Một số biện pháp GDHN cho học sinh khối 12 trường THPT Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ -HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 45 - 49)

8 Chưa biết tương lai của việc học nghề nên không biết

3.2.Một số biện pháp GDHN cho học sinh khối 12 trường THPT Đồng Hỷ

3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho HS và các lực lượng GD về cách GDHN

a. Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này nhằm làm cho các đối tượng hiểu rằng: GDHN có vai trò rất quan trọng, vì GDHN gắn với phân luồng học sinh, gắn với yêu cầu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn. GDHN giúp cho mọi người hiểu rằng học lên ĐH, CĐ không phải là con đường duy nhất để vào đời mà còn nhiều con đường khác để lập thân, lập nghiệp, với năng lực của bản thân cùng với sự chuẩn bị về nhân cách phẩm chất, mỗi người có thể tiếp cận với nhiều công việc khác khi được chú ý trưng dụng, đề bạt.

b. Nội dung của biện pháp:

- GDHN nói chung là trách nhiệm của toàn XH, nếu quốc gia nào làm tốt GDHN thì sẽ làm tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH.

- GDHN sẽ làm cho mọi người hiểu LĐ ở bất cứ ngành nghề nào, công việc nào cũng vinh quang, cũng được tôn trọng miễn là người LĐ phải có tay nghề cao, có phẩm chất nghề nghiệp tốt, vì thế không nên phân biệt nghề nghiệp

- Cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng việc làm, vị trí, vai trò của tuyển chọn nghề đúng.

- Cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của địa phương; hiểu đúng vai trò của ngành nghề mình định chọn.

c. Cách thực hiện:

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, xêmina, các câu lạc bộ học đường trong các nhà trường phổ thông

- Thông qua các cuộc họp phụ huynh, cuộc họp Hội đồng nhà trường, bản tin của trường, truyền hình của địa phương.

- Cung cấp các tài liệu liên quan đến GDHN cho học sinh. d. Điều kiện thực hiện:

- Có chương trình, có kế hoạch cụ thể

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thời gian, địa điểm

- Cơ chế, chủ trương của nhà trường khi thực hiện các hoạt động

3.2.2. Giáo viên tự b ồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN

a. Mục tiêu của biện pháp:

Giáo viên tự bồi dưỡng để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay, và để đáp ứng được nhiệm vụ của GDHN đã được nói đến trong chỉ thị 33/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở các trường THPT giáo viên giữ vai trò rất quan trọng trong GDHN. Đặc biệt là GVCN đóng vai trò là cha mẹ của các em ở trường, luôn theo dõi sự biến đổi tâm lý, sự phát triển nhân cách của các em qua công tác chủ nhiệm lớp, GVCN là người gần gũi với các em hơn cả, và ảnh hưởng đặc biệt tới nhận thức và nhân sinh quan của HS.

b. Nội dung của biện pháp:

- Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác GDHN trên 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó chú ý tới những kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với GDHN.

+ Về kiến thức:

 Thông tin về “thế giới nghề nghiệp” theo phân loại nghề. Người ta đã khái quát thành 5 nhóm nghề theo đối tượng lao động, sơ đồ 3.1 biểu diễn mối quan hệ giữa các nhóm nghề cần phải tìm hiểu

Sơ đồ 3.1: Phân loại nghề theo đối tượng lao động

 Thông tin về hệ thống các trường đại học, cao đẳng, TCCN, trường nghề đào tạo trong địa bàn tỉnh và trong cả nước.

 Thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển chọn nhân lực của xã hội và của địa phương, ở các khu chế xuất, các nhà máy…

• Kiến thức về tâm lý học: Tâm l

ý học lứa tuổi, tâm lý học lao động, tâm lý học xã hội, tâm lý học giao tiếp, tâm lý học ứng xử, tâm lý học QL…

• Kiến thức về phương pháp GDHN

• Kiến thức về tư vấn hướng nghiệp: Tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu.

+ Về kỹ năng: Để làm tốt nhiệm vụ GDHN giáo viên cần được rèn luyện các kỹ năng sau:

• Thiết kế bài giảng GDHN thành những buổi học sinh động; Kỹ năng tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo về GDHN; Kỹ năng tổ chức những hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người - Kỹ thuật Người - Các biểu tượng nghệ thuật Người - Hệ thống tín hiệu Người - Tự nhiên Người -người

động NGLL văn hoá, văn nghệ; Kỹ năng hướng dẫn, tư vấn cho học sinh lựa chọn ngành nghề

• Kỹ năng giao tiếp với học sinh, với cha mẹ học sinh; Kỹ năng phối hợp với các lực lượng tham gia GDHN

• Kỹ năng sử dụng máy vi tính, máy chiếu, truy cập mạng internet +Về thái độ:

• Tích cực tham gia việc tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ nhiệm vụ của GDHN, sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn học sinh chọn ngành nghề phù hợp với khả năng học tập và tư chất của học sinh.

• KN tổ chức các hoạt động GDHN cho HS

• Thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc chuẩn bị năng lực và phẩm chất cho HS đi vào cuộc sống lao động, xây dựng thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, ý thức sẵn sàng phục vụ quê hương cho HS.

- Tự bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo: Nhân cách của người GV có ảnh hưởng rất lớn tới HS, việc hình thành cho học sinh lý tưởng, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, tư tưởng nhận thức về chính trị, đạo đức, lối sống nhiều phần là do ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách của các thầy cô giáo và nhất là GVCN.

+ Đối với GV dạy các môn văn hoá cơ bản: Nâng cao nhận thức về hướng nghiệp cho HS. Kiến thức cơ bản về HN. Hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo viên các khối lớp THPT, các văn bản chỉ đạo về GDHN.

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Ngoài những kiến thức cần trang bị như giáo viên bộ môn cần phải chú ý bồi dưỡng: Năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh học sinh trong việc tư vấn chọn nghề cho HS, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất năng lực hiện có của HS chủ động phân luồng để hướng nghiệp theo địa chỉ. Năng lực tổ chức, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Năng lực tổ chức các dạng hoạt động GDHN, hoạt động NGLL. Những kiến thức về thông tin và phương pháp tổ chức “sinh hoạt hướng nghiệp”

+ Đối với GV dạy môn công nghệ và dạy nghề phổ thông: Có kỹ năng lồng ghép những kiến thức hướng nghiệp vào bộ môn. Năng lực tổ chức phối hợp giữa trường THPT và Trung tâm KTTH - HNDN trong việc thực hiện hướng nghiệp cho học sinh. Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho dạy công nghệ, dạy nghề phổ thông đồng thời giúp HS bộc lộ xu hướng nghề qua thực hành.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ -HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 45 - 49)