Nghề khác Bảng 4 cho thấy:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ -HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 28 - 31)

Bảng 4 cho thấy:

- Ý kiến của HS: Môn học được các em lựa chọn nhiều nhất là tin học ứng dụng, chiếm 30.2%. Tiếp theo là đến môn điện dân dụng chiếm 21.2%, các môn như nấu ăn, nhiếp ảnh, camera, lâm sinh, sửa chữa xe máy chiếm 6.1%, môn điện tử dân dụng chiếm 3%. Riêng môn làm hoa, thú y, thêu tay thì có ít học sinh chọn.

Hai môn được HS chọn nhiều nhất cho thấy, các em đã thấy được những lợi ích khi học 2 môn đó, giúp ích được rất nhiều cho cuộc sống của các em. Nhất là môn tin học ứng dụng, với sự phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ thông tin, HS được tiếp cận với tin học càng nhiều, sẽ đặt nền tảng cho công việc của mình sau này. Những môn được HS lựa chọn ít hoặc không chọn là những môn đòi hỏi phải có năng khiếu, nên các em học sinh không lựa chọn nhiều. - Ý kiến của giáo viên: Là giáo viên chủ nhiệm của các lớp, nên các giáo viên nắm rõ được học sinh của mình chọn những môn nào trong môn học giáo dục hướng nghiệp. Các giáo viên đưa ra ý kiến, có đến 50% học sinh chọn ngành tin học ứng dụng, 50% chọn điện dân dụng, 30% chọn điện tử dân dụng, nhiếp ảnh, camera, thú y, sửa chữa xe máy là 10%.

2.2.1.5. Thực trạng về vấn đề GDHN cho HS khối 12 trường THPT Đồng Hỷ - Thái Nguyên

a. Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến GDHN

Để đánh giá việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh khối 12 của trường, thu được kết quả ở bảng 5

Bảng 5: Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến GDHN

STT Mức độ tuyên truyền GV (%) HS (%)

1 Rất thường xuyên 0 7.1

2 Thường xuyên 80 35.8

3 Thỉnh thoảng 20 50

4 Hiếm khi 0 7.1

5 Không bao giờ 0 0

Bảng 5 cho thấy:

Việc tuyên truyền phổ biến GDHN cho học sinh tại trường được tiến hành thường xuyên, các giáo viên cho rằng, mức độ tuyên truyền GDHN chiếm 80%, còn thường xuyên là 20%. Nhưng học sinh thì lại cho rằng công việc đó thỉnh thoảng diễn ra, chiếm 50%. Số học sinh chọn mức độ rất thường xuyên là 7.1%, thường xuyên là 35.8%, hiếm khi là 7.1%. Qua đó cho thấy, muốn tuyên truyền đạt hiệu quả cao, cần phải có những biện pháp tác động nhất định từ các lực lượng có liên quan.

Để thu thập các thông tin đánh giá thực trạng về việc triển khai thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho HS khối 12 qua các hình thức, chúng thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 6: Thực trạng về việc triển khai những hình thức GDHN cho HS khối 12 trường Đồng Hỷ STT Tên hình thức Tốt (%) Khá (%) Bình thường (%) Chưa tốt (%) GV HS GV HS GV HS GV HS 1

Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá khoa học cơ bản

30 39.3 40 35.7 20 17.9 10 7.1

2

Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất.

0 32.1 60 25 40 39.3 0 3.6

3

Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp

70 17.9 10 53.5 20 17.9 0 10.7

4

Hướng nghiệp qua hoạt động tham quan, ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.

70 14.3 20 25 0 25 10 35.7

Bảng 6 cho thấy

- Ý kiến của giáo viên: Các giáo viên cho rằng, đã thực hiện tốt ở các hình thức như: hướng nghiệp qua hoạt động GDHN và hướng nghiệp qua hoạt động tham quan, ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, chiếm 70%. Thực hiện khá ở 2 hình thức còn lại, đó là hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất chiếm 60%, hướng nghiệp qua các bộ môn văn hóa khoa học cơ bản chiếm 40%. Còn một số ít giáo viên cho rằng các hình thức được thực hiện ở mức độ bình thường, thậm chí là chưa tốt.

- Ý kiến của học sinh: Có 39.3% học sinh cho rằng hình thức đầu tiên thực hiện tốt, 35.7% khá, 17.9% bình thường và 7.1% chưa tốt. Ở hình thức thứ 2, có 39.3% cho rằng hình thức này thực hiện bình thường, tốt chiếm 32.1%, khá

chiếm 25% và chưa tốt chiếm 3.6%. Hình thức thứ 3 có đến 53.5% cho rằng việc triển khai được thực hiện khá. Hình thức thứ 4 thì có 35.7% học sinh cho rằng hình thức này chưa được thực hiện tốt. Ta có thể thấy, mức độ triển khai thực hiện các hình thức GDHN vẫn có sự chênh lệch nhau.

Qua đánh giá của giáo viên và học sinh về việc triển khai các hình thức GDHN, ta thấy việc tổ chức các hoạt động đã được thực hiện ở khối 12.

c. Thực trạng về việc sử dụng các con đường GDHN

Có tất cả 4 con đường GDHN, đó là: GDHN thông qua dạy học các môn học, thông qua dạy học môn kỹ thuật và lao động sản xuất, qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong 4 con đường đó, có thể được minh họa như sau:

* Thực trạng việc GDHN thông qua dạy học các môn học

Để xác định xem môn học nào chiếm ưu thế trong việc lồng ghép GDHN vào, chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả thu được ở bảng 7

Bảng 7: Thực trạng về việc lồng ghép GDHN vào trong các môn học

STT Mức độ Mức độ Các môn học được lồng ghép Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ GV (%) HS (%) GV (%) HS (%) GV (%) HS (%) GV (%) HS (%) 1 Toán 10 7.1 30 25 60 32.1 0 35.7 2 Lý 0 17.9 30 28.6 40 39.3 30 14.2 3 Hóa 0 3.6 20 17.9 40 42.8 40 35.7 4 Công nghệ 30 46.4 60 17.9 10 32.1 0 3.6 5 Sinh học 60 14.2 10 25 30 42.8 0 18 6 Ngữ văn 40 14.2 50 17.9 10 46.4 0 21.5 7 Lịch sử 50 7.1 30 21.5 20 35.7 0 35.7 8 Địa lý 50 17.9 30 17.9 10 39.3 10 24.9 9 Tiếng Anh 20 14.2 30 25 30 35.7 20 25.1

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ -HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w