Bên cạnh đó, cũng với vấn đề này, bằng cách tiếp cận nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp theo các chỉ số như:mức độ nhận thức nghề, thái độ đối với nghề, tính ổn định của thái độ, trong công
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc về nhiềumặt, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Để hòachung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọnmột hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình Đặc biệt là đối với HS lớp 12hiện nay, lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phốisuy nghĩ và hành động của các em Việc lựa chọn nghề của HS không chỉ xác địnhhướng đi cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nóthúc đẩy hoặc kìm hãm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội Chọn nghề phùhợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy cá nhânsay sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để họat động tốt trong nghề,ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc đời Nhưng để có sự lựa chọnđúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi này vì những kinh nghiệm vốn cócủa HS thường chưa đủ để họ quyết định con đường lao động tương lai Sự lựachọn nghề không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm tâm, sinh lý của các em và nhữngtác động sư phạm của nhà giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố xã hội.Việc lựa chọn nghề của HS lớp 12 không những được chi phối theo nhu cầu,nguyện vọng của các em, theo giá trị xã hội của nghề nghiệp mà còn được chi phốibởi giá trị kinh tế của nghề, tính thiết thực của nghề đối với xã hội Trước đây HSchỉ được phép chọn và thi một trường, một nghề, nhiều khi bị “ép” nghề, thì gầnđây HS được thi vào nhiều trường đào tạo nghề mà các em có khả năng dự tuyển.Việc thi vào nhiều trường có tác dụng góp phần mở rộng cánh cửa nghề cho các
em, nhưng để các em có hoạt động hiệu quả trong nghề sau này thì đó là vấn đềkhó khăn, cần sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà chuyên môn về nghề nghiệp.Chọn nghề là chọn hướng đi cho cả cuộc đời Vì vậy, trước khi quyết định lựachọn một nghề trong xã hội thì HS cần có tri thức về nghề đó (hay phải nhận thức
về nghề) rồi mới có quyết định chọn nghề Nhận thức nghề là một thành phầnkhông thể thiếu được trong lựa chọn nghề, nếu HS nhận thức đầy đủ, đúng đắn vềnhững yêu cầu của nghề, về những phẩm chất mà nghề yêu cầu đối với cá nhân thì
Trang 2họ có sự lựa chọn nghề phù hợp với nguyện vọng của mình và xã hội, từ đó sẽ tíchcực hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh nghề.
Hàng năm ở nước ta có hàng vạn HS tốt nghiệp PTTH, những HS này đềumong muốn tìm cho mình một nghề ổn định, nhưng chọn nghề nào trong cơ chế thịtrường hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của HS Vốn hiểu biết biếtthực của HS về nghề có giúp các em lựa chọn đúng đắn một nghề phù hợp vớimình và nghề đó có tồn tại lâu dài hay không? Những định hướng và lựa chọn nghềcủa các em chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và khả năng đáp ứng của họ rasao? Và sau khi lựa chọn nghề các em có thỏa mãn không, kết quả giáo dục có tốtkhông?
Trả lời được câu hỏi trên là có ý nghĩa quan trọng, bước đầu cho phép rút rakết luận về định hướng nghề nghiệp tương lai của HS phổ thông Trên cơ sở đógiúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện và thực chất về vấn đề nhu cầu việc làm vàkhả năng đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp, việc làm của các em HS Đồng thời nêukhuyến nghị nhằm nâng cao công tác hướng nghiệp và nhận thức nghề cho HS lớp
12 nói riêng và cho tất cả những ai chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời nói
chung Đó là lí do của việc lựa chọn đề tài: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng”
Trang 32.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghề nghiệp và việc làm đang tạo nên mối quan tâm cấp bách và trựctiếp nhất của lứa tuổi HS chuẩn bị rời ghế nhà trường Việc xác định được nghềnghiệp và việc làm vừa phản ánh nhận thức xã hội của các em vừa cho thấy yêucầu của xã hội đối với các hoạt động nghề nghiệp Định hướng giá trị của HS tronglĩnh vực nghề nghiệp và việc làm không chỉ phản ánh quá trình đào tạo họ đượctiếp nhận, mà còn cho thấy tính chất lao động xã hội được các em hướng tới Vìvậy, định hướng giá trị nghề nghiệp vừa là kết quả của một quá trình hoạt độngsống của HS, vừa là nguyên nhân để duy trì các chuẩn mực sống của họ
Có không ít tác giả đã nghiên cứu vấn đề định hướng và chọn nghề nghiệp của
HS, sinh viên, thanh niên… Các chủ đề được các tác giả quan tâm nghiên cứu chủyếu như:
2.1 Về xu hướng chọn nghề và dự định nghề nghiệp
Bàn về xu hướng nghề nghiệp của thanh niên HS trung học, nghiên cứu
của hai tác giả Phạm Nguyệt Lãng và Trần Anh: “Việc làm cho thanh niên, giải pháp và chính sách” [2]– Tập hai (Chương trình chính sách thế hệ trẻ) Hà Nội
1990, đã nhận xét : Thanh niên HS suy nghĩ về nghề nghiệp rất muộn Suy nghĩ đó
luôn thay đổi và thiếu ổn định Các tác giả này đã đi sâu nghiên cứu khía cạnh về
những suy nghĩ của HS trong việc chọn nghề cho mình và tìm hiểu tính ổn địnhcủa những suy nghĩ đó, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa có sự quan tâm đếnkhía cạnh nhận thức và hứng thú nghề nghiệp của HS Bên cạnh đó, cũng với vấn
đề này, bằng cách tiếp cận nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp theo các chỉ số như:mức độ nhận thức nghề, thái độ đối với nghề, tính ổn định của thái độ, trong công
trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Ẩn và những người khác: “Tâm lý học
xã hội với sự nghiệp đổi mới đất nước” – Hà Nội 1989 [3] đã chỉ ra các khía
cạnh mang tính chất đầy đủ hơn về đặc điểm chung xu hướng nghề nghiệp của HStrung học, những nghề mà HS biết nhiều nhất cũng như thái độ đánh giá của HS về
các nghề Tác giả công trình này đã đưa ra những kết luận : Nhận thức về nghề của
HS còn yếu, số nghề và các trường chuyên nghiệp được HS biết đến chưa nhiều Hứng thú nghề nghiệp cuả HS hình thành muộn chưa tập trung và chưa rõ nét
Trang 4Giữa hai công trình nghiên cứu này, tuy cùng bàn về xu hướng nghề nghiệpcủa thanh niên HS, nhưng mỗi công trình lại có hướng tiếp cận và phân tích khác
nhau Với đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng”, tác giả sẽ kết hợp việc phân
tích nhận thức, hứng thú, thái độ đối với nghề nhiệp của công trình [2] và việc phântích về suy nghĩ nghề nghiệp của công trình [3] trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc đểđưa ra những nhận định và đánh giá phù hợp với bài viết của mình
Đồng thời, khi bàn về dự định chọn nghề, trong công trình nghiên cứu[2] đã đưa ra được những nghề mà thanh niên HS chọn đều hướng về phân phốilưu thông và dịch vụ Đáng chú ý là ba ngành chủ chốt trong ba chương trình kinh
tế của đất nước như công nghiệp, nông nghiệp và thủ công nghiệp thì thanh niênchưa coi là nghề yêu thích Vấn đề khoa học kỹ thuật đang là một yêu cầu pháttriển của đất nước cũng chưa được thanh niên quan tâm và coi là một nghề say mê,
yêu thích của mình Trong khi đó, tác giả Phạm Tất Thắng với đề tài: “Xu hướng lựa chọn công việc của sinh viên sau tốt nghiệp” – Tạp chí xã hội học số 2 (98),
2007 [13] lại quan tâm tới khía cạnh suy nghĩ và mong đợi của sinh viên về địnhhướng tương lai của họ, nhất là mong đợi về vấn đề quan trọng nhất khi họ ratrường: việc làm, nơi làm việc và thu nhập
Sự khác biệt của hai công trình nghiên cứu này khi phân tích dự định nghề đó
là ở các khách thể nghiên cứu Một công trình tìm hiểu đối tượng HS chuẩn bị TN,một công trình tìm hiểu đối tượng là sinh viên sau TN Điều đó dẫn đến hướng đikhác nhau trong quá trình nghiên cứu và phân tích Với các phương pháp nghiêncứu xã hội học bao gồm cả định tính và định lượng, các công trình nghiên cứu trên
đã đề cập đến vấn đề xu hướng nghề và dự định chọn nghề của HS, từ đó giúpchúng tôi có những số liệu để so sánh và phục vụ khi nghiên cứu Nhưng vấn đềnày chưa được các tác giả nghiên cứu sâu và đầy đủ, chỉ dừng lại ở nhận thức và
dự định chứ chưa thể hiện ra thành hành động cụ thể, cũng như việc tìm hiểu cácyếu tố tác động đến suy nghĩ và sự lựa chọn nghề nghiệp của HS Đề tài của tác giả
sẽ tiến hành tìm hiểu những vấn đề mà các tác giả chưa thực hiện nêu trên
Trang 52.2 Về nhận thức nghề và dự định chọn nghề
Nghiên cứu về vấn đề nhận thức nghề và dự định chọn nghề, có nhiều côngtrình và bài viết đề cập đến nhưng chỉ là những trình bày sơ sài, và khi đi sâu giảiquyết vấn đề chỉ có tác giả Phan Thị Tố Oanh nghiên cứu một cách cụ thể hơn với
đề tài: “Nghiên cứu nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh phổ thông trung học” (Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học sư phạm – tâm lý – 1996) [4]
tiến hành nghiên cứu trên 497 học sinh 4 trường thuộc nội ngoại thành thành phố
Hà Nội và Huế đã cho rằng: HS ở các nhóm nghề đã có nhận thức về nghề nghiệp
nhưng ở mức độ chưa cao, chưa sâu sắc và đầy đủ Trong ba mặt nhận thức về nghề HS nhận thức nhu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp mình định chọn cao hơn so với nhận thức về thế giới nghề nghiệp – yêu cầu đặc trưng của nghề và nhận thức về đặc điểm cá nhân ( tương ứng là 0,98; 0,55; 0,375 điểm ) Điều đó chứng tỏ những yếu tố khách quan của nghề nghiệp đối với cá nhân được HS nhận biết dễ hơn những yêu cầu của nghề nghiệp về các đặc điểm tâm lý cá nhân.
