Hướng phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Nghề làm bún truyền thống xã đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 138)

8. Bố cục luận văn

3.2.Hướng phát triển làng nghề

3.2.1.Chủ trương của Trung ương và Bắc Giang về phát triển làng nghề 3.2.1.1.Chủ trương của trung ương

Làng nghề Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nông nghiệp, vì vậy từ những năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước đường lối công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông thôn đã được lãnh đạo Nhà nước quan tâm và khẳng định trong các kỳ đại hội Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng (12/1986) đã xác định bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu. Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) xác định phát triển toàn diện nền kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội. Hình thành cơ cấu hợp lý về nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp phù hợp với sinh thái từng vùng gắn phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu xã hội ở nông thôn.

Đại hội lần VIII (1996) của Đảng nêu rõ đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng…phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống.

Đại hội X năm (2006) của Đảng đề ra phương hướng về nông nghiệp nông thôn: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.

Để thực thi hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong những năm qua nhiều văn bản pháp luật, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động sản xuất kinh doanh. Luật đất đai có nhiều đổi mới như: các hộ gia đình, các tổ chức trong các làng nghề được giao đất

hoặc thuê đất ổn định lâu dài. Chính sách đầu tư của Nhà nước tác động không nhỏ đến các tổ chức cá nhân trong làng nghề. Luật Hợp tác xã. Luật lao động. Luật thuế xuất khẩu. Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển thị trường, ngành nghề nông thôn có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống.

Theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000, chủ trương

phát triển được quy định rõ trong Điều 2 có nội dung như sau: (1) -Nhà nước

có quy hoạch và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đồng thời có quy hoạch các cơ sở ngành nghề truyền thống phải gắn với phát triển ngành du lịch văn hóa. (2) - Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm ngành nghề nông thôn, nhất là các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước (gỗ, mây, tre, lá...) nhằm hạn chế một phần tác hại đến môi trường của các sản phẩm chất thải hóa chất nhựa công nghiệp. (3) - Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 1 của Quyết định này, nhất là các ngành nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. (4) - Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền sở hữu về tài sản, bí quyết công nghệ, phát minh sáng chế, bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp của các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề ở nông thôn. (5) - Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội theo ngành nghề hoặc theo địa phương nhằm hỗ trợ thiết thực cho các cơ sở ngành nghề phát triển, phản ánh tâm tư nguyện vọng của cơ sở, tham gia ý

kiến với cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. (6) - Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực xã hội triển khai các hoạt động trợ giúp, tư vấn, thông tin, tiếp thị, đào tạo nghề, khuyến công, nghiên cứu công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã cho phát triển ngành nghề nông thôn [78, 79].

Theo Quyết định số 132 của Thủ tướng, phát triển các làng nghề thì không có chính sách riêng về phát triển khoa học công nghệ và môi trường. Nhưng có một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, có chính sách về khoa học công nghệ và môi trường được quy định rõ trong Điều 8 với nội

dung cụ thể: (1) - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức, chỉ đạo và

dành nguồn kinh phí cần thiết trong kế hoạch hàng năm cho việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước; hướng dẫn việc áp dụng các loại công nghệ phù hợp để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị thẩm mỹ và độ tinh xảo của sản phẩm làng nghề; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong ngành nghề nông thôn. (2) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, chọn lọc, hoàn thiện, bảo tồn các công nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. (3) - Nhà nước có chính sách khen thưởng và trợ giúp cá nhân, tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, chuyển giao công nghệ cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và khoa học công nghệ. (4) - Nhà nước khuyến khích cơ sở ngành nghề nông thôn nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa sản xuất. (5) - Cơ sở ngành nghề nông thôn phải có

biện pháp xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường, thực hiện việc di chuyển cơ sở gây ô nhiễm môi trường đến địa điểm thích hợp [78, 79].

