- Làng hoa kiểng Tân Quy Đông được hình thành từ rất sớm, trải quanhiều bước thăng trầm nhưng làng hoa kiểng Tân Quy Đông vẫn đứng vữngvà từng bước phát triển, trở thành làng hoa chủ đạo
Trang 1- Làng hoa kiểng Tân Quy Đông được hình thành từ rất sớm, trải quanhiều bước thăng trầm nhưng làng hoa kiểng Tân Quy Đông vẫn đứng vững
và từng bước phát triển, trở thành làng hoa chủ đạo của Đồng bằng sông CửuLong - một trong những làng hoa nổi tiếng của cả nước
- Chọn đề tài “Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (ĐồngTháp)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việcnghiên cứu Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc - vốn là vấn đề đã
và đang được nhiều nhà nghiên cứu sử học, văn học, nhà thơ, nhà kinhdoanh, giới báo chí…quan tâm
1.2 Về mặt thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành
và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông trong làng hoa kiểng của cảnước Xét từ gốc độ đó, đề tài góp phần vào việc đáp ứng nguyện vọng củacác thế hệ trồng hoa, những người dân đã từng sống và gắn bó tại làng hoakiểng Tân Quy Đông - Sa Đéc nói riêng và những người dân trồng hoa kiểng
cả nước nói chung hiện nay
- Đề tài góp phần làm tư liệu để biên soạn lịch sử làng nghề địa phương,
sử dụng vào việc giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường THCS,
Trang 2THPT Đề tài góp phần giáo dục tinh thần yêu nét đẹp văn hóa truyền thốngcủa tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của dân tộc nói chung sẽ mãi trường tồn.
- Trong đề tài tôi có sưu tầm danh sách những người đã từng gắn bó vớilàng hoa và đã trở thành những nghệ nhân Đây là tài liệu đáng tin để các cấpchính quyền có những chính sách thiết thực với những người trồng hoa kiểng,
để tạo nơi đây thành khu du lịch phục vụ cho khách tham quan và người dântrong tỉnh nhà
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Từ trước tới nay đã có nhiều tài liệu, nhiều bài báo viết về làng hoakiểng Tân Quy Đông như: Tạp chí cây cảnh Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chíĐồng Tháp xưa và nay, báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên…Đặc biệt, tác giả LêKim Hoàng với “Làng hoa Tân Quy Đông - Sa Đéc” đã nghiên cứu về:
+ Vị trí địa lí và sự hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông
+ Những người trồng hoa kiểng đầu tiên ở Tân Quy Đông
+ Các thế hệ trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông
+ Tư Tôn - Nghệ nhân sáng lập “Vườn hồng Tư Tôn”
Năm 2007, Đài truyền hình Việt Nam có bộ phim tư liệu Làng hoa kiểng Sa Đéc, trong bộ phim này đã giới thiệu nhiều về làng hoa kiểng Tân
Quy Đông
Năm 2008, Đài truyền hình Đồng Tháp có quay bộ phim tư liệu với chủ
đề Kiểng và đời, nói về triết lý của một số loài hoa kiểng.
Năm 2009, Đài truyền hình Đồng Tháp có quay hai bộ phim tư liệu:
Hoa Sa Đéc vươn xa; Hoa và Tết.
Những tài liệu trên chỉ mang tính giới thiệu khái quát và mang tính dulịch, chưa phải là những công trình nghiên cứu toàn diện về làng hoa kiểngTân Quy Đông Tuy nhiên, đó là những tài liệu tham khảo quí báu để tôi kếthừa thực hiện đề tài này
Trang 33 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp)
- Các nghệ nhân đầu tiên đã có công sáng lập làng hoa kiểng Tân QuyĐông
- Những người tham gia lao động trực tiếp trong làng nghề trồng hoakiểng ở Tân Quy Đông
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sự hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (ĐồngTháp)
- Quá trình phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc(Đồng Tháp)
- Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế - xã hội phường TânQuy Đông
- Cơ hội, thách thức và các giải pháp, kiến nghị để làng hoa kiểng TânQuy Đông phát triển hơn trong thời gian tới
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Để giải quyết nội dung đề tài đặt ra, tôi sử dụng các nguồn tư liệu chủyếu sau đây:
+ Biên bản phỏng vấn các nghệ nhân đã từng gắn bó với làng hoa kiểngTân Quy Đông
Trang 4+ Các tài liệu, sách, báo, bài viết…nói về làng hoa kiểng Tân QuyĐông.
+ Nguồn tài liệu điền dã
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nội dung đề tài đặt ra, tôi sử dụng hai phương pháp chính
là phương pháp logic và phương pháp lịch sử Bên cạnh đó tôi còn sử dụngmột số phương pháp khác như phỏng vấn, sưu tầm, phân tích, quan sát, điền
dã, xử lí tài liệu, so sánh…
5 Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trìnhhình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông - Sa Đéc tronglàng hoa kiểng của cả nước
- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình trồng và bảo vệ lànghoa, kiểng
- Một số giải pháp, ý kiến, đề xuất về việc duy trì và phát triển cho lànghoa, có thể phục vụ khách tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh
- Là tài liệu biên soạn lịch sử làng nghề địa phương, sử dụng giảng dạylịch sử địa phương Góp phần vào việc giới thiệu về quê hương, con ngườiĐồng Tháp Đồng thời góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của làngnghề truyền thống tỉnh Đồng Tháp Qua đó giúp những người thưởng thứchoa kiểng nâng cao nhận thức về những giá trị thẩm mĩ, nhận thức về cái đẹpcủa thiên nhiên
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Nội dungchính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1 Khái quát về làng hoa kiểng Tân Quy Đông
Trang 5Chương 2 Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy
Đông
Chương 3 Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - xã hội
phường Tân Quy đông Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoakiểng Tân Quy Đông phát triển hơn trong tương lai
Trang 6Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG HOA KIỂNG TÂN QUY ĐÔNG
“bộ sợ sệt, bộ lấm lét”
Ở miền Nam, người dân thường phát âm đéc và đét như nhau Sa Đéc là
nơi mà cấu tạo đất tự nhiên có thành phần cát (sa) Sét pha cát là nguyên liệudùng để làm gốm và gạch ngói Ngày nay nghề truyền thống gạch ngói ở Sa
Đéc vẫn còn Sa Đéc là nơi có những bãi cát và cù lao cát được bồi tụ thành
thế phong thủy rất đặc trưng Chính điều đó đã cho chúng ta nghĩ rằng sự
hình thành địa danh Sa Đéc là do người Việt gọi “Sa Đét”, sau này đã bị viết lệch thành Sa Đéc [23, 17] cho đến ngày nay.
Chợ Sa Đéc từ lâu đã là một nơi rất nổi tiếng, điều đó đã được TrịnhHoài Đức mô tả trong Gia Định thành thông chí: “Chợ Sa Đéc ở phía Đônghuyện lỵ Vĩnh An, phố chợ dọc theo bờ sông, nhà hai bên liên tiếp 5 dặm,dưới sông có những nhà bè, gác làm phòng ốc, đậu sát nhau, bán dầu rái,than, mây, tre trên bờ và dưới sông hàng hóa tấp nập, trông khá vui vẻ, thật
là nơi thắng địa phồn hoa’’ [12, 200] Với những cách lý giải của mình,Nguyễn Hữu Hiếu đã cho rằng Sa Đéc là một ngôi chợ nổi tiếng trên sông
Trang 7nước, do đó người Khơme gọi là Shsa Ădek (chợ nổi) và người Việt đã phát
âm thành “Sa Đéc’’
Sa Đéc, theo truyền thuyết của dân gian thì đó là tên của một người congái xinh đẹp có tên là Phsa - desk, do tình duyên của mình không thành nên
cô đã xuất gia đầu phật Sau khi cha cô qua đời đã để lại cho cô một tài sản
đồ sộ, cô đã dùng tài sản này được để chia cho dân nghèo, đắp đường và xâydựng một nhà lồng chợ để cho người dân có chỗ trú nắng, trú mưa, ngôi chợ
đó được gọi là chợ “Phsa-desk”, lâu ngày người dân nói lệch đi thành “Sa
Đéc” [28, 223]
Theo Trương Vĩnh Ký, vào những năm 1860 thì Sa Đéc là tiếng KhơmePhsar-Dek Sa Đéc là “chợ hàng sắt” Khảo cổ học chưa tìm thấy dấu vết gìcủa chợ hàng sắt dưới thời Chân Lạp (thế kỉ VII – XVII) [11, 15]
Trong Đại Nam nhất thống chí lục tỉnh Nam Việt có viết: “Chùa Tô Sơn
ở địa phận thôn Hưng Nhượng, huyện Hà Dương (tỉnh An Giang), phía Tâynúi có viên đá hình con rùa, người xưa truyền rằng gặp khi trời hạn thì đếnđấy cầu đảo ắt có được mưa, thổ nhân bèn lập đền phía chân núi để thờ, gọi
là Sa Đéc (thủy thần)” [28, 221] Cách lý giải này mang tính tâm linh của conngười
Qua đó, ta thấy rằng có rất nhiều cách lý giải khác nhau về địa danh SaĐéc Sa Đéc đó là sự kết hợp của ba yếu tố: truyền thuyết, tính ngôn ngữ vàđời sống tâm linh của con người
Thế kỷ XVII, đã có nhiều người Việt từ miền Bắc, miền Trung đến SaĐéc lập nghiệp, cùng với người Hoa và một số người Khơme đã đến đây vàhình thành nên cộng đồng dân cư Trong buổi đầu khai hoang họ đã có sự gắnkết cộng đồng, đoàn kết với nhau, và gắn bó với vùng đất mà họ đã khaihoang
Trang 8Vùng đất Tầm Phong Long từ năm 1757 đã là quyền cai quản của chúaNguyễn Chúa Nguyễn đã cho phép người dân ở đây biến ruộng đất hoangthành ruộng đất của mình.
