Chính vì vậyhướng nghiệp có nhiệm vụ quan trọng bởi thông qua đó nghề nghiệp, phân bố lạilực lượng lao động trong xã hội, chuyên môn hoá tiềm năng lao động trẻ tuổi.GDHN có tác dụng góp
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ
-HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 3- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ -
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
Trang 5Với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám đốc, Phòng đào tạo,Văn phòng khoa giáo dục, các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học trườngHọc viện quản lý giáo dục đã giảng dạy, tạo điều kiện và quan tâm giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập
Em xin chân thành cảm ơn tới:
Lãnh đạo, ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô trong hội đồng sưphạm, các bậc phụ huynh, toàn thể học sinh khối 12 trường THPT Đồng Hỷ.Cùng gia đình, bạn bè tạo điều kiện thuận lợi và động viên, chia sẻ, giúp đỡtôi hoàn thành khóa học và khóa luận tốt nghiệp
Em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhỏ,
cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu,thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế vềthời gian, phương pháp nghiên cứu, năng lực bản thân cũng như chưa đượctrải nghiệm thực tiễn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Em rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn, những aiquan tâm đến đề tài này để việc nghiên cứu tiếp theo của em được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Hà nội, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 6Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo
Bộ LĐ - TB - XH Bộ Lao động thương binh xã hội
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Trang 71 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
5 Phương pháp nghiên cứu: 2
6 Phạm vi nghiên cứu: 3
7 Cấu trúc của đề tài: 3
Chương 1: 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HSTHPT 4
1.1 Một số khái niệm công cụ 4
1.1.1 Giáo dục 4
1.1.2 Hướng nghiệp 4
1.1.3 Giáo dục Hướng nghiệp 5
1.1.4 Biện pháp giáo dục 5
1.1.5 Biện pháp giáo dục hướng nghiệp 6
1.2 Một số vấn đề cơ bản về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT hiện nay 6
1.2.1 Vị trí, vai trò của GDHN 6
1.2.2 Nội dung GDHN cho học sinh THPT 7
1.2.3 Nhiệm vụ GDHN trong nhà trường phổ thông 8
1.2.4 Các con đường GDHN cho học sinh THPT 11
1.2.5 Các PPGD hướng nghiệp 12
1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới GDHN ở trường THPT 13
1.2.6.1.Những yếu tố ảnh hưởng từ gia đình 13
1.2.6.2 Những yếu tố ảnh hưởng từ nhà trường 14
1.2.6.3 Những yếu tố ảnh hưởng từ xã hội 14
1.2.6.4 Bạn bè 14
1.2.6.5 Những yếu tố từ chính bản thân học sinh 14
Trang 8TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN 16
2.1 Khái quát về trường THPT Đồng Hỷ - Thái Nguyên 16
2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội ở địa phương 16
2.1.2 Khái quát trường THPT Đồng Hỷ 16
2.2 Thực trạng vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 12 ở trường THPT Đồng Hỷ - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên 18
2.2.1 Thực trạng về vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho HS 19
2.2.1.1 Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của GDHN cho HS19 2.2.1.2 Thực trạng về nhận thức các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HS 21
2.2.1.3 Nhận thức của GV và HS về các yếu tố cần biết khi lựa chọn nghề nghiệp 22
2.2.1.4 Nhận thức của GV và HS về việc lựa chọn các ngành nghề 23
2.2.1.5 Thực trạng về vấn đề GDHN cho HS khối 12 trường THPT Đồng Hỷ - Thái Nguyên 24
a Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến GDHN 24
b Thực trạng về các hình thức GDHN cụ thể cho HS 25
c Thực trạng về việc sử dụng các con đường GDHN 26
2.2.2 Thực trạng về kết quả GDHN cho học sinh khối 12 trường THPT Đồng Hỷ - Thái Nguyên 29
2.2.2.1 Thực trạng về mức độ tham gia các hoạt động hướng nghiệp tại trường học của học sinh khối 12 trường THPT Đồng Hỷ 30
2.2.2.2 Kết quả GD hướng nghiệp HS khối 12 trường THPT Đồng Hỷ -huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên 32
2.2.3 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 34
2.2.3.1 Đánh giá thực trạng 34
2.2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 35
Kết luận chương 2 38
Trang 9TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN 39
3.1 Một số nguyên tắc đề xây dựng biện pháp 39
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu GD của cấp học THPT.39 3.1.2 Các biện pháp phải đồng bộ, tác động vào các yếu tố, các khâu trong tổ chức hoạt động GDHN 39
3.1.3 Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn ở trường THPT 40
3.1.4 Đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm TSL của lứa tuổi HS 40
3.2 Một số biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 12 trường THPT Đồng Hỷ 40
3.2.1 Biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh và các lực lượng giáo dục về GDHN 40
3.2.2 Bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN cho giáo viên 41
3.2.3 Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia GDHN 44
3.2.4 Sử dụng phối hợp các con đường GDHN 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
1 KẾT LUẬN 47
2 KIẾN NGHỊ 48
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 48
2.2 Đối với nhà trường THPT Đồng Hỷ 48
2.3 Đối với giáo viên 49
2.4 Đối với học sinh 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 11+ Tháng 5/2012: bảo vệ đề tài khóa luận tốt nghiệp
- Địa điểm nghiên cứu: trường THPT Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
7 Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm 3 chương, ngoài ra có phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu thamkhảo, phụ lục Phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
- Chương 2: Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 12 ở trườngTHPT Đồng Hỷ - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
- Chương 3: Biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 12 trườngTHPT Đồng Hỷ - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
Trang 12Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Một số khái niệm công cụ
1.1.1 Giáo dục