Như vậy, hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước ra đời dựa trên yêu cầu thực tế của tình hình phát triển xã hội của đất nước. Những văn bản ngày càng được hoàn thiện hơn đã tạo điều kiện thuận lợi để các làng nghề, làng nghề truyền thống phát triển.

3.2.1.2.Chủ trương của tỉnh Bắc Giang

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Bắc Giang. Phát triển các làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, phát huy tiềm năng thế mạnh của làng nghề, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, tạo ra sự cân bằng giữa làng nghề với các làng xung quanh cũng như cân bằng phát triển vùng. Trong những năm qua có nhiều chính sách, nhiều quyết định quy hoạch phát triển làng nghề, tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng và phát triển những làng nghề mới.

Ngày 11 tháng 10 năm 2013 Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang ra Số

1565/QĐ-UBND quyết định “Về việc quy hoạch phát triển làng nghề công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong

đó, mục tiêu chung “Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm

tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động khu vực nông thôn; hướng tới phát triển làng nghề theo quy hoạch, bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan và an sinh xã hội; xoá đói, giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; xoá dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện mục tiêu được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII” [91].

Quan điểm phát triển được nhấn mạnh trong quết định Số 1565/QĐ-UBND bao gồm:

Thứ nhất: Quy hoạch phát triển làng nghề phải phù hợp với Quy hoạch

phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai: Phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn

hóa dân tộc trong các sản phẩm, gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba: Phát triển làng nghề gắn với quá trình xây dựng nông thôn

mới, phát triển làng nghề gắn với thu hút lao động, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.

Thứ tư: Quy hoạch làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái,

đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững.

Thứ năm: Ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống có tiềm năng

phát triển, các làng nghề mới sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và những ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường.

Định hướng phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, theo Quết định Số 1565/QĐ-UBND bao gồm:

Đầu tư phát triển các nghề, làng nghề có điều kiện phát triển, chú trọng phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp, khu vực dân tộc thiểu số.

Phát triển làng nghề dựa vào lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu tại chỗ như ngành chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và lợi thế cạnh tranh về lao động, mặt bằng.

Tạo điều kiện cho phát triển làng nghề, phát huy sự tham gia của cộng đồng gắn liền với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, gắn với du lịch.

Phát triển làng nghề theo hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề.

Sản xuất của làng nghề dần nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp ở một số làng nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường.

Đa dạng hóa hình thức sở hữu và các loại hình tổ chức, tạo ra sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, tổ chức sản xuất kết hợp giữa công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống đi đôi với đảm bảo vệ sinh môi trường.

Làng nghề mới đưa vào quy hoạch mang tính khả thi dựa trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát, đánh giá và đề xuất của các huyện, thành phố. Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển nghề của mỗi làng có sự phân kỳ quy hoạch phù hợp.

Những làng có nghề đưa vào quy hoạch giai đoạn đến năm 2015, là những làng đã có nghề hình thành và đạt được một số tiêu chí cơ bản để công nhận làng nghề, như: làng có 30% số hộ trong làng tham gia làm nghề, tình hình hoạt động của nghề khá ổn định trong 2 năm trở lại đây và có xu hướng phát triển tốt trong thời gian tới.

Quy hoạch làng nghề mới giai đoạn 2016-2020, dựa trên cơ sở các làng đã hình thành nghề, số hộ làm nghề trong làng gần đạt 30% số hộ của làng và trong số đó chủ yếu là các nhóm nghề đã phát triển mạnh thành làng nghề nay nhân rộng ra các làng khác, có nghề là nghề mới du nhập được nhân dân địa phương đón nhận, đang phát triển tốt do có những yếu tố phù hợp với khả năng, điều kiện, tập quán sản xuất của các làng; sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ rộng lớn; nguồn nguyên liệu có đủ khả năng cung cấp phục vụ cho phát triển làng nghề…

Làng nghề làm bún truyền thống Đa Mai là một trong những làng nghề nằm trong quy hoạch bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống và phát

triển gắn với du lịch tỉnh Bắc Giang. Ngày 17 tháng 01 năm 2012 Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang ra Số 12/QĐ-UBND Quyết định thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Đa Mai, thành phố Bắc Giang với tổng diện tích 6ha trong đó đất công nghiệp 36 000m2, đất công cộng cụm công nghiệp 1.500 m2; đất hạ tầng kỹ thuật 900 m2; đất cây xanh, mặt nước 10.500 m2; đất giao thông, hạ tầng 11.100 m2.

