1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghề làm bún truyền thống xã đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

138 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

làng nghề, có nhiều thách thức lớn đặt ra như: nguồn nguyên liệu không ổn định, thiếu ổn định trong sản xuất và tiêu thụ, thị trường tiêu thụ chưa rộng mở, thiếu sự chuyên nghiệp trong v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

NGUYỄN VĂN THUÂN

NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG XÃ ĐA MAI, THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội-2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

NGUYỄN VĂN THUÂN

NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG XÃ ĐA MAI, THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học

Mã số: 60 22 01 13

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Văn Quân

Hà Nội-2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình chu đáo của các thầy, các cô, gia đình, bạn bè về cả vật chất lẫn tinh thần

để hoàn thành bản luận văn này

Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn là PGS.TS Vũ Văn Quân Thầy là người đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới chị Lương Thị Diện – cán bộ truyền thanh xã Đa Mai đã tận tình giúp tôi thu thập thông tin để luận văn được thực hiện tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo ở Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, các anh chị Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này

Tôi vô cùng cảm ơn các gia đình làm bún xã Đa Mai đã nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm, kỹ thuật làm bún cũng như tâm tư nguyện vọng của người làm nghề

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi mong rằng kết quả của luận văn sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách để làng nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai phát triển bền vững trước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2015

Học viên

Nguyễn Văn Thuân

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Cơ sở tài liệu 8

7 Đóng góp của luận văn 8

8 Bố cục luận văn 9

Chương 1: VÀI NÉT VỀ LÀNG NGHỀ ĐA MAI 10

1.1 Vài nét về làng nghề Việt Nam và tỉnh Bắc Giang 10

1.1.1 Một số vấn đề chung về làng nghề truyền thống 10

1.1.2 Khái quát làng nghề Việt Nam 16

1.1.3 Khái quát làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Giang 18

1.2 Khái quát chung về Đa Mai 21

1.2.1 Địa lý hành chính 21

1.2.2 Lịch sử hình thành 23

1.2.3 Cơ sở kinh tế 25

1.2.4 Cơ cấu tổ chức làng xã 27

1.2.5 Các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội 30

1.2.6 Phong tục tập quán và các tiết, lệ trong năm 33

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2: NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG LÀNG ĐA MAI 36

2.1 Nguồn gốc của nghề làm bún Đa Mai 36

2.2 Nguyên liệu, dụng cụ, kỹ thuật làm bún 39

2.2.1 Nguồn nguyên liệu 39

2.2.2 Các dụng cụ làm nghề 40

Trang 5

2.2.3 Các khâu kỹ thuật cơ bản 41

2.3 Tổ chức sản xuất 48

2.4 Sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm 50

2.5 Nghề làm bún truyền thống Đa Mai trong mối tương quan với các nghề khác 52

2.6 Ý thức nghề nghiệp 53

2.7 Giá trị văn hóa 55

Tiểu kết chương 2 57

Chương 3: NGHỀ LÀM BÚN ĐA MAI HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 58

3.1 Những thay đổi của nghề bún Đa Mai hiện nay 58

3.1.1 Tình hình sản xuất 58

3.1.2 Quan hệ giữa các gia đình làm bún và quan hệ làng xóm 65

3.1.3 Vị thế của nghề hiện nay so với những nghề khác 66

3.1.4 Tác động của nghề đối với đời sống xã hội 69

3.1.5 Môi trường làng nghề 70

3.1.6 Nguyên nhân phát triển của làng nghề hiện nay 72

3.1.7 Một số khó khăn, thách thức 73

3.2 Hướng phát triển làng nghề 76

3.2.1 Chủ trương của Trung ương và Bắc Giang về phát triển làng nghề 76

3.2.2 Hướng phát triển của Đa Mai trong những năm gần đây 85

3.2.3 Một số kiến nghị để phát triển nghề làm bún xã Đa Mai 86

Tiểu kết chương 3 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Số làng nghề trong các vùng và cả nước theo hai loại tiêu chí xác

định làng nghề (Làng có trên 50% hoặc 20% số hộ làm ngành nghề phi nông

nghiệp) 18

Bảng 2.2: Quy trình sản xuất, yêu cầu kỹ thuật làm bún 46

Bảng 3.1: Loại gạo sử dụng làm bún ở Đa Mai hiện nay 59

Bảng 3.2: So sánh dụng cụ làm bún 60

Bảng 3.3: Quy hoạch các cụm công nghiệp 63

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 63

Bảng 3.4: So sánh nghề làm bún Đa Mai với bún Phú Đô (Hà Nội) 68

Bảng 3.5: Tổng hợp sử dụng đất xã Đa Mai 83

Bảng 3.6: Sử dụng đất cụm công nghiệp xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang 84

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Đa Mai năm 2013 84

Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất cụm công nghiệp xã Đa Mai 85

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Kinh tế Việt Nam truyền thống chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp trồng lúa nước với quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp Trong quá trình lao động cần mẫn sáng tạo của người dân Việt, bên cạnh nông nghiệp thì nghề thủ công nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt kinh tế, văn hóa Ở các làng nghề làm thủ công nghiệp, có nhiều làng sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, thời gian nông nhàn họ sản xuất các sản phẩm thủ công để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong phạm vi gia đình, làng xã Một số làng khác kinh tế dựa vào nghề thủ công hoặc có khi chỉ bằng một công đoạn nghề nhưng tạo ra những sản phẩm độc đáo, tạo nên nét đặc trưng của nghề, làng nghề

Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp lớn cho kinh tế của đất nước Làng nghề ở Việt Nam phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức sản phẩm vì thế bức tranh tổng quát về các làng nghề Việt Nam khá đặc sắc Nhiều làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm Có làng nghề ra đời do yêu cầu của bối cảnh lịch sử và phát triển của dân tộc Nhiều làng nghề mới được hình thành có tốc độ phát triển nhanh mang lại thu nhập cao cho người lao động Xuyên suốt lịch sử phát triển của các làng nghề ở Việt Nam, hầu như tên làng thường gắn với tên một nghề như: tranh Đông Hồ, lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, nón làng Chuông, bún Phú Đô, bún Đa Mai

Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển với quy mô lớn, kỹ thuật làm nghề được áp dụng cơ giới hóa vì thế mà sản phẩm làm ra không những đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước mà còn cho giá trị xuất khẩu lớn Phát triển làng nghề ở các địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ngành, cơ cấu lao động vùng, tác động mạnh đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương Trong quá trình phát triển của các

Trang 8

làng nghề, có nhiều thách thức lớn đặt ra như: nguồn nguyên liệu không ổn định, thiếu ổn định trong sản xuất và tiêu thụ, thị trường tiêu thụ chưa rộng

mở, thiếu sự chuyên nghiệp trong vận hành quản lý, vấn đề thương hiệu chưa được chú trọng, vấn nạn môi trường làng nghề bị ô nhiễm…Vì vậy, hướng phát triển bền vững làng nghề sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài của người dân, bảo tồn được những giá trị văn hóa lịch sử, cân bằng môi trường sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của đất nước

Trong các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, Đa Mai là một trong những làng có nghề làm bún lâu đời và nổi tiếng nhất Với hàng chục hộ gia đình làm bún chuyên trách, mỗi ngày Đa Mai xuất ra thị trường khoảng mười tấn bún Nghề làm bún mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, vì thế Đa Mai trở thành làng nghề điển hình cho sự vận động phát triển nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nôn ở tỉnh Bắc Giang

Nghiên cứu nghề làm bún xã Đa Mai góp phần nhỏ vào những nghiên cứu về các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm ở Việt Nam Có thể khái

quát những lý do tôi lựa chọn đề tài “Nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai,

thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang như sau:

Thứ nhất: Đa Mai là làng có lịch sử phát triển lâu dài, có nghề làm bún

nổi tiếng ở miền Bắc

Thứ hai: Sự biến đổi của làng nghề hiện nay với nhiều vấn đề đặt ra

như: vấn đề về kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường làng nghề

Thứ ba: Sự thay đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất bún truyền thống với

hiện đại Tác động qua lại giữa nghề làm bún với người sản xuất, tác động của làng nghề đối với các làng khác trong khu vực

Thứ tư: Phát triển nghề bún ở Đa Mai có rất nhiều vấn đề chung gặp

phải ở các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm cũng như các làng nghề khác trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Giải quyết mối

Trang 9

quan hệ làng nghề truyền thống với hiện đại ở Đa Mai góp nên bài học để giải quyết vấn đề này đối với các làng nghề khác có vị thế tương tự

Thứ năm: Tôi là học viên ngành Việt Nam học vì thế nghiên cứu làng

nghề làm bún Đa Mai với với nhiều vấn đề đặt ra như trên là đề tài khá lý

tưởng Đề tài nghiên cứu “Nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai, thành phố

Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” của tác giả không có tầm cỡ lớn như những công

trình nghiên cứu khu vực học đã được thực hiện, nhưng có ý nghĩa cụ thể hóa những phương pháp nghiên cứu khu vực học và thực tiễn ở Đa Mai, là cơ sở khoa học để đưa ra những chính sách phát triển làng nghề bền vững

2.Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về làng xã là đề tài không mới ở Việt Nam Trong các đề tài về làng xã, làng nghề được rất nhiều các tác giả lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu

Trước năm 1945 đã có những công trình của các nhà nghiên cứu người Pháp viết về nghề thủ công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế xã hội

làng xã Công trình tiêu biểu có thể kể đến là “Người nông dân châu thổ Bắc

kỳ” của Pierre Gourou [36] Có thể nói tác phẩm này là công trình nghiên cứu

gần như đầu tiên về nông dân, nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, gia đình, kinh tế thủ công nghiệp ở Bắc Bộ

Sau năm 1945, có nhiều công trình nghiên cứu chuyên về các nghề,

làng nghề thủ công truyền thống như: “Truyện các làng nghề” của Tạ Phong Châu [18], “Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề” của Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo [97], “Làng nghề phố nghề” của Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo [98] “Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt

Nam” do Trương Minh Hằng chủ biên [39] “Làng nghề truyền thống Việt Nam” của Phạm Côn Sơn [72] “Làng nghề và những nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang” của Nguyễn Thu Minh và Trần Văn Lạng [58], “Nghề cổ nước Việt” của Vũ Từ Trang [84] Có rất nhiều công trình nghiên cứu về

Trang 10

nghề, làng nghề truyền thống ở Việt Nam, tuy vậy tác giả chỉ xin đề cập tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu kể trên Ngoài ra, các nghề và làng nghề được giới thiệu ở các cuốn địa chí cấp tỉnh, huyện, các công trình khảo cứu về làng, lịch sử đảng bộ các cấp

Nghiên cứu các làng nghề truyền thống có nhiều đề tài khoa học các

cấp Các công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý

và cải thiện làng nghề đồng bằng Bắc Bộ” do Đặng Kim Chi chủ biên [21]

(đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước có mã số KC 08.09 nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải

quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam) “Làng nghề thủ công

huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây truyền thống và biến đổi” do Bùi Xuân Đính

chủ biên [30]

Nghiên cứu về làng nghề theo hướng khảo sát các làng nghề trong bối

cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa có các công trình tiêu biểu: “Phát triển

làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của

Mai Thế Hởn [42] “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp ở châu

thổ sông Hồng – thực trạng và triển vọng” của nhóm tác giả Phạm Văn Dũng,

Trang 11

Hoa [40], “Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ - Phú Xuyên – Hà Tây và vấn đề

phát triển bền vững làng nghề” của Nguyễn Dương Liễu [56], “Làng Hữu Bằng: Truyền thống và đổi mới” của Đỗ Danh Huấn [43] “Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Binh Bình” của Phạm Thị Bích Ngọc

Nghề làm bún ở Việt Nam không chỉ xuất hiện từ lâu đời mà còn tác động tới kinh tế, xã hội của người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng tới các làng khác Cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan

đến nghề làm bún như: “Nghiên cứu hành vi đối với việc giữ gìn nghề bún

truyền thống của người dân làng Phú Đô – Mễ Trì – Từ Liêm – Hà Nội” của

Đỗ Thúy Nga [59] “Đô thị hóa và tác động của nó đến những làng xã ngoại

thành Hà Nội qua trường hợp làng Phú Đô” của Kim Kyung [50] Bên cạnh

đó còn có các bài viết giới thiệu về nghề bún truyền thống Việt Nam được đăng trên các tạp chí du lịch, tạp chí khoa học chuyên ngành

Nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai tồn tại và phát triển lâu đời qua những bước thăng trầm của lịch sử vùng đất, tạo nên nét đặc trưng riêng của làng nghề Đây là một trong những làng thuộc nhóm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm Hiện nay những làng nghề thuộc nhóm này không nhiều những công trình nghiên cứu cụ thể theo hướng liên ngành Nghề bún truyền thống ở Đa Mai có vị thế lớn so với các nghề truyền thống ở Bắc Giang Bún Đa Mai xuất hiện hàng trăm năm nay và được nhắc đến qua

những câu vè truyền miệng của người dân “Bún Đa Mai, vai làng Đò, giò

làng Thương, tương làng Bún” Trong cuốn “Làng nghề và những nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang” của Nguyễn Thu Minh và Trần Văn Lạng

[58] đề cập nghề làm bún Đa Mai chủ yếu dưới góc độ mô tả về vị trí và kỹ

thuật làm bún truyền thống Tác giả Mai Phương có bài “Làng bún Đa Mai”

[69] đăng trên Tạp chí Sông Thương – Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc

Giang giới thiệu về các gia đình tiêu biểu làm bún Ngoài ra, bún Đa Mai còn được nhiều tác giả giới thiệu trên các trang du lịch làng nghề và đăng trên

Trang 12

Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang và nhiều tỉnh thành khác Nhìn chung, các công trình viết về nghề làm bún Đa Mai chủ yếu là các bài giới thiệu về

du lịch làng nghề, giới thiệu các sản phẩm bún, một số rất ít viết về kỹ thuật làm bún Tuyệt nhiên chưa có công trình nào tiếp cận nghề làm bún Đa Mai theo hướng liên ngành Chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét một cách tổng thể mối tương quan của làng nghề làm bún truyền thống Đa Mai trong một không gian văn hóa nhất định

Chỉ ra được sự biến đổi của nghề, làng nghề từ truyền thống đến hiện đại, từ đó làm cơ sở khoa học cho các ban ngành có liên quan tham khảo để đưa ra các giải pháp phát triển bền vững làng nghề trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghề làm bún, trong đó đi sâu vào những biến đổi của nghề, làng nghề từ truyền thống đến hiện đại Tác động của nghề đối với đời sống kinh tế xã hội người dân Đa Mai

Phạm vi nghiên cứu về không gian là xã Đa Mai với bẩy thôn bao gồm: thôn Chùa, thôn Sẫu, thôn Đình, thôn Đọ, Thanh Mai, Tân Thành, Tân Mai

Về thời gian nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến nghề và làng nghề làm bún từ truyền thống đến hiện nay

Trang 13

5.Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai, thành phố

Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:

Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: Phỏng vấn sâu những

đối tượng có liên quan trực tiếp đến nghề làm bún như các hộ gia đình làm bún, người cung cấp nguyên liệu gạo làm bún, người bán bún, người sử dụng sản phẩm

Phương pháp thống kê, phân tích: đối với đề tài luận văn này, tác giả

đã thu thập được nhiều thông tin, nhiều nguồn số liệu, tài liệu từ nhiều nguồn, nhiều đơn vị khác nhau và trong thời gian khác nhau Trong số các nguồn tài liệu, có nhiều thông tin không trùng khớp vì thế việc sử dụng các phương pháp trên sẽ giúp tác giả hệ thống hóa nguồn thông tin cũng như số liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài

Phương pháp so sánh: việc so sánh, phân tích tài liệu nhằm đưa ra kết

quả xác đáng để điều chỉnh lại số liệu trong báo cáo với thực tế khảo sát điền

dã ở Đa Mai Phương pháp so sánh được sử dụng để thấy được sự thay đổi của nghề, làng nghề trước đây với hiện tại về kỹ thuật làm nghề, những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội

Luận văn luôn chú trọng việc đặt nghề bún truyền thống xã Đa Mai trong mối liên hệ, tác động qua lại của các thành tố như: vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên, bối cảnh lịch sử riêng của xã Đa Mai trong bối cảnh lịch sử tỉnh Bắc Giang ở mỗi giai đoạn, phong tục tập quán, thị trường tiêu thụ sản phẩm bún

để khái quát lên đặc trưng của làng nghề truyền thống cho đến hiện tại

Phương pháp liên ngành: tác giả sử dụng phương pháp liên ngành

(tổng hợp nghiên cứu của nhiều chuyên ngành như: lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội), đặt nghề bún xã Đa Mai trong một không gian văn hóa nhất định dưới tác động của lịch sử và điều kiện tự nhiên ở Đa Mai

Trang 14

6.Cơ sở tài liệu

Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn của tác giả được tổng hợp từ các nguồn khác nhau:

Thứ nhất: Nguồn điều tra thực tế tại xã Đa Mai

Thứ hai: Nguồn tư liệu từ các báo cáo, thống kê của Ủy ban Nhân dân

xã Đa Mai

Thứ ba: Nguồn tài liệu được kế thừa từ những bài viết quảng bá nghề bún truyền thống Đa Mai được đăng trên cổng thông tin tin điện tử tỉnh Bắc Giang, hiệp hội làng nghề, du lịch làng nghề, tài liệu kế thừa từ những nghiên cứu trước đây của các tác giả