- Khái niệm giáo dục (theo nghĩa rộng) được hiểu là quá trình tác động có mụcđích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học củanhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hìnhthành nhân cách cho họ
- Theo nghĩa hẹp giáo dục là quá trình hình thành cho người được giáo dục lýtưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, nhữnghành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họcác hoạt động và giao lưu
Theo từ điển tiếng Việt thì: “HN là thi hành những biện pháp nhằm đảmbảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực thể lực) nội dung theongành và loại lao động giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề [17, tr.458]
Còn theo từ điển giáo dục học thì “HN là hệ thống các biện pháp giúp đỡhọc sinh làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyệnvọng, năng lực, sở trường của mỗi người Với nhu cầu và điều kiện thực tế kháchquan của xã hội” [16, tr 209]
Cũng đề cập tới hướng nghiệp, tác giả Phạm Tất Dong cho rằng “HN như
là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục về y học, kinh tế học nhằm giúpcho thế hệ trẻ chọn được nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyệnvọng, sở trường của mỗi cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực sản xuấttrong nền kinh tế quốc dân” Dưới góc độ giáo dục phổ thông thì có thể coi “HN
là sự tác động của một hệ thống những biện pháp tác động của nhà trường, gia
Trang 13đình và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn vàchuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi
xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cánhân” [11, tr 11] Kết quả cuối cùng của quá trình HN là sự tự quyết định củahọc sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai
1.1.3 Giáo dục Hướng nghiệp
Theo tài liệu GD và tư vấn hướng nghiệp: “GDHN là hệ thống các biệnpháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tưtưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào laođộng sản xuất và cuộc sống GDHN góp phần phát huy năng lực, sở trường củatừng người, đồng thời góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao chophù hợp với nhu cầu phân công lao động trong xã hội Có thể nói ngắn gọn làGDHN là hướng dẫn cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sớm có
ý thức về một nghề mà sau này các em sẽ chọn”
Theo Giáo dục học tập 2 của Trần Thị Tuyết Oanh:
- Hướng nghiệp là một hoạt động của tập thể sư phạm nhằm giúp HS chọn nghềmột cách hợp lý, phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, năng lực của cá nhân vàyêu cầu của XH
- Hướng nghiệp được coi là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ công tác giáodục Việc chọn nghề của học sinh không thể để diễn ra một cách ngẫu nhiên, tựphát mà phải là một quá trình giáo dục Dưới sự hướng dẫn, ảnh hưởng của thầygiáo, cha mẹ, bạn bè, thông tin dư luận xã hội làm cho quá trình chọn nghề củahọc sinh từ chỗ “định hướng ban đầu“ đến chỗ “tự quyết định con đường đi vàonghề nghiệp tương lai“ được đúng đắn
1.1.4 Biện pháp giáo dục
- Biện pháp: Biện pháp là cách thức, con đường chuyển tải nội dung nhằm đạtđược mục đích đề ra Như vậy có nghĩa là căn cứ vào nội dung để tìm ra cáchthức, con đường phù hợp, hiệu quả nhất để đạt được mục đích
- Biện pháp giáo dục: Biện pháp GD hay cả PPGD đều được quy định bởi cáchành động phối hợp giữa nhà GD và người được GD nhằm chuyển tải nội dung,thực hiện các nhiệm vụ GD đạt được mục đích giáo dục đặt ra Song biện pháp
GD cụ thể hơn, PPGD mang tính khái quát hơn Vì thế biện pháp giáo dục đượcxem xét như sau: Biện pháp giáo dục bao gồm một số hành động của nhà GD và
Trang 14người được giáo dục, các hành động này thống nhất với nhau nhằm thực hiệnmục đích chung là hình thành những phẩm chất nhân cách của người được giáodục (GDH tập 2, Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên…)
1.1.5 Biện pháp giáo dục hướng nghiệp
- Là một loạt cách thức giải quyết vấn đề hướng nghiệp được đưa ra nhằmthay đổi, hoàn thiện cách giáo dục hướng nghiệp sao cho phù hợp nhất với tìnhhình thực tế thay đổi không ngừng hiện nay về cả mặt xã hội và nhu cầu hướngnghiệp ngày càng cao của học sinh
1.2 Một số vấn đề cơ bản về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT hiện nay
1.2.1 Vị trí, vai trò của GDHN
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của công tác giáo dục Đây là côngtác điều chỉnh động cơ chọn nghề của HS, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp chocác em theo xu thế nhu cầu lao động xã hội và sự phân công lao động xã hội.Thực tế đã cho thấy: sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự phát của thanh, thiếuniên ít khi phù hợp với hướng sản xuất, nhu cầu lao động của xã hội nên xảy ratình trạng mất cân đối như hiện nay (người có trình độ đại học thì quá nhiềutrong khi đó công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề lại thiếu) Vì vậy tác động củagiáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội Kếtquả của GDHN là giúp học sinh chọn nghề trên cơ sở phù hợp với nguyện vọngcủa bản thân, điều kiện hoàn cảnh gia đình mình phù hợp với đặc điểm của nghề
và phù hợp với nhu cầu xã hội…
GDHN luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổicủa đất nước từ đó nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời đưa thanhthiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy hết năng lực
sở trường lao động Phát triển cao hứng thú nghề nghiệp, làm tăng khả năng sángtạo trong lao động Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa trong công tác giáo dụchướng nghiệp Từ đó biến nghề nghiệp không chỉ là nơi kiếm sống đơn thuần màcòn là nơi giúp cá nhân thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, hết mình cốnghiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng tổ chức Tuy nhiên để đảm bảo ýnghĩa kinh tế của giáo dục hướng nghiệp thì trường phổ thông phải gắn mục tiêuđào tạo với những mục tiêu kinh tế xã hội Sự phát triển kinh tế của xã hội phụthuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất đi vào
Trang 15sự phân công lao động trong phạm vi cả nước và từng địa phương Chính vì vậyhướng nghiệp có nhiệm vụ quan trọng bởi thông qua đó nghề nghiệp, phân bố lạilực lượng lao động trong xã hội, chuyên môn hoá tiềm năng lao động trẻ tuổi.