Là vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, cộng với vị trí địa lýthuận lợi, nên vùng đất Tầm Phong Long được chúa Nguyễn cho Nguyễn CưTrinh lập thành ba đạo: Tân Châu Đạo, Châu Đốc Đạo và Đông Khẩu Đạo -
là một đơn vị hành chính tại vùng đất mới mới khai hoang Bộ máy hànhchính chưa được tổ chức hoàn chỉnh, nên phải giao cho quân binh quản lývùng đất này
Người Kinh, người Hoa ở đây đã khai thác những tiềm năng và lợi thếhiện có của vùng đất này, biến nơi đây thành vùng đất trù phú, lập thành 60thôn Dân Ngũ Quảng di cư vào Nam sinh sống, chúa Nguyễn đã cử người tổchức các cuộc di cư này và lập nên các thôn, xóm,làng, của cộng đồng ngườiViệt Các chúa Nguyễn đã tiến hành song song việc bảo vệ dân chúng khẩnhoang và xác lập chủ quyền Hơn một thế kỷ, Sa Đéc đã hoàn toàn nằm tronglãnh thổ nước Việt Nam và nhanh chóng trở thành vùng đất phát triển về mọimặt Đó là công sức của cả cộng đồng dân cư Sa Đéc
Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu phát triển mạnh ở cuối thế kỷ XVII, nhiềuthương nhân phương Tây đã tìm “đối tác” bằng thuyền buôn và đã đi trênsông Cửu Long, ngang qua đoạn sông Sa Đéc, họ đến Nam Vang, lên Băng-Cốc, Miến Điện với nhiều nguồn lợi lớn Không lâu sau, Sa Đéc đã dần dầntrở thành một đầu mối giao lưu, mua bán khá sầm uất ở trong vùng đồngbằng sông Cửu Long
Pháp đã khai thông tuyến đường thủy Sài Gòn - Nam Vang khi chúngxâm chiếm Nam Kỳ, tàu của Pháp đã đi trên sông Sa Đéc Hệ thống sôngngòi chằng chịt đã nối Sa Đéc với các địa phương lân cận trong vùng, Sa Đéctrở thành nơi vận chuyển hàng hóa đi các nơi Con đường bộ nối liền Sài Gòn
Trang 9- Hà Tiên cũng được hình thành và cũng đi qua Sa Đéc Điều đó cho thấy SaĐéc phát triển từ lâu đã có vị trí thuận lợi Sa Đéc đã trở thành một tụ điểm
“văn minh miệt vườn” Trong danh sách “miệt vườn”, Sơn Nam đã cho SaĐéc đứng đầu: “miệt vườn, gọi tổng quát những vùng cao ráo có vườn chanh,vườn cam, vườn quít ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, VĩnhLong, Mỹ Tho, Cần Thơ” Hai chữ “văn minh” mà nhà văn ghép với miệtvườn được giải thích: “… nghĩ rằng văn minh là nếp sống vật chất, là ăn mặc,
ở, cách thức sinh nhai…ông Kỳ lão già trên bảy mươi tuổi, nếu sinh trưởng ởCái Bèm, ở Tam Bình, ở Sa Đéc thì đã là một pho tượng “Văn minh miệtvườn, bằng xương bằng thịt” [37, 1] Bấy nhiêu đó cũng đủ cho thấy Sa Đéc
từ lâu đã là trung tâm mua bán sầm uất
Quân và dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấu và vượt qua những giannguy thử thách của chiến tranh để giành lấy thắng lợi năm 1975 và cùng vớinhân dân cả nước đã vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Sa Đéc đã giànhđược nhiều thành tựu sau chiến tranh để bước vào công cuộc đổi mới và tiếptục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Hiện nay Sa Đéc đãtrở thành đô thị loại 3, đây là điều mà người dân Sa Đéc luôn cảm thấy tựhào
Người dân Sa Đéc luôn có lòng khoan dung độ lượng để cùng chung sứcvới nhân dân cả tỉnh xây dựng quê hương 250 năm trôi qua, Sa Đéc đã dựngnên những truyền thống quý báu, đó là truyền thống truyền thống hiếu học,truyền thống cách mạng và truyền thống văn hóa …
Qua 250 năm, thời gian không dài lắm so với tiến trình lịch sử của dântộc, nhưng đối với lịch sử hình thành và phát triển của một địa phương thì nó
có ý nghĩa rất quan trọng, nó đã khẳng định vị trí, vai trò trong sự phát triểncủa vùng miền và của cả nước Từ Đông Khẩu Đạo đến Sa Đéc đô thị loại 3
là một chặng đường đầy gian khó để chinh phục thiên nhiên, đấu tranh với
Trang 10mọi kẻ thù, xây dựng và phát triển không ngừng [54, 17] Cho dù Sa Đéc cóthay đổi ra sao, nhưng vẫn luôn phát triển hài hòa cùng cả xứ, cả tỉnh và cảnước.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên – xã hội
1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Diện tích đất tự nhiên: 59,5 km2
Dân số: trên 104.000 người (2005) [7, 241]
- Về đơn vị hành chính: gồm 9 xã, phường Sa Đéc có 6 phường làPhường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường An Hòa, phường Tân QuyĐông và 3 xã: Tân Quy Tây, Tân Phú Đông, Tân Khánh Đông
- Vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp Sông Tiền
+ Phía Tây giáp huyện Lai Vung
+ Phía Nam giáp huyện Châu Thành
+ Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò
Sa Đéc cách thành phố Hồ Chí Minh 140 km, là nơi khởi nguồn củarạch Cần Thơ, nên dễ dàng giao thông buôn bán với khu vực phía nam sôngHậu Thị xã có quốc lộ 80 chạy qua, có tỉnh lộ 848 rất thuận lợi cho trao đổi
và giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển về kinh tế
1.1.2.2 Điều kiện xã hội
Là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh Đồng Tháp, đượchình thành từ thế kỷ XVII Nằm ở phía nam sông Tiền, từ xưa đã là mộttrung tâm quan trọng với phố, chợ sầm uất Ngày nay với vị trí thuận lợi, SaĐéc có nhiều lợi thế trong liên kết và hợp tác phát triển với các huyện phíaNam, cũng như trung tâm phát triển kinh tế của vùng đồng bằng Sông CửuLong Sa Đéc còn sở hữu nhiều làng nghề truyền thống như làm bột, dệtchiếu, trồng hoa kiểng…, có những biệt thự đẹp cổ kính, lâu đời nép mình
Trang 11bên bờ sông Sa Đéc, những chùa cổ, đình xưa, những công trình kiến trúcđộc đáo như Kiến An Cung, chùa Bà… Nơi đây còn là nơi sinh ra nhiềunhân tài, trí thức và những người có truyền thống cách mạng như bác vậtLưu Văn Lang, Cô giáo Ngài; Đào Thiên Hải - Đại kiện tướng cờ vua đầutiên của Việt Nam, anh hùng Phan Văn Út…
Ngoài ra, nơi đây còn là nơi diễn ra chuyện tình giữa nhà vănMarquerite Duras và ông Huỳnh Thủy Lê, để rồi sau này khi trở về Pháp bà
đã viết nên quyển tiểu thuyết nổi tiếng “Người tình” và được dựng thành bộphim “Người tình” rất nổi tiếng Đây là lợi thế đầy tiềm năng của thị xã đểphát triển các loại hình du lịch lịch sinh thái Thị xã đã lập dự án đầu tư khuvui chơi giải trí công viên Sa Đéc, làng hoa kiểng Tân Quy Đông cũng đượcquy hoạch đầu tư, tạo điểm dừng chân cho khách tham quan, du lịch Pháthuy lợi thế, lấy công nghiệp, thương mại - dịch vụ làm mũi nhọn, đẩy mạnhquy hoạch phát triển nông nghiệp gắn với phát triển đô thị, thị xã Sa Đéc đãđạt những thành tựu khả quan Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn(2001- 2005) đạt 15,5/năm, [7, 234] Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tưphát triển, công tác quy hoạch và chỉnh đốn đô thị được triển khai đồng bộ,góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa
Từ cuối thế kỷ XIX, Sa Đéc đã trở thành trung tâm giao lưu thương mạicủa khu vực Ngày nay vai trò của Sa Đéc vẫn được khẳng định, Sa Đéc vẫn
là trung tâm trung chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnhđồng bằng sông Cửu Long, Lào và Campuchia
Với tiềm năng kinh tế của thị xã, Nông Đức Mạnh đã nói: “…Thị xãvốn là trung tâm giao lưu hàng hóa cách đây mấy thế kỷ; con người Sa Đéc
có trình độ dân trí văn minh Nơi đây nằm trong điểm giao lưu đường bộ lẫnđường thủy, nơi giao thương kinh tế lớn với các vùng, vì vậy người dân tiếpcận kinh tế nhanh, nhạy bén Với vai trò, vị trí của Sa Đéc như vậy, sẽ tác
Trang 12động như thế nào đến kinh tế - xã hội các vùng xung quanh và ngược lại.Bên cạnh đó, Sa Đéc thu hút sản phẩm hàng hóa của các vùng như thế nào.
