Quá trình hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông 1 Sự xuất hiện làng nghề hoa kiểng

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 29 - 32)

2.2.1. Sự xuất hiện làng nghề hoa kiểng

Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí đặc biệt, môi trường thuận tiện cho việc giao lưu nên từ lâu đã là một vùng tập trung của nhiều luồng sinh vật. Hệ động vật, thực vật tự nhiên ở đây phong phú, đa dạng. Làng hoa kiểng Tân Quy Đông được hình thành từ rất sớm, ban đầu là vùng đất mới do đó nhân dân đi khai hoang để có đất canh tác. Vì vậy quá trình khai hoang đó phát hiện những cây có dáng đứng đẹp, nhân dân đã đem về để trong nhà mình trồng ở trước sân chăm sóc và tạo dáng, ban đầu là như vậy. Những người xung quanh đến thưởng ngoạn và hỏi nài chia mua. Việc bán chỉ diễn

ra ở trong cù lao Tân Quy Đông. Ban đầu là thú chơi tại nhà chưa phải là hàng hóa đó là kiểng. Lúc đầu người dân trồng kiểng sau mới trồng thêm bông. Bông có sau kiểng vì cây kiểng bản thân nó chỉ có màu xanh của lá thiếu màu tím, hồng vàng, đỏ…mà màu sắc này chỉ có ở bông, vì vậy người ta mới trồng thêm bông. Vậy bông có sau kiểng, bông cũng như kiểng ban đầu chỉ là sự thưởng ngoạn của người dân ở trong làng.

Theo tác giả Lê Kim Hoàng thì trong những năm 1930-1945, có khoảng chừng chục nhà ở Rạch Dầu, Thông Lưu, Ngã Ba hàng năm đến Tết chở bông sang bán ở chợ Sa Đéc, hoặc xuống Vĩnh Long, qua Cần Thơ, lên Long Xuyên, Châu Đốc. Gia đình các ông Võ Văn Phu, Trần Văn Dậu, Phạm Văn Xoài (Hai Xoài), Phạm Văn Nhạn (Bảy Nhạn)…và một số gia đình khác đã mở đầu cho nghề trồng bông ở Tân Quy Đông. Buổi đầu là từ phong trào chơi kiểng, ông Bảy Nhạn và một vài ông khác có ý chọn một số bông của địa phương, rồi bông của các nơi đem về trồng trước sân, trong vườn để khi chúng có bông cho vui mắt, nhất là các loại có bông đúng vào dịp tết thì càng quý, vì nó sẽ làm cho nhà cửa sáng sủa, tươi vui trong những ngày tết. Dần dần, các nhà khác cũng làm theo ông vì thấy bông trồng ở đây cũng không khó lắm. Khi số lượng nhà trồng bông không đáng kể, những ngày rằm, ba mươi những người đi chùa đã sang đây để hỏi mua những thứ bông cần thiết, như vạn thọ, cúc, hường, hoặc nhánh mai hay thược dược…ban đầu, những nhà này không bán, nhưng dần dần thấy khách là những người ở chợ, họ buôn bán có tiền, vì vậy sự buôn bán không có gì là đáng ngại. Nhu cầu có bông kiểng chưng trong nhà cửa vào ba ngày Tết là nhu cầu thật sự. Vì vậy, các nhà trồng bông ở Rạch Dầu, Ngã Ba (Tân Quy Đông) đã đáp ứng nhu cầu đó. Nhân dân ta có tín ngưỡng dân gian thờ cúng từ lâu đời. Cái để thờ cúng là nhang đèn và bông hoa. Lúc đầu là hoa vạn thọ, bông trang và dần dần về

sau này có nhiều loại hoa khác nữa với màu sắc rực rỡ hơn như hạnh, sứ Thái Lan và các loại khác.

Người Việt có nhu cầu cúng bái ngày càng nhiều như cúng Đình, cúng chùa, miễu…nên người ta đã đi tìm hoa để phục vụ cho việc cúng bái hoặc dùng trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc…người cho sẵn sàng biếu tặng. Người nhận cảm thấy ái náy nên xin trả thù lao và theo lẽ tự nhiên dần dần trở thành mua bán. Ban đầu chỉ có một xóm trồng hoa, sau đó mới lan rộng ra nhiều xóm, hình thành nên làng hoa kiểng mà ngày nay ta gọi là làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Bước chân vào làng hoa đã chạm mặt hoa, ra khỏi ngõ là được thả hồn mình vào các cây dáng lá, người dân Tân Quy Đông luôn gắn liền với nghề trồng và chăm sóc hoa kiểng. Ngoài những loài hoa truyền thống như cúc, vạn thọ, mồng gà đỏ, hướng dương, thược dược, mai vàng. Nay Tân Quy Đông đã có đủ các loài hoa khoe sắc. Có nhiều giống mới đem về từ nơi khác, có giống mới do chính người dân lai tạo trong vườn. Cây kiểng ở Tân Quy Đông được tạo dáng theo quan niệm khá độc đáo của người dân địa phương, kiểng bon sai thường có thế xiêu phong mẫu tử, kiểng tàn tiêu biểu cho ý nghĩa “tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường”. Đó chính là triết lý sống, hướng con người vươn đến cái chân, thiện, mĩ.

Người dân Tân Quy Đông gởi tất cả tâm hồn của mình vào từng gốc cây, luống đất, âm thầm chất chứa và ngày nay đã hình thành nơi đây một làng hoa muôn sắc, muôn màu. Ít ai nghĩ rằng nghề trồng hoa kiểng được hình thành là chuyện tình cờ thú vị. Đầu tiên là thú chơi hoa bình thường bởi rung động trước sắc đẹp của thiên nhiên. Sau đó người dân nảy sinh nhu cầu tâm linh và báo hiếu, rồi khi nhu cầu cuộc sống khấm khá lên người ta bắt đầu nghĩ đến việc thưởng thức hoa khi xuân về hay những dịp hội hè đình đám. Thú chơi hoa kiểng càng đam mê hơn để từ việc chơi hoa kiểng thành trồng hoa kiểng. Dần dần việc trao đổi giản đơn thành kinh tế hàng hóa.

Người ta chìm nổi với nghề trồng hoa kiểng, sướng khổ một đời cũng vì hoa kiểng. Hoa kiểng gắn liền với sự tồn tại và sự phát triển của phường Tân Quy Đông.

Và cứ thế, nghề trồng hoa kiểng đã trở thành nghề cha truyền con nối, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ông cha truyền cho con cháu kỹ thuật trồng hoa kiểng như một kế sinh nhai. Nhưng cũng gian nan hơn khi truyền lại cho đời giá trị của hoa kiểng, lòng yêu hoa kiểng, biết thưởng thức hoa kiểng với tinh thần bao dung trân trọng. Góp phần tạo nên một nét đẹp văn hóa ngộ nghĩnh nơi này.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w