Trong các tài liệu trên, tác giả chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu từ điều tra thực tế tại xã Đa Mai

7.Đóng góp của luận văn

Luận văn của tác giả là công trình nghiên cứu theo phương pháp liên ngành về nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai từ truyền thống đến hiện đại Những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nghề cũng như tác động của nghề làm bún đối với đời sống người dân xã Đa Mai sẽ được soi rọi dưới nhiều góc

độ

Khi luận văn hoàn thành sẽ bổ sung vào thư viện tài liệu về các làng nghề truyền thống chế biến lương thực thực phẩm nói riêng cũng như làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung

Những kết luận của tác giả về đề tài nghiên cứu sẽ có giá trị tham khảo

để các cấp, các ngành có liên quan đề ra những giải pháp phát huy giá trị nghề truyền thống về kinh tế, xã hội cũng như không làm ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan làng nghề để góp phần xây dựng nông thôn mới Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 15

8.Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia thành ba chương:

Chương 1: Vài nét về làng nghề Đa Mai

Chương 2: Nghề làm bún truyền thống làng Đa Mai

Chương 3: Nghề làm bún Đa Mai hiện nay và những vấn đề đặt ra

Trang 16

Chương 1: VÀI NÉT VỀ LÀNG NGHỀ ĐA MAI 1.1 Vài nét về làng nghề Việt Nam và tỉnh Bắc Giang

1.1.1.Một số vấn đề chung về làng nghề truyền thống

1.1.1.1.Nghề truyền thống

Nói đến truyền thống là nói đến những giá trị, các yếu tố, quan niệm của cộng đồng người, xã hội được lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ này qua thế hệ khác Truyền thống thể hiện tính kế thừa, có sự phát triển theo lịch sử

Khái niệm về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được quy

định rõ trong Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của

Chính phủ Bên cạnh đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về các khái niệm kể trên vì vậy trong giới hạn của luận văn này tác giả chỉ nhằm tổng kết lại những quan

điểm đã có để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài “Nghề làm bún

truyền thống xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”

Trước hết là những quy định của Nhà nước về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006 “Hướng

dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn” trong Phần 1

Quy định chung đã giải thích các khái niệm:

“Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền”

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống: Nghề truyền thống phải đạt ba tiêu chí:

Thứ nhất: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận

Thứ hai: Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc

Trang 17

Thứ ba: Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề

Bên cạnh khái niệm nghề truyền thống theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN

còn có nhiều khái niệm nghề truyền thống được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu Có người coi nghề truyền thống là nghề cổ truyền, có người căn cứ vào thời gian tồn tại của nghề, số người theo nghề và thu nhập từ nghề so với tổng thu nhập trong làng xã

Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay một làng nào đó và được lưu truyền từ đời này sang đời khác (truyền nghề), được lưu giữ kỹ thuật sản xuất (bí quyết truyền nghề), đúc kết kinh nghiệm

Nghề truyền thống thường được lưu giữ trong gia đình, dòng họ, một làng, một vùng Nghề thủ công truyền thống trong quá trình hình thành và phát triển không chỉ bó hẹp trong phạm vi một làng đó mà được mở rộng hơn như xã nghề, phố nghề, phường nghề, hội nghề

Theo Trần Minh Yến: “Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ

công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác,

kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại

để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc” [100]

Nói đến nghề truyền thống không thể không nhắc đến tổ nghề Tổ nghề

là những người có đức, có công phát minh ra nghề, dạy nghề Tổ nghề không nhất thiết phải là người ở địa phương đó Ở nhiều làng nghề, tổ nghề được suy tôn là thành hoàng làng, được lập miếu thờ Có nhiều tổ nghề của cùng một nghề và được thờ ở nhiều vùng khác nhau Rất nhiều nghề ở Việt Nam khuyết danh về thân thế sự nghiệp và thời điểm truyền nghề của các vị tổ nghề Thân thế sự nghiệp của họ được truyền miệng qua các thế hệ và có nhiều dị bản

Trang 18

khác nhau nhưng trong tâm thế của người làm nghề luôn một lòng biết ơn kính trọng họ

Các nghề truyền thống tạo nên đặc trưng riêng của mỗi làng, mỗi vùng, được lưu truyền nhiều qua nhiều thế hệ và đi vào thơ ca một cách đầy kiêu hãnh:

Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu Đồng Tỉnh bán thuốc Huê Cầu nhuộm thâm

so với các nghề khác trong chế độ cũ được xác định trong câu nói: “Sĩ, nông,

công, thương”, “làm thầy nuôi vợ làm thợ nuôi miệng” tuy thế vị trí người

thợ thủ công cũng có lúc được đánh giá cao “có ruộng bề bề” chẳng bằng có

“nghề trong tay” nhưng cũng có lúc người thợ làm nghề bị coi rẻ như trong

câu ca nói về người làm nghề khảm trai Chuyên Mỹ (Hà Tây cũ):

Hoài người lấy chú thợ cưa

Cò cưa ký quéc có ngày không cơm

Nghề truyền thống ở Việt Nam rất đa dạng vì vậy việc phân loại nghề có nhiều cách khác nhau và mang tính chất tương đối

Theo Dương Bá Phượng, nghề thủ công truyền thống ở nước ta được chia thành năm nhóm sau:

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ: sơn mài, khảm trai

Mặt hàng công cụ sản xuất: sản xuất liềm, hái

Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: dao kéo

Mặt hàng phục vụ cho sản xuất, đời sống như: nề, mộc, vật liệu xây dựng

Mặt hàng chế biến lương thực thực phẩm: bánh cuốn, rượu

Trang 19

Nghề truyền thống còn được phân loại theo các tiêu chí về trình độ sản xuất, theo tính chất kinh tế nhưng cơ bản cách phân loại theo nhóm nghề được đồng thuận hơn cả Nghề làm bún trong đề tài nghiên cứu của tác giả thuộc nhóm nghề chế biến lương thực thực phẩm

1.1.1.2 Làng nghề truyền thống

Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006

“Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ”, làng nghề, làng nghề truyền thống được

giải thích như sau:

“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn,

có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [14]

“Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời” [14]

+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Tiêu chí để công nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền

thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức hợp tác

quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu “Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ

công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam” năm 2002 xác định

làng nghề dựa theo hai tiêu chí: Có trên 20% số hộ trong làng tham gia sản xuất thủ công hoặc chính quyền xã công nhận nghề thủ công đó có ý nghĩa quan trọng đối với làng

Trang 20

Các tiêu chí đánh giá trên chỉ có tính chất tương đối bởi lẽ ở các làng nghề khác nhau thì tỷ lệ sẽ khác nhau, bên cạnh đó vì tính chất ngành nghề khác nhau nên số lượng lao động làng nghề có sự biến đổi thường xuyên liên tục Làng nghề có thể là làng thủ công truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nhưng cũng có thể là làng nghề mới xuất hiện gần đây do những đổi thay của bối cảnh lịch sử xã hội

Làng nghề truyền thống được phân loại như sau: - Làng nghề truyền

thống chuyên sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm, dệt tơ tằm, chạm khắc đá, gỗ…; - Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như: mộc, cơ khí, vật liệu xây dựng…; - Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng như: dệt vải, chiếu, làm nón, đan lát…; - Làng nghề chuyên chế biến lương thực thực phẩm: làm bún, bánh, chế biến thủy hải sản…(Làng nghề làm bún Đa Mai thành phố Bắc Giang trong nghiên cứu của tác giả thuộc nhóm phân loại này)

Cũng như nghề truyền thống, bên cạnh khái niệm về làng nghề truyền thống của cơ quan Nhà nước ban hành thì không ít các nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về làng nghề truyền thống Dưới đây là một số

khái niệm được đưa ra:

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, làng nghề được định nghĩa: Làng

nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh…làng đồng Bưởi, Vó, Hè Nôm, Thiệu Lý, Phước Kiều làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực,

Đa Hội) là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà) cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương) song đã nổi trội một số nghề cổ truyền, tinh sảo với mọi tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả…cùng một số thợ phó và thợ nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định và có thể sống chủ yếu được bằng nghề đó, và mặt hàng thủ công

Trang 21

của họ đã là sản phẩm hàng hóa, có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng, đô thị, thủ đô hay cả nước ngoài [97, tr.31]

Quan điểm khác về làng nghề như: làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa

Làng nghề truyền thống: trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển

lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt là các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc

Trên cơ sở Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã căn cứ vào tình hình

phát triển thực tế của các làng nghề trong tỉnh Bắc Giang và ra Quyết định số

70/2010/QĐ-UBND về “Quy chế xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang”