Và trong ba trình độ nghề thì đa số HS dự định chọn trình độ cao: có tới80,4% dự định thi đại học; 36,9% dự định thi trung cấp; 7,3% thi vào sơ cấp và5,5% không thi vào hệ nào
Trên cở sở phân tích các yêu cầu của đề tài, tác giả đã đưa ra những nhận xét:
Nhận thức nghề đang dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài chưa đi sâutìm hiểu đặc trưng riêng của nghề và đối chiếu yêu cầu đó với những đặc điểm thểchất và tâm lý của mình
Đa số HS chọn đại học, vào những nghề xã hội đánh giá cao, có khả năngtìm việc ổn định và cần thiết xã hội
Nói đến nhận xét này, tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh cũng có bài viết trên tạp
chí Khoa học giáo dục số 16, tháng 1/2007 mang tên “Nhu cầu học nghề cuả học sinh trung học phổ thông” [17] Bài viết của tác giả đã khẳng định rằng phần
đông HS có nhận thức đúng đắn rằng vào đại học không phải là con đường duynhất để thành đạt (70% ý kiến được hỏi), nhưng lại có tới 70% lựa chọn con đườngnày sau khi TN PTTH
Và các nhóm nghề được HS lựa chọn nhiều nhất là công nghệ thông tin, điện,dệt may Sự lựa chọn này phản ánh tương đối chính xác xu hướng phát triển của thị
Trang 6trường lao động Những nghề này, nhất là dệt may đang có nhu cầu lớn về lao động
kĩ thuật, HS những ngành này ra trường hầu hết tìm được việc ngay
Đặc điểm giới tính có ảnh hưởng đến dự định chọn nghề của nam và nữ
Nhận thức nghề và dự định chọn nghề của HS chưa có sự phù hợp cao,chọn nghề theo ý muốn chủ quan
Công trình [4] nghiên cứu khá đầy đủ các khía cạnh của hoạt động chọn nghềcủa HS Đặc biệt, dựa trên các nghiên cứu định lượng, định tính và các phươngpháp tiếp cận xã hội học đặc biệt là phương pháp thử nghiệm tác động đối với các
em HS, tác giả đã phân tích khá rõ vấn đề nhận thức nghề và dự định chọn nghềcủa HS PTTH Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chưa làm rõ được các nhân tốtác động đến định hướng chọn nghề của HS và hiệu quả của hoạt động hướngnghiệp của các trường phổ thông mà tác giả tiến hành nghiên cứu Bên cạnh đó,công trình [5] tuy không đề cập nhiều đến nhận thức nghề của HS, và chỉ bằngnghiên cứu định lượng, tác giả bài viết đã đề cập đến các lí do cụ thể của việc chọnnghề của HS, đồng thời cũng đưa ra được những ảnh hưởng đến định hướng nghềnghiệp của HS PTTH Trên cơ sở đó, đề tài này sẽ kết hợp những cái đạt được củahai công trình trên và đi sâu nghiên cứu khía cạnh mà tác giả chưa đề cập tới đểchúng ta có cái nhìn về vấn đề toàn diện hơn
2.3 Nghiên cứu về động cơ và nguyện vọng chọn nghề
Nghiên cứu vấn đề này, tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: “Động cơ chọn
nghề của thanh thiếu niên” (Luận án Phó Tiến Sĩ – 1979) [5] đã đưa ra những
nhận xét sau: Ở thanh niên HS động cơ bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài,
nam thanh niên xếp việc khả năng thực hiện khả năng của mình là động cơ đầu tiên trong chọn nghề, thứ hai là tính chất quan trọng của nghề và thứ ba là hoạt động hứng thú Ở nữ thanh niên thì thứ nhất là yêu cầu của nhà nước, thứ hai là vị trí xã hội của nghề, ba là thực hiện được khả năng của mình Theo tác giả thì sự
lựa chọn ngành nghề của nam và nữ khác nhau cũng như của thanh niên Việt Namkhác thanh niên Tiệp Khắc Nghiên cứu cuả tác giả Nguyễn Ngọc Bích sử dụngphương pháp chủ yếu là định lượng nên chỉ đưa ra một số động cơ tiêu biểu có liênquan đến sự lựa chọn nghề của HS, sinh viên và đánh giá những động cơ nào quan
Trang 7trọng đối với họ mà không đề cập đến động cơ về học tập, về động cơ sống và việcthực hiện các động cơ đó cũng như nguyện vọng chọn nghề của HS như thế nào
Trên cơ sở của những tồn tại đó, tác giả Kham Phan Kham – On với đề
tài: “Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” (Luận án Phó Tiến Sỹ khoa Tâm lý – sư phạm – 1994) [6] tiến hành
khảo sát 80 HS PTTH Lào và 235 lưu HS Lào học ở các trường đại học Việt Nam,
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Anket, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứusản phẩm hoạt động và toán học thống kê trong việc thực hiện đề tài của mình, tác
giả cho thấy nhóm động cơ: học nắm tri thức khoa học, học để phục vụ nhân dân
và học vì trách nhiệm nghĩa vụ tác động mạnh nhất đến HS, trong đó HS giỏi
chiếm 70%, khá là 88,37%, còn với các HS trung bình là do quan hệ người và xãhội kích thích cao hơn Và nguyện vọng chọn nghề của các em được phân chia racác lĩnh vực: khoa học kỹ thuật chiếm 34,60%, đối tượng là con người chiếm27,93%, nghệ thuật 15,55%, tự nhiên 12,38%, có dấu hiệu là 9,52%
Từ đó, tác giả đi đến kết luận:
Động cơ thuộc nhóm A (học nắm tri thức khoa học, học để phục vụ nhândân và học vì trách nhiệm nghĩa vụ) do HS nhận thức rõ mức độ thúc đẩy mạnh mẽcủa chúng đối với cá nhân trong quá trình học tập chiếm ưu thế
Động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập HS
Nguyện vọng và thực tế chọn nghề có chênh lệch
Động cơ học tập gắn bó chặt chẽ với nguyện vọng chọn nghề
Tuy có bàn đến các động cơ của việc chọn nghề nhưng các tác giả chưa đưa ramột cấu trúc thứ bậc động cơ lựa chọn nghề của HS cũng như quan tâm của tác giảđến vấn đề nhận thức nghề nghiệp sẽ đóng vai trò gì đối với việc chọn nghề màtheo đó chứng tỏ trong quá trình lựa chọn nghề không thể thiếu thành phần nhậnthức nghề Và cũng dựa vào đó, bài viết này sẽ tiến hành làm rõ yếu tố nhận thứcnghề của HS PTTH
2.4 Nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp
Nhiều công trình nghiên cứu trước đây của giáo sư Phạm Tất Dong như:
“Vấn đề hứng thú trong công tác hướng nghiệp – Nghiên cứu Khoa học giáo dục, số 18/1974” [19]; “Hướng nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường” –
Trang 8Thế giới mới số 91/1974” [21]… đã xem xét sâu sắc và có hệ thống về hứng thú
nghề nghiệp cũng như những vấn đề cơ bản về nội dung phương pháp hướng
nghiệp cho học HS Còn tác giả Phạm Ngọc Uyển trong “Tâm lý học xã hội với
sự nghiệp đổi mới đất nước” – Hà Nội 1989 [12], cho rằng: Nếu thừa nhận hoạt
động học tập lao động kĩ thuật và hướng nghiệp là một hình thức của họat động chủ đạo đối với lứa tuổi HS sắp TN phổ thông thì hoạt động đó có khả năng hình thành ở các em một cấu tạo tâm lý mới là sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động, là một phức hợp thuộc tính cách trong quan hệ biện chứng.
Trên cơ sở đó, trong các công trình nghiên cứu của mình, tác giả Phạm TấtDong đã đưa ra kết luận: Hứng thú môn học, hứng thú nghề nghiệp có tác dụngthúc đẩy việc lựa chọn nghề và thực hiện được khả năng của mình là động cơ mạnhnhất, quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề của HS Và tác giả Phạm NgọcUyển lại kết luận: Sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động được hình thành qua các quátrình giáo dục lỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, lao động sản xuất và tay nghề Nó
có tác dụng định hướng kích thích chủ thể đi vào một hình thức lao động xác định Một công trình hướng đến hứng thú của cá nhân trong việc học tập và chọnnghề là chủ yếu Một công trình nói đến tâm lý đi vào lao động được hình thànhqua lao động sản xuất và hướng nghiệp Tuy hình thức là khác nhau, nhưng hứngthú cá nhân đều được đề cập đến trong cả hai bài viết này Trên cơ sở đó, khi ápdụng vào đề tài này, chúng tôi sẽ vận dụng cả hai mục đích trên để xem xét và giảiquyết có hiệu quả các vấn đề mà đề tài đặt ra trong việc thực hiện hoạt động hướngnghiệp của các cá nhân, tổ chức cho HS để tạo cho các em có những nhận thức,hứng thú và lựa chọn ngành nghề phù hợp
Các bài viết này đã đề cập khá kĩ đến hứng thú, thái độ của HS trong việcchọn nghề và hành vi chuẩn bị nghề, từ đó đã cung cấp cho chúng tôi không ít sốliệu để phục vụ đề tài Tuy nhiên, các tác giả chỉ chú trọng đến một yếu tố duy nhất
mà chưa có nghiên cứu và xem xét sự tác động qua lại giữa các yếu tố nhận thức,động cơ, hứng thú, thái độ trong việc lựa chọn nghề của HS
Trang 92.5 Trong lĩnh vực lý luận và thực tiễn công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Gắn liền với các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Hộ:
“Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp” – Luận án Tiến sỹ 1988 [7]; các bài viết của tác giả Phạm Tất Dong đã nêu ở trên; Lê Đức Phúc: “Nghiên cứu nghề và sự phù hợp nghề của nhân cách làm cơ sở cho công tác hướng nghiệp
và tư vấn nghề nghiệp” [13] Trong các công trình này, các tác giả đã giải quyết
những vấn đề then chốt của công tác hướng nghiệp như:
Vấn đề lịch sử phát triển hệ thống công tác hướng nghiệp ở các nước trênthế giới và Việt Nam
Bản chất khoa học của công tác hướng nghiệp
Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của công tác hướng nghiệp
Nội dung cơ bản và các hình thức hướng nghiệp
Vấn đề tổ chức và điều chỉnh công tác hướng nghiệp
Trong khi đó, tác giả Huỳnh Thị Tam Thanh với bài viết: “Vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học viên bổ túc trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng”
(Tạp chí Giáo dục số 165, kì 2-6/2007) [14] đã tiến hành tìm hiểu thực trạng giáodục hướng nghiệp cho học viên Bổ túc trung học phổ thông thuộc đối tượng chưatham gia lao động nghề nghiệp tại 8 trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bànthành phố Đà Nẵng, kết quả khảo sát 355 học viên đã tiến hành giải quyết các vấn
đề mang tính cụ thể hơn của hoạt động hướng nghiệp:
Việc cung cấp các kiến thức liên quan đến nghề qua bài giảng các mônvăn hóa
Mức độ tổ chức và tuyên truyền về các hoạt động ngoại khóa về giáo dụchướng nghiệp
Hoạt động tổ chức và tư vấn nghề cho HS
