quản lí để đạt mục tiêu nhất định của hệ thống giáo dục
1.23 Quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo là hoạt động quản lý trong lĩnh vực GD&ĐT nhằm
Trang 16sở giáo dục Ngoài ra, QLGD đào tạo phải tạo được sự phát triển vững chắc, én định cho tô chức
- Đối tượng quản lý:
+ Các cán bộ, giáo viên giảng dạy và công tác trong Nhà trường + Sinh viên, học sinh Nhà trường đa phần là các sinh viên trúng tuyển, và cán bộ công chức làm việc trong Nhà trường
- Chủ thê quản lý: Chủ thê quản lý đào tạo là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
~ Nội dung quản lý:
+ Hoạt động dạy học của giáo viên
+ Hoạt động học của sinh viên học sinh
- Công cụ quản lý:
Với Nhà trường: Hệ thống văn bản pháp quy, quy chế bao gồm điều lệ
nội quy, quy định của Nhà trường, các văn bản của Bộ GD&ĐT Lực lượng
tham gia quá trình quản lý chủ yếu là cán bộ và giáo viên của Nhà trường 124 Trường cao đẳng
Trường cao đẳng công lập do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các hoạt động của trường chủ yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm (Theo Điều lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo thông tư số: 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) [13]
Điều lệ này quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các trường cao đẳng
như: điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt
động, giải thể trường cao đẳng: tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế: tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ và nhân viên ( Điều 1-Điều lệ trường cao đẳng ) [13]
Vị trí của trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
+ Giáo dục mầm non
Trang 17+ Giáo dục phô thông + Giáo dục nghề nghiệp
+ Giáo dục đại học
+ Giáo dục thường xuyên
Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đăng, thuộc giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân ( Điều 42-Luật giáo dục) [32]
1.2.5 Cao đẳng kỹ thuật
Trường cao đẳng kỹ thuật là cơ sở giáo dục thuộc bậc học cao, trên trung học, nhưng thấp hơn đại học của hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo
chuyên về cách sử dụng những phương tiện lao động và những phương pháp
chế tạo ra những giá trị vật chất, trường có tư cách pháp nhân và có con dấu
riêng (Điều lệ trường cao đẳng của Bộ trưởng Bộ GD&ĐÐT ban hành)
Tóm lại, cao đẳng kỹ thuật là cấp học trong hệ thống đào tạo ở Việt
Nam, bao gồm các ngành thuộc nhóm kỹ thuật Sinh viên tốt nghiệp ra trường được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân cao đẳng Trình độ và chương trình đào tạo của cao đẳng thấp hơn đại học Tùy theo từng trường, từng chuyên ngành mà
nội dung các môn đào tạo được giảm bớt so với bậc đại học cùng chuyên ngành
1.26 Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương
tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yeu là kỹ thuật máy tính và viễn thông,
nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã
hội CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động KT-XH khác, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử-Tin học-Viễn thông và tự động hoá (Theo Nghị định 49/CP năm 2010) [49]
Trang 18Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào
các hoạt động của đơn vi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động
nội bộ giữa các đơn vi và giữa các cơ quan với nhau, cũng như trong g1ao dịch của cơ quan với các tô chức và cá nhân, giúp hỗ trợ đây mạnh cải cách
hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch
128 Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo
Theo cách tiếp cận về khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin như đã trình bày trên thì ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo sẽ được hiểu như sau:
- Làm thay đôi mô hình giáo dục: Khi đó mô hình tri thức (sử dụng máy vi tính và hệ thống mạng ) trong giảng dạy và học tập là mô hình giáo dục hiện đại nhất Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đôi trong giáo dục
- Làm thay đối chất lượng giáo dục: Giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp
cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm Công tác kiếm định được toàn diện,
kết quá kiêm định được khách quan và công khai
- Làm thay đối hình thức đào tạo: Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đối lớn về giáo dục và đào tạo Nhiều hình
thức đào tạo mới đã xuất hiện như Đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến
- Làm thay đôi phương thức quản lý: Từ khi máy tính ra đời, công nghệ thông tin phát triển, công việc quản lý đã được thay đối, chuyền từ quản lý thú công sang quản lý bằng máy tính và các thiết bị công nghệ Sự thay đối này đã mang lại hiệu quả to lớn cho Nhà trường CNTT hỗ trợ cho công tác quản lý và
điều hành của các Nhà trường trên mọi lĩnh vực: Tài chính, chuyên môn, nhân sự, học sinh, lập kế hoạch, thống kê báo cáo, tài sản, thiết bị, đồ dùng dạy học, và ra quyết định
Trang 191.29 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo giúp các nhà QLGD nắm bắt trạng thái của hệ thống một cách nhanh chóng chính xác, đáng tin cậy Thêm nữa, các hệ hỗ trợ quyết định trợ giúp thêm cho các nhà quản lý kịp thời ra được các quyết định quản lý chính xác, phủ hợp
