1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang - thừa thiên huế

62 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 742,5 KB

Nội dung

ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả, tổ chức cáchoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ động và hạch toán có lãi, sản xuất kinhdoanh có h

Trang 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

“Hợp tác xã” một khái niệm đã quen với chúng ta, sự ra đời hình thành

và phát triển của nó gắn liền với sự thịnh suy của nền kinh tế nước ta Trước năm

1986, nền kinh tế mang tính chất bao cấp, nền kinh tế của chúng ta lạc hậu và trìtrệ nhưng sau khi nghị định khoán 10 được ra, HTX mang một vai trò mới, mộtnhiệm vụ mới, nó vẫn là một phần trong phát triển kinh tế nông thôn

Ở xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, một xã thuầnnông nghiệp, còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, điều kiện tựnhiên, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm rét hại và các trận mưalớn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển làm giảm năng suất của câytrồng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, cũng như trong quá trìnhthu hoạch Ngoài ra cơ cấu giống lúa chủ lực vẫn chưa có sự thay đổi, cácgiống đã tồn tại nhiều năm nên nhiễm các loại sâu bệnh bên cạnh đó còn gặpnhiều trở ngại trở ngại khác, thị trường sản phẩm nông nghiệp thiếu tính ổnđịnh, chi phí đầu vào tăng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh chưa triệt để, dịchbệnh xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho người nông dân Để cải thiệnđời sống không những đòi hỏi nhân dân và chính quyền địa phương phấn đấusản xuất mà còn đòi hỏi ban quản lí HTX phải có hướng đi đúng cả trong sảnxuất lẫn trong hoạt động dịch vụ

Trong những năm gần đây HTX đã có nhiều hướng đi đúng đắn như:đưa cây hoa vào sản xuất, sản xuất rau an toàn… ứng dụng tiến bộ khoa học

kĩ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả, tổ chức cáchoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ động và hạch toán có lãi, sản xuất kinhdoanh có hiệu quả, năng suất cây trồng tăng, cuộc sống xã viên ngày mộtnâng cao, HTX đã cung ứng nhiều loại dịch vụ đầu vào và đầu ra, giúp ngườidân yên tâm hơn trong sản xuất, cải thiện đời sống nhưng bên cạnh nhữngthành tựu đã đạt được đó còn có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động

sản xuất cũng như dịch vụ ở xã Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm

hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Mậu II - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế ”

Trang 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu và phân tích hoạt động dịch vụ của mô hình kinh tế hợp tác xã

từ đó tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã,hướng tới xây dựng và hoàn thiện mô hình chuyển đổi hợp tác xã dịch vụnông nghiệp nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ sản xuất

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu tình hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng (bao gồm cả yếu tố bên trong và bênngoài hợp tác xã) tới hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II

- Đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ củahợp tác xã Phú Mậu II

Trang 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ và hợp tác xã dịch vụ

2.1.1 Khái niệm hợp tác xã

Nhà kinh tế học A.V Traianốp đã nhấn mạnh: “Hợp tác nông nghiệp là

sự phân bổ sung cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ cho nó và vì thế thiếu kinh

tế hộ nông dân thì hợp tác xã không có ý nghĩa gì cả” và “chỉ những hợp tác

xã do chính những người nông dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi íchcủa các hợp tác xã ấy được kiểm nghiệm trên thực tế mới có giá trị" [8]

Luật hợp tác xã năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2003 của Việt Namđịnh nghĩa:

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, phápnhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện gópvốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh của tậpthể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệuquả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinhthần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [8]

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách phápnhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốnđiều lệ, vốn tích lũy và các vốn khác của hợp tác xã theo quy định của phápluật [8]

cổ phần lớn và có khả năng kinh doanh dịch vụ [2]

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là hình thức liên kết với quy mô vàichục hộ trở lên Hoạt động của hợp tác xã tuân theo các quyết định của đại