GDHN có tác dụng góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của trường phổthông tức là hoạt động hướng nghiệp có chức năng thực hiện hoá đường lối giáodục của Đảng và Nhà nước, hiện thực hoá đường lối giáo dục trong đời sống xãhội, GDHN phải được coi là điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục.GDHN sẽ tạo nên những yếu tố mới trong con người lao động - yếu tố cơ bảncủa việc tăng năng suất lao động xã hội Làm tốt giáo dục hướng nghiệp, sẽ cónhững lớp người mới đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để xây dựng và bảo
vệ tổ quốc Tóm lại GDHN có ý nghĩa đối với sự triển khai chiến lược con người
- một bộ phận của chiến lược kinh tế và khoa học - kỹ thuật Xét ở bình diện xãhội, GDHN có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cânbằng trong việc phân bố lực lượng dân cư
Chúng ta biết rằng để thanh, thiếu niên đứng ngoài lao động nghề nghiệp đứngngoài việc làm sẽ gây nên nhiều tác hại phức tạp về mặt xã hội Bởi vậy cầnhướng dẫn thanh, thiếu niên chọn nghề cho mình sao cho phù hợp đồng thời cóthái độ sẵn sàng tham gia và lao động SX và hoạt động nghề nghiệp nhằn gópphần sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước Qua đó tạo nên ý thức xãhội và xây dựng vị trí chỗ đứng trong xã hội của thế hệ trẻ
1.2.2 Nội dung GDHN cho học sinh THPT
GDHN phải cung cấp cho học sinh sự hiểu biết về hệ thống nghề nghiệptrong xã hội, đặc biệt với những nghề phổ biến và quan trọng nhất của nền kinh
tế, đồng thời cũng phải giúp cho học sinh l àm quen với những nghề chính củađịa phương (trên địa bàn xã, huyện) và những nghề có tính chất truyền thống.Bên cạnh hệ thống nghề nghiệp, trong các giờ hướng nghiệp cũng phải cho họcsinh hiểu biết về hệ thống các trường nghề (trường dạy nghề, các trường trunghọc và đại học, cao đẳng)
Nội dung công tác hướng nghiệp là giáo dục thái độ lao động và ý thứcđúng đắn đối với nghề nghiệp, thông qua các giờ hướng nghiệp, giờ học tập các
bộ môn văn hoá cơ bản giúp học sinh có thái độ đúng đắn với lao động và ngườilao động, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội, đánh giá đúng những khó
Trang 16khăn và thuận lợi của đất nước của địa phương nhằm tạo cho mình tâm lý sẵnsàng đi vào mọi nghề
Ngoài ra hướng nghiệp còn bao gồm cả việc giới thiệu những yêu cầu mànghề nghiệp đòi hỏi cần có ở con người: như về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tâmsinh lý và điều kiện sức khoẻ Đó là những thực tế đặt ra trước học sinh, giúp các
em có cơ sở khoa học, lường thấy hiện thực trong nghề của mình sẽ lựa chọn,xem xét sự phù hợp hay không phù hợp với mình
Trong nội dung hướng nghiệp phải giải thích, tuyên truyền về các nghềtrong xã hội, giúp học sinh có hiểu biết khái quát về cơ cấu của nền kinh tế quốcdân, về vị trí vai trò của từng nghề đối với nền kinh tế, đặc điểm của nghề,những yêu cầu về tâm sinh lý của người lao động đối với nghề
Nội dung công tác hướng nghiệp triển khai trong quá trình LĐSX sẽ giúpcho HS nắm được những nguyên lý của tổ chức và quản lý sản xuất xã hội côngnghiệp, là cơ sở giúp các em xác định phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của bảnthân một cách chính xác và có sự lựa chọn nghề phù hợp
Nội dung công tác hướng nghiệp cần được tiến hành giảng dạy trong các bộmôn khoa học cơ bản, trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ tạocho học sinh có điều kiện hiểu được sự vận dụng tri thức trong lĩnh vực nghềnghiệp nhất định, thấy rõ tiềm năng và triển vọng của địa phương, của đất nướcđối với sự phát triển kinh tế và tương lai của một số ngành nghề Đồng thờihướng dẫn HS đi vào những nghề, những nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi.1.2.3 Nhiệm vụ GDHN trong nhà trường phổ thông
Theo tài liệu Giáo dục và tư vấn hướng nghiệp của TS Phạm Văn Sơn,công tác HN trong trường phổ thông nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nhiệm vụ 1: tổ chức các hoạt động giúp HS làm quen với nghề với các loạihình thông tin sau: Một là thông tin về thế giới nghề nghiệp theo phân loại nghề.Hai là thông tin về nghề cụ thể hiện có trong cả nước và ở địa phương Khi đóphải nêu rõ tầm quan trọng của nghề, đối tượng LĐ, nội dung LĐ, những thaotác LĐ cơ bản, những yêu cầu tâm sinh lý của nghề, các chống chỉ định y học,triển vọng của nghề, nơi đào tạo nghề Ba là thông tin về hệ thống trường đàotạo: Hệ thống các trường đào tạo của Bộ GD&ĐT, của Bộ LĐ-TB-XH, cáctrường đào tạo quân đội, an ninh, nghệ thuật… Bốn là thông tin về thị trường lao
Trang 17động: Đây là những thông tin về nhu cầu sử dụng nhân lực các loại của các tỉnh,thành phố, khu công nghiệp…
- Nhiệm vụ 2: Tổ chức các hoạt động GD nghề nhằm hình thành hứng thú nghề,khuynh hướng nghề, năng lực nghề giúp HS có ý thức chọn nghề Các hoạt độngchính như: thực hiện chương trình HN chính khóa, GDHN qua dạy học các mônvăn hóa cơ bản, GDHN qua dạy môn công nghệ và dạy nghề phổ thông, tổ chứccác hoạt động ngoại khóa
- Nhiệm vụ 3: Tư vấn chọn nghề (TVCN) cho HS: được hiểu là hệ thống cácbiện pháp tâm lý - giáo dục - y học nhằm phát hiện và đánh giá toàn diện nănglực của thanh thiếu niên với mục đích giúp HS chọn nghề trên cơ sở khoa học.TVCN là điều chỉnh động cơ chọn nghề của HSPT Vì nhà trường chưa làm tốtviệc này nên tồn tại hiện tượng quá tải trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trong cácnăm gần đây Tư vấn chuyên sâu: hình thức này phức tạp, vì phải tiến hành trên
cơ sở khoa học, phải đảm bảo tính chính xác cao nhờ sử dụng các thiết bị để đocác phẩm chất tâm sinh lý học sinh Vì thế hình thức này tiến hành ở các Trungtâm KTTH-HN-DN, trung tâm tư vấn khác Để tư vấn chuyên sâu: Phải có độingũ chuyên gia tư vấn có trình độ, tay nghề cao Chuyên gia phải có kiến thức vềthế giới nghề nghiệp, yêu cầu của nghề, có kiến thức về nhân cách: Động cơ,hứng thú, khuynh hướng, năng lực nghề nghiệp của HS, có kiến thức về kinh tế,
về nhu cầu phát triển nhân lực
- Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu, nghiên cứu HS Chiếm vị trí đặc biệt trong thành phầncấu trúc của HN Nghiên cứu HS trước hết là nhân cách nghề nghiệp (động cơchọn nghề, hứng thú nghề nghiệp, khuynh hướng và năng lực nghề nghiệp) Cácphương pháp cơ bản để nghiên cứu như: phân tích kết quả học tập các môn của
HS, phân tích bài làm, sản phẩm mà HS thực hiện qua các giờ lao động kỹ thuật,theo dõi sự phát triển tính cách, các phẩm chất ý chí, trạng thái cảm xúc, khảnăng tập trung
