Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng của các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 25 - 26)

Nhật Bản được đánh giá là một trong những nhà sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ hoa cắt cành đứng thứ ba trên thế giới sau Hà Lan và Mỹ.

Theo thống kê, hiện nay ngoài lượng hoa mà thị trường nội địa cung cấp, hàng năm Nhật Bản còn nhập khoảng 500 triệu USD hoa ngoại. Con số này được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới (khoảng 5 – 7%). Hoa nhập khẩu chủ yếu là những loại không được trồng phổ biến ở Nhật hoặc rất khó trồng vào vụ Thu - Đông như: Phong lan Thái và Singapore, protea và hoa sáp ong NewZealand và Australia, cúc Đài loan, loa kèn và tuylip Hà Lan…

Trung Quốc đang là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm chiếm 1/3 tổng sản lượng hoa thế giới. Nước này đang đề ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2010 tăng lượng hoa hồng cắt cành xuất khẩu đạt 4 tỷ cành, tăng 2 tỷ cành so với năm 2000.

Ấn Độ hiện đứng thứ 23 trên thế giới về kinh doanh sản xuất hoa với khoảng 500 triệu tấn hoa cắt cành, tương đương gần 800 triệu USD. Theo thống kê, hiện nay, Ấn Độ chiếm gần 1% trong tổng 11 tỷ USD trị giá hoa giao dịch toàn thế giới. Dự báo năm 2010, kim nghạch xuất khẩu hoa của Ấn Độ sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD.

Ngành trồng hoa của Đài Loan cũng đang tăng nhanh, tốc độ 15 - 20%. Diện tích trồng hoa hiện nay là 13.000 ha, doanh thu 400 triệu USD/năm, trong đó giá trị xuất khẩu hàng năm ước tính 61 triệu USD, chủ yếu là hoa lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), đại diện cho 90% cả về số lượng và thu nhập của

kim nghạch xuất khẩu hoa lan vào Mỹ. Hoa lan được nhập khẩu vào mỹ dưới 3 dạng: cây non, cây trưởng thành và hoa cắt cành. Có 6 trung tâm bán sỉ, chuyên tổ chức tiêu thụ, vận chuyển và xuất khẩu.

Khu vực Đông Nam Á ngày nay hoa kiểng cũng phát triển rất mạnh. Singapore năm 1991, xuất khẩu 13 triệu USD, nay đã đạt trên 20 triệu USD. Tại Malaysia chính phủ đã quy hoạch 300 ha ở bang Zohor và giao cho Hiệp hội Hoa lan tổ chức nơi đây thành khu "Trung tâm sản xuất hoa kiểng xuất khẩu". Vào những thập kỷ qua nền sản xuất cao gấp 10 lần và xuất khẩu tăng 12 lần đáp ứng cho nhu cầu trong nước và ngoài nước. Ước tính có ít nhất 1.000 nhà vườn trong nghành công nghiệp hoa này đóng góp cho nền kinh tế khoảng 370 triệu RM vào năm 1995. Hoa lan đóng góp 40% tổng giá trị sản phẩm, kế tiếp là hoa ôn đới (33%) và cây kiểng (27%).

Thái Lan, năm 1991 xuất khẩu 80 triệu USD, đến nay đã đưa doanh số xuất khẩu lên 200 triệu USD/năm. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về lan, Thái Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa lan lớn nhất trên thế giới, đã xuất khẩu lên đến 610 loài hoa lan khác nhau trên hơn 1.000 giống hiện có của Thái. Nhiều giống hoa lan được nhân giống từ lan rừng cho thấy Thái Lan là một trung tâm phân phối và sưu tập hoa lan trong khu vực Đông Nam Á. Tổng giá trị nhập khẩu của Thái năm 1994 là 63,58 triệu Bản, tương đương 2,5 triệu USD. Diện tích trồng hoa lan của Thái Lan năm 1988 là 2.080 ha, năm 1994 là 2.300 ha. Sản lượng năm 1988 là 18.750 tấn, tăng lên 25.900 tấn năm 1994. Vùng sản xuất chính hoa lan cắt cành là Samut, Sahon, Naklon Pathom. Bankok. Ratchaburi Pathum Thani và Ayuthaya.

Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn cây giống và lan cắt cành về để phục vụ nhu cầu trong nước. [50, tr. 3-4]

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w