Sa Đéc sẽ đi lên với tốc độ như thế nào trong thời gian tới,…”.[7, 245] Vì lẽ
đó, đương thời nhà thơ Nguyễn Liên Phương có bài ca ngợi “Sa Đéc cảnhthi” như sau:
“ Sa Đéc ngày nay đã rộng thinhDòng sông xanh biếc thật nên tìnhThuyền ngược, thuyền xuôi về tấp nập,Người Hoa, người Việt sống hòa mìnhDinh thự, công viên nhiều chỗ đẹp,Chùa chiền, thánh thất lắm nơi xinh” [53, 39]
1.2 Khái quát về phường Tân Quy Đông
1.2.1 Địa danh Tân Quy Đông
Thôn Tân Quy Đông là một trong những thôn được thành lập từ lâu đời
ở Sa Đéc, chính thức thuộc chủ quyền người Việt từ năm 1757 Năm 1802,Gia Long lên ngôi hoàng đế, Tân Quy là nơi dân chúng mới quy tụ, trở lạichỗ cũ, cũng có nghĩa là “mới quy phục
Ở huyện Vĩnh An có hai thôn mang tên Tân Quy, để phân biệt, lấy sông
Sa Đéc làm phân giới, thôn Tân Quy Đông nằm về hướng Đông và thôn TânQuy Tây nằm về hướng Tây [65, 13] Địa danh đó cho đến ngày nay vẫn cònnguyên giá trị
1.2.2 Điều kiện tự nhiên phường Tân Quy Đông
* Đôi nét về Tân Quy Đông
Theo nghị định của Chính Phủ ngày 30/11/2004 số 194/2004/NĐ – CP.Tân Quy Đông đã được đổi thành phường Phường Tân Quy Đông là dãy đấtrất màu mỡ, trù phú, thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là nghềtrồng hoa kiểng Người dân Tân Quy Đông lao động cần cù sáng tạo, trong
Trang 13chiến tranh và trong thời bình, Tân Quy Đông có vị trí chiến lược quan trọng
là cửa ngõ phía Bắc đi vào nội ô - nơi đặt cơ quan đầu não tỉnh Sa Đéc củathực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là làng hoa kiểng duy nhất có khu công nghiệpphát triển đầu tiên ra đời ở đây
Từ xưa, Tân Quy Đông đã là một trong những vùng đất xinh đẹp củađất Gia Định Trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và ĐạiNam nhất thống chí Quốc sử quán triều Nguyễn mô tả như: “… Nơi đây tuychốn lâm tuyền mà gần nơi thành thị, kẻ muốn nhàn tĩnh thì đến bến sôngphía Bắc bơi thuyền qua Tiền Giang tắm gội gió trăng Người ưa phồn hoathì đến bến sông phía Nam chèo thuyền xuống sông Sa Đéc mà dạo chơithành thị” “ Tiên Phố ở đất Tân Quy Đông nước trong, cát trắng, gió mát,sông lặng Người có nghe thuyền đem ra đậu nơi đây không bị ruồi muỗihuyên náo nên gọi là tiên” [65, 11]
Tân Quy Đông là nơi có vị trí giao lưu thuận lợi Ở đây vừa thôn quê,vừa thành thị, nơi dễ dàng tiếp nhận các luồng sống văn minh Từ lúc đặt áchthống trị lên sáu tỉnh Nam Kỳ thì Sa Đéc là nơi thực dân Pháp tiến hành khaithác sớm Làng Tân Quy Đông gần một nửa phía Đông - Nam được biếnthành tỉnh lỵ của tỉnh Sa Đéc Đương thời nhà thơ Nguyễn Liên Phương cóbài ca ngợi “Sa Đéc cảnh thi” như sau:
“Có danh đời cựu phủ Tân Thành,
Sa Đéc vui nay cảnh thích tìnhĐèn Vĩnh Phước ngời hình nguyệt chiếuCồn Tân Qui nổi dạng cù doanh
Nhà dân phố chợ nhiều nơi lịchChùa Phật, đình thần lắm chỗ xinhVườn ruộng ấm no phong tục tốt ” [65, 15]
Trang 14Lợi thế của Tân Quy Đông là vùng sông nước, khí hậu mát mẻ, nướcngọt quanh năm, đầy tiềm năng để có thể phát triển về kinh tế, đặc biệt là rấtthích hợp cho phát triển nghề trồng hoa kiểng.
* Điều kiện tự nhiên
Tân Quy Đông là một trong 9 xã, phường của thị xã Sa Đéc thuộc tỉnhĐồng Tháp Hiện nay toàn phường được chia làm 4 khóm: Tân Huề, SaNhiên, Tân Mỹ, Tân Hiệp
- Diện tích đất tự nhiên là 667.92 ha, trong đó: Diện tích đất nôngnghiệp là 387 ha:
+ Diện tích trồng hoa kiểng: 190,3 ha với 1238 hộ ; 4236 lao động+ Diện tích trồng rau màu: 5,5 ha
+ Diện tích trồng cây ăn trái: 32,4 ha
+ Diện tích trồng lúa: 150 ha
+ Diện tích ao hầm: 8,0 ha
+ Diện tích trồng sen: 0,8 ha [UBND phường Tân Quy Đông]
- Địa giới hành chính của phường
+ Phía Đông giáp sông Tiền và phường 3
+ Phía Tây giáp xã Tân Quy Tây và xã Tân Dương
+ Phía Nam giáp sông Sa Đéc, phường An Hòa và phường 1
+ Phía Bắc giáp xã Tân Khánh Đông (phụ lục 1)
* Địa hình:
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ, nên có địa hình tương đối bằngphẳng, độ cao trung bình từ 0,9 m đến 1,2 m so với mực nước biển, hàng nămvào mùa lũ có nơi còn bị ngập, địa hình của phường bị chia cắt bởi hệ thốngkênh rạch nên hạn chế cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị
* Khí hậu:
Trang 15Phường Tân Quy Đông có đặc điểm khí hậu chung với thị xã Sa Đéc,nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượngmưa thấp, mang đặc điểm của đồng bằng Nam bộ, có hai mùa: mùa mưa bắtđầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 85- 90% lượng mưa cả năm.Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa tương đốithấp.
* Gió: Có hai hướng gió chính:
+ Gió mùa Tây nam từ tháng 4 đến tháng 11, tốc độ bình quân 2,5 - 3m/s, mang theo nhiều hơi nước nên thường có mưa và giông lớn, trong cơngiông tốc độ gió có thể lên tới 22,6 m/s hoặc có gió giật mạnh, có thể gây ảnhhưởng đến nhà cửa, công trình
+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, khô và lạnh làmtăng tốc độ bốc hơi nước và lượng mưa giảm rõ rệt
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ của phường Tân Quy Đông ổn định, cao đều trong năm, biên
độ nhiệt giữa ngày và đêm tương đối lớn, nhiệt độ cao nhất là 37,2 0C, nhiệt
độ trung bình là 270C, nhiệt độ thấp nhất là 18,50C Thời kỳ nóng nhất trongnăm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4 và tháng lạnh nhất từ tháng 12 đến tháng
1 năm sau
* Mưa:
Lượng mưa bình quân năm: 1499 mm
Lượng mưa cao nhất: 1911 mm
Lượng mưa thấp nhất: 409 mm
* Bốc hơi :
Lượng bốc hơi hàng ngày: 3,3 mm
Lượng bốc hơi bình quân năm: 1383 mm [51,9]
* Độ ẩm:
Trang 16Độ ẩm trung bình cả năm là 78 - 82% từ tháng 5 đến tháng 11; các thángmùa mưa có độ ẩm rất cao khoảng 90 - 93% cộng với mưa lớn đã làm bãohòa về nước; mùa khô, không có mưa độ ẩm thấp nhất khoảng 2 – 3mm/ngày, trong các tháng mùa khô khoảng 4 - 5 mm/ngày.
* Thủy văn:
Chế độ thủy văn trên địa bàn phường Tân Quy Đông chịu sự tác độngcủa chế độ thủy triều biển Đông, dòng chảy sông Tiền, sông Sa Đéc và mưatại chỗ, hệ thống kênh, rạch dày đặc, lượng mưa dồi dào, phân thành hai mùa
là mùa mưa lũ và mùa kiệt
+ Mùa nước lên ( mùa nước ngập)
Đáng chú ý nhất từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, lũ từ thượng nguồn sông
Mê Kông đổ về cộng với mực nước của đỉnh triều lẫn chân triều đều dângcao, do biên độ triều chênh lệch thấp cộng với khả năng thoát lũ kém Địabàn của phường Tân Quy Đông chịu ảnh hưởng chung của thị xã Sa đécthuộc vùng ngập lũ của Đồng bằng Sông Cửu Long Thời gian ngập lũ thuộcvào đỉnh lũ, khả năng nước lụt dâng cao và thoát lũ, đồng thời chịu tác độngcủa thủy triều và mưa tại chỗ, lũ thường duy trì trong các tháng (7, 8, 9, 10)
và nước lụt rút nhanh sau thời gian ngập
+ Mùa kiệt: mùa kiệt bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 trùng với mùa khô,mực nước đỉnh triều gần như thấp hơn mực nước cao trung bình của phường,mực nước thấp nhất vào khoảng tháng 4
* Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất :
Qua kết quả khảo sát bản đồ đất của thị xã Sa Đéc thì phường Tân QuyĐông có một nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, bao gồm ba loại đất: đấtphù sa gley; đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất phù sa lập líp Nhữngloại đất này có độ phì nhiêu lớn, hàm lượng hữu cơ giảm dần ở các tầng sâu,
Trang 17đạm khá, nghèo lân và kali cao Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng lúa,cây ăn trái và xây dựng nhà ở, công trình công cộng, rau màu và đặc biệt làcác loại hoa kiểng.
- Tài nguyên khoáng sản: Đến nay, chưa phát hiện các nguồn khoángsản trên địa bàn của phường Tân Quy Đông
- Đất đai được phù sa bồi đắp hàng năm, có nguồn nước ngọt dồi dàotạo điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc hoa kiểng Bên cạnh
đó với hệ thống kênh, rạch chằng chịt, hệ thống thủy lợi thuận lợi cho việctiếp nhận các nguồn nguyên vật liệu từ các nơi khác đến phục vụ cho việctrồng hoa, kiểng và vận chuyển hoa kiểng khi thu hoạch Thế mạnh của
phường là thương mại, dịch vụ và du lịch [3, 4]
- Tài nguyên nước: phường Tân Quy Đông có nguồn nước ngọt dồi dào,được cung cấp từ sông Sa Đéc qua hệ thống kênh rạch lớn, hầu như có nướcquanh năm, chất lượng tốt đảm bảo cho nhu cầu tưới các loại cây trồng, đây
là điều rất thuận lợi trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt của người dân
- Khí hậu của phường tương đối ôn hòa, nhiệt độ cao đều trong nămthuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng mà đặc biệt
là các loại hoa, cây kiểng
1.2.3 Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội phường Tân Quy Đông
1.2.3.1 Đặc điểm kinh tế
Hiện nay diện tích đất lúa phần lớn đã chuyển dần sang trồng rau màu
và trồng hoa kiểng Bên cạnh đó, phường đang tiếp tục thực hiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, củng cố rau màu và cây hoakiểng
Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế của phường đã và đang chuyển dịch dầntheo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ; nôngnghiệp - hoa kiểng
Trang 18Với lợi thế của phường có khu công nghiệp, bến cảng, phát huy tiềmnăng hiện có, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở chế biếnlương thực, thực phẩm, cơ sở gia công, cơ sở mua bán vật tư phục vụ cho sảnxuất hoa kiểng, các cơ sở dịch vụ khách sạn, nhà trọ,… góp phần quan trọngtrong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời, tạo thêm nhiềuviệc làm cho người dân ở phường.