Qua các vấn đề cần giải quyết đó, và thông qua kết quả nghiên cứu, các bàiviết đã đi đến những kết luận trong việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho HS
Nhóm công trình nghiên cứu [13] cho rằng: Vấn đề hướng nghiệp cho HS phổ
thông chỉ mới dừng lại ở khâu định hướng nghề, còn các khâu tư vấn nghề và tuyển chọn nghề chưa được chú trọng thích đáng Gần đây, khâu tư vấn nghề đã
Trang 10được các TTHN dạy nghề quan tâm Trung tâm lao động hướng nghiệp của Bộgiáo dục và đào tạo đã xây dựng quy trình tư vấn nghề cho HS phổ thông với tưtưởng chủ đạo coi trọng tính độc lập tự chọn nghề của HS Trong khi đó, bài viết
[4] đưa đến kết luận: Nhìn chung, học viên bổ túc trung học phổ thông hầu như
chưa được tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp hoặc nếu có cũng chỉ là mang tính tự phát, chưa có những định hướng, quy định cụ thể
Với kết quả nghiên cứu như vậy, các tác giả đã làm rõ được thực trạng hoạtđộng giáo dục hướng nghiệp trong các trường PTTH, đó là vẫn còn nhiều yếu kém,hoạt động chưa hiệu quả Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhậnthức và lựa chọn nghành nghề của HS Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này
đề cập khá nhiều về mặt lý thuyết mà chưa đưa ra được hệ thống các giải pháp cụthể từ các cá nhân, tổ chức, để các đơn vị này thực hiện tốt hơn hoạt động hướngnghiệp giúp các xem HS lựa chọn cho mình một nghề phù hợp
2.6 Về vấn đề và giải pháp trong hoạt động hướng nghiệp
Có rất nhiều các giải pháp nhằm giúp HS lựa chọn nghề đúng đắn như: giảipháp từ phía bản thân HS, từ gia đình, nhà trường, các tổ chức hướng nghiệp…Dưới đây là các bài viết bàn về các giải pháp về hoạt động hướng nghiệp cho HS:
Thạc sỹ Bùi Việt Phú với bài viết “Xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông - vấn đề và giải pháp” (Tạp chí giáo dục số 168,
kì 2 – 7/2007) [15] đã nêu lên thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ởtrường trung học trên 10 tỉnh, thành phố là: số trường làm tốt hoạt động hướngnghiệp trung học cơ sở chỉ chiếm 0,01 – 0,02%; ở PTTH có khá hơn (5,4 -6,3%).Qua đó cho thấy nhà trường phổ thông hết sức coi nhẹ việc chuẩn bị cho HS đi vàonghề nghiệp Từ đó, tác giả đi đến kiến nghị một số giải pháp xã hội hóa giáo dụccho HS phổ thông:
Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng
Đẩy mạnh công tác phân luồng HS phổ thông
Phát huy có hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồngnhằm cung cấp thông tin đến đối tượng phụ huynh HS
Huy động các tổ chức xã hội, các nhà khoa học nghiên cứu xây dựng nộidung giáo dục hướng nghiệp cho HS PTTH
Trang 11 Xây dựng các phòng hướng nghiệp, các trung tâm tư vấn hướng nghiệptrong trường PTTH và trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp.
Đa dạng hóa nguồn giáo viên
Phối hợp giữa nhà trường phổ thông – trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướngnghiệp; các cơ cở sản xuất dịch vụ và các tổ chức tổ chức xã hội cùng tham gia trựctiếp hay gián tiếp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh PTTH
Cũng nằm trong hệ thống các giải pháp trong hoạt động hướng nghiệp,thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng có bài viết nhằm đưa ra các hướng giải
quyết cho một hoạt động cụ thể là tư vấn nghề “Làm tốt công tác tư vấn nghề góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông”
(Tạp chí Giáo dục số 156, kì 2 – 2/2007) [16] Bài viết đã nêu lên tầm quan trọngcủa hoạt động giáo dục hướng nghiệp, và nhiệm vụ của tư vấn nghề trong trườngphổ thông và qua đó tác giả đã nêu lên các bước để thực hiện những nhiêm vụ này,
cụ thể: Giới thiệu các thông tin về nghề nghiệp; tìm hiểu toàn diện nhân cách HS;lập hồ sơ hướng nghiệp HS; theo dõi quan sát HS trong quá trình học tập, văn hóa,lao động, kĩ thuật, học nghề…; tư vấn…
Bài viết [15] đã đưa ra các giải pháp mang tính chung nhất cho nhiều yếu tốtác động đến việc chọn nghề của HS Tuy nhiên, bài viết [16] là một bài viết cụ thểhóa lại một trong các yếu tố của bài viết [15], đó là công tác tư vấn nghề Đây làmột hoạt động mang tính chất chủ đạo trong việc hướng nghiệp cho HS, giúp các
em nâng cao thêm kiến thức nghề và lựa chọn nghề
Và cả hai bài viết này đã nêu rõ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dụchướng nghiệp trong trường phổ thông và các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt hơnhoạt động này cho các em HS và giúp các em có được những hiểu biết và lựa chọnnghề phù hợp với bản thân mình Tuy nhiên, cả hai bài viết đã bỏ quên yếu tố là giađình-môi trường xã hội hóa đầu tiên giúp hình thành và phát triển nhân cách conngười trước khi hòa nhập và tiếp thu các kiến thức từ môi trường xã hội Do vậy,một giải pháp quan trọng không thể thiếu cho HS trong hướng nghiệp, chọn nghề
là từ phía gia đình nơi các em sinh sống
Trang 12Như vậy về phần nội dung các bài viết, luận án, các đánh gía đã cho chúng ta
một cái nhìn khái quát về thực trạng nhận thức, động cơ, hứng thú nghề nghiệp vàđịnh hướng chọn nghề… của HS PTTH, cũng như các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hướng nghiệp và chọn nghề cho HS PTTH Đồng thời cũng đưa ra đượcnhững kết quả khả quan về các vấn đề trên Tuy nhiên, mỗi bài viết chỉ tìm hiểumột khía cạnh nhất định mà ít hoặc không có sự tìm hiểu đến các vấn đề xungquanh của đề tài, tìm hiểu các đối tượng là HS PTTH chung chứ không đi sâu vàomột đối tượng là các em HS lớp 12
Về phương pháp các tác giả của các bài viết, luận án, các đánh giá đã sử
dụng phương pháp điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng vấn đề chọn nghề của HS
phổ thông Phương pháp tiếp cận như phân tích hệ thống, so sánh, tổng hợp…
những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động chọn nghề và định hướng nghềnghiệp cho các em HS Sử dụng phương pháp kế thừa, tham khảo các tài liệu khoahọc từ trước tới nay đã được nghiên cứu về lĩnh vực này; đồng thời kế thừa các sốliệu đã được điều tra, tổng hợp từ nhiều cuộc điều tra chuyên ngành Phương pháp
so sánh, đánh giá và có cả những nhận định chủ quan của các tác giả
Tóm lại: Những tài liệu có tính chất lý luận về công tác hướng nghiệp và tư
vấn nghề trên đây đã được chúng tôi lấy đó làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu đềtài của mình Dựa vào đó tác giả có những chương trình thực nghiệm phù hợp đểtránh sự khập khiễng giữa lý luận và thực tiễn nghiên cứu Có thể nói rằng, ở ViệtNam các lĩnh vực nghề, xu hướng nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, động cơchọn nghề… đã được quan tâm nhiều hơn Những kết quả đó đã làm tiền đề chochúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này vào thời điểm hiện nay Bản thân thế giớinghề nghiệp luôn luôn biến động và phát triển không ngừng, vì vậy việc nghiêncứu về nó bao giờ cũng mang tính chất thời sự và mới mẻ Riêng vấn đề địnhhướng chọn nghề, nhận thức nghề của HS lớp 12 và các nhân tố tác động chưađược các tác giả quan tâm một cách thỏa đáng, mà chỉ dừng lại trên cơ sở hình tháibên ngoài của nghề chưa đi sâu tìm hiểu bản chất nghề Đó cũng là lý do thôi thúctác giả đi sâu tìm hiểu về tình hình định hướng nghề nghiệp và các yếu tố ảnhhưởng đến dự định chọn nghề của HS lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay
Trang 13Với đề tài: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng”, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu
sâu hơn thông qua các công cụ thu thập thông tin như phân tích tài liệu sẵn có,phỏng vấn bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu Số liệu thu thập được sẽ xử lýbằng phần mền SPSS 11.5 để mô tả thực trạng, phân tích các biến số trong mối
tương quan và hồi quy tuyến tính Bên cạnh đó tác giả cũng sẽ sử dụng một số lý
thuyết để giải thích và phân tích thực trạng nhận thức nghề, dự định chọn nghề vàcác yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề của HS lớp 12 Trên cơ sở đó sẽ đề ra một
số giải pháp tổng quát và cụ thể với mong muốn giúp các em HS nâng cao nhậnthức nghề và có những sự lựa chọn ngành nghề hiệu quả hơn
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức nghề và định hướng chọn nghềcủa HS lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay
- Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả của công tác hướng nghiệp,đồng thời có thể hiểu được tâm tư nguyện vọng của HS 12
- Tìm hiểu những yếu tố tác động tới nhận thức và định hướngchọn nghề của HS lớp 12
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức để các emlựa chọn nghề phù hợp
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định nội hàm các khái niệm liên quan và phân tích hướngtiếp cận lý thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề định hướng nghề nghiệp của HS lớp
12 tại Tiền Giang
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức nghề và định hướng chọn nghềcủa HS lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay
- Khảo sát làm rõ tình hình và những yếu tố ảnh hưởng đếnnhận thức, hành vi định hướng đó
- Nghiên cứu tìm ra giải pháp, kiến nghị thiết thực đối với vấn
đề nhận thức nghề và định hướng nghề nghiệp cho HS lớp 12 tại Tiền Giang nóiriêng và HS phổ thông cả nước nói chung
Trang 144.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay vàcác yếu tố ảnh hưởng
4.2 Khách thể nghiên cứu
HS lớp 12 tại 3 trường: THPT Vĩnh Bình, THPT Bán công Vĩnh Bình,TCKTKT Tiền Giang
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Với địa bàn nghiên cứu tại Tiền
Giang, tác giả tiến hành nghiên cứu tại 3 trường:
Trường Trung học phổ thông Vĩnh Bình
Trường Trung học phổ thông bán công Vĩnh Bình
Trung cấp kinh tế kĩ thuật Tiền Giang