Khi cụm công nghiệp Đa Mai hoàn thành sẽ sản xuất các mặt hàng như chế biến nông sản thực phẩm như bún, bánh, chế biến lâm sản, than củi, gỗ ép, cơ khí phục vụ nông nghiệp địa phương.

Bảng 3.5: Tổng hợp sử dụng đất xã Đa Mai

Thứ tự Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ %

1 Đất ở 116,960 32,30 2 Đất trường học 5,860 1,62 3 Đất công cộng hỗn hợp 11,10 3,07 4 Đất cơ quan 1,71 0,47 5 Đất hỗn hợp thương mại dịch vụ 12,70 3,51

6 Đất cây xanh mặt nước, thể dục thể thao 56,81 15,69 7 Đất công nghiệp dịch vụ 8,712 2,41 8 Đất hạ tầng kỹ thuật 19,31 5,33 9 Đất nông nghiệp 48,76 13,47 10 Đất nông nghiệp hỗn hợp 23,77 6,56 11 Đất giao thông 56,38 15,57 Tổng 362,08 100

32.3 1.62 3.07 1.62 3.07 0.47 3.51 15.69 2.41 5.33 13.47 Đất ở Đất trường học Đất công cộng hỗn hợp Đất cơ quan Đất hỗn hợp thương mại Đất cây xanh mặt nước Đất công nghiệp dịch vụ Đất hạ tầng kỹ thuật Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp hỗn hợp Đất giao thông

Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Đa Mai năm 2013

Bảng 3.6: Sử dụng đất cụm công nghiệp xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang

STT Hạng mục Tổng diện tích (m2) Tỷ lệ (%)

1 Đất công nghiệp 36.000 60

2 Đất công cộng cụm công nghiệp 1.500 2,5

3 Đất hạ tầng kỹ thuật 900 1,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Đất cây xanh, mặt nước 10.500 17,5

5 Đất giao thông, hạ tầng 11.100 18,5

6 Tổng cộng 60.000 100

2.5 1.5 17.5 18.5 60 Đất công nghiệp Đất công cộng cụm công nghiệp Đất hạ tầng kỹ thuật Đất cây xanh, mặt n¬ước Đất giao thông, hạ tầng

Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất cụm công nghiệp xã Đa Mai

3.2.2.Hướng phát triển của Đa Mai trong những năm gần đây

Kỹ thuật làm bún ở Đa Mai khi chưa áp dụng cơ giới hóa tất cả các công đoạn đều dùng sức người là chính vì thế mà năng suất lao động thấp. Hiện nay việc mở rộng thị trường tiêu thụ bún đi các tỉnh thành lân cận với số lượng lớn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ làm bún. Nhiều gia đình đã đầu tư trang thiết bị làm bún hiện đại trong thời gian ngắn cho ra một lượng bún lớn đáp ứng nhu cầu đặt hàng lớn của đối tác, máy móc, các vật dụng làm bún đều bằng inox đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước đây căn bếp của các hộ gia đình thường là nơi nấu ăn và cũng là nơi sản xuất bún, hiện nay các gia đình đã dành hẳn một diện tích đất trong gia đình để xây dựng nơi sản xuất bún sạch sẽ, có hệ thống thoát nước thải trong quá trình làm bún đảm bảo vệ sinh. Khi cụm công nghiệp làng nghề Đa Mai được xây dựng xong sẽ có hẳn một khu chuyên để sản xuất bún.

Một phần của tài liệu Nghề làm bún truyền thống xã đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 138)