Quan lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo là quản lý về
những lĩnh vực như: Quản lý mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo,
phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo, quản lý về đội ngũ cán bộ giáo
viên, nhân viên, về cơ sỡ vật chát
Tóm lại quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo là những cách thức tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động đào tạo của Nhà trường đạt tới kết quả cao nhất
1.3 Vai trò của công nghệ thông tin và quản lý ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác đào tạo
Sự phát triển nhanh chóng của CNTT có tác động lớn đến hệ thống GD&ĐT của mỗi quốc gia CNTT đang làm nên một cuộc đôi mới mạnh mẽ trong GD&ĐT Nó làm thay đối nội dung, phương pháp dạy và học cũng như cách thức điều hành và QLGD
Các nhà quản lý cho rằng, CNTT tác động đến GD&ĐÐT theo các lĩnh
vực: mục tiêu ứng dụng, môi trường đào tạo và công tác QLGD Trong đó,
phương pháp dạy và học chịu tác động nhiều nhất, máy tính, mạng máy tính sẽ góp phần tạo ra môi trường lý tưởng cho hoạt động của người dạy và người học trong việc mô phỏng các quá trình hay kiểm tra năng lực của người học
Bộ GD&ĐÐT đã ban hành Chỉ thị số 29/2001/BGD&ĐT [14] về tăng cường giảng day, dao tao va tng dung CNTT trong ngành giai đoạn 2001-2005
Chi thi co ghi: “Đến năm 2005, 100% các Sở GD&ĐÐT xây dựng được mạng nội
Trang 20cho các hoạt động học tập, giảng dạy, quản lý của cơ sở và của chung toàn ngành Tăng cường các thông tin ve GD&DT trên mạng thông qua các trang thông tin (Website) của Bộ và của các Sở Triển khai ứng dụng CNTT vào quản lý GD&ĐT Mỗi cơ sở GD&ĐT phải có trang thông tin (Website) phản ánh các hoạt động của đơn vị mình và kết nối chung vào mạng giáo dục”
Với yêu cầu đối mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là sự gia tăng về số
lượng, quy mô và nhu cau duoc GD&DT, nang cao chat lượng Việc ứng dụng
CNTT trong quản lý ở các Nhà trường được xác định là một trong những biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng GD&ĐT, đáp ứng tốt yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
1.4 Những nội dung cơ bản của quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo
1.41 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên
Công nghệ thông tin làm cho giáo viên nhanh chóng nắm bắt thông tin, cập nhật những kiến thức mới, làm cho bài giảng phong phú, sinh động Dưới con mắt của người học, giáo viên là một tắm gương về tri thức Nguồn tri thức xã hội luôn phát triên theo dòng thời gian, xã hội càng phát triển thì lượng tri thức đó càng được phát triển với gia tốc lớn hơn Trong những tri thức đó, có những thông tin không có lợi ấn vào đó, náu mình trong khối thông tin đó, ngụy trang bởi những lý luận có vẻ hợp lý, khoa học Các thông tin đó nhanh chóng đưa lên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nên mọi người đều biết Muốn giữ vững vị trí của mình trong con mắt của người học, giáo viên phải luôn cập
nhật kiến thức mới, những tri thức mới dé hướng dẫn cho người học Hơn nữa,
người giáo viên cần phải phân biệt được thông tin cần thiết cho cuộc sống xã hội, những thông tin nào không có lợi cho cuộc sống để định hướng cho người học đề phòng tránh
Trang 21nhiên lớn một cách dễ dàng, giúp HS-SV quan sát những thí nghiệm nguy hiểm mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của HS-SV, giúp tiết kiệm những đồ
dùng dạy học đắt tiền Một trong thế mạnh của CNTT là sự mô phỏng các hiện
tượng tự nhiên Công nghệ mô phỏng làm cho thế giới tự nhiên trở nên trực quan, sinh động hơn HS-SV có thể quan sát trên những mô phỏng về một số hiện tượng thực tế mà con người không thể quan sát trực tiếp được Từ đó giúp cho người học nắm vững kiến thức hơn Người học cảm thấy những giờ học nhẹ nhàng hơn, hứng thú hơn, góp phần làm cho trường học trở nên một môi trường thân thiện
Công nghệ thông tin làm cho quá trình đạy học được mở rộng về không gian và thời gian, giúp cho các giáo viên có trình độ cao có thể giảng cho nhiều HS-SV cùng học Công nghệ truyền dẫn thông tin của ngành CNTT làm cho thông tin được truyền đến nhiều nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và với giá thành càng ngày cảng giảm Việc giá thành truyền thông tin giảm nhanh làm cho việc truyền thông tin trở nên phố biến và nhiều người có thể sử dụng được
công nghệ này Sự phố biến của CNTT thể hiện ở hệ thống mang internet Hién
nay, mang internet phé biến khắp mọi nơi từ thành phố đến nông thôn và trở nên thân thiện với người sử dụng Số lượng người biết sử dụng internet và số thuê bao internet tăng lên nhanh chóng Sự gia tăng này càng thúc đây các hãng
kinh doanh trong lĩnh vực thông tin đầu tư vào việc thu thập, lưu trữ thông tin,
tăng cường việc cải tiến, bổ sung tính năng của các chương trình tìm kiếm nhằm làm cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin trên kho dữ liệu không lồ trên toàn hành tinh Hiện nay, hầu hết những thông tin con người cần đến đều có
thể tìm được trên mạng Internet
