1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN một số giải pháp phát huy hiệu quả câu lạc bộ tiếng anh ở trường THCS

30 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 34,09 MB

Nội dung

Qua thực tế hoạt động của câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường một vàinăm qua, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, đồng thời cũng cónhiều suy nghĩ, trăn trở và mong muốn tìm

Trang 1

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU: trang 2

1 Lý do chọn đề tài trang 2

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài trang 3

3 Đối tượng nghiên cứu trang 3

4 Giới hạn của đề tài trang 4

5 Phương pháp nghiên cứu trang 4

II PHẦN NỘI DUNG: trang 5

1 Cơ sở lý luận trang 5

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu trang 6

3 Nội dung và hình thức của giải pháp trang 14

a Mục tiêu của giải pháp trang 14

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trang 15

c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp trang 24

d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu trang 24

III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: trang 28

1 KẾT LUẬN trang 28

2 KIẾN NGHỊ trang 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO: trang 31

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển ngày nay, Tiếng Anh đãtrở thành một ngôn ngữ quan trọng bậc nhất trên thế giới, trong mọi lĩnh vực củađời sống xã hội Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành mộtyêu cầu không thể thiếu đối với mỗi người, muốn nâng cao trình độ, muốn duhọc nước ngoài, hay đơn giản là tiếp cận và khai thác một cách tối ưu nhấtnhững thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ, bạn cần phải biết Tiếng Anh.Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh là một trong những năng lực cơ bản cần đượchình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam Do vậy, việc dạy và học tiếng Anh ở trườngphổ thông nói chung, cấp trung học cơ sở (THCS) nói riêng, cần hình thành vàphát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh Việc dạy và học tiếngAnh ở cấp THCS, góp phần giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, làm phong phúthêm kinh nghiệm cuộc sống

Như vậy, để giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp, cần phải rènluyện cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong việc học tập Tiếng Anh; đồng thờigiúp các em rèn luyện kỹ năng sáng tạo, tạo điều kiện để các em phát triển toàndiện Muốn vậy các em cần có nhiều cơ hội, nhiều thời gian, cần có môi trường

để thực hành Tiếng, để gặp gỡ giao lưu với thầy cô và bạn bè nhiều hơn Chínhviệc giao lưu với bạn bè sẽ tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và

cơ hội đó chỉ có thể là hoạt động ngoài giờ lên lớp!

Để phát huy được kĩ năng nghe nói và kích thích tinh thần học tập củangười học ngoại ngữ, ngoài việc học tập và thực hành trên lớp với thầy cô vàbạn bè thì việc tạo ra môi trường thực hành dưới hình thức câu lạc bộ cho người

Trang 3

học là một việc làm rất cần thiết và chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả thiếtthực Một điều hết sức rõ ràng rằng không ở đâu mà người học tiếng có thể tựtin hơn khi thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình bằng chính việc họ đang họcvới bạn bè ngay tại câu lạc bộ dành cho chính họ Tại đây họ sẽ có nhiều cơ hội

để học hỏi và chia sẻ các kinh nghiệm học tập, giao lưu và tham gia các hoạtđộng vui vẻ và bổ ích Nằm trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, việc cần cónhững biện pháp cụ thể để học tốt môn Tiếng Anh càng trở nên cấp thiết Mộttrong những cách tự học Tiếng Anh hiệu quả của học sinh chính là tham gia cáccâu lạc bộ nói Tiếng Anh, tăng cường giao tiếp mọi nơi, mọi lúc

Qua thực tế hoạt động của câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường một vàinăm qua, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, đồng thời cũng cónhiều suy nghĩ, trăn trở và mong muốn tìm ra các giải pháp tốt hơn, thực tế vàhiệu quả hơn nữa trong việc duy trì và sinh hoạt có hiệu quả câu lạc bộ TiếngAnh tại trường nhằm nâng cao kĩ năng nghe - nói cho học sinh, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc dạy và học Tiếng Anh trong và ngoài nhà trường

2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

* Mục tiêu của đề tài:

Giúp các em học sinh cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp bằng Tiếng Anh,tạo ra môi trường thực hành tiếng với các hình thức đa dạng và phong phú đểCâu lạc bộ ngày càng trở nên thiết thực hơn

* Nhiệm vụ của đề tài:

Khai thác các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh để có thể đạt đượchiệu quả tối ưu nhất, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để phát huy có hiệuquả hơn câu lạc bộ Tiếng Anh ở trường THCS Buôn Trấp