Tác giả thực hiện đề tài từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2008 chia làm 2 giai đoạn:+ Giai đoạn 1: từ 5/2008 đến 6/2008, giai đoạn này tác giả tiến hành thu thậpthông tin sẵn có, khảo sát thực địa, xây dựng kế hoạch đề cương nghiên cứu, tiếnhành nghiên cứu thực địa, phỏng vấn bằng bảng hỏi
+ Giai đoạn 2: từ 6/2008 đến 7/2008, trên sơ sở những thông tin, số liệu vànhững phân tích định lượng, tác giả tiếp tục tiến hành quan sát và phỏng vấn sâu đểphân tích và tìm hiểu sâu vấn đề nghiên cứu Sau đó hoàn thành báo cáo
5.Giới hạn nghiên cứu
Với đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng”, do những điều kiện chủ quan
và khách quan có khó một khăn như giới hạn về khả năng, thời gian, nhân lực, kinhphí và các đặc điểm của khu vực nghiên cứu nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứuvới lượng mẫu và các tiêu chí chọn mẫu nhỏ, chưa thật toàn diện, chưa khai tháchết được mọi thông tin liên quan phục vụ cho đề tài này
Nhưng bên cạnh đó tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ giảng viênhướng dẫn, các đơn vị cung cấp thông tin, các em HS lớp 12 tại Tiền Giang cũngnhư bạn bè người thân xung quanh trong việc thực hiện đề tài này
Trang 15Nếu có điều kiện tác giả mong muốn phát triển đề tài theo một hướng toàndiện hơn, đó là:
- Không chỉ là HS lớp 12 mà cò có thể là HS PTTH
- Không chỉ là HS tại Tiền Giang mà có thể nhiều khu vực hơn
để có sự so sánh khách quan hơn
- Không chỉ dừng lại ở các em đang theo học PTTH mà có thể
đi sâu tìm hiểu nghiên cứu thêm các đối tượng đã thi đậu tốt nghiệp, trung họcchuyên nghiệp, cao đẳng – đại học để thấy được kết quả của sự lựa chọn nghềnghiệp tác động như thế nào đến kết quả học tập, sự thỏa mãn và hành động nhằmđạt được mục tiêu đề ra… của các em
6.Điểm mới của đề tài
Trên cơ sở phân tích những thành tựu lý luận tâm lý học của các tác giả vềlĩnh vực nghề nghiệp, tác giả đã góp phần nhỏ bé của mình vào những vấn đề sau:
- Vạch ra thực trạng nhận thức nghề và định hướng chọn nghềtương lai của HS lớp 12
- Làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức nghề và địnhhướng chọn nghề tương lai, cũng như kết quả giáo dục của HS lớp 12 hiện nay
- Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp trong tư vấn thông tinnghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức nghề của HS giúp HS lựa chọn nghề phùhợp hơn
7.Mẫu nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mang tính chất thăm dò Dựa trên khả năng và điềukiện thực tế cũng như đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành chọnmẫu phân tầng ngẫu nhiên tại một trường Công lập, một trường Bán công và mộttrường dạy nghề tại địa bàn tỉnh Tiền Giang
Tổng số phiếu phát ra là 120 chia đều cho ba khối trường
Số phiếu hợp lệ thu được là 113 phiếu
Trang 168.Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
Đề tài sẽ vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật lịch sử để nghiêncứu vấn đề Đồng thời, công trình sẽ được nghiên cứu dưới lối tiếp cận xã hội học.Các lý thuyết chính đã được vận dụng để phân tích, giải thích việc nhận thức, hành
vi chuẩn bị và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp HS lớp 12 là: lýthuyết xã hội hóa, lý thuyết chức năng của Talcott Parsons, lý thuyết lựa chọn hành
vi hợp lý của James S.Coleman
8.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
Thông qua thu thập, phân tích một số tài liệu, sách báo tạp chí đã giúp tác giảrút ra được tổng quan và có thêm những hiểu biết về vấn đề liên quan đến đề tài
Phương pháp trưng cầu ý kiến
Để thu thập thông tin định lượng, tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏianket với những câu hỏi đã được soạn sẵn và trực tiếp phỏng vấn các khách thểtheo mẫu nghiên cứu Số lượng bảng hỏi phát ra là 120 bảng Với phương pháp nàynhằm bộc lộ các vấn đề:
- Tìm hiểu nhận thức của HS về nghề nghiệp định chọn
20 người
THPT BCVĩnh Bình
20 người
THPTVĩnh Bình
20 người
TCKTKTTiền Giang
20 ngườiNam
60 người
Trang 17- Tìm hiểu mối tương quan giữa nhận thức và dự định chọnnghề của HS.
- Tìm hiểu các hoạt động của HS để có nhận thức và dự địnhchọn nghề
Phương pháp phỏng vấn sâu bán cơ cấu
Để có được cái nhìn khách quan và chính xác hơn, sâu hơn về vấn đề địnhhướng nghề nghiệp của HS lớp 12, chúng tôi tiến hành:
- Gặp gỡ ban giám hiệu nhà trường và giáo viên để tìm hiểu vấn
đề hướng nghiệp của nhà trường, công tác dạy và học, kết quả thi TN, đại học của
HS trong những năm gần đây
- Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với HS, đặc biệt là phụ huynh HS đểtìm hiểu nguyện vọng của họ về nghề nghiệp của con em mình, đồng thời tìm hiểuvai trò của gia đình trong việc giúp đỡ các em hiểu nghề và chọn nghề
Những thông tin thu được trong các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn này nhằm bổsung và tìm hiểu sâu hơn một số thông tin mà những câu hỏi trong bản trưng cầucòn hạn chế cũng như cho quá trình phân tích bài làm của tác giả
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu kết quả học tập các môn học, hồ sơ thi tuyển, kết quả thi tay nghề
ở trường phổ thông nhằm đánh giá mức độ hiểu biết nghề của HS
Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin thu được từ cuộc điều tra, phỏng vấn trong nghiên cứu tácgiả tiến hành tổng hợp, phân tổ và phân tích các tần số và tương quan thông quaviệc xử lý bằng phần mềm SPSS 11.05 for Windows
Trang 189.Khung phân tích
Trong nghiên cứu này, định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 tại Tiền Giangđược xem là biến phụ thuộc Các biến độc lập bao gồm: môi trường xã hội hóa, đặcđiểm cá nhân, và điều kiện kinh tế gia đình Và biến kiểm soát là điều kiện kinh tế -văn hóa - xã hội
10 Gỉa thuyết nghiên cứu
- Hiện nay HS chưa nhận thức đầy đủ về nghề định chọn
- Sự phát triển của kinh tế - xã hội làm xuất hiện nhiều ngànhnghề mới và khả năng phát triển của mỗi nghề là khác nhau, từ đó có ảnh hưởng đến
dự định chọn nghề của HS
- Bên cạnh sự tác động lớn của quá trình xã hội hóa như giađình, nhà trường, bạn bè, truyền thông, dự định chọn nghề của HS còn chịu sự tácđộng của những yếu tố như: kinh tế gia đình, môi trường sống, đặc điểm tâm sinh
lý cá nhân và hiệu quả của các hoạt động hướng nghiệp…
- Có sự khác biệt lớn trong dự định chọn nghề của HS nam và
- Năng lực và thể chất
cá nhân
- Động cơ chọn nghề
Trang 19- Có sự khác biệt trong dự định chọn nghề của HS ở các khu cáctrường công lập, bán công và dạy nghề.
- Có sự tương quan lớn giữa nhận thức nghề và dự định chọnnghề của HS
11 Kết cấu luận văn
Luận văn này bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kếtluận, khuyến nghị
Phần nội dung: được thiết kế gồm ba chương:
Chương 1: Các khái niệm liên quan và hướng tiếp cận lý thuyết
Chương 2: Thực trạng vấn đề định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 tại Tiền
Giang hiện nay
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12
tại Tiền Giang hiện nay
Phần kết luận: Tổng kết lại những kết quả nghiên cứu và đưa ra những khuyếnnghị, giải pháp đối với việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, nâng cao nhậnthức và lựa chọn nghành nghề tương lai cho các em HS lớp 12 nói riêng và HStrung học nói chung
Trang 20PHẦN NỘI DUNGChương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 Các khái niệm sử dụng trong đề tài nghiên cứu
1.1.1 Định hướng
Theo từ điển tiếng Việt: “Định hướng là việc đưa ra một hướng đi cho hoạtđộng nào đó trên cơ sở phân tích kỹ khả năng, tài trí của từng đối tượng Mục đíchcuối cùng của sự định hướng là những quyết định và hành động đúng đắn, phù hợpvới mọi hoàn cảnh, điều kiện khách quan và chủ quan của chủ thể”
Như vậy, trước khi và trong khi xảy ra hành động, ý chí của con người luôn ýthức được mục đích của hành động đó
Áp dụng khóa luận này, chúng tôi sử dụng khái niệm “ định hướng” theo quanniệm của tâm lý học, nhằm tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 với tưcách là hành động có ý thức Ở đây, định hướng việc làm, nghề nghiệp của HS đãđược suy nghĩ cân nhắc và lựa chọn dưới sự tác động của tư duy lý tính Đây làmột hành động có mục đích bởi vì nhóm HS này cùng với quá trình cân nhắc vàlựa chọn thì họ đã lường được một kết quả Cụ thể là họ đã trả lời những câu hỏinhư: Sau khi ra học hết phổ thông sẽ làm gì? Chọn ngành, nghề, trường nào nào? Ởđâu? Và họ cần phải chuẩn bị những gì, khả năng đáp ứng của họ ra sao? tức là
họ sẽ biết được, xác định được những đặc điểm của nghề, đòi hỏi yêu cầu của nghề
đó đối với họ Như vậy, sự định hướng, lựa chọn nghề nghiệp việc làm của những
HS này được xem như một hành động có ý chí chủ quan là một định hướng nhằmđạt được mục tiêu nhất định
1.1.2 Định hướng giá trị
Định hướng giá trị được xem là thái độ, là sự lựa chọn, sắp xếp các giá trị vậtchất và tinh thần theo một trật tự nhất định, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sởthích của con người đối với một giá trị nào đó Định hướng giá trị là một trongnhững yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cốbởi năng lực nhận thức, kinh nghiệm cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài giúp cánhân tách cái có ý nghĩa, cái thân thiết đối với họ với cái vô nghĩa, không bản chất.Định hướng giá trị bao gồm tập hợp những giá trị ổn định và không mâu thuẫntạo nên những nét đặc trưng của ý thức, đảm bảo tính mục đích, tính tích cực và
Trang 21kiên định của cá nhân để hoạt động theo các phương hướng nhất định Định hướnggiá trị cũng biểu thị nhu cầu và hứng thú cá nhân như là những nhân tố quan trọngnhất quyết định và điều chỉnh hệ động cơ và nhân cách.
