Nghĩa của hoa và cây kiểng

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 36 - 40)

Hoa và cây kiểng có tuổi thọ khác nhau. Hoa thường được trồng trong khoảng thời gian ngắn, mau tàn, còn kiểng thì được trồng trong thời gian dài, có tuổi thọ cao hơn hoa. Thậm chí có loại tồn tại đến hàng trăm năm, khi chúng ta thưởng thức hoa kiểng đều cảm thấy trong tâm hồn len lỏi một cái gì đó thư thả, nhẹ nhàng và thoải mái. Mọi vướng bận, lo toan của cuộc sống đời thường dường như tan biến. Từ xa xưa, người ta đã có thói quen tặng hoa cho nhau để biểu lộ tình cảm của mình. Hoa nói lên lời cảm ơn, lời chúc mừng, tình yêu, sự chia buồn … Mỗi loại hoa đều có ý nghĩa riêng của nó:

+ Hoa hồng: được xem là Nữ hoàng của các loài hoa, nên ít khi người ta tặng cho nhau cả bó lớn. Chỉ cần một, hai hay ba đóa thôi cũng đủ nói lên tình cảm của người tặng. Hoa hồng có nhiều loại màu sắc, nên mỗi màu mang một lời ngõ ý riêng, chẳng hạn như:

• Hoa hồng: tôi yêu em (anh) • Hoa hồng hồng: sự trìu mến

• Hoa hồng đỏ: thể hiện tình yêu nồng nàn • Hoa hồng trắng: thể hiện tình yêu thanh khiết • Hoa hồng vàng: tượng trưng cho sự phản bội

+ Hoa cẩm chướng: biểu tượng của sự e dè, tính nghi ngờ.

+ Hoa thủy tiên: Hoa mang tên của nữ thần Narcissus, được xem như biểu tượng của sự kênh kiệu và tính ít kỉ.

+ Hoa đào: thể hiện giọt máu danh dự + Hoa cúc trắng: nói lên tuổi già hạnh phúc

+ Hoa lan rừng: biểu thị sự cứng cỏi, cô đơn, đơn sơ, mộc mạc + Hoa trà mi: sựkiêu hãnh

+ Hoa huệ: sự trinh bạch, thanh khiết

Mỗi loại hoa đều có ngôn ngữ và ý nghĩa riêng của nó. Hoa luôn gắn liền với kiểng, từ xưa cỏ cây hoa lá có sức hấp dẫn diệu kì, nhân dân ta xem

thú chơi cây kiểng như hoạt động tư duy tinh thần mang tính chất thẩm mỹ, thể hiện lối sống tao nhã in đậm nét truyền thống lâu đời của người dân Á Đông. Người dân sành điệu càng hiểu rõ hơn giá trị đích thực của cây kiểng, bởi nó còn có dáng, tuổi tên và cái hồn chất chứa bên trong mang giá trị nhân văn và từ đó mà người nghệ nhân tạo dáng cho cây bao giờ họ cũng muốn gởi gắm một tấm lòng, một ước vọng, một triết lí sâu xa về đời và cuộc sống biểu thị cái nhân sinh quan, cái giá trị đạo đức ngây ngất lòng người. Theo truyền tụng của giới nghệ nhân chơi kiểng cổ thì ngay từ thời nhà Trần (1225-1400), vua Trần Nhân Tông thường tổ chức chơi hoa đẹp và chơi kiểng đẹp. Vua Quang Trung cũng như thế, trong dịp cổ truyền của dân tộc. Khi đánh giặc thắng trận, vua đã sai binh sĩ gởi ngay một cành đào về cho công chúa Ngọc Hân để báo tin vui thắng trận. [14] Đến ngày nay, triết lí ấy vẫn còn nguyên giá trị của nó.

Ông bà ta từ xưa chơi cây kiểng gọi là cây cảnh, thời phong kiến khi xã hội phồn thịnh, cây kiểng cổ là thứ thanh tao của quan lại trong triều đình. Vì vậy, cây kiểng cổ nó luôn chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo răn dạy giáo huấn con người theo một khuôn khổ khắt khe của cây kiểng bị gò bó trong một khuôn khổ gọi là trường phái cổ. Người chơi kiểng bị gò bó vào một số qui định chặt chẽ trong lối chơi thế cho cây là thế giáo thiên luân hay đạo đức còn gọi là “lấy khóm hoa hay tảng đá để ký thác cao hoài” [14], hay một số

tư tưởng trong kinh dịch. Đa phần người tuổi già thích chơi hoa kiểng, tuy nhiên hiện nay cả tuổi trẻ cũng thích chơi hoa kiểng. Vì ngày nay cuộc sống căng thẳng, mọi người muốn xích lại và gần gũi với thiên nhiên hơn. Ngày xưa cuộc sống thanh bình ít quá nên người ta không nghĩ tới nhiều việc chơi hoa kiểng. Ngày nay thanh bình trở lại con người nhìn lại thiên nhiên rất quí. Lê Kim Hoàng quan niệm về triết lí cây kiểng: “Đến gần hàng ba là gặp đôi ba cặp kiểng, một cái hòn non bộ. Kiểng ở miệt vườn là sự sáng tạo đáng lưu ý nuôi và uốn với đường nét, quan niệm thẩm mỹ khá độc đáo, khác với lối uốn kiểng của người Trung Hoa; nào là kiểng uốn theo kiểu suy phong mẫu tử, với những tàn tiêu biểu cho tam tùng, tứ đức hoặc tam cương ngũ thường, trên chót là ba nhánh nhỏ, tiêu biểu cho nhật, nguyệt, tinh. Nhánh kiểng phải “hô, ứng” nhánh này nghinh thiêng, nhánh kia yểm địa” [29, 12]. Bây giờ thì chơi theo lối “siêu phong thác đổ”, chơi kiểng ngày nay rất thoải mái nó không bị gò bó vào một qui định, chơi theo ngẫu hứng hoặc tùy vào thế cây có sẵn mà nương theo để chế tác theo sở thích và thẩm mỹ của người chơi. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Mẫn, Phó chủ tịch hội sinh vật cảnh Thành phố Cao Lãnh cho biết: “Trước đây tôi có một cây mai có gốc đẹp chỉ thấy hai cái rễ, bỏ chéo như hình thiếu nữ đang đứng, phía bên kia cũng có một rễ như một người thanh niên. Thế là tôi đã suy nghĩ và tạo dáng người thanh niên đang dựa vào người thiếu nữ đó. Ông đã gửi tâm tư vào đó sau nhiều năm tháng sửa chi thấy tác phẩm rất hay và đặt tên là “khắc khoải tình yêu” [14]. Có thể nói thiên nhiên bao giờ cũng đẹp và hấp dẫn nhưng khi bàn về giá trị thẫm mỹ và ý nghĩa triết lý cây kiểng thì có nhiều trường phái khác nhau.

Mai và các loài hoa đẹp khả ái thanh cao là sứ giả của mùa xuân. Thì cũng có một số loài cây bị người đời xa lánh không đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người như “ma cây gạo, cú cáo cây đề”

Trường phái tự nhiên cho rằng cây kiểng đẹp phải toát lên giá trị mỹ cảm. Còn trường phái xã hội cho rằng phải có mối quan hệ gắn bó với đời sống tinh thần của con người chẳng hạn như: mai, trúc, tùng đẹp vì tượng trưng cho những đức tính cao quý “ngự sử Mai, quân tử Trúc, trượng phu Tùng”

Vua Tự Đức ngày xưa rất thích chơi kiểng cổ. Có lần vua nhìn cây Tùng rồi ngâm:

“ Bốn bề núi phủ mây giăng

Bóng trăng thiên cổ cây Tùng vạn niên” [14].

Chơi kiểng là thú vui tao nhã của con người, cây kiểng không chỉ đem đến người chơi thú thưởng ngoạn thanh cao mà trong sự say mê ấy còn tạo ra nét độc đáo khác để rèn luyện ý chí tinh thần. Các triết nhân ngày xưa thường cho rằng cây cối và cảnh quan luôn giúp con người tu dưỡng tâm tánh. Từ bàn tay nghệ nhân, người chơi kiểng dần dần tạo được tính kiên nhẫn trong quá trình tạo dáng cây, tính điềm đạm trầm lắng trong cuộc sống.

Trong những giờ làm việc mệt nhọc, được thư giãn và ngắm nhìn những cây từ chính bàn tay mình chăm sóc thì thật là thích thú. Uốn nắn cây kiểng giống như uốn nắn một đứa trẻ loại bỏ những thói hư tật xấu, trên thân cây kiểng không để hết tất cả các tàn nhánh mà phải loại bỏ những tàn nhánh không đúng thể uốn để nó đẹp hơn. Cái hay trong thú chơi kiểng cổ hoặc bonsai là trong quá trình chăm sóc, trau chuốt, nghệ nhân không ngừng thổi hồn vào cho cây kiểng. Chính vì vậy lúc nào cây kiểng cũng hiện diện triết lý và cái đẹp tinh tế trước cuộc đời.

Lâm Ngữ Đường, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc là tác giả quyển sách về quan niệm sống đẹp đã cho rằng “nhà ở không có hoa kiểng như con người không có quần áo” [14], nói về ý nghĩa thẫm mỹ, đồng thời cũng muốn nhắc lại thời kỳ mà con người chưa có nhà ở, chưa có quần áo

mặc cũng như chưa toàn diện về nhận thức thẫm mỹ. Dần dần cuộc sống ngày càng phát triển con người ngày càng có ý thức về thẫm mỹ về cái đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, ngay cả những thế uốn cây cảnh cũng thể hiện tính người như những người uốn tàn co cụm là những người khó tính kỹ lưỡng, những người uốn tàn kiểng rộng rãi là những con người tâm hồn bao dung hòa đồng dễ gần gũi. Bên cạnh đó, những người nóng tính vẫn có thể chơi kiểng, nhưng chơi không đạt kết quả cao vì chơi kiểng là một việc làm công phu. Để có được một cây kiểng ra cành theo đúng ý của nghệ nhân thì phài mất một khoảng thời gian từ một đến hai năm hoặc có thể lâu hơn nữa mới cho được một cây có dáng đẹp đúng theo ý nghĩ của mình.

Tuy nhiên việc uốn nắn kiểng đã khó khăn, việc chăm sóc kiểng lại càng khó khăn hơn. Người sành kiểng cho rằng kiểng là tác phẩm nghệ thuật có sự sống ở nó, gợi lên một cái gì đó như một hồi ức một triết lý sống và giáo dục làm người. Chơi kiểng làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn, dễ hòa đồng với mọi người hơn. (phụ lục 17)

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Trang 36 - 40)