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các giải pháp cơ bản để phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của câu

lạc bộ Chúng em nói Tiếng Anh tại trường THCS Buôn Trấp và tạo cơ hội giao

tiếp tối đa cho học sinh

Trang 4

4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở phạm vi cấp học THCS tại đơn vị tôiđang công tác trong năm học 2016-2017 và đối tượng khảo sát là các em họcsinh khối 6, 7, 8, 9 trong toàn trường

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện các biện pháp của mình một cách hiệu quả, tôi đã kết hợp

sử dụng các biện pháp sau đây:

- Khảo sát tình hình và thực tiễn sinh hoạt câu lạc bộ của các em học sinh

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp(communicative approach) và cách thức tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh tại trườngTHCS

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Lịch sử đã chỉ ra và chứng minh cho chúng ta thấy rằng loài người đã biết

tổ chức sinh hoạt cộng đồng theo nhóm, theo tộc họ đã từ lâu đời Điều đó đãmang lại hiệu quả cao và phát huy cho đến tận ngày nay Trên các phương tiệnthông tin đại chúng hoặc qua thực tế tại địa phương hiện nay ở đâu đâu chúng tacũng thấy xuất hiện các hình thức câu lạc bộ như: câu lạc bộ nhà nông, câu lạc

bộ những người làm vườn, câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ dance sport, Nhưthế có nghĩa la hình thức sinh hoạt câu lạc bộ đã có từ lâu và có nhiều hiệu quảthiết thực trong đời sống và quá trình phát triển của con người

Ở trong một số nhà trường đã có tổ chức các câu lạc bộ như: câu lạc bộnhững người yêu Toán học, câu lạc bộ cờ vua, câu lạc bộ cầu lông và chính ởngay trong ngôi trường nơi tôi công tác cũng đã thành lập được câu lạc bộ

Chúng em nói Tiếng Anh Chính các tổ chức câu lạc bộ này đã góp phần đẩy

mạnh được phong trào học tập trong học sinh, giúp các em mạnh dạn hơn khigiao tiếp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong nhàtrường Người ta thường nói "Biết thêm một ngôn ngữ là hiểu thêm được mộtnền văn minh" Chính vì vậy mà tôi xác định rằng đó là bộ môn cơ bản tronggiáo dục ở nhà trường

Theo công văn số 5333 về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015,ngoài việc kiểm tra theo hình thức cũ trước đây (kiểm tra viết dưới dạng tíchhợp các kỹ năng, kiến thức ngôn ngữ), thì bây giờ kĩ năng nói được đưa vàokiểm tra đánh giá dưới dạng đối thoại hoặc độc thoại Như vậy đòi hỏi học sinhphải được luyện tập thường xuyên để có thể đạt được sự nhuần nhuyễn và thànhthạo trong khi giao tiếp, chứ không đơn thuần chỉ nắm vững cấu trúc ngữ phápnhư trước đây

Trang 6

Từ những cơ sở trên đây, tôi xác định rằng việc tổ chức và duy trì hiệuquả hoạt động Câu lạc bộ Tiếng Anh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm củanăm học, đồng thời là hoạt động thiết thực giúp học sinh rèn luyện khả nănggiao tiếp bằng Tiếng Anh, vui chơi, giải trí lành mạnh, rèn luyện đạo đức, pháttriển kỹ năng sống, góp phần giúp các em phát triển toàn diện

2 THỰC TRẠNG (về khả năng nói Tiếng Anh của học sinh ở lớp chính khóa)

Qua một vài năm dạy tiếng Anh ở trường THCS theo phương pháp đổimới, bản thân tôi nhận thấy một điều: phần lớn học sinh chưa xác định đượcphương pháp học ngoại ngữ Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống cònnhiều hạn chế, các em không dám giao tiếp bằng tiếng Anh, khả năng làm việctheo nhóm còn hạn chế Để có thể nghe nói và giao tiếp có hiệu quả học sinhphải được rèn luyện và thực hành nhiều để làm quen với dạng nói của ngôn ngữ,phải có điều kiện giao lưu học hỏi bạn bè trong một tổ chức dưới hình thức sinhhoạt theo câu lạc bộ mới giúp các em hình thành kĩ năng giao tiếp và phát triển

