Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 53 - 56)

I. GAS PARD (Pháp) Ngày 26/02/

2.3.2.3.Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nhiều nhà vườn đã liên kết với nhau trong quá trình sản xuất hoặc liên kết với các nhà vườn ở các địa phương khác như Bến tre, Thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhờ vậy sản phẩm được tiêu thụ ngày càng nhiều. Do chuyển dịch để tạo sản phẩm đa dạng không những phục vụ thị trường Tết mà đến nay tại địa bàn phường đã chuyển dần sang sản xuất,

tạo sản phẩm quanh năm phục vụ nhu cầu trang trí cho các trung tâm, cư dân tại chỗ và các địa phương khác. Quá trình đô thị hóa của các địa phương trong khu vực cũng như việc hình thành các khu công nghiệp, du lịch sinh thái đã tạo thị trường khá lớn thúc đẩy sản xuất hoa kiểng tại địa phương phát triển mạnh.

Mặt khác, do sự du nhập nhiều chủng loại hoa và cây kiểng có giá trị nên thị trường của sản phẩm hoa và cây kiểng ở Tân Quy Đông ngày càng được mở rộng không những ở đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có mặt ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc nước ta…Và bước đầu đã xuất khẩu tiểu ngạch qua các nước như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Đài Loan…

Với kinh nghiệm tay nghề của người dân địa phương kết hợp với sự đa dạng của sản phẩm, đã tạo nên những vùng sản xuất tập trung có cảnh quan đẹp. Nhờ vậy, quá trình thu hút du khách cũng là điều kiện tốt nhất để trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm hoa, cây kiểng của địa phương, góp phần hỗ trợ tích cực vào việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm hoa kiểng.

Ở phường Tân Quy Đông hiện nay thị trường hoa kiểng đã có sức sống lan tỏa mạnh, người dân không chỉ bán sản phẩm cho các thương lái ở địa phương, hoặc đến thời vụ Tết Nguyên đán của dân tộc họ đã tự mình đem hoa kiểng tới các tỉnh lân cận để bán mà các nhà vườn còn đóng những vựa hoa kiểng ngay trên đất khách. Điển hình là bà Nguyễn Kim Chi, ở Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc. Gia đình bà Chi đã lên Sài Gòn từ năm 1998, ngụ tại đường Phan Huy Ích để mở vựa hoa. Bà Chi tâm sự "Hồi đó mới lên Sài Gòn, tôi buồn lắm, cứ muốn về", "khoảng năm 1998 con đường này chỉ có vài vựa hoa, thời đó người muốn mua hoa kiểng với số lượng nhiều, họ phải xuống tới Sa Đéc nhưng với cách mở văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ

Chí Minh khách hàng của tôi có người ở tận Nha Trang, Phan Thiết, Bảo Lộc vào Sài Gòn để mua" [14]. Với hình thức này đã tạo điều kiện cho những người mua hoa kiểng với số lượng nhiều không phải xuống tận Sa Đéc mới mua được và người trồng hoa kiểng thì có nơi để tiêu thụ sản phẩm hoa kiểng, nên phần nào họ cũng rất an tâm để tiếp tục sản xuất sản phẩm hoa kiểng.

Qua đó cho thấy hoa kiểng Tân Quy Đông thị trường lan tỏa nhiều nơi nhờ những phương thức kinh doanh đầy sáng tạo và năng động của người dân trong địa phương, từ đó nó càng tạo điều kiện để quảng bá thương hiệu hoa kiểng của Sa Đéc vươn xa hơn. Tuy nhiên hình thức này vẫn còn nhiều bấp bênh, vốn dĩ họ chỉ là nông dân về thành phố mưu sinh, nên cuộc sống thành phố có nhiều bở ngỡ. Điều mà những chủ vựa sợ nhất là chủ đất không cho thuê nữa, hoặc tăng giá thuê đất:

"Nếu không có tụi tui trên này, mấy ổng ở dưới bán hoa kiểng cực lắm. Trồng năm, sáu tháng trời, thương lái tới trả vài chục ngàn đồng. xót lắm !" [39, 3].

Đó là một trong những trường hợp chủ vựa kiểng ở Sài Gòn mua bán hoa kiểng cho quê hương, và chắc hẳn còn nhiều nhà vườn ở Sài Gòn và ở những nơi khác cũng đang kinh doanh mua bán hoa kiểng làm cho đầu ra của hoa kiểng ở Tân Quy Đông nói riêng và cho tỉnh nhà Đồng Tháp nói chung càng tốt hơn. Vì vậy chính quyền địa phương và tỉnh nhà cần có những biện pháp và chính sách để quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ những chủ vựa hoa kiểng nơi xứ khách quê người có điều kiện về vật chất, kỹ thuật để họ có thể an tâm sản xuất nhằm giúp cho chất lượng hoa kiểng ngày càng nâng cao hơn, đa dạng về chủng loại hơn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân trong phường.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 53 - 56)