- Nhiệm vụ 5: Giáo dục thái độ ngành nghề đúng cho HS Thái độ nghề nghiệpbiểu hiện ở chỗ HS luôn kính trọng người LĐ làm việc ở cương vị nào (lãnh đạohay nhân viên), nghề gì (nghề lao động trí óc hay lao động chân tay), kể cả cácnghề thấp kém (nhưng đây là sự phân công của xã hôi) Phải làm cho HS thấyrằng LĐ thực sự là vinh quang, là cần thiết
Trang 185 nhiệm vụ trên chính là những vấn đề cơ bản rất quan trọng của công tác
tổ chức GDHN trong nhà trường PT Các nhiệm vụ phản ảnh tính liên tục củacác giai đoạn GDHN và tất cả các GV phổ thông đều phải tham gia vào hoạtđộng GDHN cho HS GDHN ở trường phổ thông tốt sẽ góp phần phân luồng,giảm áp lực của các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, định hướng PT nguồn nhân lựcquốc gia, chuẩn bị các điều kiện cho HSPT sau tốt nghiệp tham gia lao động XH.Đồng thời GDHN tốt sẽ tiết kiệm được một khoản tài chính rất lớn cho gia đình,
XH hàng năm
Theo cuốn Giáo dục học tập 2 của Trần Thị Tuyết Oanh, nhiệm vụ củaGDHN gồm những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, định hướng nghề nghiệp: công việc chủ yếu của định hướng nghề
nghiệp là thông tin về sự phát triển của các nghề trong XH, nhất là những nghềđang cần nhiều nhân lực, kể cả những nghề trong khu vực kinh tế Nhà nước vàcác thành phần kinh tế khác trong cả nước nói chung và ở địa phương nóiriêng… để học sinh có hướng chọn cho mình nghề phù hợp Đối tượng tác động
để định hướng nghề nghiệp là học sinh, đặc biệt là những học sinh lớp cuối cấp(lớp 9 và lớp 12) Biện pháp và phương tiện thông tin nghề nghiệp cho HS là:Giới thiệu, tuyên truyền về nghề qua buổi sinh hoạt hướng nghiệp Tạo điều kiệncho HS được làm quen với một số nghề hiện có trong xã hội.Tăng cường và mởrộng các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh tuyên truyền, báo chí, phimảnh, quảng cáo ) để giới thiệu về nghề
- Thứ hai, tư vấn nghề nghiệp: Tư vấn nghề nghiệp là hoạt động giúp các cá
nhân, đặc biệt là thanh thiếu niên trong quá trình định hướng, tìm chọn cũng nhưthay đổi nghề Trong các trường phổ thông hiện nay, công tác hướng nghiệpđược coi là một nội dung giáo dục của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớpthường là người tư vấn nghề nghiệp cho HS Người làm công tác tư vấn qua quátrình tiếp xúc với HS, với cha mẹ HS, với các giáo viên bộ môn nắm được đặcđiểm nhân cách của HS, hoặc dựa vào sự khảo sát, điều tra, đánh giá các mônvăn hóa, môn kỹ thuật và lao động sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm hoặc kếtquả hoạt động người làm công tác tư vấn lập sổ hướng nghiệp cho từng HS,ghi lại những gì cần thiết; cuối cùng trên cơ sở đó cho HS những lời khuyêntrong việc chọn nghề
- Thứ ba là tuyển chọn nghề (thích hợp nghề)
Trang 19Ngoài ra, người làm công tác tư vấn hướng nghiệp phải xây dựng phác đồnghề nghiệp để giới thiệu cho HS, chỉ ra cho HS thấy được mức độ phù hợp haykhông phù hợp giữa nhận thức, khả năng của cá nhân với yêu cầu thực tế kháchquan của nghề, tức là mối quan hệ giữa nghề với cá nhân Từ đó, HS sẽ quyếtđịnh chọn nghề gì.
Trường phổ thông căn cứ vào nhu cầu nhân lực của mỗi nghề cụ thể trong
kế hoạch phát triển kinh tế để định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho HS Nghiêncứu, tham khảo sổ hướng nghiệp của HS, các trường dạy nghề, trường trung họcchuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã sẽ có những
dữ liệu quan trọng để tuyển chọn người phù hợp, làm rõ được mối quan hệ nghề
- cá nhân trong việc sắp xếp, bố trí nghề
Ba nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông có mốiquan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, có thể biểu diễn mối quan hệ đó bằng sơ đồ tamgiác hướng nghiệp
Định hướng nghề nghiệp
Đặc điểm nhân cách
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tam giác hướng nghiệp
1.2.4 Các con đường GDHN cho học sinh THPT
Trong các trường THPT hiện nay, áp dụng các hình thức GDHN qua cáccon đường như:
- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá khoa học cơ bản:trước hết nó cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản và có hệ thống về khoahọc tự nhiên, khoa học xã hội và tư duy Đó là những khái niệm, quy luật, lýthuyết cơ bản có liên quan đến kỹ thuật và sản xuất Những môn học này cungcấp những cơ sở khoa học cho việc thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hợp, giúpcho việc xây dựng và phát triển những năng lực phong phú, đa dạng của HS,chuẩn bị cho các em đi vào lao động nghề nghiệp
Trang 20- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học môn Kỹ thuật và lao động sản xuất trongtrường học, HS được tiếp xúc với một số máy móc, thiết bị Dưới sự hướng dẫnban đầu, thường xuyên và kết thúc của GV, HS thử làm 1 số sản phẩm có ích từ
đó hình thành một số kỹ năng, kỹ xảo LĐ chung gắn với một số nghề, qua đó HShứng thú và khuynh hướng NN
- Hướng nghiệp qua hoạt động sinh hoạt, giáo dục hướng nghiệp: sinh hoạt theochủ đề “bạn sẽ chọn nghề gì?, “Tuổi trẻ và nghề nghiệp tương lai”, mời cácchuyên gia, nghệ nhân đến nói chuyện về nghề, tổ chức tham quan các cơ sở đàotạo, cơ sở sản xuất kinh doanh; tổ chức chiếu phim về nghề Các hình thức vànội dung sinh hoạt hướng nghiệp bao gồm: Giới thiệu những nghề đang cầnnhiều nhân lực, nghề địa phương, những yêu cầu về sự phù hợp giữa người vànghề Giới thiệu hệ thống các trường đào tạo nghề
- Hướng nghiệp qua hoạt động tham quan, ngoại khoá trong và ngoài nhà trường
Tổ chức cho HS tham gia sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp, công nông trường,hợp tác xã, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp… nhằm giúp học sinh có biểutượng rõ hơn về những nghề đang cần tìm hiểu
Các con đường hướng nghiệp nêu trên có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợlẫn nhau vì thế cần phải tiến hành đồng bộ Khi áp dụng, tùy theo điều kiện,hoàn cảnh cụ thể của mỗi trường cần kết hợp chúng một cách linh hoạt nhằmnâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay.Trong các con đường nêu trên, thì hoạt động GD hướng nghiệp là con đườngchính, có tầm quan trọng đặc biệt vì: Cung cấp cho HS những thông tin nghềnghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, có chủđích HS biết được về năng lực cá nhân, điều kiện và truyền thống gia đình đểđịnh hướng lựa chọn nghề trong thế giới nghề nghiệp, chọn hướng đi sau khi tốtnghiệp một cách có ý thức, có cơ sở khoa học
1.2.5 Các PPGD hướng nghiệp
Để GDHN một cách tốt nhất, bên cạnh những hình thức GDHN thì cần phải cócác phương pháp GDHN Trong tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trìnhGDHN”, đề cập đến 7 phương pháp đặc thù tổ chức hoạt động GDHN, đó là:
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề
- Phương pháp dạy học theo tình huống
- Phương pháp dạy học thảo luận
