Ảnh hưởng đối với kinh tế

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 67 - 69)

I. GAS PARD (Pháp) Ngày 26/02/

3.1. Ảnh hưởng đối với kinh tế

Trồng hoa kiểng là một loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, thị trường ngày càng rộng mở, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, các giống mới ngày càng được du nhập nhiều và ứng dụng giúp đa dạng chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người tiêu dùng. Góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế giúp nông dân làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Nhìn chung đời sống của người dân trồng hoa ổn định, hầu hết các hộ gia đình nhà cửa đều khang trang, khá giả, có đầy đủ tiện nghi. Làng hoa Tân Quy Đông nổi tiếng là nơi trồng nhiều hoa, kiểng. Đây là nơi cung cấp hoa, cây kiểng cho nhiều địa phương trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, so với các cây trồng khác, trồng hoa, kiểng có hiệu quả kinh tế cao, bình quân doanh thu 1 ha trồng hoa kiểng đem lại lợi nhuận trong một năm đạt khoảng 200 triệu đồng (theo số liệu điều tra cuối năm 2002 của phòng thống kê và phòng nông nghiệp - Địa chính thị xã Sa Đéc). Theo số liệu điều tra năm 2008 thì 1000 m2 trồng hoa kiểng bà con nông dân thu nhập trung bình từ 30 – 40 triệu đồng/năm. Vậy trung bình 1 ha trồng hoa kiểng thu nhập từ 300 triệu đồng. Tuy nhiên, mức thu nhập ấy còn có thể dao động tùy thuộc vào từng loại cây mà nhà vườn trồng, như trồng kiểng thì thu nhập khác, trồng hoa thu nhập khác. Trồng kiểng mất nhiều thời gian, nhưng thu nhập cao hơn trồng hoa rất gấp nhiều lần. Điển hình như gia đình bác Tống Tấn Nghiệp (Tư Mạnh), là đời thứ 2 (con ông Tống Văn Huệ), với diện tích hơn 6000 m2

trồng kiểng gồm các loại: kiểng lá, tùng hổ phách, cau sâm banh (mỗi cây có giá lên đến 1 triệu đồng)… trong đó có hàng trăm cây vạn niên tùng với giá trị kinh tế cao. Thu nhập bình quân 1.000 m2 từ 50 triệu – 60 triệu đồng/năm chưa trừ chi phí chăm sóc. Với mức thu nhập trên gia đình ông là một trong những triệu phú trong vùng.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch phường Tân Quy Đông cho biết, Thời gian gần đây, diện tích và sản lượng hoa kiểng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thu hút nhiều hộ tham gia làng nghề, giải quyết được hơn 4200 lao động. Vì vậy, không ít người đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Theo anh Nguyễn Khoa Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam của phường: Nhờ phát triển nghề hoa kiểng, nên những năm qua tỉ lệ hộ nghèo trong phường giảm xuống đáng kể, hiện toàn phường chỉ còn 38 hộ nghèo. Cụ thể như hộ của ông mai Văn Nhàn, số nhà 178 – khóm Tân Hiệp, trước đây là hộ nghèo nhưng nhờ nghề trồng hoa kiểng mà năm 2005 gia đình ông đã thoát nghèo và hiện nay cứ mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng từ nghề trồng hoa kiểng.

Ngoài ra, còn có các hộ gia đình khác như hộ của ông Lê Khôi Nguyên, số nhà 413 - khóm Tân Mỹ là một trong những hộ nghèo của phường, với nghề trồng hoa kiểng đến nay gia đình ông dã thoát nghèo.

Ông Lê Văn Tiếp, số nhà 135A - khóm Sa Nhiên; ông Huỳnh Văn Nghĩa, số nhà 84C – Khóm Tân Hiệp, năm 2005 là hộ nghèo nhưng với nghề trồng hoa kiểng đến năm 2009 hai ông đã thoát nghèo và hiện tại hai ông là một trong những hộ khá giàu ở phường Tân Quy Đông;

Từ đó cho thấy, với nghề trồng hoa kiểng đã có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của cư dân trong phường, nâng cao mức sống của người dân. Nghề trồng hoa kiểng tương đối ổn định và có thu nhập cao hơn hơn so với

các nghề khác tiêu biểu là nghề trồng lúa. Việc trồng hoa kiểng hiện nay không phân biệt tuổi tác, ngay cả những người trẻ tuổi vẫn có thể trồng và đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao, vẫn có thế làm giàu chính đáng.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w