hệ thống ngôn ngữ của mình

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh ở trường THCS làphát triển khả năng giao tiếp cho học sinh, cụ thể là phương pháp dạy các kỹnăng nghe, nói (Listening, Speaking), bản thân tôi không ngừng tim tòi các biệnpháp tối ưu để giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng nàỵ Tuy nhiên, với điều kiệnkhách quan và chủ quan, học sinh của tôi còn nhiều hạn chế trong các tiết luyệnnói Tiếng Anh ở trên lớp Các em hay rụt rè, không mạnh dạn trong các tiếtluyện nói Có lẽ do thời gian không đủ nhiều để giúp các em có cơ hội luyện tập,nên kết quả các tiết học này thường không mang lại hiệu quả như mong muốn.Ngay cả các em khá giỏi đôi khi cũng thiếu tự tin, còn phải chờ đợi thầy cô chỉđịnh thực hành lúc đó các em mới thực hiện nhưng còn rất miễn cưỡng và gượng

ép Dù các em có năng khiếu thực sự, nhưng môi trường thụ động khó kích hoạt

sự hứng thú trong các em Thế nên sự đam mê của các em không được thỏamãn, sở trường của các em ít có cơ hội để thể hiện

Trang 7

Khi thăm dò, khảo sát về tâm lý của các em học sinh ở các khối lớp tạitrường THCS Buôn Trấp trong năm học 2013 - 2014 khi học các tiết luyện nói(Speaking) tại lớp tôi thu được kết quả như sau:

Từ thực trạng nêu trên, vào đầu năm học 2014 - 2015, Tổ Tiếng Anh - Tinhọc đã đề xuất với Ban Giám Hiệu Nhà trường về ý tưởng thành lập Câu lạc bộTiếng Anh và được sự cho phép của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ Tiếng Anh -Tin học đã xây dựng kế hoạch và hình thành được Câu lạc bộ chúng em nóiTiếng Anh đầu tiên Ban đầu các em học sinh sẽ tự lựa chọn và tập luyện theotừng nhóm riêng lẻ theo sở thích và nguyện vọng của các em Tổ đã phân côngcho các giáo viên Tiếng Anh phụ trách luyện tập cho các em luyện nghe, nói vềcác chủ điểm đã định trước, đồng thời tập một số tiết mục văn nghệ bằng TiếngAnh để sinh hoạt và trình diễn trong buổi ra mắt câu lạc bộ được tổ chức vàongày 16 / 05 / 2015 Tổ cũng đã mời Lãnh đạo Phòng Giáo Dục, chuyên viênphụ trách bộ môn Tiếng Anh của phòng cùng một số giáo viên thuộc tổ TiếngAnh của các trường THCS trong toàn huyện về tham dự Được sự giúp đỡ tậntình của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự chuẩn bị chu đáo của tất cả giáo viêntrong tổ Tiếng Anh - Tin học cùng với sự tham gia nhiệt tình của các em học

sinh, buổi ra mắt thành lập và sinh hoạt câu lạc bộ Chúng em nói Tiếng Anh của

trường THCS Buôn Trấp đã diễn ra tốt đẹp và thành công rực rỡ Dưới đây là

Trang 8

một số hình ảnh của buổi sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh năm học đầu tiên vànăm thứ hai tại trường THCS Buôn Trấp:

Năm thứ nhất:

Phần giới thiệu chương trình Phần giới thiệu đại biểu

Tiết mục văn nghệ mở màn Phát biểu khai mạc cuộc thi

(Thầy Trương Văn Kiên - Hiệu trưởng

nhà trường)

Trang 9

Phần giới thiệu tổng quát các phần thi Phần thi chào hỏi

Phần thi hùng biện Phần trao giải thưởng

Năm thứ 2:

4 đội thi ra mắt chương trình Giới thiệu ban giám khảo

Phần thi hùng biện (đội Green) Phần thi hùng biện (đội Red)

Phần thi hùng biện (đội Yellow) Phần thi hùng biện (đội Blue)

Phần trao giải thưởng

Từ đó đến nay, câu lạc bộ vẫn duy trì hoạt động và có những hiệu quảtương đối Trong quá trình thực hiện và theo dõi hoạt động của câu lạc bộ, tôinhận thấy những điều sau đây:

- Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay được sự quan tâm và chỉ đạo sâusắc của Ngành và của Nhà trường

- Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn Tiếng Anh kháđầy đủ như: bảng tương tác, máy chiếu, máy tính, băng hình, tranh ảnh,