Định hướng giá trị xác định phương pháp hành động, xu thế phát triển trí tuệ,tình cảm và sự nỗ lực của ý chí Vì vậy, nó liên quan chặt chẽ đến lối sống của các
cá nhân và các nhóm xã hội
Với khái niệm này, vấn đề chọn nghề nghiệp tương lai của HS lớp 12 được coinhư một giá trị Giá trị này được coi như là một kết quả nhận thức, tính toán và lựachọn dưới tác động của rất nhiều yếu tố xã hội khác nhau Sự tác động là khác nhaucủa các yếu tố xã hội đối với những em HS là khác nhau Đó là quá trình nhậnthức, tiếp thu các giá trị xã hội Từ đó họ hình thành cho mình một nhận thức riêng,một định hướng lựa chọn nghề nghiệp được coi là phù hợp với họ trong tương lai.Việc định hướng và lựa chọn nghề của mỗi cá nhân đánh dấu sự phát triển củanền sản xuất, mỗi quốc gia, khu vực địa phương Chọn nghề không chỉ quyết định
sự thành đạt của hoạt động cá nhân, cuộc đời của họ trong tương lai mà còn ảnhhưởng tới cả xã hội Xã hội ngày càng phát triển thì việc làm và nghề nghiệp càngphân hóa và trở nên phong phú Vì vậy mà con người bước vào tuổi trưởng thànhđứng trước sự lựa chọn ngày càng phong phú hơn nhưng cũng khó khăn hơn
1.1.3 Nghề nghiệp
Nghề nghiệp là một khái niệm gồm hai phần: nghề và nghiệp
Theo từ điển tiếng Việt:
- Nghề là một công việc chuyên làm hoặc công việc được một người thực hiệntrong thời gian dài theo sự phân công lao động
- Nghiệp là nghề là ăn sinh sống, nghề chủ yếu của một người sinh sống, theonghĩa rộng là cả sản phẩm vật chất lẫn tinh thần
Nghề nghiệp được thể hiện ra trong quá trình lao động Nó là phương thức laođộng của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của mình
Xã hội càng phát triển thì nghề càng phong phú, cùng với sự thay đổi công cụsản xuất và sự phân công lao động, nhiều nghề nghiệp được phát triển và không ítnghề cũng có sự thay đổi Trong thời đại ngày nay, thời đại bão táp của tiến bộkhoa học kĩ thuật, nghề này mất đi, nghề khác xuất hiện, nhiều nghề đã thay đổi nội
Trang 22dung lẫn hình thức công việc Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm thay đổi tính chất laođộng, hoàn thiện công cụ sản xuất, thay đổi bản thân đối tượng lao động Do đó,việc đào tạo con người lao động trong các nghề nghiệp khác nhau cũng được thayđổi, con người cần phải thực hiện được một cách rộng rãi nhiều chức năng hơn vàcần thiết lao động phối hợp các nghề khác Do đó, việc chọn nghề mới hay phânhóa và chuyên môn hóa nghề nghiệp cao, mỗi nghề mới này đòi hỏi ở người laođộng những phẩm chất tâm lý nhân cách, những khả năng khác nhau Tùy thuộcvào cách sử dụng mà có cách phân loại nghề khác nhau.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm nghề nghiệp và phân chiacác nghề thuộc các nhóm nghề:
Từ đó tìm hiểu, xem xét nhận thức và hành vi lựa chọn ngành nghề và chuẩn
bị cho định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12
1.1.4 Định hướng nghề nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt, định hướng nghề nghiệp là việc hình thành trong conngười một hứng thú đối với hoạt động nhất định, việc lựa chọn cho con người mộtnghề nghiệp thích hợp nhất có chú ý tới đặc điểm tâm lý, lợi ích, khả năng củangười đó và cả nhu cầu của nền kinh tế về sức lao động thuộc những ngành nghềtương ứng Việc định hướng nghề nghiệp được thực hiện bằng cách giới thiệu chomọi người về các lĩnh vực và các hoạt động, các nghề nghiệp cũng như các điềukiện và dạng công việc trong phạm vi đó
Khái niệm “Định hướng nghề nghiệp” trong đề tài này được thể hiện khi cácnhân tố gia đình, nhà trường, tổ chức hướng nghiệp định hướng cho HS lớp 12 vềmặt nhận thức và các ngành nghề để các em lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp
Và trên cơ sở đó, các em HS sẽ lựa chọn những ngành nghề mà các em có hứngthú, phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội Đồng thời, các em sẽ thựchiện các hoạt động trang bị kiến thức và chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai
Trang 23tổ chức này đã thực hiện được nhiệm vụ của mình trong việc truyền đạt và địnhhướng nghề nghiệp cho các em HS lựa chọn hay chưa, những mặt nào đạt được vàchưa đạt được Và các em HS đã lĩnh hội được những gì từ những hoạt động đó,các em đã có nhận thức như thế nào về bản thân, nhu cầu xã hội và nghề nghiệp màcác em lựa chọn.
1.1.6 Nhận thức nghề nghiệp
Theo Lenin “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người.Nhưng đó không phải là một phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh mà là mộtquá trình cả một chuỗi sự trừu tượng, cấu thành, hình thành ra các khái niệm, cácquy luật và chính các quy luật, khái niệm này bao quát một cách có điều kiện, gầnđúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động phát triển”
Trang 24Trong tâm lý học K K Platonor định nghĩa: “Nhận thức là quá trình thu nhậnnhững tri thức chân thực trong thế giới khách quan, trong quá trình hoạt động thựctiễn xã hội”.
Nhận thức nghề là quá trình phản ánh các đặc trưng cơ bản của nghề, nhữngyêu cầu xã hội đối với nghề nghiệp và những yêu cầu đòi hỏi về mặt sinh lý, tâm lýđối với người làm nghề đó và cũng là sự phản ánh qúa trình lao động trong lĩnhvực nghề nghiệp nhất định
Áp dụng khái niệm vào đề tài này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu nhận thức của HSlớp 12 về các mặt:
- Nhận thức về những nhu cầu xã hội đối với nghề nghiệp: Xã hội hiện naykhác với các xã hội xưa, cùng với sự phát triển nhiều ngành nghề mới, thị trườnglao động rất năng động, do vậy HS cần có những hiểu biết về hệ thống nghề đó, cónhững dự báo về sự phát triển và biến động của hệ thống đó để kịp thời điều chỉnh
xu hướng nghề nghiệp của mình nhằm dễ dàng thích ứng với nghề nghiệp mới, dễ
di chuyển nghề
- Nhận thức về thế giới nghề nghiệp và những yêu cầu đặc trưng của nghề đốivới người chọn nghề, tức là phải hiểu biết các nghề, có những nhận thức về tínhthiết thực và giá trị kinh tế xã hội của nghề
- Nhận thức về các đặc điểm cá nhân chính là hiểu biết bản thân mình, nhữngđặc điểm tâm sinh lý cá nhân để giúp HS lựa chọn một nghề nào đó phù hợp
1.1.7 Lựa chọn nghề nghiệp
Lựa chọn được coi là kết quả của sự định hướng Trên cơ sở mà ta định hướngtrước ta có thể lựa chọn con đường cho chính mình Ta lựa chọn cho mình một mụctiêu riêng mà ta cho là phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân
Lựa chọn nghề nghiệp của HS được thực hiện trên cơ sở các mối quan hệ xãhội-nghề nghiệp-cá nhân Đặc trưng về mặt chất lựợng của mỗi nghề phụ thuộc vào
sự phát triển tương ứng của xã hội, của điều kiện tại chỗ, ảnh hưởng văn hóa củacác nước khác Vì vậy cần giới thiệu cho HS những điều kiện tương ứng này, trongtrường hợp ngược lại sẽ xảy ra ngăn cách mối quan hệ giữa xã hội và nghề nghiệp.Hiện nay trong xã hội xuất hiện nhiều nghề mới để đáp ứng các nhu cầu của
sự tiến bộ mọi mặt: kinh tế, kĩ thuật, văn hóa, khoa học Tuy nhiên, để lựa chọn
Trang 25một hướng đi thích hợp trong tương lai thì không phải là dễ, bởi hoạt động nàychịu sự tác động của nhiều yếu tố Đặc biệt với đề tài này, các em HS lớp 12 khichuẩn bị rời ghế nhà trường phổ thông, việc lựa chọn một nghề để các em theođuổi chịu sự ảnh hưởng về nhiều mặt từ năng lực, nhận thức cá nhân đến các yếu tốthuộc về gia đình và xã hội, cũng như các đặc điểm và giá trị của nghề mà các emlựa chọn
1.1.8 Học sinh THPT
Ở độ tuổi 15 -18 là tuổi thanh thiếu niên Đây là lứa tuổi thường xảy ra mộtloạt thay đổi về thể chất, về tâm lý và các quan hệ xã hội trong quá trình phát triểncủa con người Về mặt giải phẫu sinh lý, các em đã có những bước phát triển cơbản ở tất cả các bộ phận: não của các em phát triển gần đến hòan chỉnh, đã làm chocác em phát triển như người lớn Về mặt tâm lý, từ những kiến thức tích lũy đượctrong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày, làm ý thức của các em trong lứa tuổi nàyphát triển mạnh mẽ Từ sự phát triển đó đã làm cho ý thức bản ngã của các em luôn
có nguyện vọng làm người lớn, tuy nhiên, về quan hệ các em còn phụ thuộc vàogia đình khá nhiều mặt Các em vẫn còn nhiều biểu hiện mang tính bồng bột trongvóc dáng, hành vi, do vậy, người lớn vẫn xem thiếu niên là những đứa trẻ Từ đótrong giao tiếp và ứng xử thường xảy ra mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và
HS trong độ tuổi này Trong con mắt người lớn, ở độ tuổi này thanh thiếu niên làlứa tuổi khó bảo, tuổi chống đối hoặc là tuổi có sự hoảng loạn Thực tế cho thấy ởlứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và lứa tuổi HS THPT nói riêng thường xảy sinhnhiều khó khăn nhất so với các lứa tuổi khác về học tập, quan hệ với người lớn, vớibạn bè hay những xác định giá trị cuộc sống…
1.1.9 Tình hình
Theo từ điển tiếng Việt: “Tổng thể nói chung những sự kiện, hiện tượng cóquan hệ với nhau, diễn ra trong một thời gian, không gian nào đó, cho thấy mộttình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”
Theo đó trong luận văn này, “tình hình” được hiểu là tình trạng – thực trạng
và xu hướng của việc định hướng nghề nghiệp, việc làm của HS lớp 12 tại TiềnGiang
Trang 261.1.10 Quá trình xã hội hóa
Thuật ngữ xã hội hóa được sử dụng trong xã hội học chỉ ra quá trình chuyểnbiến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnhthể đại diện của xã hội loài người Đây chính là quá trình xã hội hóa cá nhân
Một nhà xã hội học Mỹ, Fichter đã xem “Xã hội hóa là quá trình tương tácgiữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫuhành động đó Như vậy, Fichter đã chú ý hơn tính tích cực của cá nhân trong quátrình xã hội hóa