Trang 22qua những hoạt động, quá trình nhận thức của người học trở nên tự nhiên, sâu
sắc hơn
1.4.2 Quan ly ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập
của học sinh sinh viên
Công nghệ thông tin làm cho quá trình quản lý HS-SV được rõ ràng, chính xác Chương trình quản lý HS-SV giúp cho các thông tin về HS-SV luôn được xử lý một cách tự động HS-SV luôn biết được kết quả học tập của bản
thân một cách nhanh nhất để có được những điều chỉnh cần thiết trong học tập
của mình nhằm đạt kết quả cao hơn Thông qua những chương trình học tập,
HS-SV cũng tự đánh gia được mức độ nhận thức mà bản thân đạt được Những
thông tin về quá trình phấn đấu của HS-SV làm cho người quản lý điều chỉnh cách thức quản lý đề đạt mục đích của Nhà trường đề ra
Công nghệ thông tin làm cho những thông tin về quá trình học tập và phần đấu của HS-SV được công khai hóa, làm cho gia đình, xã hội được biết những nhận xét đánh giá của Nhà trường đối với HS-SV Các đơn vị, cơ sở giáo dục cần công khai những thông tin về quá trình phấn đấu tu dưỡng, kết quả học tập của HS-SV cho gia đình, xã hội, cơ quan chủ quản của HS-SV Việc công khai các thông tin đó làm cho HS-SV có động lực học tập hơn, làm cho HS-SV
có ý thức học tập cao hơn CNTT và mạng nội bộ, mạng internet thực hiện việc
công khai hóa những thông tin đó một cách rất nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả
Người sử dụng chỉ cần kích chuột là có thể có được thông tin về kết quả học tập
của mình, người thân
143 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá
143.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu lập kế hoạch đào tạo
Hoạt động lập kế hoạch là hoạt động căn cứ thực trạng ban đầu của tổ chức, bao gồm xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức trong từng giai đoạn, thời kỳ và từ đó định ra biện pháp hay cách thức để đạt được mục tiêu, mục
Trang 23đích đó CNTT giúp cho việc tính toán, ước lượng, thu thập thông tin là cho
kế hoạch của đơn vị sát với mục tiêu của đơn vị, phù hợp với môi trường của đơn vị hơn Việc lập kế hoạch sát với mục tiêu, phù hợp với trạng thái của đơn vị giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc thực hiện kế hoạch, làm cho đơn vị
chủ động đối phó, thích ứng vơi sự thay đồi của môi trường giáo dục
143.2 Ứng dựng công nghệ thông tin trong khâu tô chức công tác đào tạo
Tổ chức là sự hình thành nên cấu trúc các mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau mà nhờ cấu trúc đó, chủ thể
quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách hiệu quả nhất nhằm thực hiện
thành công kế hoạch, tức là đạt được mục tiêu, mục đích mà kế hoạch đã đặt
ra Khâu tô chức cần thông tin chính xác, rõ ràng, chân thực CNTT giúp cho
việc thu thập thông tin nhanh, rõ ràng, chính xác, chân thực Những thông tin
này giúp cho công tác tô chức trong QLGD được chính xác, có hiệu quả
143.3 Ứng dựng công nghệ thông tin trong khâu chỉ đạo thực hiện kế
hoạch đào tạo
Chỉ đạo là hoạt động điều khiến hệ thống, làm cho hệ thống tiến đến mục tiêu đề ra Người quản lý cần nắm được thực trạng của hệ thống đang có vấn đề gì? Các cấp quản lý ý thức như thế nào về vấn đề đó? Đề giải quyết van dé thi can những nguồn lực nào? Hiện trạng hệ thống đã có những nguồn lực nào, đã đủ điều kiện để giải quyết vấn đề chưa? Khâu này cần nhiều thông
tin có tính khách quan, trung thực, chính xác, rõ ràng Thông tin thu được còn
phải được xử lý qua các khâu ước lượng, kiêm định Thông tin làm cho người
có trách nhiệm nắm được hiện trạng của đơn vị, nắm được vị trí của đơn vị trong quá trình thực hiện mục tiêu, mục đích đề ra Việc nắm những thông tin
Trang 241434 Ứng dựng công nghệ thông tin trong kiêm tra, đánh giá kết quả
đào tạo
Kiểm tra là hoạt động nhằm thầm định, xác định trạng thái của hệ
thống, của đơn vị Như vậy, kiểm tra là thu thập, ghi chép các thông tin về hệ thống và so sánh các thông tin này với một thước đo nhằm xác định xem hệ thống đang ở vị trí nào trong quá trình thực hiện mục tiêu Kiểm tra có hai quá trình: thiết lập hệ thống thang đo và thu thập các thông tin về trạng thái
của hệ thống, so sánh nó với thang đo đề ra
Công nghệ thông tin là một ngành rất thuận lợi cho phép triển khai kỹ thuật trắc nghiệm khách quan Kỹ thuật kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan cho phép người quản lý tăng cường kiểm tra một cách sâu sát hơn, mở rộng hơn Người quản lý có thể thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan đến từng người học Công nghệ internet cho phép người học có
thể tự kiểm tra, tự đánh gia két quả học tập của bản thân Làm cho người học tự thầm định chính mình, chuyên dần quá trình đào tạo thành quá trình tự đào
tạo
Việc kiểm tra để nắm bắt trạng thái của hệ thống rất quan trọng Kiêm tra cho phép đánh giá mức độ, chất lượng các công việc mà đơn vị đã thực
hiện trong quá trình thực hiện mục tiêu để có những điều chỉnh kip thoi, lam cho đơn vị thực hiện mục tiêu đề ra một cách tối ưu nhất
