1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MỘT SỐ BÀI HỌC PHÁP LUẬT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

21 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

PHẦN I-TÓM TẮT ĐỀ TÀINghị quyết số 40 ngày 9 tháng12 năm 2000 của Quốc hội khoá X đã đượcpháp chế hoá trong các văn bản pháp luật, Luật giáo dục năm 2005 - Điều 28 khoản 2nêu rõ: “Phương

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC ……… 1

PHẦN I - TÓM TẮT ĐỀ TÀI ……… 2-3 PHẦN II - GIỚI THIỆU ……… 3-4 PHẦN III - PHƯƠNG PHÁP 1 Khách thể nghiên cứu ……… 5

2 Thiết kế nghiên cứu ……… 5

3 Quy trình nghiên cứu ……… 6

4 Đo lường ……… 6

PHẦN IV – PHÂN TÍCH DỰ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ……… 7

PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……… 8

PHẦN VI - TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 9

PHẦN VI I – PHỤ LỤC ……… 10-21

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MỘT SỐ BÀI HỌC PHÁP LUẬT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG

THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Trang 2

PHẦN I-TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Nghị quyết số 40 ngày 9 tháng12 năm 2000 của Quốc hội khoá X đã đượcpháp chế hoá trong các văn bản pháp luật, Luật giáo dục năm 2005 - Điều 28 khoản 2nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡngphương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn, tác động đến tình cảm… đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh”

Giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 nói riêng và môn GDCD nói chungthường xuyên được tiếp xúc với kiến thức lí thuyết nhiều nên để lĩnh hội kiến thứcđòi hỏi mỗi người học phải ghi chép thường xuyên Trong thực tế có những học sinhkhi thầy cô giáo giảng bài chỉ cắm cúi ghi vào trong vở của mình, về nhà mở vở rahọc mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc cóhiểu được thì kiến thức không thành hệ thống Việc học như vậy khiến các em mất rấtnhiều thời gian mà không đem lại hiệu quả cao Vậy làm thế nào để các em học sinhnắm bắt kiến thức được dễ dàng.Tôi thiết nghĩ “Muốn học sinh học tích cực thì giáoviên cũng phải có những phương pháp dạy học tích cực”

Giải pháp của tôi là sử dụng bản đồ tư duy có nội dung phù hợp vào một số bàihọc pháp luật lớp 12 thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống, coi đó là cách đểgiúp các em hiểu bài nhanh và nhớ kiến thức một cách có hệ thống

Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương là lớp 12A3 và lớp 12A4của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Lớp 12 A3 là lớp thực nghiệm, lớp 12A4 làlớp đối chứng Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài

“Pháp luật và đời sống”, “Thực hiện pháp luật”, “Công dân bình đẳng trước phápluật” trong phần pháp luật thuộc chương trình GDCD lớp 12 Kết quả cho thấy tácđộng đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm có kếtquả cao hơn lớp đối chứng, điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trịtrung bình là 8,1 của lớp đối chứng là 7,2 Kết quả kiểm tra t-test cho thấy p< 0,05, cónghĩa là có sự khác biệt lớn giữa bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng Điều

Trang 3

đó chứng tỏ rằng sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học sẽ làm tăng kết quảhọc tập một số bài học pháp luật GDCD lớp 12 trườngTHPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.

PHẦN II-GIỚI THIỆU

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng là một trong những trườngTHPT tích cực đổi mới phương pháp trong quá trình dạy học Hiện nay nhà trường đãtrang bị nhiều thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học Các giáo viêntrong nhà trường rất tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng mới chỉ dừng lại

ở việc ứng dụng công nghệ thông tin mà hiệu quả dạy học không được cải thiệnnhiều Hơn nữa dạy học sử dụng công nghệ thông tin (trong đó có sử dụng giáo ánđiện tử không phải lúc nào cũng áp dụng được) Nếu vẫn chỉ dùng các phương phápdạy học cũ thì học sinh khó tiếp thu bài học vì kiến thức dài, khó, khô, học sinhkhông hứng thú (đây là môn học không thi tốt nghiệp và chuyên nghiệp) Là giáoviên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi thấy nếu học sinh được học bằng bản đồ tư duythì các em tiếp thu bài học sẽ dễ dàng hơn, không mất nhiều thời gian, có thể áp dụngtrong mọi điều kiện vật chất của lớp học mà hiệu quả học tập cao hơn