- Phần lớn học sinh rất hứng thú và có ý thức say mê trong việc tổ chức vàtham gia các hoạt động của câu lạc bộ Tiếng Anh

- Đáp ứng được xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học, rất nhiều họcsinh trong số các em yêu thích Tiếng Anh hơn, năng động hơn trong mọi hoạt

Trang 10

động, đặc biệt là những em học sinh khá và giỏi, còn các em khác cũng cảm thấy

tự tin hơn so với trước đây rất nhiều

- Ngoài việc tham gia luyện tập, thực hành giao tiếp Tiếng Anh các emhọc sinh còn rất có năng khiếu trong lĩnh vực Âm nhạc Trong những buổi sinhhoạt định kì của câu lạc bộ các em còn tập được rất nhiều bài hát hay bằng TiếngAnh và trình diễn rất thành công Bên cạnh đó các em còn có thể chơi được một

số nhạc cụ để phụ họa cho phần trình diễn của mình một cách rất sinh động vàhấp dẫn Sinh hoạt câu lạc bộ có thể giúp chúng ta khám phá những nhân tài mớitrong nhiều lĩnh vực không chỉ là học Tiếng Anh

Tiết mục tam ca “Safe and sound”

(học sinh 8ª8)

Tiết mục song ca “See you again”

(học sinh 9ª2)

- Hầu hết các em học sinh đều sống ở khu vực thị trấn hoặc địa bàn dân cư

có mức sống cao, được tiếp cận với Tiếng Anh từ rất sớm, được dạy đồng thời cảbốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết ở trường Đó cũng chính là thuận lợi giúp các

em có được nền tảng khá vững chắc, hỗ trợ các em trong quá trình học tập, nângcao khả năng của mình

- Ngày nay xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển hiện đại củacông nghệ thông tin, các em học sinh được tiếp cận và sử dụng công nghệ thôngtin từ nhỏ nên có ích rất nhiều trong việc tìm tòi các nguồn tài liệu có sẵn trênmạng hoặc các em có thể tự học một mình, học với bạn hoặc học giao tiếp vớingười nước ngoài trực tuyến

Bên cạnh những yếu tố tích cực, những thuận lợi cũng như thành công đãđạt được của việc sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường THCS Buôn Trấpthì vẫn còn một số trở ngại trong quá trình sinh hoạt cũng như tổ chức các hoạtđộng của câu lạc bộ

* Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Trang 11

- Mặc dù được sự quan tâm sâu sắc của Nhà trường và của Ngành, tuynhiên Tiếng Anh được coi là bộ môn khó trong hệ thống các môn học trongtrường THCS.

- Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càngđược đầu tư, tuy nhiên cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đượchết nhu cầu dạy và học của đông đảo các lớp Chỉ có 1/2 số lượng các lớp trongtổng số các lớp trong trường được học ở phòng có đầy đủ trang thiết bị phục vụcho giảng dạy như : máy chiếu, ti vi, loa đài, nên cũng gây không ít khó khăncho giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh Nếu ở lớp các

em không có đủ thời gian và điều kiện để luyện nghe nói Tiếng Anh thì đó chính

là trở ngại lớn khi các em sinh hoạt trong câu lạc bộ

- Đối với môn Tiếng Anh lớp 8 và lớp 9 đã có những tiết riêng để dạy kỹnăng nói và chủ đề nói dành cho các đối tượng này khá cụ thể Nhưng đối vớihọc sinh lớp 6 và lớp 7, trong chương trình của các em học rất hiếm có các tiếtluyện nói chuyên biệt, đa số được lồng ghép với các phần học khác nên gây khókhăn trong việc thực hành nói của các em

- Mặc dù được tiếp cận với Tiếng Anh từ sớm nhưng do điều kiện kháchquan, các em học sinh không được giao tiếp nhiều, số lượng thành viên trongcâu lạc bộ đông nên đôi khi các em không có nhiều cơ hội luyện nói và giao tiếpnhiều

- Các em không có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài,với người bản địa nên sự hăng hái, nhiệt tình khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộchưa mang tính thực tế

- Nguyên nhân chủ quan:

- Giáo viên ngoài việc đảm nhiệm công tác chuyên môn còn phải phụtrách các công tác kiêm nhiệm nên dẫn đến không có nhiều thời gian để hướngdẫn, theo dõi và giám sát các em được tận tình và chu đáo

Trang 12

- Một số học sinh nhà xa nên không tham gia câu lạc bộ được thườngxuyên và đều đặn.