Ứng dụng CNTT trong kiểm tra giúp cho các thông tin thu được chính xác, chân thực, nhanh chóng làm cho kết quả kiểm tra phản ánh đúng trạng thái của hệ thống Thông tin về trạng thái đúng đắn, rõ ràng, nhanh chóng giúp cho nhà quản lý có điều kiện tăng cường hoạt động kiểm tra, giúp cho nhà quản lý nhanh chóng nắm bắt được những biến đôi của hệ thống, có được các quyết định điều chỉnh kịp thời, làm cho hiệu quả công tác quản lý được nâng cao
Trang 251.5 Tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo
Ngày L1 tháng 01 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 09/QD-CP [34] phê duyệt Đề án'ˆXây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010°°, với mục tiêu tổng quát sau: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng
cao chất lượng đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt và chú trọng
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đây mạnh CNH-HDH đất nước'ˆ Và đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD Đầy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ QLGD có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ trong
sáng về đạo đức, tận tuy về nghề nghiệp làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực)”
Công tác đào tạo nguồn nhân lực được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi
trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đầy mạnh CNH-HĐH đòi hỏi
một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vững vàng, đặc biệt là
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề Hằng năm, có trên một triệu thanh niên bước vào tuổi lao động và có nhu cầu học tập và tìm việc làm Tâm lý “Phi đại học bất thành nhân” đang dần được khắc phục trong các tầng lớp dân cư Thực tế cho thay rang, dai đa số thanh niên sau khi học hết bậc phố thông không vào
được đại học Và phần lớn trong số họ đã chọn cho mình con đường đến với các trường nghề nhằm tạo cơ hội cho việc tìm kiếm việc làm Nhu cầu về học nghề
của thanh niên ngày càng tăng Cho đến nay, lao động qua đào tạo ở nước ta chiếm tỷ lệ còn thấp, điều này cho thấy sự bất cập giữa lực lượng lao động có tay nghề với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH Mục tiêu để phấn đấu đến hết
Trang 26trên, một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết là nâng cao chất lượng QLĐT Điều này đòi hỏi phải có đầu tư cho sự phát triển của các cơ sở này bởi
những kế hoạch phát triển dài hạn, những sự phát triển có luận chứng khoa học
và có giải pháp khả thi
1.6 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác đào tạo
Mặc dù đã có nhiều chuyên đề nghiên cứu nhiều bài viết về QLĐT nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về “Một số giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong công tac dao tạo ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh” một cách quy mô cả chiều sâu và chiều rộng, nhằm phát triển Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng tỉnh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác QLĐT
Chỉ thị 58/CT-TW ban hành ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị [2] đề ra
một số mục tiêu cơ bản cần đạt tới cho lĩnh vực CNTT của nước ta và đặc biệt nhấn mạnh: CNTT phải được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trở thành
một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển KT-XH
Công nghệ thông tin đã thay thế các công nghệ cũ trước đó, việc ứng dụng CNTT góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng QLĐT của Nhà
trường Vấn để tạo ra một môi trường hiệu quả hơn, phục vụ công tác lãnh đạo,
quản lý với sự trợ giúp của CNTT đặt ra vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết
Đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, đặc biệt trong lĩnh vực QLĐT, nhằm nâng cao uy tin, vai trò của trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới
Trang 27Tiểu kết chương 1
Chương l trình bày những cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu Đề ứng dụng CNTT đạt được hiệu quả cao trong công tác QLĐT, nhất thiết phải nắm được lý luận về ứng dụng khoa học công nghệ và việc ứng dụng CNTT vào công tác QLĐT
Những khái niệm công cụ những vấn đề lý luận liên quan tới việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo là căn cứ quan trọng để xem xét, phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT, đề xuất giải phát tăng cường ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo
Đề việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo được tốt cần quan tâm chú ý tới các hoạt động: lựa chọn, khai thác sử dụng phần mềm quản lý: xây dựng
mạng cục bộ, kết nối Internet, xây dựng các cơ sở dữ liệu; xây dựng hệ thống
thông tin quản lý với cơ chế vận hành phù hợp
Việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo trong nhà trường thành công
còn có các yếu tố đảm bảo như cơ sở vật chất kỹ thuật tin học; nguồn nhân lực;
nhận thức vấn đề nội dung quản lý có ứng dụng CNTT: sự vận động sáng tạo của nhà quản lý
Ứng dụng CNTT phải phù hợp với điều kiện hiện tại, đầu tư có chọn lọc
hợp với quy trình QL, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc và quy trình ứng dụng CNTT Với những giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT thích hợp nhà QL sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả QL
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHE THONG TIN TRONG CONG TAC DAO TAO Ở TRƯỜNG CAO