Trang 21- Phương pháp dạy học dự án
- Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
- Phương pháp tổ chức trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp
- Phương pháp đóng vai (diễn kịch), mô phỏng
Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT là thay đổi lối
dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực nhằm giúp HS
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khảnăng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tìnhhuống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm vui, hứng thú trong họctập PPDH tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, hướng tới việctích cực hoá hoạt động nhận thức của HS nghĩa là hướng vào việc phát huy tínhtích cực, chủ động của người học Trong GDHN, việc đổi mới PPDH chính làđổi mới PP tổ chức hoạt động GDHN, tư vấn hướng nghiệp
1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới GDHN ở trường THPT
Mục đích mà GDHN hướng tới là để giúp HS chọn cho mình một ngànhnghề phù hợp, để tạo nền tảng cho thành công trong tương lai Và có rất nhiềuyếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDHN ở trường THPT Những yếu tố đó có thểliệt kê như sau:
1.2.6.1 Những yếu tố ảnh hưởng từ gia đình
Điều đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định của không ít học sinh đó là điềukiện kinh tế gia đình Đây là vấn đề có thể nói là làm cho học sinh phân vânnhiều nhất khi chọn nghề, nhất là các em học sinh ở tỉnh lẻ, vùng nông thôn.Nhiều em có ước muốn thi vào ngành công nghệ thông tin, du lịch, thiết kế thờitrang, y… là những ngành khá tốn kém nên cũng làm "chùn bước" không ít sĩ tửkhi đăng ký dự thi Mặc khác, truyền thống gia đình luôn quan trọng với ngườidân Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung Nhiều gia đình épcon học theo những ngành nghề mà cha ông mình từ trước đến giờ theo đuổi.Nếu sinh ra trong một gia đình có bố, mẹ, anh, chị làm bác sĩ, giáo viên, côngan… thì học sinh thường bị "gò” phải thi vào cái "khuôn" ấy của gia đình.Tương lai các bạn phải do chính bạn quyết định, tuy nhiên, mọi chuyện đều cóhai mặt của nó Gia đình cũng chính là nhà tư vấn cho những dự định của bạn,hơn ai hết họ hiểu những tính cách, phẩm chất của bạn hơn bất kỳ một người nàokhác
Trang 221.2.6.2 Những yếu tố ảnh hưởng từ nhà trường
- Đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về GDHN, chưa được đào tạo nhiều
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN…
- Phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa thực sự hiệu quả
1.2.6.3 Những yếu tố ảnh hưởng từ xã hội
Sau khi rời ghế nhà trường THPT, cả một chân trời tương lai đang hiện ratrước mắt các bạn Cơ hội để nâng cao tri thức, kỹ năng của thanh niên chúng tachưa bao giờ nhiều như bây giờ Học ngành gì đây, ngành nào đang "hot", ngànhnào đang hái ra tiền và ngành nào bảo đảm ra trường không thất nghiệp Học đạihọc, cao đẳng hay học nghề… Xã hội đang phát triển, thay đổi từng ngày nêncũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của cá nhân học sinh khi đăng kýchọn trường "Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa…" là quan điểm chọntrường của những sĩ tử cách đây 10 năm Nhưng trong xu hướng hiện nay, nhữngngành nghề mang tính kinh tế cao như: quản trị kinh doanh, du lịch, công nghệthông tin Xã hội đòi hỏi chúng ta phải phát triển cho kịp tốc độ, nếu không sẽ bịđào thải nhanh chóng và điều này cũng đang gây cho những học sinh thời côngnghệ số không ít băn khoăn
1.2.6.5 Những yếu tố từ chính bản thân học sinh
Với các yếu tố như: sức khỏe, năng lực, tố chất, thiên hướng, ngoại hình,năng khiếu
- Sức khỏe: Đây là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên khi HS muốn chọn cho mình bất
kể nghề gì
- Năng lực: Các chỉ số IQ, EQ… giúp các bạn xác định được năng lực và khảnăng của mình tới đâu Trường hợp bạn không có điều kiện để thực hiện các bàitest về chỉ số thông minh, cảm xúc thì hãy xem mình có thể hợp với công việc
gì, khả năng của mình được thể hiện tốt nhất khi nào
Trang 23- Tố chất: Bạn muốn làm kiến trúc sư? Tại sao không? Bạn học giỏi các môn tựnhiên, vẽ đẹp, có nhiều ý tưởng táo bạo nhưng bạn không thể nào kiên nhẫn nổivới những con số chi chít trên một bản vẽ thì bạn nên xem lại mình trước khiquyết định thực hiện mong muốn Có thể bạn dễ dàng vượt vũ môn nhưng khôngthể hóa rồng … Cá nhân phải biết mình là người có tính cách như: kiềm chế,trung thực, bảo mật, gan dạ, dũng cảm, cẩn thận … để hướng đến những nghềnghiệp phù hợp.
- Thiên hướng: Lúc nhỏ bạn từng lãnh đạo thì có thể bạn hợp với vai trò ngườilãnh đạo… Những thiên hướng này là nền tảng cho quyết định của bạn Đừng bỏqua những chi tiết nhỏ này, có thể nó là bản chất năng khiếu của bạn mà bạnchưa khám phá hoặc bỏ quên Nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào lĩnh vựcnào của bạn sau này
- Ngoại hình: Không phải chúng ta coi trọng vấn đề hình thức, nhưng có một sốngành nghề đòi hỏi ngoại hình cao như diễn viên, tiếp viên hàng không, ngườimẫu, MC… Khi bạn có ngoại hình không chuẩn thì nên xem lại ước muốn ngànhnghề của mình
- Năng khiếu: có thể coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhchọn trường, chọn nghề Một số ngành nghề như: kiến trúc, hội họa, sân khấu…đòi hỏi khá cao về phần thể hiện năng khiếu ngay trong đề thi tuyển sinh Bạnphải xác định được năng khiếu của mình trước khi đặt bút ghi tên vào hồ sơ
Kết luận chương 1
Giáo dục hướng nghiệp cho HS trung học phổ thông là vấn đề được nhiềunhà nghiên cứu đề cập tới một cách tương đối sâu sắc và có hệ thống nhằm tìm racác biện pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn nhân lực cho địa phương
và đất nước, phù hợp với từng thời kỳ phát triển KT - XH của mỗi địa phương vàđất nước GDHN với vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, hình thức, nội dung, phương pháp
đã được xác định trong lý luận nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiệnchiến lược đó
Việc phân tích các cơ sở pháp lý và những lý luận liên quan sẽ tạo nên luận cứ
để khảo sát thực trạng và xây dựng các biện pháp GDHN ở các trường THPT phùhợp với nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của các nhà trường trong thời kỳ mới đápứng được yêu cầu về nguồn lực ở huyện Đồng Hỷ nói riêng, đất nước Việt Nam nóichung
Trang 24Chương 2:
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH KHỐI 12 Ở TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ - HUYỆN
ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Khái quát về trường THPT Đồng Hỷ - Thái Nguyên
2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội ở địa phương
Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh Thái Nguyên,phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, phía Tây giáp huyện Phú Lương, phía Đông giáptỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình.Toàn huyện có 17 xã và 3 thị trấn Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng
tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừngchưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc Huyện có nhiều tài nguyên khoángsản, lớn nhất là cụm mỏ sắt Trại Cau, mỏ Linh Sơn Ngoài ra còn có nhiềukhoáng sản vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đáCarbuat, Dolomit Có hệ thống giao thông đa dạng, 20 xã, thị trấn có đường ô
tô đến trung tâm 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được trang bị điện thoại.Trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử cách mạng như đền Văn Hán, Hang Dơi,cụm di tích Phượng Hoàng Tổng số dân toàn huyện là 125.000 người, trong đódân số trong độ tuổi lao động chiếm 50,8%
2.1.2 Khái quát trường THPT Đồng Hỷ
Trường THPT Đồng Hỷ được thành lập từ năm 1986 và năm học
1987-1988 bắt đầu khoá học đầu tiên Khi đó, do trường mới thành lập nên gặp rấtnhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thì chỉ có 5 phòng học cấp 4.Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã nỗ lực cố gắng,vượt qua nhiều khó khăn, vừa tranh thủ sự giúp đỡ để xây dựng hạ tầng, vừanâng cao chất lượng dậy và học, đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo, cungcấp nguồn nhân lực cho địa phương Đến nay, CSVC của Trường đã được xâydựng tương đối khang trang với 42 phòng học cao tầng; đội ngũ giáo viên lên tới
113 người Năm học 2009-2010 vừa qua, quy mô của Trường đã lên 45 lớp với2.580 học sinh Trong năm học 2010-2011 này, Trường có 44 lớp học với gần
2000 học sinh Có thể nói, Trường THPT Đồng Hỷ đã làm tốt nhiệm vụ GD màđảng và nhà nước giao phó, được đánh giá là một trong những đơn vị tiêu biểutrong khối THPT của tỉnh Thái Nguyên
Trang 25* Trong năm học 2010 - 2011 vừa qua, dạy và học của nhà trường cónhững chuyển biến đáng kể: 100% các thầy giáo cô giáo sử dụng giáo án có hỗtrợ của công nghệ thông tin và sử dụng máy chiếu Prozecto để phục vụ giảngdạy Tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hìnhthức: tổ chức kỳ thi GVG cấp trường, tham dự kỳ thi GVG cấp Tỉnh các môn Tựnhiên, Tổ chức tổ chức ngoại khóa theo chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm trườngbạn…
* Không chỉ chú trọng đến giáo dục về văn hóa, nhà trường còn quan tâmđến giáo dục toàn diện học sinh Công tác giáo dục quốc phòng, hoạt độnghướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, phong trào văn hóa thể dục thể thaođược đẩy mạnh
* Kết quả xếp loại giáo dục của toàn trường trong năm học 2010-2011
- Tổng số học sinh: 1900 giảm so với đầu năm là 77 em Trong đó:
+ Khối 12: 676+ Khối 11: 627+ Khối 10: 617
- Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục trong 2 năm học:
- Hạnh kiểm của HS đã có sự chuyển biến tốt, số hạnh kiểm tốt và khá tăng hơnđồng thời số hạnh kiểm trung bình giảm một nửa so với năm học trước
Trang 26Tuy nhiên vẫn còn một số HS chưa chăm ngoan, ý thức học tập và rènluyện chưa tốt Nguyên nhân chính là do tự bản thân mỗi em học sinh chưa ýthức về việc tự rèn luyện bản thân, động cơ thái độ học tập còn mờ nhạt.
Có thể nói, trong năm học vừa qua nhà trường đã duy trì tổ chức các đợtthi đua trong cán bộ giáo viên và trong học sinh, tổ chức tốt các buổi thao giảng,các đợt thi giáo viên giỏi, thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, qua những đợtthi này phần nào đã nâng cao nhận thức, ý thức về đổi mới phương pháp dạyhọc, đổi mới chương mới của các thầy cô giáo và các em học sinh, góp phần tíchcực vào nâng cao kết quả và thành tích của nhà trường, nâng dần chất lượng giáodục đích thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội Nhất là hoạt độngGDHN cho HS cuối cấp của trường
2.2 Thực trạng vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 12 ở trường THPT Đồng Hỷ - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng khảo sát
Để thu nhập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá thựctrạng GDHN cho học sinh khối 12 ở trường THPT Đồng Hỷ - huyện Đồng Hỷ -tỉnh Thái Nguyên Chúng tôi đã tiến hành điều tra phát ra 10 phiếu hỏi dành cho
GV thu về 10 phiếu hợp lệ và 155 phiếu hỏi dành cho HS thu về 150 phiếu hợp
lệ
Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng nhận thức của GV và HS khối 12 trường THPT Đồng Hỷ huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên về vai trò, ý nghĩa của GDHN
Khảo sát thực trạng GDHN cho học sinh khối 12 ở trường THPT Đồng Hỷ
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
- Khảo sát thực trạng biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 12 ởtrường THPT Đồng Hỷ - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
Phương pháp khảo sát
Những phương pháp khảo sát chủ yếu được sử dụng là điều tra bằng phiếuhỏi đối với học sinh và một số giáo viên Tiến hành phỏng vấn sâu một số họcsinh, giáo viên, phân phối với các phương pháp khác như: quan sát trực tiếp diễnbiến quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp…
Kết quả khảo sát được phân tích và trình bày trên 2 vấn đề với 11 bảngbiểu Cụ thể như sau:
Trang 272.2.1 Thực trạng về vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho HS
2.2.1.1 Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của GDHN cho học sinhNăm học 2010 - 2011 là năm học thứ năm thực hiện chương trình giáo dụcTHPT theo SGK mới trong đó đã đưa GDHN thành một môn học chính thứctrong chương trình (từ năm học 2006 - 2007) vì vậy đa số giáo viên đã được tậphuấn về nội dung và phương pháp Để điều tra nhận thức của giáo viên và họcsinh về vai trò, ý nghĩa của GDHN, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi.Kết quả khảo sát về vấn đề này được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1: Nhận thức của GV và HS về vai trò, ý nghĩa của GDHN
STT Vai trò, ý nghĩa
Mức độ quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng (%) (%) (%) (%)
Trang 28ý nghĩa thứ 2, thì có 50% ý kiến giáo viên cho rằng rất quan trọng, 50% còn lạicho rằng quan trọng Vai trò, ý nghĩa thứ 3: 20% giáo viên cho rằng rất quantrọng, 40% cho rằng quan trọng, 40% cho rằng bình thường GDHN có tác dụnggóp phần cụ thể hóa mục tiêu giáo dục của trường phổ thông Mục tiêu của giáodục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động vàsáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đivào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ở vai trò, ýnghĩa thứ 4: 50% giáo viên cho rằng rất quan trọng, 50% cho rằng quan trọng.Vai trò thứ 5 và thứ 6, đa phần giáo viên đều cho rằng rất quan trọng, còn lại là ở