Với nghề sản xuất hoa kiểng đã mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao, tạocho người dân có đời sống ổn định, nên nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi từđất trồng lúa sang trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao vàtrồng các loại hoa kiểng
Ở phường, những nghệ nhân trồng hoa kiểng đã và đang phát huy tinhthần lao động cần cù, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt các tiến bộ khoa học - kỹthuật, nhu cầu của nền kinh tế thị trường để ngày càng phát huy ngành nghềtruyền thống của địa phương Tạo nơi đây thành khu du lịch cho khách thamquan trong và ngoài tỉnh
1.2.3.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội
Toàn phường có ba điểm trường mẫu giáo, tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàngnăm đều tăng và phường đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độtuổi Công tác giáo dục và đào tạo được đầu tư xây dựng, cơ sở vật chấttương đối đầy đủ, khang trang
Củng cố mạng lưới y tế, hiện nay, trạm y tế phường có 6 cán bộ, trong
đó có 6 đồng chí biên chế, gồm 1 bác sĩ, 2 y sĩ và 2 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng,
1 trung cấp dược Số hộ sử dụng nước sạch trong phường là 85%, tỷ lệ trẻ emsuy dinh dưỡng 15,09% Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt vàđảm bảo đầy đủ
Về lĩnh vực hoạt động văn hóa:
Trang 19Hiện nay, toàn phường có hai bưu điện văn hóa và 5 điểm dịch vụInternet; có 91,79% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, có 2/4 khóm đạtchuẩn văn hóa; phường đã có 1 câu lạc bộ đàn ca tài tử; 95% hộ dân cóphương tiện nghe nhìn, phường có 1 sân bóng chuyền; 85% số hộ sử dụngđiện thoại [3, 6]
Đối tượng thuộc diện chính sách: hiện có 21 gia đình thương binh, 74gia đình liệt sĩ, 33 gia đình có công với cách mạng
Phường Tân Quy Đông không chỉ nổi tiếng với làng nghề hoa kiểng màcùng với nhân dân Đồng Tháp, cùng với người dân Nam Bộ, người dân TânQuy Đông đã viết nên những trang sử hào hùng trong hai cuộc đấu tranh giữnước Ghi nhận những chiến công của làng quê Tân Quy Đông ngày31/07/1998 Chủ tịch nước đã quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùnglực lượng vũ trang” cho quân và dân phường Tân Quy Đông
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chính thức công nhận làng hoa kiểngTân Quy Đông là làng nghề truyền thống trồng hoa kiểng vào tháng 11/2007,với việc công nhận này đã tạo điều kiện thận lợi cho việc đầu tư vốn, gópphần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và thunhập kinh tế của từng hộ gia đình [3, 5], xây dựng cơ sở hạ tầng giao thôngvững chắc, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề khác trong địa phương
1.2.4 Dân số phường Tân Quy Đông
Dân số làng Tân Quy Đông có 4.913 người (1903) [32,18] Theo thống
kê năm 2008 thì phường Tân Quy Đông có tổng số dân cư là 1807 hộ, với
8060 nhân khẩu, trong đó: nữ: 4093 nhân khẩu, nam 3967 nhân khẩu [3, 4] Dân số của phường được phân bố thành 4 khóm, tập trung chủ yếu ởtrung tâm phường và ven kênh, rạch, dọc theo các tuyến đường giao thôngchính
Trang 20“Miệt vườn” mà gần chợ, đầu mối từ Đông sang Tây, từ Bắc sang Namsông Tiền Với vị trí địa lý đặt biệt như vậy, nên Tân Quy Đông từ xưa là cầunối giao lưu và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa trong vùng Vẫn là nông thôn ởvùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng người dân ở đây không những cónhững nét tiêu biểu cho “văn minh miệt vườn”, mà còn mang cả nét hiện đại,sẵn sàng tiếp thu cái mới nhưng vẫn giữ được nét riêng của làng nghề, bảnsắc độc đáo của người nông dân vừa làm nông nghiệp, vừa làm thươngnghiệp và cả tiểu thủ công nghiệp Đây là nét đặc trưng mà chỉ có ở phườngTân Quy Đông
Nghề trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông được trải qua nhiều thế hệ, đượcvun bồi qua năm, tháng Đây chính là nét đặc trưng của người dân nơi này
Vì thế ở đây đã hình thành những con người trầm lắng mà sôi nổi; trên cáinền chung của dân tộc, chân chất, sẵn sàng hy sinh và cũng tràn đầy “tâm hồnnghệ sĩ”, yêu nước, cần cù, yêu quý thiên nhiên, yêu quý cái đẹp Họ chính
là những nghệ nhân của xã hội hôm nay Qua thời gian và với vị trí địa lý tựnhiên thuận lợi nhưng cũng còn nhiều khó khăn thử thách, tích tụ, kế thừatruyền thống yêu nước của dân tộc, người dân Tân Quy Đông đã thể hiện ýchí kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cùng với nhân dân cácnơi trong tỉnh đóng góp phần mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dântộc trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và nhất làtrong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Tân QuyĐông hôm nay đã từng giờ, từng phút thay đổi dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,
sự điều hành và quản lý của chính quyền địa phương để vững tin bước vàothế kỉ XXI
1.3 Làng hoa kiểng Tân Quy Đông - cái nôi của làng hoa kiểng Sa Đéc
Trang 21Trước đây làng hoa Sa Đéc nằm trong địa phận phường Tân Quy Đông,nhưng hiện nay đã lan ra nhiều địa phương khác như Tân Quy Tây, TânKhánh Đông, Lai Vung và một số nơi ở thị xã Cao Lãnh Nhưng tập trungchủ yếu là ở phường Tân Quy Đông và xã Tân Khánh Đông Vào đầu thế kỷXXI, làng hoa kiểng Sa Đéc có trên 100 năm phát triển với bốn thế hệ trồnghoa Nếu như năm 1975 ở Sa Đéc có khoảng 200 hộ trồng hoa kiểng với diệntích vài chục ha, thì đến năm 2009 đã có trên 1500 hộ với 225 ha, thu nhậpbình quân trên 180 triệu đồng/năm Diện tích trồng hoa kiểng chiếm 4,7%diện tích nông nghiệp, nhưng lại chiếm 22% giá trị sản xuất nông nghiệp của
Sa Đéc [7, 243] Thị xã đang tiến hành xây dựng trung tâm sản xuất giống,xây dựng chợ đầu mối hoa kiểng, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ sinh học,giúp hoa kiểng Sa Đéc ngày càng vươn xa, khoe sắc, tỏa hương trên mọimiền đất nước
Làng hoa kiểng Tân Quy Đông đã trở thành niềm tự hào của người dânnơi đây, hoa kiểng Tân Quy Đông có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cảnước Làng hoa kiểng Tân Quy Đông là xứ sở của muôn loài “kỳ hoa dịthảo” Là một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam với hơn 1200
hộ, trên 4000 lao động tham gia làm nghề, với khoảng 1.500 chủng loạiphong phú và đa dạng (phụ lục 2) làm cho hoa kiểng ở tân Quy Đông khôngchỉ nổi tiếng trong vùng mà còn được nhiều tỉnh thành trong và ngoài nước,thậm chí cả nước ngoài đều biết đến Làng hoa kiểng Tân Quy Đông là mộtnơi có truyền thống trồng hoa kiểng, nghề sản xuất hoa kiểng được duy trìqua năm thế hệ Khi cánh én bay về báo hiệu mùa xuân đến, cũng là lúc lànghoa kiểng Tân Quy Đông bước vào hội Từng đoàn xe tải, ghe, xuồng tấp nập
đổ về đưa các loài hoa kiểng hối hả theo nhau chảy về thành phố Hồ ChíMinh và các tỉnh bạn để khoe sắc, khoe hương trong những ngày Tết cổtruyền của dân tộc Chúng ta có thể thấy nơi đây có đủ các loài hoa kiểng quý
Trang 22hiếm có những cây có tuổi thọ hàng trăm năm và có những loại cây rất bình
dị, gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân lao động như sung, si, maikhế, cau cùm rụm … và qua bàn tay khéo léo, tài hoa, sự cần mẫn, kết hợpvới một tâm hồn nghệ sĩ, đã trở thành những cây kiểng quý có hình dáng đẹp,
lạ Nơi đây - ngôi làng có bốn mùa xuân, bất cứ tháng nào trong năm chúng
ta cũng đều có thể ngắm thỏa thích cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hươngthơm Đặc biệt nơi đây còn giữ khoảng 50 giống hoa hồng như: hồng nhung
đỏ thắm mượt mà, hồng Gờ-ra-da màu tím sen, hồng Cơ-lê-ô-bat màu hồngphấn, hồng Mac-ca-ra màu cam, hồng Mec-sai màu trắng, hồng Công-phi-đan màu vàng hột gà, hồng Cô-kêt màu gạch tôm, hồng Phot-ti-ni trong đỏmàu vàng, hồng Ê-li-da-bet phơn phớt, …
Hoa kiểng Tân Quy Đông không chỉ khoe màu sắc, hương thơm cho đời
mà hoa kiểng còn dùng để trang trí nội thất, cơ quan, công sở, công trình vănhóa, nhà ở tạo cảnh quan cho công viên, khu công nghiệp Ngoài ra, một sốloài còn có dược tính dùng để chữa bệnh cho con người như cây Trinh nữhoàng cung, Ngũ gia bì, Đỗ trọng
Khách sành điệu trong nghệ thuật chơi hoa kiểng khá quen thuộc với địadanh Tân Quy Đông – một làng quê hiền hòa, nằm nép mình bên bờ sôngTiền quanh năm lộng gió có nhiều phù sa, đón ánh nắng mặt trời Phù sa sôngTiền là nguồn sữa mẹ, cùng bàn tay và tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân đãươm mầm, nuôi dưỡng và tạo dáng cho nhiều loài hoa kiểng nơi đây có giátrị như một tác phẩm nghệ thuật góp phần tô đẹp cho đời
Trang 23Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG HOA KIỂNG TÂN QUY ĐÔNG
2.1 Tổng quan tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng trên thế giới, trong khu vực Châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam
Thực hiện quyết định số 229/QĐ.UB-NĐ.HC ngày 30/12/2008 của Ủyban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc duyệt Đề án phát triển hoa, cây kiểng,