PANG KY THUAT LY TU TRONG THANH PHO HO CHi MINH 2.1 Khái quát về Trường Cao dang Ky thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
2.11 Khái quát về sự hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hà Chí Minh
(Nguôn dữ liệu: “Ké hoạch chiến lược phát triển Trường CĐKT Lý Tự Trọng Tp HCM giai đoạn 2011 — 2015 và tâm nhình đến năm 2020”) [31] Các dấu mốc pháp lý về việc hình thành Nhà trường:
- Quyết định số 58/QĐ-UB ngày 12 tháng 5 năm 1983 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc giao Trường Phố thông Trung học Lý Tự Trọng cho Ban Giáo dục Chuyên nghiệp cải tạo thành Trường Dạy nghề do Liên
Xô viện trợ thiết bị khơng hồn lại:
- Quyết định số 18/QĐ-UB ngày 01 tháng 2 năm 1986 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Trường Dạy nghề Trung học Lý
Tự Trọng trực thuộc Ban Giáo dục Chuyên nghiệp thành phố:
- Quyết định số 2426/QĐ-UB-NCVX ngày 31 tháng 3 năm 1995 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc đổi tên Trường Dạy nghề Trung
học Lý Tự Trọng thành Trường Trung học Nghề Lý Tự Trọng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố:
- Quyết định số 1485/QĐ-UB-VX ngày 16 tháng 3 năm 1999 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển Trường Trung học Nghề Lý Tự Trọng thành Trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí
Minh trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phó
- Quyết định số 621/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 03 tháng 02 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chuyền Trường Trung học Kỹ
thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 29- Địa chỉ: Số 390 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố
Hồ Chí Minh
- Tên tiếng Anh:
LY TU TRONG TECHNICAL COLLEGE OF HO CHI MINH CITY
Website: www.lytc.edu.vn
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch là một trong những trường trọng điểm của ngành giáo dục đào tạo
thành phó thực hiện nhiệm vụ đào tạo đa bậc, đa hệ từ Trung học phô thông đến
Cao đẳng kỹ thuật với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi và cơ sở
vật chất tốt
Hơn 27 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, cho dù gặp nhiều khó
khăn qua các giai đoạn khác nhau, nhưng tập thể cán bộ lãnh đạo, nhà giáo, nhân viên cùng các thế hệ HS-SV của trường vẫn khắc phục mọi khó khăn, bên bỉ thực hiện tốt phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị là góp phần đào tạo nguồn nhân
lực cho Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam bộ Để ghi nhận sự đóng góp của Nhà trường đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cho trường: Huân chương Lao động hạng Ba (1999), Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu ngành giáo dục chuyên nghiệp cả nước (1999), Huân chương Lao động hạng Nhì (2004) Liên tục nhiều năm liền trường được tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT, Cờ thi đua và Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phó Hồ Chí Minh công nhận trường tiên tiến
xuất sắc, Đảng bộ vững mạnh xuất sắc, Bằng khen của Tống liên đoàn lao động
Trang 30tặng thưởng huy chương “Vì sự nghiệp Giáo dục”, 07 giáo viên — giáo viên dat giải cao trong các kỳ Hội thi giáo viên giỏi ngành trung cấp chuyên nghiệp cấp toàn quốc, 20 giáo viên — giáo viên đạt giải cao trong các kỳ Hội thi giáo viên giỏi ngành trung cấp chuyên nghiệp cấp thành phố, nhiều cá nhân đã được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp Thành phó Hàng năm bình quân có gần 100 cá nhân đạt chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi cấp cơ sở
Trường đang thực hiện đào tạo các bậc học: Cao đăng kỹ thuật chính
quy, cao đẳng kỹ thuật liên thông, trung cấp kỹ thuật chính quy bồi dưỡng nâng
bậc thợ, đào tạo các hóa học nghề ngắn hạn, đào tạo bậc trung học phô thông và
giáo dục thường xuyên Năm 2005, khi mới thành lập trường cao đẳng, trường chỉ tuyến sinh hai ngành bậc cao đẳng kỹ thuật là Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí và
Công nghệ Kỹ thuật Điện Hiện nay, đối với bậc cao dang, truong dang dao tao
8 chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Điện, Công
nghệ Kỹ thuật Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt — Lạnh, Công nghệ Kỹ thuật
Ơ tơ, CNTT-Phần mềm, CNTT-Mạng và phần cứng, Công nghệ May-Thời trang Đối với bậc trung cấp chuyên nghiệp, có 12 chuyên ngành đào tạo: Cơ khí
chế tạo, CNTT, Điện công nghiệp, Tiện, Nguội sửa chữa, Phay bào, Gò Hàn, Điện xí nghiệp, Điện lạnh, Điện tử, Sửa chữa Ơ tơ, Kỹ thuật Nữ công
Hiện tại, Nhà trường tuyển mới hàng năm trên 1.500 sinh viên cao đẳng, 850 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và trên 2.000 học sinh trung học phô thông, quy mô HS-SV hàng năm hiện nay của trường ở các hệ đào tạo chính quy trên 8.000 người (chưa ké thường xuyên có hơn 1.000 HS-SV đào tạo tại các lớp dạy nghề ngắn hạn tại trường và liên kết đào tạo tại các Công ty, Xí nghiệp)
Trong hơn 27 năm qua, Nhà trường đã đào tạo được gần 30.000 lao động kỹ thuật bậc công nhân kỹ thuật, trung cấp và cao đăng kỹ thuật cho Thành phố
Hồ Chí Minh và địa phương lân cận