Trang 4

hội đại biểu xã viên và chịu sự điều hành của ban chủ nhiệm Ban chủ nhiệm

do đại hội đồng xã viên bầu ra Xã viên hoàn toàn tự nguyện ra nhập hoặc rútkhỏi hợp tác xã, làm chủ phần tài sản, phần vốn góp của mình và được hưởngquyền lợi dịch vụ, hiệu quả kinh doanh tương ứng với cổ phần mà mình đónggóp vào hợp tác xã [2]

2.2 Khái niệm về dịch vụ nông nghiệp

Theo Kotler và Armstrong (1991) dịch vụ nông nghiệp được định nghĩanhư sau:

Một dịch vụ (DV) là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thểcung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyểngiao sở hữu nào cả

Khái niệm dịch vụ nông thôn được hiểu là toàn bộ các hoạt độngthương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống và các nhucầu phát triển khác ở nông thôn

Dịch vụ nông thôn là một trong những nhân tố thúc đẩy sản xuất nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp ở nông thôn phát triển, cải thiệnđời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân nông thôn

Phát triển hệ thống dịch vụ ở nông thôn thực chất là một trong nhữngnội dung của chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người laođộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phân bổ lại lao độngtrong khu vực nông thôn.[2]

Trang 5

Khái niệm dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: đó là những

hoạt động tạo điều kiện và cung cấp (đáp ứng) nhưng yếu tố cần thiết hoặccần có cho một quá trình sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó trongnông nghiệp (ví dụ như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, cung cấp phânbón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ), mà người sản xuất không cósẵn, không thể làm được hoặc nếu tự làm cũng không có hiệu quả Cho nên

họ tiếp cận các điều kiện, các yếu tố bên ngoài bằng các cách thức khácnhau như mua bán, trao đổi, thuê mướn hoặc nhờ [2]

Đặc điểm của dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: Dịch vụđầu vào cho sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, được cung cấp từnhiều nguồn khác nhau, nó chỉ có hiệu quả cao khi thực hiện trên phạm virộng lớn, một số loại dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp rất khó địnhlượng.[2]

- Dịch vụ vật tư nông nghiệp

Vật tư: Vật tư nói chung là tất cả những gì liên quan đến sản xuất, cácloại nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng…phục vụ cho sản xuất, xây dựngmói chung

Vật tư nông nghiệp: Vật tư nông nghiệp là tất cả những nguyên nhiên

vật liệu, máy móc, phụ tùng… phục vụ cho quá trình sản xuất trong lĩnh vựcnông nghiệp.[14]

Giống cây trồng: Giống là một quần thể cây trồng do con người sáng

tạo ra, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của mình Nhóm cây trồng đó

có tính di truyền và biến dị nhất định, có đặc trưng, đặt tính sinh vật, hìnhthái và kinh tế nhất định Những đặc trưng, đặc tính đó có tính di truyềntương đối ổn định và qua thực tiễn chứng minh có thể cho sản lượng cao,phẩm chất tốt trong những khu vực nhất định và dưới những điều kiện trồngtrọt nhất định.[1]

Ý nghĩa: Nhờ vào việc cung cấp cho người dân các cung cụ sản xuất, các

máy móc: máy phay, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp… bà con đã có thểgiảm bớt thời gian lao động trên đồng, giảm bớt công sức tại người dân khôngthể dùng sức người, sức trâu để cày trên diện tích lớn được Đồng thời với sự

Trang 6

trợ giúp của các máy móc nông nghiệp việc cày cấy đã được bà con tiến hànhđúng mùa vụ và đảm bảo thời gian mang lại hiệu quả kinh tế cao Ngoài việccung cấp các giống cây trồng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân về đầuvào cần thiết để có thể tiến hành sản xuất đúng mùa vụ Hơn nữa nó cũng giúpngười dân có thể tự do lựa cho những giống cây trồng phù hợp với điều kiệnthời tiết của vùng, cũng như khả năng trồng, chăm sóc và nhu cầu của thịtrường mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố chủ quan nào.