- Các em học sinh ngoài việc tham gia học chính khóa còn phải tham giarất nhiều các hoạt động khác trong nhà trường nên gặp khó khăn trong việc sắpxếp thời gian sinh hoạt ở câu lạc bộ dẫn đến việc sinh hoạt định kì chưa đượchiệu quả và còn mang tính hình thức

- Một số học sinh vẫn còn thiếu kiên nhẫn trong học tập, thực hành; còn ỷlại vào thầy cô và các bạn, ngại nói, ngại giao tiếp, rụt rè, không dám nêu lên ýkiến và quan điểm của bản thân vì sợ bị thầy cô và các bạn chê cười

- Trình độ các em chưa được đồng đều, bên cạnh những em học khá tốt thìvẫn còn những em chưa nắm chắc kiến thức, học tập một cách thụ động Thậmchí một số em còn chưa đọc và viết được những mẫu câu đơn giản nhất nên khókhăn trong việc dùng các mẫu câu và từ vựng để giao tiếp và thực hành với bạn.Một số lượng nhỏ các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số còn khá e dè

và sống khép kín với tập thể, các em ngại tiếp xúc và trao đổi với thầy cô và bạnbè

Từ những thực trạng nêu trên, tôi thấy việc đổi mới trong hình thức tổchức và sinh hoạt câu lạc bộ ở trường THCS Buôn Trấp là hết sức cần thiết.Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, chúng ta cần nhữngngười phải có bản lĩnh, sự tự tin và quyết đoán trong tất cả các trường hợp để cóthể giải quyết những khó khăn trước mắt và lâu dài Muốn được như vậy tất cảchúng ta, những người đi đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển những conngười mới cho xã hội, cần phải đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức

tổ chức sinh hoạt làm sao có thể tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh có thểphát triển một cách tự nhiên đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại Hìnhthức sinh hoạt câu lạc bộ không chỉ có thể áp dụng với riêng bộ môn Tiếng Anh

mà có thể áp dụng cho tất cả các bộ môn khác Chúng ta phải làm thế nào đó đểgiúp các em học sinh có thể phát triển theo chiều hướng hướng ngoại lúc đónhiệm vụ của chúng ta mới thành công

Trang 13

3 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP

a Mục tiêu của giải pháp:

Người xưa vẫn thường truyền miệng một câu châm ngôn bất hủ nói vềviệc trao dồi kiến thức, đó là “học đi đôi với hành” Nói riêng về việc học ngoạingữ, ai đã từng có một mong muốn cháy bỏng có được khả năng nghe nói lưuloát một tiếng nước ngoài thì càng thấm thía sự cần thiết để có thể thực hànhnhững gì mình đã học tập qua sách vở Muốn nói Tiếng Anh một cách trôi chảy

và thành thục thì cần phải đặt ra các giải pháp và biện pháp cụ thể với mục tiêusao cho tất cả các em học sinh đều được tham gia thảo luận để giải quyết mộtvấn đề trong nhóm, tạo nên sự hào hứng, tự tin cho các em học sinh sao cho emnào cũng cảm thấy học tập được điều gì đó thông qua bất kỳ hoạt động nào củacâu lạc bộ Có như thế thì việc sinh hoạt câu lạc bộ mới có ý nghĩa tập thể thiếtthực, giúp các em cải thiện kĩ năng nói Tiếng Anh và hoạt động theo nhóm caohơn nữa là các em sẽ sớm có thể nói chuyện và trao đổi bằng Tiếng Anh giốngnhư tiếng mẹ đẻ của mình

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Tham mưu thành lập câu lạc bộ

Việc làm này phải được tiến hành ngay từ đầu năm học Các thành viêntrong tổ bộ môn sẽ họp lại lên kế hoạch và xây dựng chương trình hoạt động củaCâu lạc bộ trong năm học đó sau đó trình lên Lãnh đạo nhà trường để xin ý kiếnchỉ đạo Sau khi được Lãnh đạo phê duyệt thì tiến hành giao nhiệm vụ cụ thểcho từng cá nhân và triển khai tới học sinh

Xây dựng quy chế của câu lạc bộ

Để hình thành câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường , điều cơ bản đầutiên là phải có sự chỉ đạo, sự đồng tình ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trườngkết hợp với sự quyết tâm của các giáo viên trong tổ bộ môn

Tổ trưởng phải là người xây dựng cơ cấu tổ chức và chương trình hoạtđộng của câu lạc bộ để nhà trường xem xét, bổ sung và ký duyệt

Trang 14

Trong tổ bộ môn phải có sự đồng tình, thống nhất về sự phân công vàchương trình hoạt động.