cá cảnh tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNTgiao các đơn vị nghiên cứu triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngànhNông nghiệp thuộc lĩnh vực phụ trách của đơn vị, xây dựng kế hoạch thựchiện trong giai đoạn 2009-2010 như sau:
2.1.1 Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng trên thế giới
Thời gian qua, sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên thế giới ngày càngphát triển một cách mạnh mẽ Kim ngạch mậu dịch thế giới về hoa kiểng tiếptục gia tăng Theo thống kê của Trung tâm thương mại Quốc tế thì nhữngnăm 50, thế kỷ XX kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới chưa đến 3 tỷUSD, nhưng đến năm 1985 đã lên đến 15 tỷ USD, và tiếp tục tăng nhanh, đếnnăm 1990 đã là 30,5 tỷ USD Đến nay xấp xỉ 200 tỷ USD; trong đó, theođánh giá của giới chuyên môn hiện giao thương các sản phẩm hoa cắt cành
là hoạt động được mở rộng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu, dự báo đến năm
2010, giá trị giao dịch sản phẩm này trên thị trường thế giới ước đạt 16 tỷUSD, tăng 5 tỷ USD so với hiện nay
Sản phẩm hoa kiểng đã trở thành loại hàng hóa có khối lượng lớn trongmậu dịch quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sựkhác biệt về điều kiện môi trường sinh thái nên mỗi nước có tốc độ phát triển
Trang 24hoa kiểng khác nhau Trước năm 1990, sản xuất hoa kiểng thế giới chủ yếutập trung ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Điển hình là Hà Lan năm 1991 đã có 33.000
ha hoa kiểng; trong đó hơn phân nửa được trang bị nhà kiếng, đã đưa tổngdoanh thu xuất khẩu của nước này đạt 4,6 tỷ USD/năm Nước Anh cũng đượccoi là nơi sản xuất và là thị trường lớn của thế giới với doanh số mỗi năm 1,2
tỷ USD
Mỹ đóng vai trò lớn nhất trong thương mại hoa, cây kiểng Năm 1985 sốlượng thương mại của toàn cầu về các loài lan là trên 3 triệu cây, và lan rừngcũng đã chiếm khoảng một phần hai số lượng
Thị trường Châu Âu ưa chuộng các loại lan thích nghi được khí hậu ônđới như Cymbidium, Phalaenopsis và Cattlera Riêng kim nghạch nhập khẩuhoa lan của EU đạt tới 2,1 triệu Euro năm 2000
Hiện nay, EU là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới.Nhiều quốc gia thuộc EU có mức tiêu thụt hoa cắt cành bình quân đầu ngườitương đối cao
Hà Lan là quốc gia có mức tiêu thụ hoa bình quân đầu người cao nhấttrong khu vực, kế đến là Anh, Đan Mạch và Bỉ…
Hiện nay, các nước đang phát triển đang phát huy lợi thế và giá lao độngthấp cũng như khí hậu, đất đai để phát triển nghành hoa kiểng
Israel coi hoa kiểng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nôngnghiệp, với 2.800 ha, chiếm 0,65% diện tích canh tác nhưng tỷ trọng lạichiếm 8% tổng thu nhập của ngành Xuất khẩu hoa mỗi năm 240 triệu USD,chiếm 20% tỷ trọng sản xuất nông sản
Các nước Châu Phi cũng đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa kiểng.Tanzania năm 1997 xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 11,5 triệu USD/năm,
Trang 25tăng 75% so với những năm trước đó Kenya xuất khẩu 110 triệu USD, chủyếu là xuất sang thị trường Châu Âu [50, tr 2-3]
2.1.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng của các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á
Nhật Bản được đánh giá là một trong những nhà sản xuất, nhập khẩu vàtiêu thụ hoa cắt cành đứng thứ ba trên thế giới sau Hà Lan và Mỹ
Theo thống kê, hiện nay ngoài lượng hoa mà thị trường nội địa cungcấp, hàng năm Nhật Bản còn nhập khoảng 500 triệu USD hoa ngoại Con sốnày được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới (khoảng 5 – 7%).Hoa nhập khẩu chủ yếu là những loại không được trồng phổ biến ở Nhật hoặcrất khó trồng vào vụ Thu - Đông như: Phong lan Thái và Singapore, protea vàhoa sáp ong NewZealand và Australia, cúc Đài loan, loa kèn và tuylip HàLan…
Trung Quốc đang là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất thếgiới với sản lượng hàng năm chiếm 1/3 tổng sản lượng hoa thế giới Nướcnày đang đề ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2010 tăng lượng hoa hồng cắtcành xuất khẩu đạt 4 tỷ cành, tăng 2 tỷ cành so với năm 2000
Ấn Độ hiện đứng thứ 23 trên thế giới về kinh doanh sản xuất hoa vớikhoảng 500 triệu tấn hoa cắt cành, tương đương gần 800 triệu USD Theothống kê, hiện nay, Ấn Độ chiếm gần 1% trong tổng 11 tỷ USD trị giá hoagiao dịch toàn thế giới Dự báo năm 2010, kim nghạch xuất khẩu hoa của Ấn
Độ sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD
Ngành trồng hoa của Đài Loan cũng đang tăng nhanh, tốc độ 15 - 20%.Diện tích trồng hoa hiện nay là 13.000 ha, doanh thu 400 triệu USD/năm,trong đó giá trị xuất khẩu hàng năm ước tính 61 triệu USD, chủ yếu là hoalan Hồ Điệp (Phalaenopsis), đại diện cho 90% cả về số lượng và thu nhập của
Trang 26kim nghạch xuất khẩu hoa lan vào Mỹ Hoa lan được nhập khẩu vào mỹ dưới
3 dạng: cây non, cây trưởng thành và hoa cắt cành Có 6 trung tâm bán sỉ,chuyên tổ chức tiêu thụ, vận chuyển và xuất khẩu
Khu vực Đông Nam Á ngày nay hoa kiểng cũng phát triển rất mạnh.Singapore năm 1991, xuất khẩu 13 triệu USD, nay đã đạt trên 20 triệu USD.Tại Malaysia chính phủ đã quy hoạch 300 ha ở bang Zohor và giao choHiệp hội Hoa lan tổ chức nơi đây thành khu "Trung tâm sản xuất hoa kiểngxuất khẩu" Vào những thập kỷ qua nền sản xuất cao gấp 10 lần và xuất khẩutăng 12 lần đáp ứng cho nhu cầu trong nước và ngoài nước Ước tính có ítnhất 1.000 nhà vườn trong nghành công nghiệp hoa này đóng góp cho nềnkinh tế khoảng 370 triệu RM vào năm 1995 Hoa lan đóng góp 40% tổng giátrị sản phẩm, kế tiếp là hoa ôn đới (33%) và cây kiểng (27%)
Thái Lan, năm 1991 xuất khẩu 80 triệu USD, đến nay đã đưa doanh
số xuất khẩu lên 200 triệu USD/năm Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu
về lan, Thái Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa lan lớn nhất trên thế giới, đãxuất khẩu lên đến 610 loài hoa lan khác nhau trên hơn 1.000 giống hiện cócủa Thái Nhiều giống hoa lan được nhân giống từ lan rừng cho thấy TháiLan là một trung tâm phân phối và sưu tập hoa lan trong khu vực Đông Nam
Á Tổng giá trị nhập khẩu của Thái năm 1994 là 63,58 triệu Bản, tươngđương 2,5 triệu USD Diện tích trồng hoa lan của Thái Lan năm 1988 là2.080 ha, năm 1994 là 2.300 ha Sản lượng năm 1988 là 18.750 tấn, tăng lên25.900 tấn năm 1994 Vùng sản xuất chính hoa lan cắt cành là Samut, Sahon,Naklon Pathom Bankok Ratchaburi Pathum Thani và Ayuthaya
Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn cây giống và lan cắtcành về để phục vụ nhu cầu trong nước [50, tr 3-4]
2.1.3 Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng ở nước ta
Trang 27Ở nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, 10 năm gầnđây sản xuất kinh doanh hoa kiểng đã phát triển khá mạnh Sản xuất đa dạngnhiều chủng loại, với những vùng hoa kiểng rộng lớn như: Nam Định, HảiPhòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Thái Bình, BìnhĐịnh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Biên Hòa (Đồng Nai), ThủĐức, Quận 12, Gò Vấp, Củ Chi và Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh).
Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre),
Hiện nay, diện tích hoa kiểng cả nước đạt 15000 ha, tăng 7% so với năm
2004, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Lâm Đồng, Hải Phòng, Thành phố Hồ ChíMinh và Vĩnh Phúc Do sản xuất hoa cho thu nhập cao, bình quân đạt khoảng
70 - 130 triệu đồng/ha, nên rất nhiều địa phương trên cả nước đang mở rộng diện tích hoa kiểng trên những vùng đất có tiềm năng Diện tích hoa kiểng hiện nay không chỉ tập trung ở các vùng trồng hoa kiểng truyền thống mà đã
mở rộng phát triển ở nhiều vùng khác, thậm chí ngay cả ở một số tỉnh Duyên hải miền Trung cũng bắt đầu phát triển sản xuất hoa cắt cành theo hướng hàng hóa, chủ yếu nhu cầu phục vụ tại chỗ, với chủng loại tương đối hạn chế
Hà Nội đã có xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm), xã này đã phát triển nghề trồng hoa từ năm 1995 Hiện hơn 330 ha đất canh tác của xã đã được chuyển đổi thành vùng chuyên canh hoa, thu nhập bình quân 130 - 150 triệu đồng/ha, đưa Tây Tựu trở thành làng hoa mới thay thế cho các làng hoa truyền thống của Hà Nội như Ngọc Hà, Nhật Tân đã bị đô thị hóa Thành phố Hà Nội có
kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa Tây Tựu lên 500 ha Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) có 230 ha trong tổng số 400 ha đất nông nghiệp chuyên canh hoa Năm 2002, huyện Hưng Hà (Thái Bình) cũng trồng thử 10 ha hoa hồng xuất sang Trung Quốc, năm đầu đạt 160 triệu đồng/ha, mở ra hướng phát triển nghề trồng hoa nơi đây
Trang 28Tại khu vực phía Nam, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích hoa và sản lượnghoa lớn nhất nước và là nguồn cung cấp hoa chủ yếu cho thị trường Thànhphố Hồ Chí Minh.
