Giáo dục công dân 20 21.4 30 21.4 30 32.1 20 25

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ -HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 31 - 34)

11 Tin học 10 28.6 80 17.9 10 39.3 0 14.2

12 GDQP - an ninh 30 7.1 40 14.2 20 39.3 10 39.3

Bảng 7 cho thấy:

- Ý kiến của giáo viên: Các môn học được giáo viên lồng ghép GDHN tốt như: Sinh học 60%, lịch sử 50%, địa lý 50%. Mức độ khá gồm các bộ môn như: Công nghệ 60%, ngữ văn 50%, tiếng anh 30%, giáo dục công dân 30%, tin học 80%,

GDQP - an ninh 40%. Mức độ bình thường gồm các môn như: Toán 60%, lý 40%, hóa 40%, tiếng anh 30%, giáo dục công dân 30%. Bên cạnh đó, thì môn hóa có đến 40% ý kiến giáo viên cho rằng chưa được lồng ghép GDHN tốt. Lý giải điều này, ta có thể thấy. Những môn mà giáo viên lồng ghép được nhiều GDHN trong giờ dạy là các môn bên xã hội như văn, sử. Những môn này trong quá trình dạy, có thể lồng ghép được dễ dàng bởi vì có thể liên hệ với thực tế nhiều. Dễ lấy ví dụ minh họa. Những môn còn lại chỉ ở mức độ khá hoặc bình thường là do các môn đó thuộc về bên tự nhiên, kỹ thuật, khó lấy ví dụ minh họa liên quan đến GDHN.

- Ý kiến của học sinh: Đối với các em học sinh, các em lại cho rằng môn công nghệ là môn được lồng ghép nhiều nhất những kiến thức về GDHN, chiếm tới 46.4%. Môn Công nghệ 12 là môn học liên quan nhiều đến điện tử, hệ thống thông tin… môn học này là cơ sở để các bạn HS chọn môn học nghề trong chương trình giáo dục hướng nghiệp, cụ thể là môn điện dân dụng, tin học ứng dụng.. Các bộ môn còn lại, hầu hết các bạn HS cho rằng chỉ được lồng ghép kiến thức GDHN ở mức độ bình thường, tức là chưa được lồng ghép nhiều. Riêng với môn Toán và GDQP - an ninh, có đến 35.7% và 39.3% ý kiến của học sinh cho rằng, kiến thức GDHN được lồng ghép chưa tốt. Đối với môn Toán, là môn học đòi hỏi có sự tư duy cao, logic chặt chẽ, thường liên hệ với ngành kỹ thuật công nghiệp, ngành này, khi lấy ví dụ cho học sinh, rất khó, chính vì thế mà việc lồng ghép kiến thức GDHN vào là một điều khó khăn. Với môn GDQP - an ninh, môn học này các em chỉ được học trong một thời gian ngắn, việc lồng ghép cũng các kiến thức GDHN trong quá trình học cũng là một vấn đề khó khăn.

Qua ý kiến của giáo viên và học sinh, có thể thấy, các môn học trong chương trình lớp 12, hầu như đã được lồng ghép kiến thức GDHN vào trong quá trình dạy và học trên lớp của GV và HS. Tuy nhiên, mỗi môn học, lại có những sự lồng ghép khác nhau nhất định, bởi đặc thù của từng môn học. Chính vì thế, đặt ra yêu cầu, phải có những biện pháp nhất định để việc lồng ghép kiến thức GDHN vào trong các môn học đạt hiệu quả.

Trong quá trình dạy học các môn học trên lớp, giáo viên vẫn lồng ghép những kiến thức về GDHN vào trong các môn học. Nội dung lồng ghép của từng môn là khác nhau, ví dụ đối với môn Ngữ văn, giáo viên lồng ghép kiến thức GDHN vào trong môn học đấy như sau:

- Nội dung được lồng ghép: các kiến thức về cuộc sống, làm người, đối nhân xử thế, giao tiếp. Hướng học sinh đến việc lựa chọn các ngành nghề phù hợp bên ngành xã hội như: dạy học, nhân văn, tư vấn, xã hội…

- Thời gian lồng ghép: xen kẽ vào trong từng phần nhất định của bài học

- Thuận lợi: có thể truyền đạt kiến thức hướng nghiệp đến học sinh, hướng học sinh có những sự lựa chọn nghề phù hợp với bản thân

- Khó khăn: đôi khi không đạt hiệu quả vì học sinh không chú ý trong giờ học - Hiệu quả: giúp học sinh có định hướng đúng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp của mình.