Toàn bộ thành viên phải thống nhất và đưa ra quy chế tổ chức và hoạt động câu lạc bộ nói Tiếng Anh tại nhà trường bao gồm những điều cụ thể

Điều 1: Nguyên tắc hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh

- Hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên,dân chủ trong hoạt động, và quản lý tập trung

- Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của Ban chủ nhiệmCâu lạc bộ Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động củaCâu lạc bộ tiếng Anh

- Câu lạc bộ xây dựng các hoạt động theo kế hoạch cụ thể

- Nội dung hoạt động của câu lạc bộ được chọn lựa dựa trên một số tiêuchí:

+ Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia

+ Thúc đẩy được phong trào học tiếng Anh cho các thành viên của câu lạc

bộ và học sinh trong trường

+ Nội dung mang tính vui nhộn, hấp dẫn, sinh động

+ Khuyến khích các ý tưởng mới lạ về hình thức hoạt động

Điều 2: Hình thức hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh

Xây dựng cụ thể các hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ như: tổ chức các hoạtđộng định kì và hoạt động thường xuyên Trong mỗi hình thức phải nêu rõ đượccác việc làm cụ thể

Điều 3: Tổ chức và điều hành Câu lạc bộ

Cơ cấu tổ chức bao gồm:

- Ban chủ nhiệm câu lạc bộ: bao gồm Chủ nhiệm Câu lạc bộ, hai Phó chủnhiệm phụ trách các mảng của câu lạc bộ

- Chủ nhiệm câu lạc bộ: Tổ trưởng tổ chuyên môn

- Phó chủ nhiệm phụ trách mảng chuyên môn (1 giáo viên Tiếng Anh)

- Phó chủ nhiệm phụ trách mảng văn nghệ (1 giáo viên Âm nhạc)

Trang 15

- 4 nhóm trưởng đại diện cho các khối 6, 7, 8, 9.

- Thành viên: học sinh khối 6, 7, 8, 9

Nhằm phát huy hiệu quả của Câu lạc bộ, công việc đầu tiên cần làm làchọn lựa những học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 có niềm đam mê, yêu thích TiếngAnh là thành viên của Câu lạc bộ Đây là bước đầu quan trọng trong việc thànhlập Câu lạc bộ

Để thu hút được nhiều em tham gia Câu lạc bộ thì mỗi giáo viên TiếngAnh trong tổ bộ môn sẽ phụ trách từng khối và có thể trực tiếp tranh thủ giờ sinhhoạt 15 phút đầu giờ, giờ chuyển tiết 5 phút, giờ ra chơi để tuyên truyền vàquảng bá cho học sinh hiểu được mục đích và lợi ích của Câu lạc bộ Tiếng Anh.Nói rõ cho các em hiểu đây là sân chơi bổ ích cho việc học tiếng Anh của các

em Ban đầu các em còn dè dặt, ngại khó nên chỉ có khoảng 40-50 em tham gia.Tiếp tục vận động những lần tiếp theo, chúng tôi nói rõ thêm về lợi ích, về thờigian sinh hoạt và các em đã đăng ký lên đến 200 em Vậy là bước đầu chúng tôi

đã thành công và có được 200 em là thành viên của Câu lạc bộ và duy trì sốlượng đến nay là 220 em

Chúng tôi phân chia thành 2 nhóm thành viên:

+ Nhóm theo 4 đối tượng lớp 6, 7, 8, 9 để thuận lợi cho việc tổ chức cáccuộc thi mang tính tập thể, đồng thời tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhautrong sinh hoạt và học tập (hoạt động định kì)

+ Nhóm theo từng khối lớp để tiện việc quản lý, triển khai các nội dungsinh hoạt (hoạt động thường xuyên)

Ngoài những thành phần chủ chốt trên thì nên có thêm bộ phận cố vấn:

Ban cố vấn

- Ban cố vấn bao gồm các thành viên là đại diện của Ban Giám Hiệu nhàtrường, các giáo viên dạy tiếng Anh và những người có năng lực tiếng Anh tốttrong Nhà trường

- Số lượng thành viên trong Ban cố vấn do Nhà trường quyết định tùythuộc vào quy mô của Câu lạc bộ

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w