Vị thế và uy tín của Nhà trường trong xã hội ngày càng được nâng cao Trong những năm gần đây, hơn 70% HS-SV khối chuyên nghiệp tốt nghiệp ra
trường có việc làm sau 6 tháng, 85% có việc làm sau l năm, 10% học tiếp lên
Trang 31các bậc học cao hơn Với lưu lượng HS-SV như trên, dé giai quyét thuc tap tốt
nghiệp và việc làm cho HS-SV sau khi tốt nghiệp, trong những năm qua Nhà trường đã liên kết với hơn 500 đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận (Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh ), Tính đến thời điểm 31 tháng 5 năm 2013, trường có 07 phòng chức năng, 04 trung tâm, 08
khoa và tổ trực thuộc, 01 cơ sở dạy Tin học — Bồi dưỡng văn hóa, 01 trường
Trung học phô thông, 01 trạm Y tế
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và phâm chất tốt, luôn gắn bó với Nhà trường và ngày càng được trẻ hóa
Hoạt động quản lý điều hành nội bộ của trường đảm bảo được sự đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả Các qui chế, qui định, qui trình quản lý được cụ thê hóa và thực hiện nghiêm túc, có sự đoàn kết, gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa
các phòng, khoa đê thực hiện tốt nhiệm vụ
Có nguồn tài chính ồn định đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động thường xuyên khác, có các qui định chỉ tiết về quản lý và phân bố sử dụng các nguồn thu chi nên Nhà trường luôn luôn chủ động trong công tác tài chính
Có môi trường giảng dạy tốt, có một số phòng thực hành với trang thiết bị máy móc mới, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của xã hội
Nhà trường có chính sách rõ ràng và nhất quán trong việc hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ thời gian cho cán bộ - giáo viên và nhân viên học tập bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những điều kiện này là động lực rAt lớn để cán bộ - giáo viên và nhân viên tích cực học tập
Xuất phát từ đặc điểm đào tạo của trường là tạo ra nguồn nhân lực có
Trang 32Sơ đồ cơ cầu tô chức của Trường
DANG BO
CONG DOAN VA HIỆU TRƯỞNG VÀ
ĐOÀN THANH NIÊN CAC PHO HIEU TRUONG TRƯỜNG TRÙNG HỌC PHO THONG CAC TRUNG TAM BOI DUONG VAN HOA > THY VIEN TRAM Y TE Bes tomy Ui bola CHAT LU'ONG VA
QUAN LY- CAI TIEN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO paar ee KH VÀ CÁC TE NGOẠI VI
TRUNG TAM TU VAN
TÂM LÝ VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
Trang 3321.2 Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường hiện nay
Chức năng, nhiệm vụ của Trường là đào tạo đào tạo cán bộ Kỹ thuật có
trình độ Cao đẳng gồm các ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử: Công nghệ Kỹ thuật Cơ Khí; Công nghệ Kỹ thuật Ơ tơ: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt: CNTT; Công nghệ May và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực: Cơ khí chế tạo, CNTT,
Điện công nghiệp, Tiện: Phay bào: Hàn; Sửa chữa Oté; Dién xi nghiép; Dién
lạnh; Điện tử: Công nghệ May-thời trang nhằm đáp ứng cho quá trình thực hiện
CNH-HDH dat nước
Chức năng, nhiệm vụ chú yếu thứ hai là Nghiên cứu Khoa học và phát
triển Công nghệ: Kết hợp đào tạo với Nghiên cứu Khoa học và sản xuất, dịch vụ
Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng và các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm từng bước quốc tế hóa kiến thức cho người dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
213 số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay
- Về số lượng:
Trong tổng số 374 cán bộ giáo viên, nhân viên của trường có: 01 tiến sỹ, 39 thạc sỹ, 289 kỹ sư và cử nhân (chưa kề gần 100 giáo viên - giáo viên thỉnh giảng), 100% giáo viên của trường đạt trình độ chuân về chuyên môn và nghiệp
vụ sư phạm theo quy định của BO GD&DT, 60% giáo viên ứng dụng hiệu qua
CNTT trong công tác giảng dạy, 109% giáo viên có khả năng giảng dạy môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh
Đội ngũ CBQL của trường có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý điều
hành, làm việc có hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Trang 34kết quả của người học, tạo được sự chuyên biến tích cực trong hoạt động đào tạo
của trường
Đội ngũ nhân viên của trường cơ bản hoàn thành được chức năng nhiệm vụ hỗ
trợ cho công tác đào tạo của Nhà trường, có ý thức và trách nhiệm trong công tác, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động theo quy định hiện hành
- Tổ chức bộ máy:
Từ năm học 2010-2011, Trường từng bước hoàn thiện cơ cấu tô chức quản lý, thực hiện cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành Thường xuyên bồi dưỡng tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công tác
Tuyển mới những giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Ngoại ngữ, Tin học, đặc biệt đối với những chuyên ngành còn thiếu giáo viên như các ngành ngoài sư phạm
Có kế hoạch tuyển dụng những kỹ thuật viên, nhân viên được đào tạo cơ bản,
đủ dé đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và NCKH
Việc tổ chức quản lý và điều hành các mặt hoạt động của trường được