Nội dung của các tiêu chí công nhận làng nghề và làng nghề truyền

thống của tỉnh Bắc Giang thống nhất hoàn toàn với các tiêu chí trong Thông

tư 116/2006/TT-BNN Để được công nhận làng nghề truyền thống, các làng

phải đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí của tỉnh đề ra và thống nhất với thông

tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Với những chỉ tiêu về làng nghề truyền thống do các cấp quản lý Nhà nước đã ban hành cũng như theo những khái niệm của các nhà nghiên cứu đưa ra, Đa Mai có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí để được công nhận nghề truyền thống Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2010 cấp giấy chứng nhận làng nghề truyền thống

Trang 22

1.1.2 Khái quát làng nghề Việt Nam

Các làng nghề truyền thống Việt Nam phân bố rộng khắp trên toàn quốc nhưng mức độ không đồng đều Theo số liệu thống kê của JICA (2004)

và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Việt Nam có tất cả 2017 làng nghề có truyền thống trên 100 năm [62, tr.3 – 9]

Thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam đến hết tháng 9 năm 2008 cả nước có 2790 làng nghề Số lượng và phân bố của các làng nghề tập chung chủ yếu và phát triển mạnh nhất ở Miền Bắc nhất là khu vực hai bên sông Hồng và các vùng phụ cận chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước

Trên thực tế, làng nghề ra đời và phát triển được phải hội tụ được các yếu tố như: Có vị trí thuận tiện về giao thông, gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào, đội ngũ thợ thủ công lành nghề đông đảo, có nhiều nghệ nhân đạt trình độ cao, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người sử dụng, có kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm sản xuất lâu đời Khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực có nhiều làng nghề truyền thống phát

triển nhất vì nơi đây ở vào thế “đắc địa” hội tụ đầy đủ các yếu tố kể trên

Đặc điểm chung của các làng nghề Việt Nam “dường như chưa tách

khỏi nông nghiệp” mà luôn đan xen tồn tại song hành với nghề nông Làng

nghề gắn liền với vùng nông nghiệp và người nông dân giải quyết hợp lý sức lao động nông nghiệp…vì vậy văn hóa nghề mang đậm sắc thái văn hóa nông nghiệp của các cư dân bản địa [39, tr.8] Đặc điểm kỹ thuật công nghệ của làng nghề là kỹ thuật thủ công truyền thống, có bí quyết riêng Công nghệ sản xuất phụ thuộc vào kỹ năng và tay nghề của người thợ Kỹ thuật và công nghệ của nghề truyền thống nhìn chung còn lạc hậu, mang tính chủ quan nhiều của người thợ Hiện nay kỹ thuật sản xuất đã có sự thay thế ở một số khâu nhất định

Sản phẩm của làng nghề truyền thống trước hết để phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất Sản phẩm của làng nghề truyền thống có tính nghệ thuật cao và mang đặc trưng riêng của mỗi làng mỗi vùng, mỗi sản phẩm làm ra đều chuyên chở khát vọng của người làm nghề Nó chứa đựng những tinh hoa

Trang 23

văn hóa, trở thành những di sản quý báu của dân tộc Nó vượt qua không gian

và thời gian, trở thành biểu tượng của cái đẹp, mang giá trị truyền thống của dân tộc Đôi khi ca từ cũng chưa thể diễn tả hết được vẻ đẹp, tinh thần của sản phẩm cũng như tâm huyết của người làm nghề:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bời vì em mặc áo lụa Hà Đông

Về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam chủ yếu và phổ biến nhất là hộ gia đình, hiện nay có thêm hợp tác

xã, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hiệp hội làng nghề cùng tham gia vào quá trình thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy buôn bán trao đổi các sản phẩm của làng nghề Thị trường tiêu thụ của làng nghề truyền thống về cơ bản vẫn còn bó hẹp ở nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, thị trường trong nước vẫn là cơ bản, chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài Thị trường nước ngoài mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng mang lại giá trị kinh tế lớn, hiện nay thị trường tiêu thụ ở nước ngoài ngày càng được tổ chức

cá nhân đầu tư tâm sức mở rộng quy mô đến nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới

Trong chính sách phát triển kinh tế xã hội theo từng giai đoạn, Nhà nước xác định nghề và làng nghề truyền thống là một trong những thế mạnh góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế của đất nước Từ những năm 1990 của thế kỷ XX nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các làng nghề ở khu vực Bắc Bộ vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Nhiều làng nghề đã tìm được chỗ đứng trên thị trường trong

và ngoài nước, có khả năng cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ nước ngoài như làng gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ…

Trên đây là một vài nét khái quát về làng nghề Việt Nam, trước sự duy trì và phát triển của các làng nghề về các mặt như: sản phẩm ngày càng đa dạng, quy mô sản xuất mở rộng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chúng tôi tin

Trang 24

rằng nghề truyền thống Việt Nam sẽ đạt được thành tựu lớn và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn

1.1.3 Khái quát làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang có lịch sử lâu đời, kinh tế chủ đạo là sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp Nghề thủ công truyền thống luôn tồn tại phát triển bên cạnh nông nghiệp Theo dòng chảy của thời gian với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, các làng nghề truyền thống ở Bắc Giang được hình thành và phát triển tạo nên những nét độc đáo riêng

Dấu ấn riêng của các làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Giang là kết quả của quá trình tạo dựng cơ nghiệp, sự rèn luyện, sáng tạo không ngừng nghỉ của người thợ thủ công nơi đây trong không gian văn hóa làng nông nghiệp

Bảng 1.1: Số làng nghề trong các vùng và cả nước theo hai loại tiêu chí

xác định làng nghề (Làng có trên 50% hoặc 20% số hộ làm ngành nghề phi

nông nghiệp)

có làng nghề

Số làng nghề Tỉnh có nhiều làng nghề nhất

Trang 25

Phát triển nghề thủ công ở Bắc Giang ngoài việc đem lại giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của nhân dân mà còn làm phong phú thêm giá trị văn hóa làng Mỗi làng một nghề tạo nên sự đa dạng, riêng biệt trong sắc thái văn hóa Theo bảng thống kê của JICA (2002), Bắc Giang là một trong những tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất ở khu vực Đông bắc Bắc Giang hiện nay có khoảng 435 làng có nghề tiểu thủ công nghiệp Theo tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống quy

định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2011 tỉnh Bắc Giang có 33 làng đạt tiêu chí, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang công nhận trong Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 02/11/2010 Trong 33 làng nghề được công nhận có 14 làng nghề truyền thống và 19 làng nghề

Về quy mô: trong 33 làng nghề có 6424 hộ làm nghề, chiếm 65% tổng số

hộ, có 20811 nhân khẩu tham gia làm nghề chiếm 48,3% Nhìn chung nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề rất hạn chế Tổng số vốn cho sản xuất của 33 làng nghề là hơn 240 triệu đồng Bình quân mỗi làng nghề đạt 7,5 triệu đồng

Về ngành nghề: các làng nghề trên địa bàn tỉnh phần lớn thuộc ngành chế

biến nông, lâm sản Trong 33 làng nghề có 13 làng sản xuất mây tre đan; 6 làng làm mỳ, bún, bánh đa; 5 làng sản xuất vôi, gạch ngói; 2 làng sản xuất mộc dân dụng; 2 làng nuôi tằm ươm tơ; 1 làng nấu rượu; 1 làng sản xuất hương đen; 1 làng làm chổi tre, chổi chít; 1 làng khâu nón và 1 làng làm nghề vận tải thuỷ Các làng nghề được hình thành từ lâu đời nay được duy trì và phát triển tốt như nghề mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên), rượu Làng Vân, bánh đa nem, mỳ (Việt Yên), bánh đa Kế (thành phố Bắc Giang), bún Đa Mai (thành phố Bắc Giang), mỳ Thủ Dương (Lục Ngạn), mộc dân dụng ở Lãng Sơn (Yên Dũng)

Về phân bố: Làng nghề ở Bắc Giang phân bố không đều, tập trung chủ

yếu tại các huyện vùng thấp bao gồm: Việt Yên (8 làng), Yên Dũng (7 làng),

Trang 26

Yên Thế (5 làng), Tân Yên (2 làng), Hiệp Hoà (3 làng), Lạng Giang (2 làng), Lục Ngạn (1 làng) và thành phố Bắc Giang (5 làng)

Về kỹ thuật công nghệ: Kỹ thuật công nghệ áp dụng vào sản xuất ở các

làng nghề trong tỉnh Bắc Giang còn rất hạn chế Ở hầu hết các làng nghề việc sản xuất thủ công vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các công đoạn (khoảng 75%), còn lại là áp dụng máy móc vào sản xuất

Nguyên liệu phục vụ sản xuất: Các làng nghề ở Bắc Giang tận dụng

nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho quá trình sản xuất Nguồn nguyên liệu được cung cấp ở trong nước là quan trọng nhất chiếm hơn 50% Nguồn cung nguyên liệu phong phú, đa dạng và đáp ứng yêu cầu chất lượng đầu vào của các hộ sản xuất

Tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ: Các làng nghề tự tổ chức từ sản

xuất đến tiêu thụ sản phẩm làm ra Hiện nay, hình thức tổ chức sản xuất đã có

sự thay đổi rõ rệt, các làng nghề thực hiện công đoạn sản xuất sản phẩm, việc cung cấp nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra do các doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội làng nghề đảm nhận hoàn toàn hoặc một phần Thị trường tiêu thụ trong tỉnh chiếm khoảng 47,4%, trị trường tiêu thụ trong nước chiếm 43,3%, thị trường xuất khẩu chiếm 9,3%

Đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống ở Bắc Giang là phát triển theo làng và theo truyền thống Cũng như nhiều làng nghề khác ở Việt Nam, người dân trong làng không hoàn toàn làm nghề thủ công Người thợ thủ công cũng chính là người làm nông nghiệp Do yêu cầu chuyên môn hóa vì vậy trong làng đã xuất hiện nhiều thợ chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống và từ đó hình thành và phát triển làng nghề Nhiều làng nghề ở Bắc Giang tên nghề được gọi kèm theo tên làng như: làng nghề mây tre đan Phúc Long, mây tre đan làng Chùa, rượu Yên Viên, mỳ gạo Thủ Dương, bún Đa Mai, giấy gió Trại Cao, nuôi tằm ươm tơ Mai Thượng, dây thừng Trung Hưng

Trang 27

Hầu hết các làng nghề ở Bắc Giang có lịch sử lâu đời, sản phẩm làng nghề đa dạng, có khá nhiều nghệ nhân, dòng họ nổi tiếng Hiện nay ở Bắc Giang còn rất nhiều làng chưa đạt đủ tiêu chí theo đơn vị Quản lý nhà nước

về làng nghề nhưng có triển vọng phát triển rất lớn như: Làng nghề sản xuất rượu thôn Hà Mỹ xã Chu Điện huyện Lục Nam, làng nghề sản xuất mỳ gạo làng Chũ thị trấn Chũ huyện Lục Ngạn, làng nghề làm bún bánh thôn Nguyễn

xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa, làng nghề sản xuất rượu thôn Gai Tây xã Kiên Thành huyện Lục Ngạn, làng nghề sản xuất bánh khảo thôn Đồng Nhân xã Phồn Xương huyện Yên Thế, làng nghề mộc sản xuất các sản phẩm gỗ làng

An Lập xã Đoan Bái huyện Hiệp Hòa

Trước tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống ở Bắc Giang, Ủy

ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2013 về việc: “Phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Trong

đó nhấn mạnh quan điểm phát triển: “Phát triển làng nghề gắn với quá trình

xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề gắn với thu hút lao động, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn Ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển, các làng nghề mới sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và những ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường [91]”

1.2 Khái quát chung về Đa Mai

1.2.1.Địa lý hành chính

Xã Đa Mai ngày nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Đa Mai có vị trí cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 2 km, cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Đông Bắc Từ Hà Nội có thể đến Đa Mai theo nhiều cung đường khác nhau nhưng đều rẽ vào tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ) hướng đi huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Trang 28

Cung đường thứ nhất: theo Quốc lộ 1A cũ đi từ Hà Nội đến cầu Mỹ

Độ, thành phố Bắc Giang rồi rẽ trái vào tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ) hướng đi huyện Tân Yên khoảng 100m là đến địa phận xã Đa Mai

Cung đường thứ hai: theo Quốc lộ 1A mới đi từ Hà Nội đến trạm dừng

nghỉ Song Khê (km 120 Quốc lộ 1A mới) thuộc địa phận huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, rẽ trái vào tỉnh lộ 398 đi đến cầu Mỹ Độ và đi theo cung đường thứ nhất tới Đa Mai

Cung đường thứ ba: theo tuyến đường sắt đi từ Hà Nội đến nhà ga Bắc

Giang, từ ga Bắc Giang theo đường Xương Giang đi hướng cầu Mỹ Độ, qua cầu rẽ phải vào tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ) hướng đi huyện Tân Yên để tới Đa Mai Đa Mai nằm gần Quốc lộ 1A, nằm liền kề tỉnh lộ 398 đi tỉnh Thái Nguyên

Về địa giới hành chính xã Đa Mai: Phía Đông giáp với phường Trần Phú thành phố Bắc Giang, phía Tây giáp với xã Nghĩa Trung huyện Việt Yên, phía Nam giáp phường Mỹ Độ và xã Tân Mỹ thành phố Bắc Giang, phía Bắc Giáp xã Song Mai thành phố Bắc Giang

Trải qua nhiều lần tách nhập địa giới hành chính, cho đến nay xã Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang bao gồm các thôn: thôn Chùa, thôn Sẫu, thôn Đình, thôn Đọ, Thanh Mai, Tân Thành, Tân Mai

Về diện tích, theo thống kê năm 2005 xã Đa Mai có tổng diện tích là 360,88 ha Trong đó đất cho nông nghiệp là 234,47 ha, đất ở nông thôn là 35,6 ha, đất giao thông là 25,2 ha, đất xây dựng là 6,2 ha, đất thủy lợi là 7,9 ha

Về dân số, theo điều tra dân số năm 1927 của chính quyền thực dân

Pháp mà tác giả Ngô Vi Liễn thống kê, sử dụng trong cuốn “Tên làng, xã và

địa danh Bắc Kỳ” lúc bấy giờ ở Đa Mai có 1059 người, làng Thanh Mai có

312 người Theo kết quả điều tra dân số năm 1999 (31/12/1999) Đa Mai có

Trang 29

6326 người, đến năm 2005 thống kê dân số xã Đa Mai là 6726 người, năm

2013 Đa Mai có 7152 nhân khẩu

1.2.2.Lịch sử hình thành

Đa Mai là một xã có từ trước Cách mạng tháng Tám thuộc tổng Đa Mai, phủ Lạng Giang, Kinh Bắc Tên cổ của Đa Mai xưa là Đa Mỗi trang Đa Mai là vùng đất bao gồm các khu đồng bằng phẳng được bồi đắp phù sa hàng năm bởi sông Thương và sông Đa Mai (ngòi Đa Mai) Xen kẽ những khu đồng bằng phẳng là những đồi gò cao, đây là điều kiện thuận lợi cho việc định

cư và phát triển kinh tế Có lẽ vì thế mà vùng đất Đa Mỗi trang xưa được con người chọn lựa và quần cư từ khá sớm

Ngay từ những năm đầu công nguyên, Đa Mỗi trang được ghi chép trong sử sách gắn liền với những cuộc đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm Năm 40 sau công nguyên, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại nhà Đông Hán được nhân dân khắp nơi hưởng ứng Trong đó có nhân dân ở trang Ngọc Lâm (nay thuộc thôn Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ thành phố Bắc Giang) dưới sự lãnh đạo của bà Thánh Thiên đã phối hợp với nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh chiếm san phẳng căn cứ của địch trên bờ sông Thương Để tưởng nhớ và ghi nhận công ơn nhiều ngôi đền đình được lập ra và phụng thờ bà, tên hiệu của bà cũng được đặt tên cho một con phố ở thành phố Bắc Giang ngày nay

Theo “Ngọc phả ghi về hai công chúa triều Trần có công giúp nước rất

linh ứng” do Nguyễn Bính soạn năm 1572 và Quan quản giám bách thần,

thiếu sư Nguyễn Hiền phụng sao năm 1737 đã thấy ghi “cho phép trang Đa

Mỗi” Mặc dù địa danh Đa Mỗi (một tên gọi khác của Đa Mai) được nhắc đến

trong các dữ kiện của lịch sử dân tộc nhưng để khẳng định trang Đa Mỗi xuất hiện từ khi nào thì cho đến nay chưa có cứ liệu để khẳng định Đến thời nhà Trần, nơi đây đã xảy ra các sự kiện như: hai công chúa con vua Trần là Bảo Nương và Ngọc Nương dưới sự giúp sức của dân làng đã dùng kế mỹ nhân dìm chết nhiều tướng giặc trên sông Thương trong kháng chiến chống Mông

Trang 30

Nguyên lần thứ ba Ngày 2/1/1288 “Phán thủ thượng vị Nhân đức hầu là

Toàn đem thủy binh đánh ở vùng Đa Mỗi giặc chết đuối rất nhiều” Như vậy,

qua các dữ kiện lịch sử được ghi chép lại cho thấy, vùng đất trang Đa Mỗi

được hình thành từ rất sớm và khá phát triển Trong bản “Ngọc phả” có đoạn

“Cho phép trang Đa Mỗi (nay đổi là Đa Mai)” đã khẳng định địa danh trang

Đa Mỗi đã được đổi thành Đa Mai từ trước năm 1572 do Nguyễn Bính biên soạn không lâu [74]