Hiện một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản và các nướcTây Âu có nhu cầu nhập khẩu hoa với số lượng lớn, với 35 – 40% tổng diệntích trồng hoa hồng, 25 – 30% hoa cúc, Việt Nam đang có cơ cấu hoa phùhợp với thị hiếu nhập khẩu của các nước này Tuy nhiên, đây là những thịtrường khó tính, đòi hỏi hoa phải có hình thức đẹp, chất lượng cao, cạnhtranh về giá
Riêng về hoa cắt cành Theo chương trình phát triển hoa của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2010 sẽxuất khẩu 1 tỷ cành hoa các loại, trong đó có tới 85% là hoa hồng, cúc vàphong lan Theo chương trình này, diện tích trồng hoa của cả nước sẽ đạt8.000 ha (tăng gấp đôi diện tích hoa hiện nay) cho sản lượng 4,5 tỷ cành.Doanh thu từ việc xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD Các vùng trồng hoa tậptrung sẽ là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Tiền Giang, LàoCai, Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình…Các tỉnh phía Nam, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó cócác huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Quận 12, Thủ Đức… cùng cáctỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là hoa và câykiểng đáng kể Tuy nhiên, các địa bàn này chỉ sản xuất chủ yếu một số loạihoa nhiệt đới (cúc móng rồng, cúc đại đóa, huệ, mai …) Lượng hoa cắt cànhtruyền thống (hồng, cúc, cẩm chướng, layơn, đồng tiền) sản xuất còn rất hạnchế và chất lượng chưa thật cao [50, tr 2-5]
So với hoa kiểng ở các nơi khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Longthì làng hoa kiểng ở Tân Quy Đông được xem là con chim đầu đàn về sản
Trang 29xuất hoa kiểng, đặc biệt là hoa Tết Hoa kiểng ở Tân Quy Đông đã có mặt ởhầu hết các tỉnh thành trong cả nước (phụ lục 25) và xuất khẩu trong, ngoàinước Điều này đã tạo niềm phấn khởi đối với các nhà vườn, tạo điều kiệncho các nhà vườn phát triển các loại giống và đa dạng hóa các chủng loại hoakiểng Góp phần làm cho làng hoa Sa Đéc ngày càng nổi tiếng hơn, nhưngnếu so với hoa kiểng trên thế giới thì làng hoa kiểng Tân Quy Đông còn nhỏ
lẻ, manh mún Tuy diện tích trồng hoa kiểng ngày càng được mở rộng nhưngviệc sản xuất còn theo hộ gia đình, trồng nhiều loại cây chưa trồng chuyêncanh và tập trung theo kiểu trang trại Bên cạnh đó, việc vận động bà connông dân trồng hoa kiểng vào hợp tác xã hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.Năm 2008 trên địa bàn phường Tân Quy Đông đã thành lập hợp tác xã hoakiểng, nhưng cuối năm 2008 vì những nguyên nhân khách quan và chủ quannên đã giải thể Do vậy, để làng hoa kiểng Tân Quy Đông ngày càng vươn xahơn cùng với hoa kiểng của các nước trong khu vực và các nước trên thế giới
đó là một chặng đường dài đầy khó khăn và thử thách, đòi hỏi phải có sự nổlực rất nhiều của bà con ở địa phương và sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cáccấp chính quyền
2.2 Quá trình hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông
2.2.1 Sự xuất hiện làng nghề hoa kiểng
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí đặc biệt, môi trường thuận tiện choviệc giao lưu nên từ lâu đã là một vùng tập trung của nhiều luồng sinh vật
Hệ động vật, thực vật tự nhiên ở đây phong phú, đa dạng Làng hoa kiểngTân Quy Đông được hình thành từ rất sớm, ban đầu là vùng đất mới do đónhân dân đi khai hoang để có đất canh tác Vì vậy quá trình khai hoang đóphát hiện những cây có dáng đứng đẹp, nhân dân đã đem về để trong nhàmình trồng ở trước sân chăm sóc và tạo dáng, ban đầu là như vậy Nhữngngười xung quanh đến thưởng ngoạn và hỏi nài chia mua Việc bán chỉ diễn
Trang 30ra ở trong cù lao Tân Quy Đông Ban đầu là thú chơi tại nhà chưa phải làhàng hóa đó là kiểng Lúc đầu người dân trồng kiểng sau mới trồng thêmbông Bông có sau kiểng vì cây kiểng bản thân nó chỉ có màu xanh của láthiếu màu tím, hồng vàng, đỏ…mà màu sắc này chỉ có ở bông, vì vậy người
ta mới trồng thêm bông Vậy bông có sau kiểng, bông cũng như kiểng banđầu chỉ là sự thưởng ngoạn của người dân ở trong làng
Theo tác giả Lê Kim Hoàng thì trong những năm 1930-1945, có khoảngchừng chục nhà ở Rạch Dầu, Thông Lưu, Ngã Ba hàng năm đến Tết chởbông sang bán ở chợ Sa Đéc, hoặc xuống Vĩnh Long, qua Cần Thơ, lên LongXuyên, Châu Đốc Gia đình các ông Võ Văn Phu, Trần Văn Dậu, Phạm VănXoài (Hai Xoài), Phạm Văn Nhạn (Bảy Nhạn)…và một số gia đình khác đã
mở đầu cho nghề trồng bông ở Tân Quy Đông Buổi đầu là từ phong tràochơi kiểng, ông Bảy Nhạn và một vài ông khác có ý chọn một số bông củađịa phương, rồi bông của các nơi đem về trồng trước sân, trong vườn để khichúng có bông cho vui mắt, nhất là các loại có bông đúng vào dịp tết thì càngquý, vì nó sẽ làm cho nhà cửa sáng sủa, tươi vui trong những ngày tết Dầndần, các nhà khác cũng làm theo ông vì thấy bông trồng ở đây cũng khôngkhó lắm Khi số lượng nhà trồng bông không đáng kể, những ngày rằm, bamươi những người đi chùa đã sang đây để hỏi mua những thứ bông cần thiết,như vạn thọ, cúc, hường, hoặc nhánh mai hay thược dược…ban đầu, nhữngnhà này không bán, nhưng dần dần thấy khách là những người ở chợ, họbuôn bán có tiền, vì vậy sự buôn bán không có gì là đáng ngại Nhu cầu cóbông kiểng chưng trong nhà cửa vào ba ngày Tết là nhu cầu thật sự Vì vậy,các nhà trồng bông ở Rạch Dầu, Ngã Ba (Tân Quy Đông) đã đáp ứng nhu cầu
đó Nhân dân ta có tín ngưỡng dân gian thờ cúng từ lâu đời Cái để thờ cúng
là nhang đèn và bông hoa Lúc đầu là hoa vạn thọ, bông trang và dần dần về
Trang 31sau này có nhiều loại hoa khác nữa với màu sắc rực rỡ hơn như hạnh, sứ TháiLan và các loại khác.
Người Việt có nhu cầu cúng bái ngày càng nhiều như cúng Đình, cúngchùa, miễu…nên người ta đã đi tìm hoa để phục vụ cho việc cúng bái hoặcdùng trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc…người cho sẵn sàng biếu tặng.Người nhận cảm thấy ái náy nên xin trả thù lao và theo lẽ tự nhiên dần dầntrở thành mua bán Ban đầu chỉ có một xóm trồng hoa, sau đó mới lan rộng ranhiều xóm, hình thành nên làng hoa kiểng mà ngày nay ta gọi là làng hoakiểng Tân Quy Đông Bước chân vào làng hoa đã chạm mặt hoa, ra khỏi ngõ
là được thả hồn mình vào các cây dáng lá, người dân Tân Quy Đông luôn gắnliền với nghề trồng và chăm sóc hoa kiểng Ngoài những loài hoa truyềnthống như cúc, vạn thọ, mồng gà đỏ, hướng dương, thược dược, mai vàng.Nay Tân Quy Đông đã có đủ các loài hoa khoe sắc Có nhiều giống mới đem
về từ nơi khác, có giống mới do chính người dân lai tạo trong vườn Câykiểng ở Tân Quy Đông được tạo dáng theo quan niệm khá độc đáo của ngườidân địa phương, kiểng bon sai thường có thế xiêu phong mẫu tử, kiểng tàntiêu biểu cho ý nghĩa “tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường” Đó chính làtriết lý sống, hướng con người vươn đến cái chân, thiện, mĩ
Người dân Tân Quy Đông gởi tất cả tâm hồn của mình vào từng gốccây, luống đất, âm thầm chất chứa và ngày nay đã hình thành nơi đây mộtlàng hoa muôn sắc, muôn màu Ít ai nghĩ rằng nghề trồng hoa kiểng đượchình thành là chuyện tình cờ thú vị Đầu tiên là thú chơi hoa bình thường bởirung động trước sắc đẹp của thiên nhiên Sau đó người dân nảy sinh nhu cầutâm linh và báo hiếu, rồi khi nhu cầu cuộc sống khấm khá lên người ta bắtđầu nghĩ đến việc thưởng thức hoa khi xuân về hay những dịp hội hè đìnhđám Thú chơi hoa kiểng càng đam mê hơn để từ việc chơi hoa kiểng thànhtrồng hoa kiểng Dần dần việc trao đổi giản đơn thành kinh tế hàng hóa
Trang 32Người ta chìm nổi với nghề trồng hoa kiểng, sướng khổ một đời cũng vì hoakiểng Hoa kiểng gắn liền với sự tồn tại và sự phát triển của phường Tân QuyĐông.