Trang 29mức độ quan trọng và bình thường Nhìn chung, giáo viên đã nhận thức đượckhá rõ tầm quan trọng của GDHN đối với học sinh trung học phổ thông
- Ý kiến của HS:
Vai trò, ý nghĩa đầu tiên, phần lớn học sinh cũng nhận thức được tầm quantrọng của vai trò này, chiếm 67.9% rất quan trọng, 32.1% học sinh cho rằng quantrọng Qua vai trò này có thể thấy, học sinh đã phần nào xác được hướng đi trongtương lai cho bản thân Ở những vai trò, ý nghĩa tiếp theo, phần lớn học sinh đềucho rằng các vai trò đó có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, vẫn có 1 số ít học sinhcho rằng không quan trọng, hoặc ở mức độ bình thường
Qua bảng 1, ta có thể thấy hầu hết các GV và HS đều đã nhận thức đượctầm quan trọng của GDHN trong nhà trường phổ thông Điều này sẽ góp phầntạo ra những chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác giáo dục hướng nghiệp chohọc sinh phổ thông nói chung và công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinhkhối 12 ở trường THPT Đồng Hỷ nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cònmột số ít giáo viên và học sinh chưa nhận thức được rõ vai trò, ý nghĩa củaGDHN, đây cũng là một khó khăn trong công tác GDHN
2.2.12 Thực trạng về nhận thức các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghềcủa HS
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi có tiến hành điều tra việc chọn nghềcủa học sinh do yếu tố nào quyết định bằng cách thu thập ý kiến của giáo viên vàhọc sinh thông qua phiếu hỏi, thu được bảng sau:
Bảng 2: Nhận thức các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HS
Khi đề cập đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc chọn nghề của họcsinh, nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy, ý kiến của giáo viên và học sinh vẫn có
sự khác nhau:
Trang 30- Ý kiến của giáo viên: phần lớn các GV cho rằng việc chọn nghề của học sinh
do yếu tố truyền thống nghề nghiệp của gia đình quyết định Sau đó, mới đến sự
tự nhận thức của bản thân học sinh Sau đấy là do các yếu tố còn lại
- Ý kiến của học sinh: HS lại cho rằng yếu tố quyết định việc chọn nghề củamình là bản thân tự nhận thức, rồi mới đến truyền thống nghề nghiệp của giađình… Với bản thân mỗi HS, nghề nghiệp là của các em nên các em đã tự nhậnthức được bản thân mình chính là yếu tố quyết định nhất Các yếu tố còn lạicũng ảnh hưởng nhưng không nhiều như cá nhân mỗi HS tự nhận thức
2.2.1.3 Nhận thức của GV và HS về các yếu tố cần biết khi lựa chọn nghềnghiệp
Trong quá trình khảo sát, tôi có tiến hành điều tra nhận thức của GV và
HS về các yếu tố cần biết khi lựa chọn nghề nghiệp, thu được kết quả sau:
Bảng 3: Nhận thức của GV và HS về các yếu tố cần biết khi chọn nghề
Mức độ Các yếu tố cần có
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
GV HS GV HS GV HS
Hiểu về đòi hỏi của nghề
đối với người lao động 40%
35.7
% 50% 46.4% 10% 17.9%Hiểu được yêu cầu của
32.1
% 50% 53.6% 20% 14.3%Hiểu biết về đặc điểm
tâm sinh lý của người học
Trang 31các yếu tố cần biết khi chọn nghề đều quan trọng Yếu tố các bạn cho rằng rấtquan trọng đó chính là hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của người học chiếm57.1% Còn GV thì cho rằng các yếu tố cần biết đó đều quan trọng, chiếm từ 50 -60% Các yếu tố còn lại lần lượt được các bạn HS chọn với số lượng cũng tươngđối Số còn lại thì cho rằng không quan trọng khi cần biết đến những yếu tố đó
Bên cạnh đó, việc kết hợp các yếu tố này khi lựa chọn nghề là rất cầnthiết, nó sẽ giúp HS định hướng đúng đối với quyết định của mình Khi nhậnthức các yếu tố cần biết khi chọn nghề, HS vẫn còn gặp phải những khó khănnhư: mâu thuẫn giữa một bên nghề nghiệp đòi hỏi với một năng lực, sức khỏecủa người học Mâu thuẫn giữa sở thích, nhu cầu nghiệp của HS, với nhu cầu vềnghề nghiệp của xã hội Người GV trên cơ sở am hiểu về các yếu tố cần biết đó,giúp HS có những định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp
2.2.1.4 Nhận thức của GV và HS về việc lựa chọn các ngành nghề
Để biết học sinh thường chọn những môn gì trong môn học giáo dục hướngnghiệp ở trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với học sinh vàgiáo viên, thu được kết quả ở bảng 4
Bảng 4: Ngành nào được HS chọn trong môn học GDHN ở trường phổ thông
Trang 32Hai môn được HS chọn nhiều nhất cho thấy, các em đã thấy được những lợi íchkhi học 2 môn đó, giúp ích được rất nhiều cho cuộc sống của các em Nhất làmôn tin học ứng dụng, với sự phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệthông tin, HS được tiếp cận với tin học càng nhiều, sẽ đặt nền tảng cho công việccủa mình sau này Những môn được HS lựa chọn ít hoặc không chọn là nhữngmôn đòi hỏi phải có năng khiếu, nên các em học sinh không lựa chọn nhiều.
- Ý kiến của giáo viên: Là giáo viên chủ nhiệm của các lớp, nên các giáo viênnắm rõ được học sinh của mình chọn những môn nào trong môn học giáo dụchướng nghiệp Các giáo viên đưa ra ý kiến, có đến 50% học sinh chọn ngành tinhọc ứng dụng, 50% chọn điện dân dụng, 30% chọn điện tử dân dụng, nhiếp ảnh,camera, thú y, sửa chữa xe máy là 10%
2.2.1.5 Thực trạng về vấn đề GDHN cho HS khối 12 trường THPT Đồng
Hỷ - Thái Nguyên
a Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến GDHN
Để đánh giá việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục hướng nghiệp cho họcsinh tại trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh khối 12 củatrường, thu được kết quả ở bảng 5
Bảng 5: Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến GDHN
b Thực trạng về các hình thức GDHN cụ thể cho HS
Trang 33Để thu thập các thông tin đánh giá thực trạng về việc triển khai thực hiệngiáo dục hướng nghiệp cho HS khối 12 qua các hình thức, chúng thu được kếtquả ở bảng sau:
Bảng 6: Thực trạng về việc triển khai những hình thức GDHN cho HS khối
12 trường Đồng Hỷ
STT Tên hình thức
Tốt (%)
Khá (%)
Bình thường (%)
Chưa tốt (%)
Hướng nghiệp qua hoạt
động tham quan, ngoại
khoá trong và ngoài nhà
- Ý kiến của học sinh: Có 39.3% học sinh cho rằng hình thức đầu tiên thực hiệntốt, 35.7% khá, 17.9% bình thường và 7.1% chưa tốt Ở hình thức thứ 2, có39.3% cho rằng hình thức này thực hiện bình thường, tốt chiếm 32.1%, khá
Trang 34chiếm 25% và chưa tốt chiếm 3.6% Hình thức thứ 3 có đến 53.5% cho rằng việctriển khai được thực hiện khá Hình thức thứ 4 thì có 35.7% học sinh cho rằnghình thức này chưa được thực hiện tốt Ta có thể thấy, mức độ triển khai thựchiện các hình thức GDHN vẫn có sự chênh lệch nhau.
