I. GAS PARD (Pháp) Ngày 26/02/
2.4.2. Các loại hoa kiểng
Có thể chia các sản phẩm hoa kiểng của phường theo các nhóm sau:
+ Hoa thời vụ: huệ, cúc, vạn thọ, thược dược…là các chủng loại hoa
phục vụ thị trường Tết.
+ Kiểng công trình: cau kiểng, mai vàng, bò cạp nước, bằng lăng nước,
osaka, móng bò, muống hoa vàng, phượng vĩ, sứ cùi, trúc kiểng, trúc Nhật, sứ ngọc lan, dạ lan thanh, si trắng, kè, dương, ác ó, gia qui, si, trâm ổi, trang, chuỗi ngọc, sứ, bạch trạng, sống đời, gấm, mười giờ…
+ Cây trang trí nội thất: hồng, huệ đỏ, thiên tuế, sứ Thái, lá trắng, phát
tài, trầu bà, kim phát tài, xương rồng, cau sâm banh, tỉ phú, hoàng phú, hoàng tử, cầu vồng, trang hồng phấn, sống đời, trạng nguyên, bạch mã hoàng tử, tiêu hồng môn, kim thủy tùng, tường vi, vạn lý trường thành, hoàng đế, lan Ý, cẩm thạch, hồng lộc, trắc bá diệp, bướm bạc, liễu rũ, gấm vàng, mai chỉ thiên trắng, bụp, kim ngân, lài, gấm đỏ, trâm ổi, xương rồng bát tiên, huỳnh anh, ngũ gia bì bạch tạng, trang huyết, lựu, cẩm nhung, cóc, vạn niên thanh, mắt ngọc, chuỗi ngọc, đại phú… (phụ lục 24)
+ Kiểng Bon sai: mai chiếu thủy, cần thăng, nguyệt quế, sộp, khế, bông
giấy, vạn niên tùng, sơn tùng, trắc tròn, ngọa tùng, da nhật, si…
Một số loài được trồng nhiều như mai vàng, nguyệt quế, sứ thái, tùng… Có thể nói chủng loại hoa kiểng được sản xuất trên địa bàn phường rất phong phú, trình độ tay nghề của người dân khá cao, có truyền thống lâu đời. Đặc biệt là tại Sa Đéc. Hoa kiểng tại đây chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Làng hoa kiểng Tân Quy Đông hình thành nhiều khu vực sản xuất có trên 1500 chủng loại. Bên cạnh những giống quý được lưu trồng nhiều năm tại địa phương như mai vàng, mai chiếu thủy, tùng, vạn niên tùng, nguyệt quế, hồng, cúc, cúc mâm xôi, sứ Thái, cao kiểng các loại… Những năm gần đây nhiều giống hoa kiểng có giá trị của nhiều nước trên thế giới được người dân địa phương du nhập, thuần hóa, lai tạo, nhân giống, đặt tên và sản xuất phục vụ cho thị trường khu vực như xương rồng, danh dự, oai hùng, tỉ phú, hoàng phú, hoàng tử, cầu vòng, trang hồng phấn, cúc tiger…
Qua nghiên cứu những năm gần đây thì những cây như Lộc vừng, khế, sung, vú sữa, gừa…có dáng đẹp được nhiều người “săn lùng” để tạo thành cây kiểng có giá trị cao. Người ta thường gọi cây cảnh này là cây cổ thụ (cây kiểng cổ). Từ phong trào chơi kiểng cổ mà những cây ‘’lộc vừng’’ một loại cây thường mộc ở mé sông, rạch hoặc ngoài đồng trước đây không ai chú ý đến, nhưng vì có cái tên đẹp nên bây giờ trở nên quí hiếm. Chúng được người ta cắt ngắn nhánh, bứng gốc (cắt bớt rễ) đem về chăm sóc, tạo thành cây kiểng bán cho người giàu trồng, ở sân biệt thự, khách sạn, quán cafê. Lúc đầu, nông dân mua một cây Lộc vừng với giá từ 150.000 - 200.000 đồng cộng với chi phí mướn thêm người bứng, vận chuyển cây về nhà…tổng cộng 1 triệu đồng. Sau thời gian chăm sóc tạo dáng nông dân bán ra với giá từ 5 triệu đồng trở lên. Có nhiều cây đẹp có giá trị hàng chục triệu đồng. Thị trường tiêu thụ cây cảnh cổ thụ nhiều nhất là miền Đông Nam Bộ trở ra và nhu cầu này càng nhiều. Đây cũng là một cơ hội mới cho các nghệ nhân trồng kiểng.