Định nghĩa của nhà khoa học người Nga, G Andreeve đã nêu được cả hai mặtcủa một quá trình xã hội hóa Bà cho rằng: “Kinh nghiệm xã hội bằng cách thâmnhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ thông qua chính việc họtham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”
Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thâm nhập kinhnghiệm xã hội, mà còn chuyển hóa nó thành những giá trị tâm thế, xu hướng của cánhân để tham gia tái tạo “tái sản xuất” chúng trong xã hội Mặt thứ nhất của quátrình xã hội hóa là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội, thể hiện sự tác động của môitrường tới con người Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của conngười trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình
Đối với đề tài khi áp dụng khái niệm này muốn nói đến hoạt động nhận thức
và định hướng lựa chọn nghề của HS luôn bị chi phối bởi các tác nhân xã hội hóa:gia đình, nhà trường, nhóm bạn, truyền thông đại chúng… Trên cơ sở học hỏi, tiếpthu, kế thừa những hiểu biết, kinh nghiệm, các em HS sẽ lựa chọn cho mình mộtnghề thích hợp
Có thể tóm tắt việc áp dụng khái niệm này vào đề tài: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng” như sau:
Trang 27- Ý kiến của cha, mẹ
- Mức độ trao đổi với các thành viên trong gia đình
- Người đưa ra quyết định trong chọn nghề của học sinh
Nhà trường
- Trường thuộc hệ nào
- Các hoạt động giảng dạy, hướng nghiệp của nhà trường
- Các hoạt động định hướng nghề nghiệp của Đoàn trường,Đoàn thanh niên Mức độ và hiệu quả
- Nơi ở tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo hình thức nào
- Tìm hiểu nghề trên phương tiện truyền thông nào
- Mức độ phổ biến như thế nào
- Hiệu quả hoạt động của các loại hình
1.2 Các lý thuyết tiếp cận
1.2.1 Lý thuyết xã hội hóa
S Freud và E Erikson nhấn mạnh: siêu ngã (superego) là sự hiện hữu của vănhóa trong cá nhân của những chuẩn mực, những giá trị được nội tâm hóa và lànhững đòi hỏi luân lý của nền văn hóa Khi bản ngã (ego) điều hợp được nhữngxung đột của bản năng (id) và siêu ngã, con người phát triển nhân cách quân bình.Ngược lại, có thể gây nên những xáo trộn trong nhân cách
Theo G H Mead, xã hội và cá nhân tác động qua lại trong quá trình xã hộihóa Hay nói một cách khác, con người cũng chủ động sáng tạo trong quá trình xãhội hóa của chính mình Đây cũng chính là thuật ngữ “hình ảnh của bản thân
Trang 28(looking – glass self) của C.H Cooley để chỉ cái tôi của mỗi cá nhân có được là do
sự tương tác với những người xung quanh”
Xã hội hóa được hiểu như là một quá trình mà cá nhân học được những giá trị,chuẩn mực, quy tắc, những khuôn mẫu xã hội để cá nhân có thể hòa nhập vào xãhội và có được những phẩm chất xã hội mong muốn Xã hội hóa là cần thiết cho sựhình thành cá nhân vì thông qua đó cá nhân nhập tâm hóa để biến những giá trị vàchuẩn mực của xã hội trở thành những giá trị và chuẩn mực của chính mình Điềunày giúp cho sự ổn định xã hội và sự luân chuyển nền văn hóa từ thế hệ này sangthế hệ khác
Từ luận điểm này chỉ đạo khi nghiên cứu nhận thức nghề nghiệp của HS và sựlựa chọn nghề, chúng tôi đi sâu tìm hiểu HS có được những kiến thức đó từ đâu?Nguyên nhân nào dẫn đến sự lựa chọn nghề của chúng? Những hiểu biết nghề của
HS có phải do chính HS tích cực tìm tòi thu thập tài liệu cho mình hay qua nhữngnguồn thông tin khác như cha mẹ, giáo viên, TTHN cung cấp Những nguồn thôngtin đã được HS lĩnh hội đến mức độ nào để biến thành vốn tri thức của chính mình.Những hoạt động của HS nhằm chiếm lĩnh những tri thức nghề sẽ tạo cho HS có cơ
sở vững chắc để tiến hành lựa chọn nghề
Đi sâu vào các tác nhân tác động đến nhận thức và hành vi lựa chọn nghề của
HS, trước hết phải nói đến môi trường gia đình, gia đình là thế giới xã hội đầu tiên
mà con người nhìn thấy và giao tiếp Những thành viên trong gia đình là nhữngtấm gương mà qua đó trẻ bắt đầu nhìn thấy chính mình Gia đình là tổ chức xã hộiđầu tiên của đứa trẻ mà những giá trị chuẩn mực của nó được trẻ chấp nhận và xem
đó là những giá trị và chuẩn mực của chính mình Và căn cứ vào đó để đánh giá vềnhững hành vi của mình
Ngoài môi trường gia đình thì trẻ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trườngtrường học và nhóm bạn trong quá trình xã hội hóa
Vai trò của trường học đối với quá trình xã hội hóa không chỉ ở việc truyềnđạt tri thức và kỹ năng mà còn dậy cho chúng những giá trị văn hóa thái độ ứng xử
để chuẩn bị bước vào vai trò của người lớn Theo các nhà xã hội học trong xã hộihiện đại trường học là tác nhân xã hội hóa cơ bản đối với lớp trẻ Trường học là nơigiới thiệu cho trẻ về xã hội rộng lớn Ở trường học trẻ phải thích nghi những quy
Trang 29tắc, luật lệ Do đó trường học là nơi trẻ biết đến một kiểu loại tổ chức không mangtính cá nhân mà mang tính khách quan.
Khác với quan hệ trong gia đình là một quan hệ không bình đẳng Con cáiphải chấp nhận theo cha mẹ Cha mẹ là bậc trên thì nhóm bạn cùng tuổi được xem
là môi trường xã hội có thể cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm đầu tiên về mốiquan hệ bình đẳng Sự bình đẳng này làm cho nhóm bạn trở thành môi trường lýtưởng để học tập những chuẩn kiến thức liên quan một cách bình đẳng Từ đó trẻ tựđưa ra những giá trị và chuẩn mực riêng cho mình Đây được xem là một kỹ năngrất quan trọng cho giai đoạn trưởng thành
Ngày nay với sự bùng nổ về công nghệ thông tin thì truyền thông sẽ trở thànhmột tác nhân không thể thiếu trong quá trình xã hội hóa
Nhìn chung, quá trình xã hội hóa là quá trình diễn ra trong suốt cuộc đời củamột con người từ lúc mới sinh ra cho đến lúc chết đi Nó trải qua nhiều giai đoạn
và chịu sự tác động của rất nhiều tác nhân Trong đó mỗi tác nhân có những vai trò,mục tiêu và tác động khác nhau Nếu trong thời kì thơ ấu và đi học thì những tácnhân trên được xem là cơ bản nhất thì ở thời kì trưởng thành cá nhân lại được tiếpxúc với một môi trường mới và tiếp tục quá trình xã hội hóa của mình Quá trìnhnày được xem là quá trình xã hội hóa lại hay còn gọi là quá trình xã hội hóa ở lứatuổi trưởng thành trong vòng đời của mỗi một cá nhân
Do vậy ta có thể nhận thấy vấn đề định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 với
tư cách là một loại hành động xã hội, nó không nằm độc lập với môi trường xungquanh mà nó còn chịu sự tác động, ảnh hưởng từ phía các môi trường đó, từ phíacác tiểu hệ thống xã hội trong chỉnh thể hệ thống văn hóa
1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của James S.Coleman
Lý thuyết này là sự biến thái từ lý thuyết hành vi và do Coleman khởi xướng
Lý thuyết này cũng dựa trên nguyên tắc của hộp đen nhưng Coleman lại khôngquan tâm nhiều lắm đến đầu vào và đầu ra mà ông ta lại đi tìm cơ chế bên trongđiều khiển các quá trình diễn ra trong hộp đen Cơ chế đó chính là “sự lựa chọnhợp lý” và cơ chế này đều giống nhau ở mọi người Nội dung cơ bản của lý thuyết
là khi một cá nhân nhận được một loạt các kích thích từ bên ngoài thì không phải
cá nhân ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả mà sẽ tiến hành lựa chọn những kích
Trang 30thích nào cảm thấy phù hợp với bản thân, còn những kích thích nào tỏ ra khôngphù hợp, không mang lại lợi ích gì sẽ bị khước từ và loại bỏ.
Theo Coleman thì: “Hành động có mục đích của cá nhân: mục tiêu đó ( và do
đó cả hành động) định hướng bởi các giá trị và sở thích”
Không chỉ dừng lại với hành động hợp lý cá thể mà ông còn đưa ra hành độnghợp lý với tập thể Vì theo ông có nhiều nguyên tắc, cơ cấu đi từ sự lựa chọn hợp lývới tập thể Đồng thời cả hành động của các đoàn thể và các hành động của conngười đều có mục đích Vì thế, cá thể cũng như tập thể lựa chọn cho mình nhữnghướng đi thích hợp để đạt được mục đích của mình
Theo đó, khi vận dụng lý thuyết này vào đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng” Chúng ta thấy rằng những dự định, lựa chọn về nghề nghiệp việc làm của
nhóm đối tượng này dưới sự tác động của một loạt các yếu tố là có sự khác nhau.Bởi lẽ mỗi cá nhân tùy thuộc vào những đặc điểm về lứa tuổi, lối sống, sở thích,điều kiện kinh tế gia đình…sẽ có những dự tính và lựa chọn mà họ cho là phù hợp,
có lợi cho bản thân và giúp ích cho cuộc sống Đó chính là sự lựa chọn hợp lý
1.2.3 Lý thuyết hành động
Do nhà xã hội học người Đức M.Weber khởi xướng vào đầu thế kỷ 20 Trên
cơ sở xem xét cá nhân qua các hành động của họ, ông cho rằng trong hành độngcủa con người luôn mang ý nghĩa chủ quan và khi hành động bao giờ cũng hànhđộng theo một quyết định nội tại M.Weber chia ra bốn loại hành động: hành độngmang tính cảm xúc, hành động mang tính truyền thống, hành động có tính địnhhướng giá trị, hành động hợp mục đích
Hành động mang tính cảm xúc: đây là loại hành động diễn ra theo những tìnhcảm bộc phát và thường tự phát theo từng tình huống cụ thể cũng như từng trạngthái cảm xúc, cũng cá nhân ấy ở trong cùng một hoàn cảnh giống nhau nhưng ở cácthời điểm khác nhau và khung cảnh khác nhau lại có thể đưa đến các hành độngkhác nhau Loại hành động này khi được thể hiện trong các em HS là thể hiện sựyêu thích, sở thích cá nhân đối với một nghề nên đã lựa chọn đi theo nghề đó.Đồng thời khi xã hội càng phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều các nghề mới có
Trang 31khả năng phát triển hơn thì khi các em HS cũng sẽ có khuynh hướng lựa chọn nghềphù hợp với tình hình chung đó.
Hành động mang tính truyền thống: các cá nhân có thể hành động theo mộtthói quen mang tính truyền thống Những hành động của họ xuất phát từ nhữngđiều đã được học hỏi và đã được cho là đúng, là hợp lý Do vậy khi hành động họkhông cần phải suy nghĩ nhiều, không cần phải đắn đo là nên hay không nên, vìloại hành động ấy xưa nay vẫn diễn ra như thế, mọi người đều làm như vậy Nhữnghành động như vậy được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác mang tính truyềnthống Với loại hành động này thể hiện HS được sống trong môi trường gia đìnhnhư thế nào sẽ có những hành động theo hướng đó Nếu một gia đình có anh chị đitrước chọn một ngành nào đó thì đến nay HS này cũng học hỏi làm theo Hoặc cónhững gia đình bố mẹ làm nghề này thì con cái cũng định hướng đi theo ngành đó.Hành động có tính định hướng giá trị: đó là loại hành động mà khi tiến hành
họ suy nghĩ là hành động này theo những thang bậc giá trị nào, hoặc bị những giátrị nào chi phối và hành động như thế có đem lại cho một giá trị hay góp phần củng
cố, làm giàu một giá trị nào đó hay không Chọn nghề cũng là một hành động mangtính giá trị, HS định hướng nghề nhằm hướng đến điều gì? Vật chất hay tinh thầnđạo đức hay chỉ đơn thuần là sở thích, sự làm theo của cá nhân
Hành động hợp mục đích: đây là loại hành động mà khi thực hiện người ta sẽhướng tới mục đích nào đó và cần phải quyết định xem sử dụng những phươngthức nào để đi tới mục đích đó Đối với đề tài này mục đích của HS lớp 12 thể hiệnchọn nghề nhằm sau này để làm gì và làm như thế nào, để đạt gì – tiền bạc, côngdanh, sự nể phục hay chỉ là theo quy luật bình thường hết phổ thông sẽ lên đếnchuyên nghiệp…
Bốn kiểu hành động này không tách rời nhau mà đan xen, phối hợp với nhaunhằm làm sáng tỏ hành động định hướng nghề nghiệp và hành vi chuẩn bị cho địnhhướng đó của HS lớp 12 Bên cạnh đó, gia đình, các đơn vị cơ quan hướng dẫn cần
và tổ chức hoạt động hướng nghiệp cũng được nghiên cứu, liệu họ đã phát huy hếtkhả năng của mình hay chưa? Thường xuyên quan tâm nâng cao nhận thức nghềcho các em chưa Qua đó cũng thấy được các cơ quan ban ngành đã làm tốt đượcmặt nào, mặt nào cần phát huy hơn nữa
Trang 32Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN GIANG HIỆN NAY.
2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội và thực trạng giáo dục phổ thông tại Tiền Giang hiện nay
2.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh nằm ở phía bắc Đồng bằng Sông Cửu Long, trên cáctrục giao thông thủy - bộ quan trọng của cả nước như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, sôngTiền, biển Đông Nằm liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm của phía Nam, cáchthành phố Hồ Chí Minh 72km về hướng nam, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi chotỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển hàng hóa và mở rộng giao lưukinh tế - văn hóa - xã hội
Với các giải pháp tích cực nhằm tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài, sửdụng và phát huy tối đa các lợi thế hiện có trong phát triển kinh tế và nâng cao chấtlượng cuộc sống nhân dân, nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao,diễn ra trong tất cả các khu vực kinh tế Giai đoạn 2001-2005, GDP tăng bình quân9%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (7,5%); giá trị tăng thêm cácngành nông nghiệp tăng bình quân 5%; công nghiệp-xây dựng tăng 16,8%; khốidịch vụ tăng bình quân 11,4% Trong 10 năm 1996-2005, GDP bình quân đầungười tăng gần gấp 2 lần - từ 243 USD lên 475 USD (bằng 80% thu nhập bìnhquân cả nước) Riêng năm 2006, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,02% và năm
2007 đạt 13%.Và tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) quí I năm 2008 ước đạt 2.994
tỷ đồng theo giá so sánh 1994 tăng 11,5% so quí I năm 2007 Trong đó, ngànhnông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,5%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng19,3% và ngành dịch vụ tăng 13,9%
Về lĩnh vực văn hóa xã hội Tiền Giang cũng có nhiều tiến bộ, đời sống nhândân tiếp tục được cải thiện Quy mô và chất lượng giáo dục không ngừng được mởrộng và phát triển Khoa học công nghệ có bước chuyển biến, phục vụ ngày càngnhiều hơn cho sản xuất và đời sống Việc bảo vệ môi trường sinh thái được quantâm Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đã có bước chuyển biến tích
Trang 33cực Thông qua đầu tư và dịch vụ đã giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động.Phong trào xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt
2.1.2 Thực trạng giáo dục phổ thông trung học tại Tìền Giang hiện nay
Trong những năm gần đây, họat động triển khai thực hiện các Chỉ thị của BộGiáo dục - Đào taọ của ngành Giáo dục Tiền Giang đã đạt được những thành tựuđáng kể, và các kết quả đạt được thể hiện ở các mặt sau:
Thực hiện đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông :
Tất cả giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình lớp 10 phân ban được thamgia bồi dưỡng trong hè nhằm nắm vững chương trình - sách giáo khoa, áp dụng cácphương pháp dạy học tích cực và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học Hiện nay,trong đội ngũ giáo viên có 5,7% giáo viên đạt trình độ chuẩn hóa và trên chuẩn
Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn:
Toàn tỉnh hiện có 34 trường THPT (trong đó 10 trường bán công và 01 tưthục); 7 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp ; 9 trung tâm giáo dục thườngxuyên; 01 trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật; 152 trung tâm học tập cộng đồng Chỉ đạo các trường đảm bảo thực hiện đầy đủ các bộ môn theo phân phốichương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện nghiêm túc các tiết hoạt độngngoài giờ lên lớp và các chủ đề hướng nghiệp; ngoài ra triển khai có hiệu quả giáodục thông qua các hoạt động ngoại khóa
Hầu hết việc dạy thêm, học thêm được các trường trung học đứng ra tổ chức,quản lý chặt chẽ thời khóa biểu và nội dung giảng dạy
Giáo dục thể chất và y tế trường học:
Năm học 2006 - 2007 có 311/384 trường (80,98%) tổ chức tốt Hội khỏe PhùĐổng cấp cơ sở Tất cả các trường đều tổ chức dạy đầy đủ các nội dung đã đưa vàochương trình chính khóa, quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
HS bằng cách tăng cường công tác truyền thông, giáo dục cho toàn thể cán bộ, giáoviên, HS, đồng thời tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho phụ huynh HS 100% trườnghọc đều có thành lập Ban chỉ đạo y tế trường học tại trường, thường xuyên giámsát, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 34 Trong công tác hướng nghiệp
Sở giáo dục và Đào tạo trong trách nhiệm của mình cũng đã cố gắng đưa đầy
đủ thông tin về tuyển sinh đến thí sinh thông qua hội nghị, cung cấp văn bản hướngdẫn, tư vấn trực tiếp và thông qua hệ thống phát thanh truyền hình…
Trong hướng nghiệp, Sở giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý các trường trongviệc hướng đến HS chọn trường, chọn ngành học, cấp học cần xem xét các mụctiêu phát triển kinh tế, xã hội để tư vấn, định hướng cho HS chọn ngành nghề phùhợp với nguyện vọng, với nhu cầu nhân lực và khả năng học tập của HS
Trong tháng 3/2007, báo Tuổi trẻ cùng các trường đại học khu vực thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sở giáo dục và Đào tạo về Tiền Giang tổ chức tư vấntuyển sinh cho HS khối 12, giúp thí sinh có thêm những thông tin cần thiết để thamkhảo trong việc chọn ngành, chọn trường…
Hầu hết các trường đã triển khai thực hiện theo hướng dẫn, giải quyết côngviệc tuyển sinh kịp thời theo lịch phối hợp, đã giúp Sở làm tốt công tác tuyển sinhnăm 2007…Các trường THPT cũng đã tích cực phối hợp, hỗ trợ các cơ quan Quân
sự, Công an địa phương tổ chức tuyên truyền vận động HS ĐKDT vào các khốiQuân sự, Công an giúp các ngành thực hiện có kết quả công tác tuyển sinh năm
2007 Các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp cũng đã có sự phối hợp tốtvới các trường THPT trong việc thực hiện dạy học nghề phổ thông cho HS theo kếhọach chỉ tiêu giao và ngày càng đi vào chất lượng Một số Trung tâm tham giadạy nghề ngắn hạn cho cộng đồng dân cư như:
+ Trung tâm huyện Chợ Gạo: 9 lớp may công nghiệp với 160 học viên và giớithiệu việc làm cho 80 học viên
+ Trung tâm huyện Cai Lậy: dạy may công nghiệp với 53 học viên, dạy nghềnông thôn với 331 học viên; ngọai ngữ Tiếng Anh: 67 học viên
+ Trung tâm tỉnh: Dạy nghề uốn tóc với 227 học viên, chứng chỉ A tin học với
82 học viên
Trang 35 Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh cuối năm học:
Tuy ngành giáo dục tỉnh nhà luôn có sự đầu tư, quan tâm lớn đến việc giảng dạy và đào tạo HS Nhưng thực tế nhìn vàobảng thống kê kết qủa hạnh kiểm và học lực HS THPT giữa năm 2004 và 2007 không có sự đi lên mà lại thể hiện những yếukém hơn Trong khi đó, năm học 2005 – 2006 lại có sự đi lên vượt bậc so với năm 2004 -2005 Đây là vấn đề đáng quan tâmcủa nền giáo dục tỉnh nhà
Năm 2004-2005 Năm 2005-2006 Năm 2006-2007 Tổng số Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng số Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng số Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Hạnh
kiểm
Tổng
số 43.079 17.562 14.484 11.033 44.543 17.750 14.228 12.565 44.283 16.537 15.002 12.744Tốt 34.376 13.376 11.223 9.655 35.763 13.355 11.504 10.904 33.905 11.125 11.910 10.870 Khá 7.556 3.608 1.807 1.141 7.542 3.715 2.332 1.495 9.143 4.683 2.743 1.717
TB 1.034 452 358 233 1.034 551 331 161 1.059 611 295 153 Yếu 226 126 96 4 195 129 61 5 176 118 54 4
Học
lực
Tổng
số 43.079 17.562 14.484 11.033 44.543 17.750 14.228 12.565 44.283 16.537 15.002 12.744Giỏi 5.041 1.947 1.748 1.346 5.590 1.939 2.031 1.620 3.390 700 1.468 1.222 Khá 16.484 6.304 5.680 4.500 15.957 5.845 4.963 5.419 12.836 3.352 4.606 4.8787
TB 16.374 6.769 5.320 4.285 16.463 6.582 5.349 4.532 18.610 6.883 6.712 5.015 Yếu 4.473 2.120 1.464 889 5.715 2.722 1.775 1.218 8.439 4.815 2.113 1.565 kém 707 422 272 13 110 662 110 46 954 787 103 64
Trang 36Đồng thời, giữa các loại hình trường PT cũng thể hiện những sự khác biệt về họclực của HS Các trường thuộc hệ công lập thường có tỉ lệ HS xếp loại học lực giỏinhiều hơn và học lực kém ít hơn rất nhiều so với các hệ trường Bán công và Dân lập.
