0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Về kỹ thuật

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG HOA KIỂNG TÂN QUY ĐÔNG (Trang 41 -46 )

Ngày nay hoa kiểng đựợc áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng màng phủ Pôlimer…Nghề trồng hoa kiểng vốn gần gũi với nghề nông, có thể xem nó là “hệ phái” của nghề nông. Ngoài việc cần có: nước, phân, cần, giống, nó còn cần một tâm hồn nghệ sĩ, trí tuệ.

* Nước: nước rất cần cho mọi sinh vật. Người trồng hoa kiểng biết khi nào cây hoa, cây kiểng cần nước, cần bao nhiêu, lúc nào, thời diểm nào để đáp ứng cho cây hoa, kiểng. Rồi nó sẽ chìu theo suy nghĩ và ý muốn của người chăm sóc nó.

* Phân: phân là thức ăn của thực vật nói chung. Phân cho hoa, kiểng chẳng những đúng loại, đúng yêu cầu của cây mà còn cần cả sự điều tiết, tiết kiệm theo đúng quy tắc của sự sinh tồn thẩm mỹ.

* Cần: đối với những người làm nghề trồng hoa kiểng thì chuyên cần là điều vô cùng quan trọng. Chẳng những cần chuyên cần, siêng năng mà còn phải tự nguyện say mê, dành cho nó mọi sự nâng niu, chìu chuộng nữa.

* Giống: đối với những người trồng hoa kiểng, giống là yếu tố đi kèm với lòng yêu thích, trình độ tay nghề chuyên hay không chuyên về một giống đặc biệt nào đó. Nhà vườn phải luôn sưu tập được nhiều giống mới lạ, đáp ứng yêu cầu của thị trường như những ngày lễ hội: 20/ 11, Valentin, 8/3,…và cả phong tục tạp quán. Theo điều tra hầu hết bà con nông dân trồng hoa kiểng lúc đầu còn mua giống để trồng nhưng sau 1-2 vụ thì bà con có thể tự nhân giống để trồng bằng nhiều cách như: chiết hoặc ươm… Tuy nhiên, chỉ có giống cây vạn thọ Pháp là bà con phải mua giống từ nước ngoài. Vì đây là loại cây khó trồng nếu giống ta tự ươm sẽ có hoa không to và đẹp bằng giống nhập về từ nước Pháp.

* Cái giỏ trồng hoa: Cái giỏ trồng hoa được xem là một sáng kiến lớn của người dân trồng hoa. Trồng hoa dưới liếp đất, sẽ tùy thuộc vào mùa mưa, mùa nước, lại choáng nhiều diện tích, cố định một chỗ, chỉ có thể bưng hoặc nhổ khi muốn mang đi nơi khác.

Trồng trong chậu sành thì quá tốn kém lại nặng nề, dễ bị bể. Trồng trên giàn, kiểu giàn hành, thì tốn nhiều phân, khi mang đi bán thì cũng gặp khó như trồng dưới đất.

Cái giỏ tre là phương án giải quyết ưu việt. Từ nguyên liệu tre đã có sẵn ở địa phương hay các vùng lân cận. Tre được đoạn ra từng lóng dài từ 6 tấc đến 1 thước hoặc 1 thước 2 tùy theo muốn đan giỏ loại lớn hay nhỏ, dùng để trồng cho loại cây, hoa nào. Những lóng tre được chẻ ra thành từng cọng nan mỏng từ 2 đến 3 mm. Mọi người dù già hay trẻ, trai hay gái cũng đều có thể đan giỏ mọi lúc mọi nơi khi có thời gian rỗi như trẻ em vừa học bài vừa đan giỏ. Người lớn tuổi nằm võng cũng có thể đan giỏ hay ngay cả ban đêm, cả nhà vừa xem ti vi vừa đan giỏ. Giỏ được đan xong, ngày xưa người ta dùng lá lợp nhà thứ thường, ngắn cũng được chặt tấm lá cho vừa với chiều sâu của giỏ, bẻ gấp lại từ 3 đến 5 phân, đưa vào trong giỏ, bưng ra lót kín bên trong. Ngày nay hoa được trồng với số lượng gấp nhiều lần so với trước nên người ta dùng bọc ny lon để lót giỏ, cách làm này vừa mau lại vừa có giá thành rẻ, đồng thời trong quá trình làm cũng không tốn nhiều thời gian. Lót giỏ xong, ta cho phân vào vừa phải, trước khi trồng cây hoa cần tưới cho phân trong giỏ ướt đều. Có khi buột một miếng tre ngang trên miệng giỏ để buộc cho cây mới trồng vào chưa bắt phân bén rễ được dễ dàng.

Cái giỏ trồng hoa rất nhiều tiện lợi, lại đảm bảo được kĩ thuật cao. Hoa trồng trong giỏ tiết kiệm, chủ động được lượng phân, kiểm soát được độ ẩm, khi tưới không bị oi nước, mang từ nơi này đến nơi khác dễ dàng, chủ động về ánh sáng,mát, nắng. Tùy theo loại cây, hoa mà thay giỏ khi bị giỏ mục, khi chở đi xa. Trồng giỏ lại tiết kiệm, tận dụng được diện tích đất. Giỏ hoa thường để từng hàng trên giàn ngoài ruộng, cạnh bờ mương, mỗi hàng cách nhau từ 1 đến 1,5 mét, cao từ 7 đến 9 tất. Giỏ đan không cầu kỳ, cách dùng lại thuận tiện nên nghề đan giỏ tre trở thành nghề phụ gắn với nghề trồng hoa kiểng. Hiện nay một số gia đình ở phường Tân Quy Đông vẫn còn duy trì việc đan giỏ vừa cung cấp cho gia đình mình, ngoài ra còn cung cấp cho những nhà trồng hoa trong địa phương. Tuy nhiên để đáp ứng số lượng lớn

giỏ trồng hoa cho nông dân trong vùng, địa phương còn sử dụng nguồn giỏ từ những địa phương lân cận khác đem đến tiêu thụ tại đây hoặc họ có thể cung cấp cây tre thô cho bà con ở Tân Quy Đông mua về tự đan.

Nhiều hộ sống được nhờ nghề đan giỏ này, lợi nhuận không nhỏ. Tre hiện nay giá khoảng 15.000 đến 20.000 đồng/ cây, mỗi cây đan từ 100 đến 150 cái giỏ tùy theo kích cỡ lớn hoặc nhỏ, thu lời từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/cây [39, 37].

* Cái chậu trồng kiểng: chậu trồng kiểng chủ yếu được cung cấp từ các cơ sở làm gốm ở thị xã Sa Đéc. Người trồng kiểng chỉ việc lựa chọn theo mẫu mình thích rồi đặt mua, nơi bán chậu sẽ chở tới nhà cho bà con nông dân. Đó là một điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong việc trồng kiểng mà không cần phải làm ra chậu.

* Nguyên liệu để trồng hoa

Phường Tân Quy Đông là nơi có truyền thống trồng hoa kiểng nên diện tích đất trồng lúa rất ít, không đủ một lượng phân lớn để cung cấp cho làng hoa. Có chăng chỉ một số hộ gia đình tận dụng phân trong gia đình để trồng hoa với diện tích nhỏ. Vì vậy, lượng phân cung cấp cho làng hoa chủ yếu từ các nhà vườn, thương lái ở những nơi khác mang đến để bán như: Lai Vung, Hòa Long, Châu Đốc, gần nhất là huyện Lai Vung, mà nhiều nhất là ở xã Phong Hòa. Sở dĩ người ta phát hiện loại phân này là do trước đây rơm không đươc tiêu thụ mà chỉ phục vụ cho việc đốt đồng trồng lúa hoặc trồng hoa màu hoặc dùng để trồng nấm rơm, nếu không làm gì bà con nông dân bỏ rơm trôi sông. Có những gia đình khi trồng thấy phân oai mục không biết làm gì nên họ lấy bón cho những loại cây thông thường như rau hoặc bón cho những loại cây xung quanh nhà thấy cây cối phát triển tốt, vì vậy mà từ đó người ta nghĩ đến việc bón cho cây hoa. Phân rơm có nhiều loại: rơm vớt, rơm hầm, rơm để nấm, trong đó rơm để nấm là loại rơm có chất lượng thấp vì

phân đã có xử lý hóa chất để trồng nấm rơm, rơm này có nhiều nấm có thể gây mầm bệnh cho cây, loại phân này người ta có thể mua theo thúng (thúng nhỏ: 10.000 đồng; thúng lớn: 20.000 đồng) hoặc mua theo ghe (giá chênh lệch cao hơn tùy vào loại phân và số tấn của ghe trung bìmh từ 3,5 đến 4,5/ghe). Ngoài phân rơm còn có một số loại phân nữa mà làng hoa Tân Quy Đông cũng phải nhập từ nơi khác đó là vỏ dừa khô xay nhuyễn (chủ yếu ở Bến Tre), vỏ trấu… Trước đây người dân còn dùng phân cá bón cho cây đó là loại phân có chất lượng cao, giúp cây hoa lâu tàn, xanh tốt. Hiện nay số lượng cá không còn nhiều như trước nên việc bón phân cá trở nên rất hiếm. Tuy nhiên nguyên liệu chính chủ lực để trồng hoa vẫn là phân rơm. (phụ lục 18)

* Nguyên liệu trồng kiểng:

+ Mùn hay phân chuồng: đó là những mảnh lá rụng có thành phần dinh dưỡng cho cây rất cao. Mùn thường chứa một lượng lớn phù sa và những hạt sét, khi pha trộn với đất sẽ cải thiện độ thoáng khí.

+ Rêu than bùn: thu từ những cây bãi lầy a-xít từ rêu than bùn chứa đựng những chất kháng nấm. Hệ thống thoát và sự thông khí được cải thiện trong những đất nặng hơn, tạo độ ẩm cao và duy trì chất dinh dưỡng

+ Mùn cưa: cây tạo ra mùn cưa phần lớn xác định chất dinh dưỡng của nó sử dụng trong môi trường trồng.

+ Vỏ cây: chủ yếu là một sản phẩm vỏ cây, giấy và gỗ công nghiệp. + Bã mía: là một sản phẩm thải từ mía đường. Chúng có trữ lượng lớn, dễ sản xuất và dễ thoát nước trong môi trường trồng trong chậu rất tốt. Nhanh chóng phân hủy, bã mía có chi phí thấp.

+ Vỏ trấu: rất có hiệu quả trong việc cải thiện hệ thống thoát nước. Vài nguyên liệu hữu cơ khác thích hợp tạo môi trường trồng: rơm, thân cây đậu được sử dụng rất tốt.

+ Cát: cát là thành phần cơ bản của đất. Những hạt cát mịn thoát nước rất tốt. Hầu hết các loại nguyên liệu trồng cây kiểng ở địa phương có sẵn vì ngoài những nguyên liệu chính nhà vườn có thể sử dụng lại phân trồng hoa đã qua sử dụng bón lại cho cây kiểng cũng rất tốt.

Tuy nhiên việc bón phân cho cây hoa, kiểng không mấy rạch ròi, tùy vào từng loại hoa, cây kiểng mà ta có thể hoán đổi hoặc trộn lẫn với nhau để bón cho cây.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG HOA KIỂNG TÂN QUY ĐÔNG (Trang 41 -46 )

×