thực hiện theo tinh thần dân chủ-công khai-công bằng Quan hệ giữa các tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền, Cơng đồn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên trong trường đã thê hiện sự phân công và hợp tác để phát huy vai trò trong sự phát triển chung của Nhà trường Trên tinh thần đó, Trường đã phân cấp nhằm tăng cường tính chủ động cho các đơn vị trong hoạt động, nhằm thực hiện tốt Quy chế dan chu ở cơ sở Trường luôn chủ động đáp ứng sự thay đôi đang diễn ra để bố sung, sửa đổi quy trình phân bố nguồn lực, cơ cấu tổ chức, quản lý và các chương trình giảng dạy một cách toàn diện
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam:
Trang 35Đảng bộ Nhà trường bao gồm 05 chi bộ, có tất cả 53 Đảng viên trong đó: 30 Đảng viên nam, 23 Đảng viên nữ, 36 Đảng viên là cán bộ quản lý, 03 Đảng viên là sinh viên
Ban chấp hành Đảng bộ và Đảng bộ luôn tuân thủ chế độ sinh hoạt Đảng với chất lượng sinh hoạt tốt Các công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công
tác bảo vệ an ninh và trật tự an toàn của đơn vị, công tác báo cáo đều được thực hiện nghiêm túc và có chất lượng
Đảng bộ Nhà trường là một tập thể mạnh về nhận thức chính trị và chun
mơn nghiệp vụ, đồn kết, đại đa số Đảng viên là tắm gương tốt cho quần chúng noi theo, đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao Trong sinh hoạt
Đảng, Đảng bộ luôn mở rộng dân chủ, dé cao phé binh va tu phé binh, khuyén khich
những ý kiến khác nhau để tìm ra những giải pháp tối ưu trong thực hiện nhiệm vụ Công tác phát triển Đảng trong Nhà trường luôn được quan tâm đúng mức, số cán bộ giáo viên, HS-SV được cử đi học lớp cảm tình đối tượng Đảng ngày càng tăng theo từng năm
- Cơng đồn Nhà trường:
Cơng đoàn thực hiện tốt vai trò đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ viên chức, cùng chính quyền tổ chức giáo dục,
động viên cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tý lệ cơng đồn
viên / tổng số CBVC 1a 99%
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội HS-SV:
Trường đã chú trọng và tạo điều kiện cho HS-SV tu dưỡng và rèn luyện
chính trị tư tưởng, đạo đức Đại đa số HS-SV có lối sống trong sáng, lành mạnh,
có hiểu biết và chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy, quy định của Nhà trường HS-SV tích cực tham gia các phong trào thi đua của Đoàn-Hội của Nhà trường phát động qua các hình
Trang 36về đạo đức lối sống, tư tưởng Công tác rèn luyện chính trị tư tưởng lối sống đã được khẳng định sự thành công trong quá trình giáo dục
Trong chương trình công tác Đoàn và phong trào Sinh viên học sinh, Ban Chấp hành Đoàn trường đã làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng ủy trong định hướng hoạt động của Đoàn-Hội: Tập trung giáo dục lý tưởng Cộng sản, truyền thống Cách mạng, đa dạng về hình thức và nội dung trong hoạt động giáo
duc; tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ sinh viên học sinh học tập và rèn luyện tay
nghề, nâng cao chất lượng phong trào tình nguyện, đây mạnh công tác tập hợp Thanh niên vào tổ chức Đoàn-Hội và có nhiều sáng kiến tổ chức các hoạt động
nâng cao ý thức trách nhiệm của Đoàn viên thanh niên và Hội HS-SV Tỷ lệ
Đoàn viên / tổng số HS-SV: 72,16% 214 Quy mô đào tạo
Trường đã xây dựng được bộ chương trình chỉ tiết cho từng học phần, môn học, mô đun của các ngành đào tạo, các bậc đào tạo, kế cả chính quy và không chính quy làm cơ sở cho việc quản lý chỉ đạo và đánh giá chất lượng giáo dục
Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lý,
được thiết kế và xây dựng một cách có hệ thống khoa học đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo
Chương trình giáo dục được định kỳ rà sốt, bơ sung, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo Chương trình giáo dục được quản lý chặt chẽ, thống nhất trong toàn trường
Các học phần, môn học trong chương trình giáo dục hầu hết đã có đủ giáo trình,
tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của các học phần, môn học
Thường xuyên, liên tục và chủ động trong việc điều tra thăm dò các nhà tuyển dụng lao động về chương trình giáo dục để nắm bắt điều chỉnh kịp thời các nội dung giáo dục
Bắt đầu từ năm học 2010-2011 Nhà trường có kế hoạch tổ chức các đợt khảo sát lấy y kién giao vién, sinh vién, hoc sinh va cac nha tuyén dung, cuu
Trang 37tiếp tục tổ chức xây dựng đề cương bài giảng cho các học phần, môn học Bồ
sung giáo trình, tài liệu tham khảo dé dam bao 100% các học phần, môn học, mô đun có đầy đủ giáo trình, tài liệu
Hoạt động đào tạo của Nhà trường được thực hiện theo đúng quy chế
đào tạo của Bộ GD&ĐT, đúng chương trình và kế hoạch đào tạo Nhà trường thường xuyên kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết
Cùng với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trường luôn quan tâm
đến việc nâng cao chất lượng đào tạo Một trong những giải pháp hiệu quả đề nâng cao chất lượng đào tạo là đối mới phương pháp dạy và học theo hướng tích
cực hóa hoạt động người học Tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập
Hệ thống văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn thực hiện các hoạt động đào tạo
của trường đầy đú, rõ ràng: Kết quả học tập và rèn luyện của người học được lưu trữ đầy đủ, chính xác, việc cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ GDK&ĐT