Tỷ lệ xếp loại về học lực giữa các loại hình học tập cấp THPT :
Công lập 9,79% 33,74% 40,46% 14,57% 1,44%Bán công 1,18% 14,77% 47,67% 32,55% 3,83%
(Nguồn: Sở giáo dục và Đào tạo Tiền Giang)
Kết quả thi tú tài và tuyển sinh của học sinh THPT năm học
Kết quả thi tú tài qua các năm
Năm học 2006 – 2007, số thí sinh dự thi tú tài là 12.809, đỗ 10.771, tỷ lệ84,08%, đứng hạng 5/64 tỉnh, thành trong cả nước, so với năm học trước đứng hạng36/64 thì năm nay tăng 31 vị trí (tỷ lệ tốt nghiệp năm trước là 91,5%)
Ghidanh
Bỏthi
Dựthi
Tần số Phần
trăm Giỏi Khá
Trungbình Tần số
PhầntrămNăm 2004-
2005 11183 43 11140 8985 80,66 781 1620 6581 9014 80,86Năm 2005-
2006 12805 49 12756 11666 91,46 830 2413 8423 11681 91,49Năm 2006-
2007 12829 20 12809 10754 83.96 707 2034 8013 10771 84,08
(Nguồn: Sở giáo dục và Đào tạo Tiền Giang)
Kết quả tuyển sinh đại học – cao đẳng qua các năm
Trên cơ sở năng lực và nhận thức cá nhân; cùng với sự giúp đỡ của gia đình, nhàtrường, bạn bè trong hoạt động học tập và lựa chọn nghề nghiệp, các em HS lớp 12 đãđạt được những thành công đáng kể đặc biệt là trong các kỳ thi tuyển sinh
Trang 37Thống kê số HS trúng tuyển đại học – cao đẳng 2002 -2007:
Thí sinh dự thi 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Hồ sơ ĐKDT 16.318 17.887 17.482 19.482 23.582 25.911Trúng tuyển 2.894 3.009 3.134 3.533 4.233 6.421
Tỉ lệ/ Hồ sơ ĐKDT 17,73% 16,8% 17,92% 18,13% 17,95% 24,8%
(Nguồn: Sở giáo dục và Đào tạo Tiền Giang)
Kết quả tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp qua các năm
Năm 2006, theo quy chế tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấpchuyên nghiệp tuyển sinh theo hai phương thức: thi tuyển hoặc chỉ xét tuyển Số hồ
sơ ĐKDT Trung cấp chuyên nghiệp nộp qua Sở giáo dục và Đào tạo là 4.417, đăng kívào 51 trường Trung cấp chuyên nghiệp trung ương và các tỉnh Hồ sơ đăng kí xéttuyển các trường PTTH giúp gửi về các trường Trung cấp chuyên nghiệp qua bưuđiện Về kết quả tuyển sinh, trừ các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh, cáctrường khác đều gửi thẳng kết quả thi tuyển, xét tuyển cho thí sinh, không thông qua
Sở, nên không có số liệu thống kê kết quả tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp
- Một số chủ trương được triển khai thiếu các chính sách, cơ chế đồng bộ, gâykhó khăn trong việc thực hiện
- Tình trạng dạy thêm, học thêm tuy có chấn chỉnh nhưng vẫn còn diễn biếnphức tạp ở thành phố, thị xã và thị trấn
Trang 382.1.3 Vài nét sơ qua về đặc điểm của 3 trường: THPT Vĩnh Bình, THPT Bán công Vĩnh Bình, Trung cấp kinh tế kĩ thuật Tiền Giang.
Trên cơ sở thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Bộ giáo dục - đào tạo và của Sởgiáo dục - đào tạo Tiền Giang Cùng với sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các cơ quanban ngành, nhân dân địa phương; các trường TPPT Vĩnh Bình, THPT Bán Công VĩnhBình và trường Trung cấp kinh tế kĩ thuật Tiền giang đã hoàn thành nhiệm vụ cácnăm học 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007 và năm học 2007-2008 vừa rồi với cáckết quả đạt được về nhiều mặt
Trường THPT Vĩnh Bình nằm ở quốc lộ 50, ấp Bắc-thị trấn Vĩnh Bình-Gò CôngTây là một trường thuộc hệ công lập đã có nhiều thành tích trong việc dạy và học từkhi được thành lập cho đến nay Số HS giỏi của trường luôn chiếm tỉ lệ cao, số HS thi
HS giỏi cấp huyện, tỉnh và quốc gia cũng ngày càng nhiều Tỉ lệ đậu tốt nghiệp củatrường luôn dao động từ 90 – 100%, số HS đậu đại học và cao đẳng trung bình hàngnăm chiếm 20 – 30% Đội ngũ giáo viên có trình độ cao, luôn được quan tâm bồidưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cùng với cơ sở vật chất được cải thiện cũng làmột vấn đề đáng nói tới của trường
Đối diện với trường công lập Vĩnh Bình là trường Bán Công Vĩnh Bình đượcthành lập từ năm 1990 với số lượng giáo viên và HS không nhiều Trước đây, trườngbao gồm hai hệ bán công và bổ túc văn hóa nhưng từ năm 2007 đã không còn hệ bổtúc văn hóa nữa So với trường THPT Vĩnh Bình thì trường này thua kém hơn nhiều
về các mặt, tuy nhiên, với đội ngũ giáo viên tận tình hết lòng vì HS đã đưa trườngngày càng đi lên và có thể trong một vài năm tới trường sẽ được lên hệ công lập.Còn Trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp Tiền Giang (hay còn gọi làTrung cấp kinh tế kĩ thuật Tiền Giang) nằm ở số 11 Hùng Vương – P.7 – Tp Mỹ Tho
là trường được thành lập từ khá lâu với hoạt động giáo dục chia làm hai bộ phận:hướng nghiệp và văn hóa Đây là trường có số lượng HS tham gia vào khá đông bởihầu hết các em không đậu vào các bậc học công lập và bán công ở cả cấp 2 và cấp 3
có xu hướng vào trường này vừa để học thêm văm hóa vừa học nghề
(Về thực trạng giáo dục của các trường sẽ được phân tích trong chương ba)
Trang 392.2 Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay
2.2.1 Khái quát chung về mẫu nghiên cứu
Nơi sinh:
Nhằm mục đích tìm hiểu về nhận thức, dự định và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng chọn nghề của HS, tác giả tiến hành thu thập thông tin về các em, cụ thể là nơicác em sinh ra Giữa các khu vực: nông thôn, thị xã/ thị trấn và thành phố tưởngchừng không liên quan gì đến nhận thức và dự định chọn nghề của HS, nhưng thực rayếu tố này lại có tác động không nhỏ Với đề tài này, tác giả xem xét xem giữa các emđược sinh ra ở những khu vực khác nhau có sự khác nhau nào không về mặt tiếp cậnvới các phương tiền truyền thông, thông tin, các hoạt động phục vụ cho việc địnhhướng nghề nghiệp tương lai, cũng như mức độ quan tâm của gia đình đến các em vềnhững hoạt động đó
Biểu đồ 2: Nơi sinh của HS
Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 113 mẫu thì có tới 65 em đượcsinh ra ở nông thôn chiếm 57,5%, 30 em được sinh ra ở thị xã/ thị trấn và chỉ 18 emđược sinh ra ở thành phố
Trang 40trường THPT Vĩnh Bình có 39 mẫu, trường THPT Bán Công Vĩnh Bình với 38 mẫu
và Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Tiền Giang với 36 mẫu
Biểu đồ 3: Học sinh trường
Giới tính:
Với phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên chia đều 120 phiếu thu thập ýkiến cho 3 trường thuộc 3 hệ khác nhau, kết qủa phỏng vấn tác giả thu được 113phiếu trong đó có 58 phiếu là nữ chiếm 51,3% và 55 nam chiếm 48,7% Dựa vào cáccon số này, bài viết nhằm mục đích tìm hiểu xem giữa HS nam và HS nữ có sự khácnhau nào không về các mặt: nhận thức nghề, dự định chọn nghề cũng như các yếu tốxung quanh ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và dự định chọn nghề của các em,
và đánh giá của các em về các yếu tố tác động đó như thế nào?
Biểu đồ 1: Giới tính HS
Điểm tổng kết:
Điểm tổng kết là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng không nhỏ của quátrình lựa chọn ngành nghề và khối thi Nếu một HS nhận thức được tầm quan trọngcủa mối liên hệ này thì sẽ có sự quan tâm thích đáng đến các môn học chính khóa.Nhưng cũng có không ít em sau khi đã xác định khối thi rồi thì lại có xu hướng họclệch tức là chỉ học những môn thuộc khối thi của mình Tuy nhiên, ở đây tác giả cũngquan tâm đến hiệu quả học tập của các em cuối cấp, đồng thời cũng tìm hiểu xem giữa