Đến đầu thế kỷ XIX, Đa Mai cùng các xã Thanh Mai, Phương Đỗ (sau

là Phương Đậu), Phú Giã, Quảng Phúc, Phù Liễn, Mai Khê thuộc tổng Đai Mai, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, Kinh Bắc

Đầu thế kỷ XX, Đa Mai thuộc huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Đơn vị hành chính này cũng tồn tại trong suốt thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và cai trị cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị hành chính tổng bị xóa

bỏ, đơn vị hành chính xã thành lập dưới một hoặc nhiều xã cũ trước đây, nhiều xã cũ đổi thành thôn, dưới thôn là các xóm Giai đoạn này xã Đa Mai gồm hai thôn Đa Mai (xã Đa Mai cũ) và Thanh Mai (xã Thanh Mai cũ) thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Năm 1948 Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu I quyết định sát nhập hai xã Đa Mai và Mai Khê thành xã Song Mai thuộc huyện Lạng Giang

để thuận tiện cho việc chỉ đạo, tập trung lực lượng kháng chiến chống Pháp Lúc này hai xã Đa Mai và Thanh Mai trở thành hai thôn của xã Song Mai

Năm 1950 Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc quyết định tách xã Song Mai về huyện Việt Yên Ngày 14 tháng 03 năm 1963, Hội đồng Chính phủ có nghị định số 25-CP tách hai thôn Đa Mai và Thanh Mai của xã Song Mai huyện Việt Yên để thành lập Tiểu khu Đa Mai thuộc thị xã Bắc Giang

Trang 31

Ngày 22/04/1964, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 127/NV thành lập xã Đa Mai thuộc thị xã Bắc Giang trên cơ sở tiểu khu Đa Mai thành lập trước đó [13]

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) chính quyền và nhân dân Đa Mai nhanh chóng ổn định sản xuất, góp phần đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của Mỹ Với những thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống

Mỹ, Đa Mai đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định tặng thưởng nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đa Mai danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 11 tháng 06 năm 1999

Giai đoạn 1976 – 1985, Đa Mai cùng nhân dân cả nước tiến hành công cuộc ổn định đời sống kinh tế sau thời gian dài chiến tranh, tiếp tục củng cố

hệ thống chính trị, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Ngày 29/08/1994, Chính phủ có nghị định số 103/CP quyết định sát nhập diện tích đất tự nhiên 6ha, 1899 nhân khẩu của phường Mỹ Độ vào xã

Đa Mai quản lý [74] Sau quyết định này, Xã Đa Mai có diện tích tự nhiên 335ha, nhân khẩu 5599 người

Cho đến hiện tại, với bẩy thôn trong xã Đa Mai đã và đang nỗ lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần xây dựng sự nghiệp phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Thông qua tiến trình lịch sử của Đa Mai, có thể thấy Đa Mai là một làng cổ thuần Việt được hình thành từ lâu đời trên cơ sở di dân lập ấp từ nhiều dòng họ khác nhau Nhiều dòng họ từ nơi khác đến Đa Mai cư trú bên cạnh người dân bản địa, họ cùng nhau khai phá đất đai, đắp đê ngăn lũ lụt vào mùa mưa để phát triển kinh tế Đây cũng là vùng đất có nhiều biến động về lịch sử, tuy thế những cư dân nơi đây đã viết lên lịch sử của chính mình góp phần vào việc giữ gìn an ninh chung của làng xã cũng như góp thêm vào sự hào hùng của lịch sử dân tộc

1.2.3.Cơ sở kinh tế

Xã Đa Mai cùng với khu vực thành phố Bắc Giang nằm trong vùng chuyển tiếp từ đồng bằng Bắc bộ với vùng trung du miền núi phía Bắc Địa

Trang 32

hình chưa bị cắt xẻ mạnh, có sự xen kẽ giữa ruộng và đồi thấp Địa hình ở Đa Mai nghiêng từ Đông sang Tây Khu vực cầu Bắc Giang cho đến dốc Vòng

Xẻ, đồi Sẫu cao hơn nhiều so với khu vực Thanh Mai Đa Mai có nhiều vùng trũng vì thế kinh tế cơ bản của làng xã vẫn là sản xuất nông nghiệp Ruộng đất nông nghiệp trong xã hàng năm được tưới tiêu bởi sông Đa Mai và sông Thương theo hình thức tự chảy Ruộng đất ít được bồi đắp phù sa mầu mỡ hàng năm, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn

Những năm đầu thế kỷ XX, nhân dân trong vùng đã tổ chức đắp công trình thủy lợi bờ Rì, bờ Rậy ngăn lũ úng từ xã Nghĩa Trung, Song Mai đổ nước về vì thế một số chân ruộng cấy hai vụ được đảm bảo không bị ngập úng vào mùa lụt Trong sản xuất nông nghiệp, cây lúa giữ vai trò chủ đạo, mang lại thu nhập chính cho người dân Đất trồng lúa ở Đa Mai một phần chịu ảnh hưởng của lũ sông Thương thông với ngòi Đa Mai vì thế vụ hè thu diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp đáng kể [74] Khi có công trình thủy lợi được cải tạo, diện tích đất trồng lúa được đảm bảo hơn, một năm nhân dân trong vùng canh tác được hai vụ lúa Ngoài trồng lúa nhân dân còn trồng các loại rau màu ngắn ngày như: đậu tương, lạc, khoai ở vùng đất cao không bị ngập lụt Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cũng được người dân Đa Mai chú trọng

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, tổng Đa Mai có bẩy xã hầu hết làm nông nghiệp Riêng làng Đa Mai có số dân đông, ruộng đất ít, có nghề làm bún và bánh cuốn từ lâu đời Đa Mai là một trong những làng nghề làm bún nổi tiếng ở Miền Bắc Với vị trí nằm ở giao điểm giữa sông Thương và sông Đa Mai nên giao thông đường thủy khá phát triển Ngoài làm bún nhân dân trong vùng còn buôn bán gỗ, đan lát tre, nứa bán cho người sử dụng khắp nơi Hoạt động buôn bán gỗ, tre nứa khá phát triển, thuyền buôn gỗ từ Thái Nguyên đi Hải Dương, Quảng Ninh ghé bến Đa Mai tập kết thường xuyên từ

đó hình thành nên các địa danh như Ao Gỗ, Vòng Xẻ tồn tại đến ngày nay

Trang 33

Các nghề phụ kể trên được tồn tại và phát triển với quy mô không lớn do nhu cầu sử dụng tại chỗ hạn chế

Hoạt động thương nghiệp ở Đa Mai được diễn ra dọc hai bên đường tỉnh lộ 284 cũ đi tỉnh Thái Nguyên và chợ Đa Mai Chợ Đa Mai có từ lâu đời

và nằm ở vị trí phía tây của thành phố Bắc Giang Chợ họp vào các ngày 1, 3,

6, 8 hàng tháng Hàng hóa trao đổi buôn bán chủ yếu là các mặt hàng nông sản của bà con nhân dân trong xã, các mặt hàng phục vụ sản xuất, xây dựng như tre, nứa, các loại gỗ Hiện nay chợ Đa Mai ngày nào cũng họp, hoạt động buôn bán khá sôi nổi Bún là sản phẩm truyền thống của làng xã vì vậy được bày bán tất cả các ngày trong tháng Những nghề xuất hiện muộn hơn ở Đa Mai như cơ khí, kinh doanh vật liệu xây dựng tập chung chủ yếu ở Tân Thành

và ngày càng có vị thế trong kinh tế làng xã

Dưới góc độ kinh tế có thể thấy Đa Mai có nền kinh tế tiểu nông lấy nông nghiệp làm chính, có sự kết hợp phát triển với các nghề phụ khác Sự thuận tiện về giao thông thủy bộ đã giúp cho cư dân ở đây ngoài việc phát triển nông nghiệp còn phát triển thêm các nghề phụ gắn với địa thế của làng

1.2.4.Cơ cấu tổ chức làng xã

1.2.4.1.Cơ cấu tổ chức làng xã trước năm 1945

Như đã trình bày ở trên, vùng đất Đa Mỗi trang được hình thành từ rất sớm Những năm đầu công nguyên dân cư ở Đa Mỗi trang đã trở nên đông đúc Ngoài cư dân bản địa, nơi đây có bộ phận lớn người Hoa di cư đến sinh sống Dấu tích còn lại đến ngày nay là hàng loạt các ngôi mộ cổ của người Tàu ở cánh đồng Đa Mai Vào thời kỳ phong kiến loạn lạc, một bộ phận khá đông dân cư di chuyển đến định cư ở Đa Mai, Thanh Mai từ các vùng đồng bằng như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương Dân ở Tân Thành chủ yếu là những

cư dân ở vùng Phủ Lý Hà Nam, Nam Định đến định cư

Trang 34

Dưới thời kỳ phong kiến cấu trúc làng xã, dòng họ được hình thành dựa trên quan hệ huyết thống Cơ cấu tổ chức làng Đa Mai xưa bao gồm các thiết chế: dòng họ, giáp, hội đồng kỳ mục, lý dịch

Ở Đa Mai có khá nhiều dòng họ Dòng họ là tổ chức tập hợp những người có quan hệ huyết thống Các dòng họ lớn và lâu đời ở Đa Mai bao gồm:

họ Đoàn, họ Lương Ngoài ra còn có các dòng họ số lượng nhân khẩu nhỏ hơn như: họ Thân, họ Lê, họ Dương, họ Vũ Ở Thanh Mai bốn dòng họ cơ bản là: họ Thân, họ Lê, họ Dương, họ Nguyễn, trong đó họ Thân và họ Dương có số lượng nhân khẩu đông hơn cả Hiện nay ở xã Đa Mai cơ bản gồm có mười ba dòng họ

Đến đầu thế kỷ XIX, hai xã Đa Mai và Thanh Mai thuộc tổng Đa Mai huyện Yên Dũng Thời kỳ này, tổng Đa Mai có 5 xã (Đa Mai, Thanh Mai, Mai Khê, Quảng Phúc, Phù Liễn) và 13 làng Xã Đa Mai có ba thôn: Chùa, Liễu, Trong với tám xóm (Chùa, Sẫu, Cối, Giữa làng, Ngõ Bè, Ngõ Ba, Đọ Nội, Đọ Ngoại) Xã Thanh Mai có bốn xóm (ngõ Ba, ngõ Dành, ngõ Giếng, ngõ Khoang) Làng xóm ở Đa Mai xưa được ngăn cách bởi các lũy tre làng, ao hồ Các xóm quan hệ với nhau vừa theo quan hệ láng giềng, vừa theo quan hệ huyết thống, giúp đỡ nhau trong sản xuất và cùng nhau bảo vệ an ninh làng xã

Đa Mai và Thanh Mai có nhiều giáp khác nhau Giáp là tổ chức của nam giới trong làng xã Trong giáp tất cả nam giới từ ẵm ngửa trở lên đều phải vào hàng Giáp để gánh vác công việc của làng, nước Đa Mai có ba Giáp (giáp Bắc, giáp Trung, giáp Tây), Thanh Mai có hai Giáp (giáp Đông, giáp Tây)

Hội đồng kỳ mục là cơ quan quản lý làng truyền thống Ở Đa Mai mỗi làng đều có Hội đồng kỳ mục và Hội đồng lý dịch quản lý và giải quyết các công việc trong làng căn cứ theo hương ước và luật pháp của nhà nước Các công việc chung trong làng được phân cho các Giáp thực hiện

Đầu thế kỷ XX theo nghị định cải lương hương chính ra đời theo quy định của Thống sứ Bắc Kỳ Hội đồng tộc biểu được thay thế cho Hội đồng kỳ

Trang 35

mục Hội đồng tộc biểu gồm những người do các dòng tộc trong làng cử ra

Số tộc biểu được phân bố căn cứ theo xuất đinh của từng họ Các tộc nhỏ phải liên kết với nhau để có được tộc biểu đại diện cho dòng họ Hội đồng Tộc biểu đầu tiên ở Đa Mai được hình thành khi cải lương hương chính do ông Đoàn Văn Thế làm Chánh hội Khi làm Chánh hội ông Thế đã lãnh đạo nhân dân đắp đê ngăn lũ chống ngập úng cho những chân ruộng cấy được hai vụ,

có nhiều cải cách về các thủ tục cưới xin tang ma

Dưới thời vua Bảo Đại (1941) Hội đồng Tộc biểu được giải thể, bãi bỏ chế độ cử tuyển tộc biểu, khôi phục lại Hội đồng kỳ mục Hội đồng lý dịch do

Lý trưởng đứng đầu, giúp việc cho Lý trưởng bao gồm các Phó lý và các chức dịch chuyên môn: thư ký ghi chép sổ sách, trưởng bạ giữ sổ sách giấy tờ, hộ lại phụ trách việc hộ tịch hộ khẩu, trương tuần trông coi việc bảo vệ trật tự trị

an Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lý trưởng cuối cùng của xã Đa Mai là ông Ngô Văn Hạnh

1.2.4.2.Cơ cấu tổ chức làng xã hiện nay

Sau năm 1945 đơn vị hành chính tổng được xóa bỏ Xã Đa Mai lúc này gồn hai thôn Đa Mai và Thanh Mai Nhân dân Đa Mai gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng chính quyền, ổn định làng xã và khắc phục hậu quả

do chế độ cũ để lại

Đứng trước nhiệm vụ cách mạng của lịch sử dân tộc, Nhân dân Đa Mai

đã nhanh chóng tổ chức và ổn định lại làng xã Năm 1946 Ủy ban kháng chiến xã Đa Mai được thành lập, ông Giáp Văn Phác giữ chức vụ Chủ tịch Công tác xây dựng đảng, chính quyền nhanh chóng được kiện toàn Ngày 10 tháng 5 năm 1947, Chi bộ Đảng cộng sản Đa Mai được thành lập do ông Ngô Tuấn Mậu làm phụ trách [74]

Năm 1948 thực hiện chủ trương của cấp trên về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong hoàn cảnh chiến tranh, xã Song Mai được hình thành

do sát nhập hai xã Đa Mai và Hai Khê Chi bộ Đảng xã Đa Mai và Mai Khê cũng như các đoàn thể, mặt trận, quần chúng hợp nhất theo đơn vị hành chính

Trang 36

mới Trong điều kiện chiến tranh gam go, làng xã tiến hành tản cư phân tán đi nhiều nơi Tổ chức Đảng, chính quyền làng xã hầu như tự túc hoàn toàn

Khi giặc chiếm đóng, nhân dân xã Đa Mai di tản khắp nơi, hòa bình lập lại năm 1954, nhân dân lần lượt trở về quê cũ định cư Chính quyền và nhân dân Đa Mai nhanh chóng được củng cố trở lại Làng Đa Mai được chia thành bốn xóm, làng Thanh Mai được chia thành một xóm, trưởng xóm đứng đầu các xóm Công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế được tiến hành ở Đa Mai trong giai đoạn 1958 – 1960 khá sôi động Năm 1959 tổ đổi công được thành lập, Đa Mai có sáu tổ, Thanh Mai có hai tổ Cuối năm 1959 hợp tác xã nông nghiệp ra đời ở Đa Mai Nhân dân hăng hái tham gia sản xuất khôi phục phát triển kinh tế sau thời kỳ giặc chiếm đóng

Năm 1964 khi tái thành lập xã Đa Mai theo quyết định 127/NV thì xã

Đa Mai bao gồm hai làng Đa Mai và Thanh Mai, ngoài ra còn có dân cư hai bên đường 34 (cũ) và một số hộ gọi là tổ dân nghèo Tháng 10 năm 1964 cử tri nhân dân xã Đa Mai tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân xã (gồm 19 đại biểu và đây được coi là Hội đồng Nhân dân khóa 1) Sau đại hội này, các tổ chức chính trị, xã hội lần lượt ra đời như: ban liên lạc mặt trận, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp

Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế, tổ chức chính quyền làng

xã ở Đa Mai được xây dựng và vận hành theo quy định chung của luật pháp Việt Nam Mỗi xóm có một chi bộ, một trưởng thôn, có các ban mặt trận, các hội đoàn thể Các chi bộ xóm đều trực thuộc Đảng ủy xã Đa Mai Các trưởng thôn chịu trách nhiệm trước chính quyền xã Đa Mai về mặt hành chính ở xóm mình Xét về phương diện tín ngưỡng, luôn có sự thống nhất giữa các thôn trong xã, khi tổ chức lễ hội đều có sự giao lưu của các thôn với nhau Các công việc chung của xã Đa Mai đều có sự đóng góp sức người, sức của, trí tuệ của tập thể các thành viên trong xã

1.2.5.Các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội

Trang 37

Cùng với thăng trầm của lịch sử dân tộc, trong công cuộc lập làng, giữ làng, Đa Mai đã để lại hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, các công trình kiến

trúc, di sản về các lễ tiết, tục lệ khá độc đáo

1.2.5.1.Đình Đa Mai

Đình Đa Mai tọa lạc ở vị trí trung tâm xã Đa Mai Đình có hướng Nam, hướng trông ra dòng sông Đa Mai cổ Đình có quy mô to lớn được xây dựng theo kiến trúc chuôi vồ gồm bẩy gian hai dĩ Vào năm 1950 Đình bị giặc phá, đến năm 1957 nhân dân mới khôi phục lại được nhưng có quy mô nhỏ hơn nhiều so với quy mô ban đầu và có kiến trúc hình chữ nhất

Đình Đa Mai thờ các vị Thành hoàng làng: Quý Minh Đại vương, Trấn Quốc Đại vương, nhị vị Bảo Nương, Ngọc Nương Quý Minh Đại Vương là

bộ tướng của Hùng Vương thứ 18 có công giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước Nhị vị Bảo Nương và Ngọc Nương là hai vị có công đánh giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII

Đình Đa Mai được tỉnh Bắc Giang công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 2002 Lễ hội đình Đa Mai được tổ chức vào ngày 9, 10 tháng 2 âm lịch Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như: vật, chọi gà, đua thuyền trên sông Thương Năm 1992 lễ hội được khôi phục lại những nội dung cơ bản của

lễ hội truyền thống, các phần tế lễ ít có sự thay đổi, các vật phẩm cúng tế cũng linh hoạt

1.2.5.2.Chùa Đa Mai

Chùa Đa Mai có tên chữ là Long Phúc tự Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng cách đình làng khoảng 300m về phía Đông Chùa được xây dựng từ rất lâu, đến năm 1899 được Thiền sư Lý Thông Mạc trùng tu Khu nội tự có năm gian tiền đường, năm gian thượng điện, ngoài ra còn có gác chuông Trong kháng chiến chống Pháp chùa bị giặc phá hoại Năm 1993 chùa được xây dựng lại

Lễ hội chùa Đa Mai được tổ chức vào ngày 1 tháng 3 âm lịch Đây là ngày giỗ của Thiền sư Lê Thông Mạc – vị tổ sư có công lớn trong việc trùng tu xây dựng chùa Chùa có vị trí thuận tiện cũng như cảnh quan đẹp, hàng năm

Trang 38

vào ngày lễ hội thu hút rất đông khách thập phương tới tham gia lễ hội, vãn

cảnh chùa

1.2.5.3.Đền Đa Mai

Đền Đa Mai được gọi là Từ Đa Mai nằm trên bờ sông Thương Đền quay về hướng Nam và có kết cấu theo hình chữ Đinh Đền bị phá hủy trước năm 1945 Đền được nhân dân xây dựng lại trên vị trí cũ vào năm 1992 Đền thờ nhị vị Bảo Nương, Ngọc Nương – công chúa nhà Trần Lễ hội đền được

tổ chức vào ngày 9, 10 tháng hai âm lịch

1.2.5.4.Đình làng Thanh Mai

Đình tọa lạc trên bờ sông Đa Mai ở phía Tây Nam làng Thanh Mai Quy mô trước đây của đình khá đồ sộ, bao gồm bẩy gian hai dĩ và có hình chữ Nhất Năm 1950 đình bị phá hoại

Đến năm 2005 nhân dân trong vùng trùng tu lại đình trên nền đất cũ với quy mô ba gian hai dĩ Đình Thanh Mai thờ Đức thánh Cao Sơn Quý Minh Đại Vương

1.2.5.5.Chùa làng Thanh Mai

Chùa Thanh Mai tên chữ là Thanh Long Tự, Chùa có hướng Đông ghé Nam Chùa Thanh Mai được xây dựng từ lâu đời, trong kháng chiến chống Pháp chùa bị giặc phá hoại Chùa được xây dựng lại vào năm 1997 Hiện nay

chùa có ba gian tiền đường, ba gian hậu cung, tam quan, có tường bao quanh

1.2.5.6.Lễ hội

Lễ hội giỗ thành hoàng làng Thanh Mai: Lễ hội được tổ chức vào ngày

15 tháng 9 âm lịch Lễ tế thành hoàng được thực hiện vào sáng ngày 15, sau

đó tổ chức tế lễ Khổng Tử Hiện nay khi tổ chức lễ hội có thêm các hoạt động giải trí văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Lễ hội làng Đa Mai: Lễ hội làng Đa Mai được tổ chức vào ngày 9, 10

tháng chín Đây được coi là ngày việc làng Ban đầu, lễ hội tổ chức với mục đích mừng thắng lợi cho mùa màng, tổ chức các hội thi bún Lễ hội được khôi

Trang 39

phục vào năm 1999 nhưng việc duy trì chưa thường xuyên Việc tổ chức lễ hội hiện nay có lồng ghép với việc tưởng niệm Thành Hoàng làng

Lễ hội Thượng Nguyên làng Thanh Mai: Lễ hội được tổ chức vào ngày

16 tháng Giêng để cúng Phật Ngoài phần lễ được tổ chức trang trọng, hoạt động văn nghệ thể thao cũng được tổ chức từ chiều ngày 15 thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của nhân dân làng xã Khi lễ hội diễn ra, lịch sử chùa Thanh Mai được nhắc lại để nhắc nhớ về nguồn gốc cũng như truyền thống vẻ

vang của làng

1.2.6.Phong tục tập quán và các tiết, lệ trong năm

Về tiết lệ trong năm, nhân dân trong vùng cũng theo các tiết lệ chung của dân tộc như: tết Nguyên Tiêu, tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, tết Vu Lan, tết Trung Thu, tết ông Táo, tết Nguyên Đán Ngoài ra có các tiết lệ riêng có

của làng Đa Mai và Thanh Mai

Tiết lệ của làng Đa Mai: đêm giao thừa nhân dân làm lễ trừ tịch, mừng

năm mới ở Đình làng Ngày 6 tháng Giêng tiến hành họp bàn giao việc của làng giữa ban cũ và ban mới Ba Giáp trong làng Đa Mai đều có lễ vật mang

ra Đình, đồng niên trong làng 18 tuổi làm lễ trình làng bắt đầu vào hàng tráng đinh được đảm nhận công việc của làng xã Đồng niên 49 tuổi làm lễ nhận Lềnh và Thủ từ Đồng niên năm 59 tuổi làm lễ nhận Thủ đền, đồng niên 70

làm lễ lên thượng lão, đồng niên 80 tuổi làm lễ nhận Chủ lễ ở đình

Tiết lệ của làng Thanh Mai bao gồm: ngày 6 tháng Giêng khai xuân

bàn giao các công việc của làng, ngày 7 tháng Giêng việc của xóm, nam giới trong xóm được ra họp bàn các công việc và ăn uống tập thể Ngày 8 đồng niên 18 tuổi đi tu sửa đường quanh làng Ngày 13 tháng Giêng tất cả các đồng niên tổ chức gặp mặt đầu xuân Ngày 15 tháng Giêng các lão làng từ 50 tuổi

trở lên gặp gỡ ăn uống ở đình

Về phong tục, tập quán: Đa Mai và Thanh Mai có các tục lệ riêng như

Lệ vào làng, tục Đánh gậy đồng xu của Đa Mai, tục biếu bún, tục kết chạ

Trang 40

Lệ vào làng: theo quy định của các làng Thanh Mai và Đa Mai con trai

đến 18 tuổi phải làm lễ vào làng để gánh vác công việc của làng, nước Nam

49 tuổi làm lễ nhận Lềnh làng Việc lựa chọn Lềnh trưởng được căn cứ vào các tiêu chí như có cha mẹ song toàn, không tang trở, vợ chồng thuận hòa, con cái ngoan ngoãn đủ cả trai và gái Giúp việc cho lềnh trưởng gồm hai lềnh thứ Người làm Lềnh trưởng khi nhà có tang trở thì phải giao cho người khác thay thế Làng có ruộng đèn nhang giao cho ông Lềnh trưởng cày cấy để lo

sắm các lễ vật cho các công việc chung của làng

Tục đánh gậy đồng xu của làng Đa Mai: vào ngày rằm Trung thu, nam

giới dưới 18 tuổi của làng Đa Mai thường là từ 15 cho đến 17 tuổi sẽ chia làm hai đội bên Đình (bao gồm xóm Đình, Chùa, Sẫu) bên Đọ (xóm Đọ) tham gia đối kháng Đây là phong tục có tính chất thượng võ của làng, hiện nay tục lệ

không còn được duy trì

Tục biếu bún: con cái ở Đa Mai khi ra ở riêng vào những ngày lễ tết

đều mang bún đến biếu ông bà, cha mẹ Ý nghĩa của tục biếu bún thể hiện sự trưởng thành của con cái, con cái đã tiếp thu và giữ gìn được nghề truyền thống của ông cha để lại đồng thời ngụ ý muốn nhận được lời nhận xét của bố

mẹ về sản phẩm làm ra có đạt được chất lượng để hoàn thiện thêm

Tục kết chạ giữa Đa Mai với xã Quế Nham (huyện Tân Yên) và Đa Hội (Hà Nội) được thực hiện dựa trên sự liên kết trong sản xuất sản phẩm phục vụ

nông nghiệp Trước đây cả ba xã đều tham gia vào việc chế tạo cầy bừa theo một chu trình khép kín Ở Đa Hội làm răng bừa, Đa Mai cung cấp các loại gỗ tốt, Quế Nham hoàn thiện cày bừa Hiện nay tục kết chạ giữa ba xã không còn được duy trì nữa

Ngày đăng: 13/01/2016, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w