1 Giải pháp thay thế:

Giáo viên yêu cầu học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ýcủa giáo viên (hoạt động này có thể tiến hành ở lớp, ở nhà tùy theo mức độ yêu cầucủa bài học) Học sinh hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về bản

đồ tư duy mà nhóm mình vừa thiết kế Học sinh thảo luận bổ sung để hoàn thiện bản

đồ tư duy về kiến thức của bài học Giáo viên là người cố vấn, là trọng tài giúp họcsinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy, từ đó dẫn đến kiến thức của bài bằng cách đặt câu hỏigợi, khuyến khích học sinh phát biểu, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành bản đồ Cuốicùng giáo viên củng cố kiến thức bằng một bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bịsẵn trong giáo án hoặc một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa, hoànthiện

Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sử dụng kỹ thuật bản đồ

tư duy đã có nhiều nghiên cứu được trình bày như:

1 “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần nâng cao chất lượng học tập của học

sinh”, Tạp chí khoa học giáo dục của tác giả Trần Đình Châu, Đặng thị thu Thủy.

Trang 4

2 “Bản đồ tư duy trong công việc của tác giả Tony Buzan”, Nhà xuất bản

Lao động xã hội

3 Sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng kỹ thật bản đồ tư duy trong dạy học

môn GDCD ở trường trung học cơ sở”, của cô giáo Trần Thị Phương Anh, trường

THCS Yên Phúc – Ý Yên – Nam Định

- Các bài viết trên có bàn đến việc sử dụng bản đồ tư duy để cải thiện chấtlượng công việc và hiệu quả dạy học nhưng chưa có tài liệu nào đề cập đến dạy họcphần pháp luật cho học sinh lớp 12 bằng sử dụng bản đồ tư duy

- Khi nghiên cứu đề tài này tôi muốn đánh giá được hiệu quả của việc sử dụngbản đồ tư duy trong dạy học một số bài học pháp luật lớp 12 môn GDCD Qua hệthống bản đồ tư duy đó học sinh tự khám phá được kiến thức khoa học, từ đó truyềncho các em lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học và ứng dụng khoa học

đó vào cuộc sống hàng ngày

2 Vấn đề nghiên cứu:

- Việc sử dụng bản đồ tư duy có nâng cao kết quả học tập một số bài học phápluật môn GDCD của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh khiêmkhông?

3 Giả thuyết nghiên cứu:

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học một số bài học pháp luật môn GDCD sẽnâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trang 5

- Về ý thức học tập, các em ở cả hai lớp này đều tích cực, chủ động

- Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm

Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng t-test độc lập

3 Quy trình nghiên cứu:

a Sự chuẩn bị bài của giáo viên:

Trang 6

- Ở lớp 12A4- lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy theo các phương pháp thôngthường.

- Ở lớp 12A3- lớp thực nghiệm: Giáo viên thiết kế bài học bằng bản đồ tư duy, trướccác tiết học giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học ở nhà, chuẩn bị bài mớibằng cách các em tự thiết kế bản đồ tư duy ở nhà, khi lên lớp giảng bài giáo viêndùng phương pháp vấn đáp để xây dựng bài học bổ sung thêm các thông tin cần thiếtcho học sinh, trên cơ sở đó các học sinh cùng nhau chia sẻ sản phẩm của mình Cuốicùng giáo viên đưa ra bản đồ do mình đã thiết kế trong giáo án giúp các em so sách

và bổ sung vào bản tư duy đồ do mình thiết kế trước đó

b Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường

và theo thời khóa biểu để đảm bảo khách quan

4 Đo lường:

- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết đầu năm học do tổ bộ môn thiết kế

- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết sau các bài “Pháp luật và đời sống”,

“Thực hiện pháp luật”, “Công dân bình đẳng trước pháp luật” do tổ bộ môn ra đề

- Tiến hành kiểm tra và chấm bài:

Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết.Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng

PHẦN IV – PHÂN TÍCH DỰ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiêm tra sau tác động