Và cứ thế, nghề trồng hoa kiểng đã trở thành nghề cha truyền con nối, lưu truyền từ đời này sang đời khác Ông cha truyền cho con cháu kỹ thuật trồng hoa kiểng như một kế sinh nhai Nhưng cũng gian nan hơn khi truyền lại cho đời giá trị của hoa kiểng, lòng yêu hoa kiểng, biết thưởng thức hoa kiểng với tinh thần bao dung trân trọng Góp phần tạo nên một nét đẹp văn hóa ngộ nghĩnh nơi này
2.2.2 Cơ sở hình thành làng hoa kiểng
Với những đặc điểm về tự nhiên và xã hội của phường Tân Quy Đông làđiều kiện rất thuận lợi để hình thành nghề trồng hoa kiểng ở đây Làng hoakiểng Tân Quy Đông được hình thành trên những cơ sở:
Phường Tân Quy Đông nằm dọc sông Tiền, có nguồn nước ngọt dồi dàoquanh năm, cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, được phù sa bồi đắp nênrất thuận lợi cho việc phát triển hoa kiểng và các loại cây trồng Hệ thốnggiao thông thủy, bộ dễ dàng cho việc lưu thông hàng hóa hoa kiểng đi cácvùng, miền và xuất khẩu sang các vùng lân cận
Là dãy đất giồng cao ráo lại nằm cạnh sông Tiền nên phường Tân QuyĐông gần như không bị nước ngập kéo dài trong mùa lũ, chính yếu tố này rấtthuận lợi cho các loại cây trồng mà đặc biệt là với các loại hoa và cây kiểng.Lợi thế của Tân Quy Đông là vùng sông nước, khí hậu luôn mát mẻ và
ôn hòa và hơn các nơi khác trong vùng Lượng mưa trung bình hàng năm là1.400 mm, hàng ngày là 11.5 mm Gió mùa Tây Nam và Đông Bắc đều thổiqua sông Sa Đéc, mang đầy đủ hơi nước tạo thành tiểu vùng khí hậu thíchhợp cho các chủng loại hoa, cây kiểng Tân Quy Đông nằm trong vùng nhiệtđới gió mùa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng bức xạ thuận lợi cho hoa kiểng phát
Trang 33triển quanh năm Khu vực có nguồn nước ngọt dồi giàu; mùa hạ từ tháng 12đến tháng 6 năm sau, mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 10.
Một tiền đề không thể thiếu đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, chịuthương chịu khó cùng với một tâm hồn nghệ sĩ, một cách nhìn thẩm mỹ củangười dân Tân Quy Đông Họ chính là những nghệ nhân hôm nay
Tất cả điều kiện thuận lợi trên đã tạo nên một điều thiên thời địa lợinhân hòa cho việc hình thành làng hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông – mộttrong những làng hoa nổi tiếng của cả nước
2.2.3 Những bước thăng trầm của làng hoa kiểng Tân Quy Đông
Làng hoa kiểng Tân Quy Đông đã có từ lâu đời. Theo tác giả Lê KimHoàng thì nghề trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông trải qua bốn thế hệ [29, 26].Nhưng qua nghiên cứu một số tài liệu và dựa vào thực tế sự hình thành vàphát triển của làng hoa, ta có thể thấy làng hoa kiểng Tân Quy Đông đã trải
qua những bước thăng trầm gắn liền với thời cuộc: [13]
2.2.3.1 Từ đầu thế kì XX - 1930
Đây là giai đoạn những người đầu tiên trồng hoa kiểng Thế hệ thứ nhất
có từ những thế kỉ trước đến năm 1930 Ở giai đoạn này người dân chỉ trồnghoa kiểng trong gia đình, hoa kiểng chưa trao đổi ra thị trường mà chỉ bántrong xóm, chung quanh những người ở láng giềng mà thôi Hoa kiểng chưatrở thành hàng hóa để trao đổi trên thị trường
2.2.3.2 Từ 1930 - 1945
Ở giai đoạn này, thực dân Pháp đang ra sức mở rộng khai thác thuộc địa
để vơ vét của cải về cho chính quốc Do đó, Pháp đã mở rộng mạng lưới giaothông đường bộ lẫn đường thủy Lúc này ta có điều kiện giao lưu hàng hóa dễdàng, nên có những lớp người trồng hoa kiểng để đưa đi nơi khác bán và hoakiểng đã trở thành hàng hóa giao lưu buôn bán với các vùng lân cận và cả với
Trang 34miền Tây Hoa kiểng đã thật sự trở thành hàng hóa trao đổi giữa các vùng,miền.
2.2.3.3 Từ 1945 - 1975
Với sự biến động của lịch sử, ở giai đoạn này chủ yếu là giai đoạnkháng chiến chống kẻ thù, nên có những người đi kháng chiến, có nhữngngười ở lại trồng hoa kiểng Trong giai đoạn này người dân có điều kiện giaolưu và trồng thêm nhiều giống hoa kiểng mới, đặc biệt là hoa hồng Gắn liềnvới nghệ nhân Tư Tôn – người sáng lập vườn hồng Tư Tôn Nhà văn SơnNam đã viết: “ông Tư Tôn là một pho tượng bằng xương bằng thịt, bằng mồhôi nước mắt ông đã để lại cho hậu thế vườn hồng vô giá gần 100 giống hồng
du nhập về Sa Đéc khoảng 1958” [29, 31] Ông Tư Tôn đã lai tạo và nhân
được 50 giống loài hoa quý này Khi Ông mất, những cuốn sổ ghi cảm tưởngcủa du khách, những người bạn gần xa vẫn được lưu giữ Bút tích của nhữngchính khách, nhà văn, nhà thơ, hay những người vô danh vì hoa mà tìm đếncảm đặt vẫn còn lưu giữ mãi cho đến tận ngày nay ở nhà bác Tư Tôn
Để nhớ về bác Tư Tôn- người sáng lập vườn hồng, nên ngày nay Vườnhồng đã trở thành tên của một con đường ở Tân Quy Đông “Đường VườnHồng” Hiện tại, vườn hồng của bác Tư Tôn không còn như trước, nên danhtiếng vườn hồng của bác Tư Tôn không còn vang xa Đây là thế hệ thứ ba cócông nhất trong việc hình thành và phát triển làng hoa kiểng Tân Quy Đông
Để từ đây sẽ là những nấc thang kế tiếp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đônglan tỏa ra các vùng lân cận khác
2.2.3.4 Từ 1975 - 1985
Là thời kì bao cấp, nên người dân đã xếp việc chơi hoa kiểng lại để lotìm kế sinh nhai Là giai đoạn lịch sử có nhiều khó khăn nhất định, vì lẽ đónên nhiều chủ vườn hoa kiểng phải bỏ hoa kiểng để trồng khoai, ngô, sắn, cáccây rau màu, cây lương thực…đó là nỗi đau của các nghệ nhân ở làng Tân
Trang 35Quy Đông Nhưng bên cạnh đó cũng có những người dù cuộc sống khó khăn,chật vật, họ vẫn luôn bám giữ lấy nghề như vườn hồng của bác Tư Tôn, dù làgiai đoạn đầy khó khăn nhưng với lòng yêu nghề bác Tư Tôn vẫn đem lại chođời những bông hoa đẹp nhất.
2.2.3.5 Từ 1985 đến nay
Đặc biệt là trong thời kì đổi mới, người nông dân trồng hoa kiểng đã ápdụng thành tựu khoa học kỹ thuật để lai ghép tạo những giống mới và đưahoa kiểng đi khắp mọi miền đất nước, hoa kiểng đã trở thành hàng hóa.Người trồng hoa kiểng đi vào chuyên canh, đã có sự phân định cụ thể ở vùngnào thì trồng hoa kiểng nào Tuy không quá rạch ròi nhưng đã đi từ đơn giảnđến phức tạp Đến giữa thập niên 1990, gần 400 hộ làm nghề hoa kiểng ở TânQuy Đông, chuyển sang thời kì vừa mở rộng vừa chuyên sâu với từng loạihoa, cây kiểng Hoạt động sản xuất hoa kiểng diễn ra quanh năm Làng hoaTân Quy Đông đã hình thành từ lâu đời trên cơ sở hình thành đó là điều kiệnthổ nhưỡng, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội
Từ xưa, Sa Đéc đã là vùng đất văn hóa thương nghiệp từ lâu đời, ngườidân nơi đây vốn có đầu óc thương mại nên lúc đầu họ thưởng thức cái đẹpcủa hoa kiểng, sau là mua bán mang tính chất hàng hóa Từ những yếu tố trên
đã tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên làng hoa kiểng Tân Quy Đông
cho đến ngày nay Ở Tân Quy Đông, nghề trồng hoa kiểng được hình thành
và truyền lại từ đời này sang đời khác Hiện nay, làng hoa đã trải qua năm thế
hệ, người dân Tân Quy Đông đã và đang giữ gìn, phát triển hơn nữa nghềtrồng hoa kiểng của cha ông để lại Nơi đây, người ta có thể bắt gặp nhữngvườn hoa, cây kiểng theo từng chủng loại, người dân nơi đây có thể tự hào là
xứ sở của các loài hoa kiểng
Dù việc chia bốn hay năm thế hệ cũng không có gì khác biệt lắm.Nhưng việc chia nhỏ thế hệ thứ tư thành hai thế hệ nữa chỉ để rõ ràng và dễ
Trang 36hiểu hơn mà thôi Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, chịu tác động của quiluật cung cầu, một thế hệ nhà vườn mới đã và đang hình thành với trình độ,kiến thức ngày càng cao, kết hợp với truyền thống kinh nghiệm quí báu củacác thế hệ đi trước làm cho Tân Quy Đông vừa là nơi hội tụ các loài hoakiểng, cũng là nơi lan tỏa ra các xã phường lân cận.