Qua đánh giá của giáo viên và học sinh về việc triển khai các hình thứcGDHN, ta thấy việc tổ chức các hoạt động đã được thực hiện ở khối 12
c Thực trạng về việc sử dụng các con đường GDHN
Có tất cả 4 con đường GDHN, đó là: GDHN thông qua dạy học các mônhọc, thông qua dạy học môn kỹ thuật và lao động sản xuất, qua các buổi sinhhoạt hướng nghiệp, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Trong 4 con đường đó, cóthể được minh họa như sau:
* Thực trạng việc GDHN thông qua dạy học các môn học
Để xác định xem môn học nào chiếm ưu thế trong việc lồng ghép GDHNvào, chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả thu được ở bảng 7
Bảng 7: Thực trạng về việc lồng ghép GDHN vào trong các môn học
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ GV
Trang 35GDQP - an ninh 40% Mức độ bình thường gồm các môn như: Toán 60%, lý40%, hóa 40%, tiếng anh 30%, giáo dục công dân 30% Bên cạnh đó, thì mônhóa có đến 40% ý kiến giáo viên cho rằng chưa được lồng ghép GDHN tốt Lýgiải điều này, ta có thể thấy Những môn mà giáo viên lồng ghép được nhiềuGDHN trong giờ dạy là các môn bên xã hội như văn, sử Những môn này trongquá trình dạy, có thể lồng ghép được dễ dàng bởi vì có thể liên hệ với thực tếnhiều Dễ lấy ví dụ minh họa Những môn còn lại chỉ ở mức độ khá hoặc bìnhthường là do các môn đó thuộc về bên tự nhiên, kỹ thuật, khó lấy ví dụ minh họaliên quan đến GDHN.
- Ý kiến của học sinh: Đối với các em học sinh, các em lại cho rằng môn côngnghệ là môn được lồng ghép nhiều nhất những kiến thức về GDHN, chiếm tới46.4% Môn Công nghệ 12 là môn học liên quan nhiều đến điện tử, hệ thốngthông tin… môn học này là cơ sở để các bạn HS chọn môn học nghề trongchương trình giáo dục hướng nghiệp, cụ thể là môn điện dân dụng, tin học ứngdụng Các bộ môn còn lại, hầu hết các bạn HS cho rằng chỉ được lồng ghép kiếnthức GDHN ở mức độ bình thường, tức là chưa được lồng ghép nhiều Riêng vớimôn Toán và GDQP - an ninh, có đến 35.7% và 39.3% ý kiến của học sinh chorằng, kiến thức GDHN được lồng ghép chưa tốt Đối với môn Toán, là môn họcđòi hỏi có sự tư duy cao, logic chặt chẽ, thường liên hệ với ngành kỹ thuật côngnghiệp, ngành này, khi lấy ví dụ cho học sinh, rất khó, chính vì thế mà việc lồngghép kiến thức GDHN vào là một điều khó khăn Với môn GDQP - an ninh,môn học này các em chỉ được học trong một thời gian ngắn, việc lồng ghép cũngcác kiến thức GDHN trong quá trình học cũng là một vấn đề khó khăn
Qua ý kiến của giáo viên và học sinh, có thể thấy, các môn học trongchương trình lớp 12, hầu như đã được lồng ghép kiến thức GDHN vào trong quátrình dạy và học trên lớp của GV và HS Tuy nhiên, mỗi môn học, lại có những
sự lồng ghép khác nhau nhất định, bởi đặc thù của từng môn học Chính vì thế,đặt ra yêu cầu, phải có những biện pháp nhất định để việc lồng ghép kiến thứcGDHN vào trong các môn học đạt hiệu quả
Trong quá trình dạy học các môn học trên lớp, giáo viên vẫn lồng ghépnhững kiến thức về GDHN vào trong các môn học Nội dung lồng ghép của từngmôn là khác nhau, ví dụ đối với môn Ngữ văn, giáo viên lồng ghép kiến thứcGDHN vào trong môn học đấy như sau:
Trang 36- Nội dung được lồng ghép: các kiến thức về cuộc sống, làm người, đối nhân xửthế, giao tiếp Hướng học sinh đến việc lựa chọn các ngành nghề phù hợp bênngành xã hội như: dạy học, nhân văn, tư vấn, xã hội…
- Thời gian lồng ghép: xen kẽ vào trong từng phần nhất định của bài học
- Thuận lợi: có thể truyền đạt kiến thức hướng nghiệp đến học sinh, hướng họcsinh có những sự lựa chọn nghề phù hợp với bản thân
- Khó khăn: đôi khi không đạt hiệu quả vì học sinh không chú ý trong giờ học
- Hiệu quả: giúp học sinh có định hướng đúng trong việc lựa chọn ngành nghềphù hợp của mình
Qua điều tra cho thấy, việc GV dành thời gian để triển khai GDHN thôngqua việc lồng ghép vào các môn học trong giờ học vẫn chưa thực sự hiệu quả
Có 40% ý kiến của GV và 53.6% ý kiến của HS cho rằng hiếm khi các giáo viêndành ít phút cuối của buổi học để dạy GDHN Vì thời gian những phút cuối làthời gian HS vừa kết thúc tiết học, HS muốn ra chơi để thư gian đầu óc cho tiếthọc tiếp theo, GV cũng muốn chuẩn bị cho giờ dạy tiếp theo, vì thế, việc dành ramột ít phút cuối sẽ làm ảnh hưởng đến tiết dạy Việc triển khai GDHN thông quaviệc xem kẽ vào trong mỗi phần học được phần đông GV và HS cho rằng đượcthỉnh thoảng tiến hành 50% ý kiến của GV và 42.8% ý kiến HS cho như vậy Có40% GV và 35.7% HS cho rằng các GV hiếm khi không có thời gian để triểnkhai GDHN thông qua dạy học các môn học Việc triển khai GDHN thông quaviệc thiết kế thành 1 phần trong cấu trúc bài học được các GV và HS cho rằngthỉnh thoảng được thực hiện, 40% ý kiến GV và 50% ý kiến HS cho là như vậy
* Thực trạng về GDHN thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp
Bảng 8:Thực trạng GDHN thông qua tổ chức các hoạt động GDNGLL
Mức độ
Các hoạt động
Thường xuyên (%)
Thỉnh thoảng (%)
Không bao giờ (%)