Qua điều tra cho thấy, việc GV dành thời gian để triển khai GDHN thông qua việc lồng ghép vào các môn học trong giờ học vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có 40% ý kiến của GV và 53.6% ý kiến của HS cho rằng hiếm khi các giáo viên dành ít phút cuối của buổi học để dạy GDHN. Vì thời gian những phút cuối là thời gian HS vừa kết thúc tiết học, HS muốn ra chơi để thư gian đầu óc cho tiết học tiếp theo, GV cũng muốn chuẩn bị cho giờ dạy tiếp theo, vì thế, việc dành ra một ít phút cuối sẽ làm ảnh hưởng đến tiết dạy. Việc triển khai GDHN thông qua việc xem kẽ vào trong mỗi phần học được phần đông GV và HS cho rằng được thỉnh thoảng tiến hành. 50% ý kiến của GV và 42.8% ý kiến HS cho như vậy. Có 40% GV và 35.7% HS cho rằng các GV hiếm khi không có thời gian để triển khai GDHN thông qua dạy học các môn học. Việc triển khai GDHN thông qua việc thiết kế thành 1 phần trong cấu trúc bài học được các GV và HS cho rằng thỉnh thoảng được thực hiện, 40% ý kiến GV và 50% ý kiến HS cho là như vậy.

* Thực trạng về GDHN thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bảng 8:Thực trạng GDHN thông qua tổ chức các hoạt động GDNGLL

Mức độ Các hoạt động Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Không bao giờ (%) GV HS GV HS GV HS

Giới thiệu, tuyên truyền nghề nghiệp 30 25 70 42.8 0 18 Các cuộc thi tìm hiểu về nghề nghiệp gắn

với chủ đề 40 17.9 50 46.4 10 21.5 Giao lưu, gặp gỡ khách mời về chủ đề 40 21.5 50 35.7 10 35.7

lập nghiệp

Các cuộc triển lãm khoa học nghề nghiệp 40 17.9 40 39.3 20 24.9 Các diễn đàn về lập thân, lập nghiệp 40 25 50 35.7 10 25.1 Các hoạt động tư vấn nghề nghiệp 30 21.4 50 32.1 20 25.1 Các hoạt động tham quan nhà máy, cơ sở

sản xuất 30 25 40 35.7 30 25.1

Các hoạt động tham gia sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp, công nông trường, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

30 21.4 60 32.1 10 25.1

Bảng 8 cho thấy: Hầu hết ý kiến của GV và HS đều cho rằng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiến hành thỉnh thoảng. Như vậy, cho thấy, nhà trường đã chú trọng đến việc triển khai các hoạt động GDHN giúp HS có những hiểu biết hơn về ngành nghề mình định chọn.

2.2.2. Thực trạng về kết quả GDHN cho học sinh khối 12 trườngTHPT Đồng Hỷ - Thái Nguyên THPT Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Kết quả GDHN của HS được thể hiện ở việc HS tích cực tham gia vào các hoạt động hướng nghiệp, từ đó, lựa chọn các ngành nghề phù hợp để thi vào đại học, hình thành những động cơ chọn nghề đúng đắn. Được thể hiện:

2.2.2.1. Thực trạng về mức độ tham gia các hoạt động hướng nghiệp tại trường học của học sinh khối 12 trường THPT Đồng Hỷ

Để xác định mức độ được tham gia các hoạt động hướng nghiệp tại trường học của học sinh khối 12, chúng tôi tiếp tục với câu hỏi thứ 6 cho học sinh và câu hỏi thứ 5 cho giáo viên, thu được kết quả ở bảng 9

Bảng 9:Thực trạng mức độ được tham gia các hoạt động HN tại trường học của HS khối 12 trường Đồng Hỷ

STT Nội dung Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ GV (%) HS (%) GV (%) HS (%) GV (%) HS (%) GV (%) HS (%)

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ -HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w