2.2.4 Ý nghĩa của hoa và cây kiểng
Hoa và cây kiểng có tuổi thọ khác nhau Hoa thường được trồng trongkhoảng thời gian ngắn, mau tàn, còn kiểng thì được trồng trong thời gian dài,
có tuổi thọ cao hơn hoa Thậm chí có loại tồn tại đến hàng trăm năm, khichúng ta thưởng thức hoa kiểng đều cảm thấy trong tâm hồn len lỏi một cái gì
đó thư thả, nhẹ nhàng và thoải mái Mọi vướng bận, lo toan của cuộc sốngđời thường dường như tan biến Từ xa xưa, người ta đã có thói quen tặng hoacho nhau để biểu lộ tình cảm của mình Hoa nói lên lời cảm ơn, lời chúcmừng, tình yêu, sự chia buồn … Mỗi loại hoa đều có ý nghĩa riêng của nó:+ Hoa hồng: được xem là Nữ hoàng của các loài hoa, nên ít khi người tatặng cho nhau cả bó lớn Chỉ cần một, hai hay ba đóa thôi cũng đủ nói lêntình cảm của người tặng Hoa hồng có nhiều loại màu sắc, nên mỗi màumang một lời ngõ ý riêng, chẳng hạn như:
• Hoa hồng: tôi yêu em (anh)
• Hoa hồng hồng: sự trìu mến
• Hoa hồng đỏ: thể hiện tình yêu nồng nàn
• Hoa hồng trắng: thể hiện tình yêu thanh khiết
• Hoa hồng vàng: tượng trưng cho sự phản bội
+ Hoa cẩm chướng: biểu tượng của sự e dè, tính nghi ngờ
+ Hoa thủy tiên: Hoa mang tên của nữ thần Narcissus, được xem nhưbiểu tượng của sự kênh kiệu và tính ít kỉ
+ Hoa mai: biểu tượng của tình yêu thanh khiết
Trang 37+ Hoa đào: thể hiện giọt máu danh dự
+ Hoa cúc trắng: nói lên tuổi già hạnh phúc
+ Hoa lan rừng: biểu thị sự cứng cỏi, cô đơn, đơn sơ, mộc mạc
+ Hoa trà mi: sựkiêu hãnh
+ Hoa huệ: sự trinh bạch, thanh khiết
Mỗi loại hoa đều có ngôn ngữ và ý nghĩa riêng của nó Hoa luôn gắn
liền với kiểng, từ xưa cỏ cây hoa lá có sức hấp dẫn diệu kì, nhân dân ta xem
thú chơi cây kiểng như hoạt động tư duy tinh thần mang tính chất thẩm mỹ,thể hiện lối sống tao nhã in đậm nét truyền thống lâu đời của người dân ÁĐông Người dân sành điệu càng hiểu rõ hơn giá trị đích thực của cây kiểng,bởi nó còn có dáng, tuổi tên và cái hồn chất chứa bên trong mang giá trị nhânvăn và từ đó mà người nghệ nhân tạo dáng cho cây bao giờ họ cũng muốngởi gắm một tấm lòng, một ước vọng, một triết lí sâu xa về đời và cuộc sốngbiểu thị cái nhân sinh quan, cái giá trị đạo đức ngây ngất lòng người Theotruyền tụng của giới nghệ nhân chơi kiểng cổ thì ngay từ thời nhà Trần(1225-1400), vua Trần Nhân Tông thường tổ chức chơi hoa đẹp và chơikiểng đẹp Vua Quang Trung cũng như thế, trong dịp cổ truyền của dân tộc.Khi đánh giặc thắng trận, vua đã sai binh sĩ gởi ngay một cành đào về chocông chúa Ngọc Hân để báo tin vui thắng trận [14] Đến ngày nay, triết lí ấyvẫn còn nguyên giá trị của nó
Ông bà ta từ xưa chơi cây kiểng gọi là cây cảnh, thời phong kiến khi xãhội phồn thịnh, cây kiểng cổ là thứ thanh tao của quan lại trong triều đình Vìvậy, cây kiểng cổ nó luôn chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo răn dạy giáohuấn con người theo một khuôn khổ khắt khe của cây kiểng bị gò bó trongmột khuôn khổ gọi là trường phái cổ Người chơi kiểng bị gò bó vào một sốqui định chặt chẽ trong lối chơi thế cho cây là thế giáo thiên luân hay đạo đứccòn gọi là “lấy khóm hoa hay tảng đá để ký thác cao hoài” [14], hay một số
Trang 38tư tưởng trong kinh dịch Đa phần người tuổi già thích chơi hoa kiểng, tuynhiên hiện nay cả tuổi trẻ cũng thích chơi hoa kiểng Vì ngày nay cuộc sốngcăng thẳng, mọi người muốn xích lại và gần gũi với thiên nhiên hơn Ngàyxưa cuộc sống thanh bình ít quá nên người ta không nghĩ tới nhiều việc chơihoa kiểng Ngày nay thanh bình trở lại con người nhìn lại thiên nhiên rất quí.
Lê Kim Hoàng quan niệm về triết lí cây kiểng: “Đến gần hàng ba là gặp đôi
ba cặp kiểng, một cái hòn non bộ Kiểng ở miệt vườn là sự sáng tạo đáng lưu
ý nuôi và uốn với đường nét, quan niệm thẩm mỹ khá độc đáo, khác với lốiuốn kiểng của người Trung Hoa; nào là kiểng uốn theo kiểu suy phong mẫu
tử, với những tàn tiêu biểu cho tam tùng, tứ đức hoặc tam cương ngũ thường,trên chót là ba nhánh nhỏ, tiêu biểu cho nhật, nguyệt, tinh Nhánh kiểng phải
“hô, ứng” nhánh này nghinh thiêng, nhánh kia yểm địa” [29, 12] Bây giờ thìchơi theo lối “siêu phong thác đổ”, chơi kiểng ngày nay rất thoải mái nókhông bị gò bó vào một qui định, chơi theo ngẫu hứng hoặc tùy vào thế cây
có sẵn mà nương theo để chế tác theo sở thích và thẩm mỹ của người chơi.Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Mẫn, Phó chủ tịch hội sinh vật cảnh Thành phốCao Lãnh cho biết: “Trước đây tôi có một cây mai có gốc đẹp chỉ thấy hai cái
rễ, bỏ chéo như hình thiếu nữ đang đứng, phía bên kia cũng có một rễ nhưmột người thanh niên Thế là tôi đã suy nghĩ và tạo dáng người thanh niênđang dựa vào người thiếu nữ đó Ông đã gửi tâm tư vào đó sau nhiều nămtháng sửa chi thấy tác phẩm rất hay và đặt tên là “khắc khoải tình yêu” [14]
Có thể nói thiên nhiên bao giờ cũng đẹp và hấp dẫn nhưng khi bàn về giá trịthẫm mỹ và ý nghĩa triết lý cây kiểng thì có nhiều trường phái khác nhau.Mai và các loài hoa đẹp khả ái thanh cao là sứ giả của mùa xuân Thìcũng có một số loài cây bị người đời xa lánh không đem lại niềm vui hạnhphúc cho con người như “ma cây gạo, cú cáo cây đề”
Trang 39Trường phái tự nhiên cho rằng cây kiểng đẹp phải toát lên giá trị mỹcảm Còn trường phái xã hội cho rằng phải có mối quan hệ gắn bó với đờisống tinh thần của con người chẳng hạn như: mai, trúc, tùng đẹp vì tượngtrưng cho những đức tính cao quý “ngự sử Mai, quân tử Trúc, trượng phuTùng”
Vua Tự Đức ngày xưa rất thích chơi kiểng cổ Có lần vua nhìn cây Tùngrồi ngâm:
“ Bốn bề núi phủ mây giăng Bóng trăng thiên cổ cây Tùng vạn niên” [14]
Chơi kiểng là thú vui tao nhã của con người, cây kiểng không chỉ đemđến người chơi thú thưởng ngoạn thanh cao mà trong sự say mê ấy còn tạo ranét độc đáo khác để rèn luyện ý chí tinh thần Các triết nhân ngày xưa thườngcho rằng cây cối và cảnh quan luôn giúp con người tu dưỡng tâm tánh Từbàn tay nghệ nhân, người chơi kiểng dần dần tạo được tính kiên nhẫn trongquá trình tạo dáng cây, tính điềm đạm trầm lắng trong cuộc sống
Trong những giờ làm việc mệt nhọc, được thư giãn và ngắm nhìn nhữngcây từ chính bàn tay mình chăm sóc thì thật là thích thú Uốn nắn cây kiểnggiống như uốn nắn một đứa trẻ loại bỏ những thói hư tật xấu, trên thân câykiểng không để hết tất cả các tàn nhánh mà phải loại bỏ những tàn nhánhkhông đúng thể uốn để nó đẹp hơn Cái hay trong thú chơi kiểng cổ hoặcbonsai là trong quá trình chăm sóc, trau chuốt, nghệ nhân không ngừng thổihồn vào cho cây kiểng Chính vì vậy lúc nào cây kiểng cũng hiện diện triết lý
và cái đẹp tinh tế trước cuộc đời
Lâm Ngữ Đường, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc là tác giảquyển sách về quan niệm sống đẹp đã cho rằng “nhà ở không có hoa kiểngnhư con người không có quần áo” [14], nói về ý nghĩa thẫm mỹ, đồng thờicũng muốn nhắc lại thời kỳ mà con người chưa có nhà ở, chưa có quần áo
Trang 40mặc cũng như chưa toàn diện về nhận thức thẫm mỹ Dần dần cuộc sốngngày càng phát triển con người ngày càng có ý thức về thẫm mỹ về cái đẹpcủa thiên nhiên hùng vĩ, ngay cả những thế uốn cây cảnh cũng thể hiện tínhngười như những người uốn tàn co cụm là những người khó tính kỹ lưỡng,những người uốn tàn kiểng rộng rãi là những con người tâm hồn bao dunghòa đồng dễ gần gũi Bên cạnh đó, những người nóng tính vẫn có thể chơikiểng, nhưng chơi không đạt kết quả cao vì chơi kiểng là một việc làm côngphu Để có được một cây kiểng ra cành theo đúng ý của nghệ nhân thì phàimất một khoảng thời gian từ một đến hai năm hoặc có thể lâu hơn nữa mớicho được một cây có dáng đẹp đúng theo ý nghĩ của mình.
Tuy nhiên việc uốn nắn kiểng đã khó khăn, việc chăm sóc kiểng lại càngkhó khăn hơn Người sành kiểng cho rằng kiểng là tác phẩm nghệ thuật có sựsống ở nó, gợi lên một cái gì đó như một hồi ức một triết lý sống và giáo dụclàm người Chơi kiểng làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn, dễhòa đồng với mọi người hơn (phụ lục 17)
2.3 Sự phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông
2.3.1 Những yếu tố để làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển
2.3.1.1 Về kinh tế - cơ sở hạ tầng
Làng hoa kiểng Tân Quy Đông có truyền thống từ lâu đời cùng vớinhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác nên kinh tế của phường Tân QuyĐông ngày càng phát triển đó là đòn bẩy thúc đẩy nghề trồng và kinh doanhhoa kiểng phát triển
Các cơ sở hạ tầng góp phần vào việc phát triển nghề trồng hoa kiểngnhư: hệ thống cung cấp nước, các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, hệthống lưới điện, nhà kho, bến xe, bến tàu…luôn được sửa chữa nâng cấp, gópphần làm cho nghề sản xuất hoa kiểng thêm phong phú và đa dạng
2.3.1.2 Yếu tố nhân văn – xã hội