Chênh lệch giá trị trung

Trang 7

Như trên đã chứng minh: kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương Sautác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả p= 0,00002,đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực

nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác

động

Giá trị SMD = 1,2 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng củaviệc sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rấtlớn

Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng

Bàn luận:

- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trungbình là 8,1 của nhóm đối chứng là 7,2 Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớpthực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ rệt Lớp thực nghiệm có điểm cao hơnlớp đối chứng

- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là 1,2 Điều này cónghĩa mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động là rất lớn

- Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp

là p= 0,00002 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhómkhông phải do nhẫn nhiên mà do kết quả tác động

Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học một số bài học pháp luật mônGDCD lớp 12 là một giải pháp tốt nhưng để sử dụng hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải

có trình độ, kiến thức vững vàng để thiết kế tài liệu và tính toán kỹ lưỡng về quỹ thờigian trên lớp, học sinh phải là những học sinh có ý thức tự giác trong quá trình họctập

PHẦN V-KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận:

Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học một số bài học pháp luật cho học sinhlớp 12 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng cao kết quả học tập môn GDCDcủa học sinh

2 Khuyến nghị:

Trang 8

+ Đối với các cấp lãnh đạo: Khuyến khích giáo viên, học sinh tự làm các đồ

dùng dạy học trong đó có bản đồ tư duy thông qua các “Cuộc thi thiết kế đồ dùng dạyhọc” của nhà trường và công đoàn, đoàn trường tổ chức góp phần nuôi dưỡng niềmsay mê nghiên cứu khoa học trong giáo viên, học sinh

+ Với giáo viên: Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ

chuyên môn, sáng tạo, biết khai thác tư liệu từ các nguồn Đặc biệt là sử dụng và khaithác bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học

+ Với kết quả của đề tài này, tôi mong các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ

và đặc biệt đối với giáo viên THPT có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy các mônkhoa học xã hội trong đó có môn GDCD để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tậpcủa học sinh

PHẦN VI-TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bản đồ tư duy trong công việc (Tony Buzan)- Nhà xuất bản Lao động- Xã hội

2 Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kỹ thuật bản đồ tư duy trong dạy học mônGDCD ở trường THCS của cô giáo Trần Thị Phương Anh Trường THCS Yên Phúc– Ý Yên – Nam Định

3 Tan, Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảngviên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Dự án Việt Bỉ- Bộ GD& ĐT,2008

Trang 9

4 Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần năng caochất lượng học tập của học sinh, Tạp chí khoa học giáo dục ,Số chuyên đề TBDHnăm 2009.

5.MạngInternet:http:/

flash.violet.vn;thuvientailieu.bachkim.com.thuvienbaigiangdientu.bachkim.com;giaovien.net…

PHẦN VII-PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI

1 Các bước thực hiện một giờ dạy có sử dụng bản đồ tư duy:

Bước 1:

Học sinh lập Bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.

(Hoạt động này có thể tiến hành ở lớp, ở nhà tuỳ mức độ yêu cầu của bài học)

- Ví dụ:

+ Trước khi học bài mới “Thực hiện pháp luật” (GDCD 12), giáo viên có thểgợi ý cho học sinh vẽ Bản đồ tư duy bằng từ khoá “Thực hiện pháp luật”, sau đó chocác em thảo luận để vẽ tiếp các nhánh và bổ sung dần các ý kiến nhỏ, dẫn đến việccác em tự chiếm lĩnh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thờikích thích hứng thú học tập của học sinh

Giáo viên có thể nêu một câu hỏi khái quát: Hãy sử dụng Bản đồ tư duy để tìmhiểu các vấn đề có liên quan đến “Thực hiện pháp luật” Học sinh suy nghĩ về câu hỏitrên và đưa ra câu trả lời (đầu tiên) cho câu hỏi chính (Vẽ sơ đồ tư duy với từ khoá là

“thực hiện pháp luật”) Lần lượt bổ sung từ ngữ, ý tưởng vào câu trả lời cho câu hỏichính

Học sinh đưa ra các vấn đề có liên quan đến thực hiện pháp luật như: Thế nào

là thực hiện pháp luật? Các hình thức thực hiện pháp luật, dấu hiệu vi phạm phápluật, trách nhiệm pháp lý? Học sinh đọc các ý kiến của các thành viên trong nhóm vàthống nhất Đó chính là các từ khoá cấp 1

Khi đã tìm được từ khoá cấp 1, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật câu hỏi 5W1H (Câu hỏi “Là gì?” (what); “Khi nào?” (When); “Ai?” (Who?); “Ở đâu?” (Where);

“Vì sao?” (Why); “Như thế nào?” (How)) để yêu cầu học sinh đưa ra các vấn đề liên

Trang 10

quan đến các từ khoá cấp 2.

Học sinh thảo luận về các câu trả lời khác nhau và cố đánh dấu những đặc điểmchính (dùng màu khác nhau hoặc gạch chân) Ví dụ câu hỏi: Căn cứ vào những dấuhiệu nào để xác định hành vi vi phạm pháp luật? Học sinh sẽ phát triển bản đồ vàđiền các từ khoá: Hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lýthực hiện, người vi phạm pháp luật phải có lỗi

Hay với câu hỏi “ thực hiện pháp luật đựơc thể hiện thông qua những hình thứcnào?” học sinh có thể điền tiếp vào sơ đồ: sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuânthủ pháp luật, áp dụng pháp luật Đó chính là những từ khoá cấp 2

Cứ như vậy, bản đồ tư duy sẽ được học sinh bổ sung và hoàn chỉnh dần dần.

Học sinh vừa học vừa chơi thoải mái, không bị áp lực

Bước 2:

Học sinh hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về Bản đồ

tư duy mà nhóm mình vừa thiết lập.

dễ gây nhàm chán ở học sinh

Học sinh được rèn sự tự tin, khả năng thuyết trình…

Bước 3:

Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Bản đồ tư duy về

kiến thức của bài học Giáo viên sẽ là người cố vấn là trọng tài giúp học sinh hoàn

chỉnh Bản đồ tư duy, từ đó dẫn đến kiến thức của bài học bằng cách đặt câu hỏi gợi ý,khuyến khích học sinh phát biểu, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ học sinh ghi

Trang 11

nhớ nhanh , không phải đọc - chép.

Sau khi các em vẽ xong rất nhanh “Tác phẩm kiến thức - hội hoạ” và trình bày

lại cho cả lớp nghe một cách hào hứng nên một lần nữa các em thuộc bài rất nhanh,thêm được một lần ghi nhớ rất sâu kiến thức và rèn tính tự tin, khả năng thuyết trình,phát triển khả năng thẩm mỹ, sắp xếp ý tưởng một cách khoa học, hệ thống, ghi nhớsâu kiến thức… là những điểm còn yếu của học sinh hiện nay

Bước 4 :

Củng cố kiến thức bằng một Bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

Lưu ý: Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học

sinh có chung một kiểu Bản đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh vềmặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức

Trước đây tiết ôn tập học kỳ, một số giáo viên đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ sẵn

và cả lớp có chung một cách trình bày như giáo viên chứ không phải do học sinh xâydựng trên cách hiểu của mình, hơn nữa không chú ý đến hình ảnh, màu sắc, đườngnét Nhưng khi sử dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy thì đã khắc phục được những hạn chếtrên

* Vai trò của giáo viên:

- Giáo viên dành từ 3 đến 5 phút cuối tiết học trước để hướng dẫn Giáo viên chuẩn bịnội dung và hệ thống câu hỏi khơi gợi in sẵn phát cho học sinh (học sinh không mất

thời gian chép)

- Bản đồ tư duy được triển khai sau khi kết thúc một bài học Học sinh về nhà tìm tưliệu và viết vẽ theo cách hiểu của mình, các ý kiến của học sinh đều được tôn trọng,ghi nhận

- Không phải bài nào cũng làm

- Khi ở trên lớp, giáo viên ghi chép, quan sát kĩ các thiết kế Bản đồ tư duy và cáchthuyết trình của các em để nhận xét, góp ý và làm trọng tài, phân giải các cuộc tranhluận Đồng thời bổ sung những phần kiến thức mà các em chưa phân tích sâu

- Chấm điểm, cho các em nhận xét, chấm bài của nhau, động viên, khuyến khích kịp

Ngày đăng: 21/05/2016, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w