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy từng bước áp dụng được cho tất cả các học phần, môn học Thông tin về HS-SV tốt nghiệp đã được cập nhật thường xuyên Kết quả học tập của người học đã được công bố trên diễn đàn sinh viên trong trang Web của trường
Năm 2009-2010 trường đầy mạnh việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chỉ đạo các Tô chuyên môn thuộc khoa, các giáo viên xây dựng các giáo án điện tử Tăng cường đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước chỉ cho hoạt động đào
tạo để trang bị hiện đại hóa thiết bị dạy học
Cập nhật thường xuyên tình hình HS-SV sau khi Tốt nghiệp để kịp thời điều
chỉnh, đa dạng hóa loại hình đào tạo mở rộng thêm ngành nghề đào tạo cho phù hợp
với nhu cầu của các doanh nghiệp sử dụng người lao động trong khu vực Cập nhật kết quả học tập của HS-SV lên trang Web của trường
Trang 38học được quan tâm và thực hiện các điều kiện đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, người học luôn được hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu
chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra đánh giá, quy định trong quy chế
đào tạo, người học được đảm bảo các chế độ chính sách và chăm sóc sức khỏe
định kỳ theo quy định của y tế học đường, tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao và đảm bảo an toàn trong trường
học, người học được tu dưỡng và rèn luyện chính trị tư tưởng đạo đức lối sống và tinh thần trách nhiệm, thái độ hợp tác
Từ năm học 2010-2011 Nhà trường đưa các văn bản quy định về chương
trình, kế hoạch đào tạo lên trang Web tạo điều cho người học cập nhật thông tin,
khai thác các văn bản quy chế thi, tra cứu các tài liệu phục vụ cho công tác học
tập và NCKH Bồ sung thiết bị phục vụ cho sinh hoạt ngoại khóa, sân chơi bãi tập
Cán bộ giáo viên, các Phòng, Khoa, Tổ trực thuộc xác định rõ vai trò trách nhiệm của mỗi người, mỗi đơn vị ở mọi nơi, mọi lúc để có sự đồng bộ về công tác giáo dục HS-SV 2.1.5 Cơ sở vật chất (Nguôn đữ liệu: “Ban Quản lý Dự án” Trường CĐKT Lý Tự Trọng Tp.HCM) Tổng diện tích đất (tính bằng m'): 50.646.6 m? Trong đó: - Diện tích phòng học: 14.829,3 m?
- Dién tich thu vién: 608 m*
-_ Diện tích phòng thí nghiệm, nhà xưởng: 5.704,8 m?
Trang 39Thư viện :
- Tổng số đầu sách có trong thư viện : 3.838 đầu sách - Trong đó sách mới xuất bản sau năm 2000 : 2.191 đầu sách
-_ Số loại tạp chí tham khảo đặt mua hàng năm : 16 loại
Đầu tư trang thiết bị :
- Thiết bị thí nghiệm nghiên cứu : 924.857.046 đồng
- Xưởng thực hành : 72.604.939.217đồng
- Thiết bị thể dục, thể thao : 14.626.750 đồng
- Tram y tế : 72.295.000 đồng
- Phòng học ngoại ngữ : 471.709.805 đồng
2.2 Thực trạng hoạt động đào tạo và công tác quản lý đào tạo của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
221 Thực trạng công tác đào tạo
- Tích cực:
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh là một trong số trường cao đẳng công lập thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật hàng đầu ở khu vực phía Nam, có bề dày truyền thống và uy tín lâu năm
Có đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu được đào tạo từ nhiều
nguồn, trong đó một một số có trình độ chuyên môn học thuật cao
Có nguồn tuyển sinh ổn định ở tất cả các hệ đào tạo và các bậc học
Cán bộ quản lý các cấp là những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, có nhiều ý tưởng và quyết tâm đổi mới, tiếp cận với xu thế hiện đại và hội nhập quốc tế
Trang 40Có mối quan hệ rộng rãi với nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Nội dung, chương trình đào tạo bám sát khung chương trình chung do Bộ GD&ĐT ban hành, đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển giáo dục các cấp HS-SV tốt nghiệp ra trường đảm bảo về trình độ kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ, có khả năng thích ứng nhanh thị trường lao động
- Hạn chế:
Cơ chế quản lý chưa thơng thống, quyền tự chủ chưa được thực thi triệt
dé lam anh hưởng lớn đến sự phát triển của trường
Phương pháp tổ chức, QLĐT, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới,
việc phát huy tính tích cực, tự nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế
Thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học
và phục vụ cộng đồng Chưa xác lập được đẳng cấp trong hệ thống đại học khu
vực và thế giới
Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao, một bộ phận giáo viên không có điều kiện tiếp cận với tri thức và phương pháp tư duy giảng dạy mới, số giáo
viên trẻ cần được tiếp tục bi dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ
Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, chưa gắn kết với thực tiễn
và chưa cập nhật với thế gidi
Chất lượng sinh viên ở một số ngành còn thấp (ngay từ đầu vào) Công
tác sinh viên chưa hoàn thiện, thiếu các điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ tiện ích cho sinh viên trong học tập và sinh hoạt
Công tác hợp tác quốc tế chưa đi vào chiều sâu, chưa có chiến lược và bước đi lâu dài, mang tính ứng phó nhiều hơn là chủ động
Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
À A: tL:
- Nhu câu đổi mới: