8. Bố cục luận văn
2.5. Nghề làm búntruyền thống Đa Mai trong mối tương quan với các
các nghề khác
Lịch sử hào hùng của Đa Mai trong công cuộc dựng nước và giữ nước là những dấu son ghi nhận cho lòng yêu nước, cho vị thế đất và người nơi đây. Nghề làm bún trải qua rất nhiều thăng trầm còn lại cho đến ngày nay là một minh chứng cho lòng kiên trì, sự yêu nghề của người dân Đa Mai. Sản phẩm bún ban đầu chỉ giới hạn thị trường tiêu thụ tại chỗ thì nay đã được vận chuyển đến nhiều tỉnh thành. Quy mô sản xuất, công nghệ, kỹ thuật đã được thay đổi nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh.
Đối với các nghề thủ công ở Bắc Giang hầu hết là có quy mô nhỏ, mỗi nghề, mỗi làng có lịch sử và số phận riêng. Nghề bún ở Đa Mai cũng vậy, trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc khi mà các làng nghề khác vừa sản xuất, vừa chống giặc, họ vẫn luôn duy trì nghề của ông cha để lại thì nghề làm bún ở đây gián đoạn trong thời gian dài. Trong thời kỳ giặc Mỹ ném bom phá hoại, dân cư ở Đa Mai phải di tản sang các huyện khác như Tân Yên, Hiệp Hòa, lúc này nghề bún không còn được duy trì. Tình trạng khó khăn thiếu thốn về lương thực, chính sách khuyến khích lương thực ưu tiên nuôi cán bộ chiến sỹ chiến đấu chống giặc ngoại xâm được nhân dân ủng hộ. Dù nhớ nghề, muốn làm nghề bún nhưng người Đa Mai cũng đành cất trong ký ức. Khi hòa bình lập lại, nhân dân Đa Mai trở về làng cũ và khôi phục lại nghề làm bún cổ truyền phát triển cùng với nhiều làng nghề thủ công khác trong tỉnh.
Nghề bún phát triển thúc đẩy kinh tế địa phương đi lên, tác động đến nhiều ngành nghề khác. Các dụng cụ làm bún truyền thống chủ yếu là sản phẩm thủ công của các làng lân cận như mây tre đan, đúc cối xay, gốm. Số lượng các hộ gia đình làm nghề tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu sử
dụng sản phẩm của các làng nghề cung cấp vật dụng cho nghề làm bún phát triển. Gạo để làm bún tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu, người thợ làm bún phải đi mua gạo từ các đầu mối lớn ở chợ Thương (thành phố Bắc Giang) và đi đong ở các chợ huyện lân cận, điều này kích cung nghề xay xát và buôn bán phát triển.
Nghề làm bún truyền thống Đa Mai vốn được xem là nghề phụ để tăng thu nhập cho kinh tế gia đình. Trước đây những hộ gia đình có nhiều ruộng ở Đa Mai có cuộc sống ổn định. Những hộ gia đình ít ruộng phải làm thêm nghề phụ và làm bún là một trong số đó. Nhìn chung kinh tế của những hộ gia đình làm bún trước đây gặp nhiều khó khăn. Có nghề làm bún trong tay nhưng thực tế mỗi ngày sản xuất bún ở các hộ gia đình xưa chỉ vào khoảng 14 – 15kg. Công cụ sản xuất thô sơ nên người thợ phải dậy từ ba giờ sáng. Người làm nghề bún mang tính chất lấy công để làm lãi nhưng thực sự lãi cũng chẳng được là bao. Trong khoảng thời gian rất dài, nghề làm bún có vị thế thấp hơn nhiều so với các nghề nông nghiệp cũng như các nghề thủ công khác. Kinh tế làng nghề Đa Mai kém phát triển so với các làng lân cận.
Hiện nay, nghề làm bún truyền thống Đa Mai có điều kiện phát triển theo cơ chế thị trường. Thương hiệu bún Đa Mai được truyền trong dân gian đã có từ lâu đời vì thế thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Các gia đình làm bún chủ động đầu tư vốn, công nghệ sản xuất bún hiện đại, sản lượng, chất lượng bún ngày càng được nâng lên. Làng nghề có cơ hội cất cánh hơn so với các làng nghề khác. Nhiều hộ gia đình làm bún từ lúc khó khăn vất vả nay đã có của ăn của để. Vị thế của người làm bún được nhắc nhớ như những điển hình làm kinh tế giỏi, năng động, sáng tạo trước thời cuộc.
2.6.Ý thức nghề nghiệp
Ở Đa Mai ngoài nghề làm bún còn có nhiều ngành nghề khác nhau, tuy
nhập của nghề bún so với các nghề khác không cao nhưng trong tâm tưởng của người làm nghề luôn tự hào vào nghề cổ truyền cha ông để lại.
Vào những ngày lễ, tết con cái trong các gia đình làm bún ở Đa Mai thường có tục lệ biếu bố mẹ sản phẩm bún của mình làm ra. Điều này thể hiện
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Đa Mai nói riêng cũng như đạo lý
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tục biếu bún thể hiện tấm lòng của con cháu đối với ông bà, với tổ tiên, với nghề nghiệp đang từng ngày mưu sinh. Nó thể hiện sự trưởng thành của con cháu trong công việc duy trì và phát triển nghề nghiệp của ông cha để lại, đồng thời cũng mong muốn nhận được sự bình phẩm, góp ý của những bậc cao nên về sản phẩm làm ra để ngày càng hoàn thiện sản phẩm đạt chất lượng cao hơn.
Các làng nghề ở Việt Nam, việc giữ bí quyết làm nghề rất được coi trọng. Phần nhiều các làng nghề đều khắt khe nghiêm ngặt trong việc truyền nghề như việc không truyền nghề cho con gái, không truyền nghề cho người khác làng, ngay cả người trong cùng một làng cũng không truyền nghề cho nhau. Tuy nhiên, ở Đa Mai việc truyền nghề làm bún rất được coi trọng nhưng lại không quá khắt khe như các làng nghề khác. Cha mẹ có thể truyền nghề cho các con để phát triển nghề làm bún, không có phân biệt truyền nghề cho con trai, con gái hay con rể. Ai có mong muốn làm nghề có thể đến các hộ gia đình học hỏi và nhận được sự giúp đỡ nhiệt thành.
Nghề làm bún khá nặng nhọc vất vả, thời gian làm bún trước đây hoàn toàn vào lúc rạng sáng vì thế người làm nghề phải có lòng kiên trì mới có thể theo nghề được. Các gia đình làm bún rất sẵn lòng truyền nghề cho những ai có nguyện vọng làm nghề. Khi chúng tôi đề cập vấn đề truyền nghề, kỹ thuật trong các khâu làm bún được các bậc cao niên ở Đa Mai cũng như những thế hệ trẻ làm bún vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm rất chân thành. Tôi không nhận thấy có sự ngần ngại, thận trọng trong việc giữ bí quyết làm nghề.