- Dịch vụ dự tính, dự báo sâu bệnh, diệt chuột

Dịch vụ dự báo sâu bệnh là dịch vụ cung cấp cho người những thôngtin về các loại sâu hại và dịch bệnh sắp xảy ra

Ý nghĩa: Khi người dân đã nhận biệt các loài sâu bệnh và khả năng gây

hại của nó, họ kế hoạch hay cùng người dân, cán bộ nông nghiệp tiến hànhphòng chống kịp thời nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro về sau

- Dịch vụ thủy lợi

Dịch vụ thủy lợi là dịch vụ được thực hiện bởi các hợp tác xã và tiếnhành theo kế hoạch đã đề ra, nó còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu của từngđịa phương qua các năm

Ý nghĩa: Dịch vụ thủy lợi là dịch vụ tối cần thiết trong nông nghiệp, nó

được sử dụng để tháo hay bơm nước vào ruộng tạo điều kiện thúc đẩy câytrồng sinh trưởng phát triển tốt

- Dịch vụ tín dụng nội bộ

Dịch vụ tín dụng nội bộ là dịch vụ nhằm cung cấp cho người dân vốnvay với lãi suất thấp để họ sử dụng mua những đầu vào cần thiết cho hoạtđộng sản xuất nôn nghiệp của nông hô và sử dụng vào các hoạt động khác

Ý nghĩa: Nhờ được vay vốn kịp thời với lãi suất thấp hơn nhiều so với

những nơi khác mà bà con nông dân có thể yên tâm sản xuất

- Dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật

Là dịch vụ cung cấp cho người dân các kiến thức, phương thức nuôitrồng và chăm sóc

Trang 7

Ý nghĩa: Dịch vụ này góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người

dân khi họ sử dụng các loại giống mới hay một phương thức kỹ thuật phù hợpvới thời tiết khí hậu của địa phương, điều kiện kinh tế hộ cũng như đáp ứngthị hiếu

2.3 Các đặc trưng của dịch vụ nông nghiệp

- Dịch vụ nông nghiệp có nhiều hình thức khác nhau, người nông dân

được xem như một khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợpvới nhu cầu của mình không Ngược lại, dịch vụ nông nghiệp mang tính vôhình, làm cho người nông dân không nhận biết được trước khi tham gia vào cáchoạt động của dịch vụ nông nghiệp, làm cho người nông dân khó hình dung ra,không thể thử trước khi tham gia vào dịch vụ, người nông dân khó đánh giáchất lượng Người nông dân có thể thông qua thương hiệu, giá cả để đánh giáchất lượng DV, tìm kiếm tư vấn của người quen, người bán hàng để xem xét sửdụng dịch vụ Đây chính là một khó khăn lớn vì nó không thể đoán trước được

có phù hợp với nhu cầu của người dân hay không

- HTX quản lý các hoạt động dịch vụ để cung cấp cho người dân khi họ

có nhu cầu Do vậy HTX có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do quản lýtập trung, hàng loạt, và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung HTX cũng cóthể liên hệ với nhà cung cấp, ví dụ cung cấp phân bón rồi cất trữ vào kho vàđem bán khi người dân có nhu cầu Do vậy, HTX dễ thực hiện cân đối cungcầu Nhưng quá trình cung cấp các hoạt động DV và tiêu dùng DV xảy rađồng thời Người cung cấp DV do HTX quản lý và điều hành và nông dânphải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng DV tại các địa điểm và thờigian phù hợp cho hai bên Đối với một số các DV, người nông dân phải có mặttrong suốt quá trình cung cấp DV

Đối với HTX cung cấp các hoạt động dịch vụ thì tính không tách rời giữaHTX và các xã viên là vô cùng quan trọng Nếu HTX không có xã viên thì HTX

sẽ không tồn tại và ngược lại

- DV không thể cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng hoá Dovậy, nhà cung cấp (HTX) khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thốngnhất Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng (nông dân) về chất lượng DV lại

Trang 8

chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp DV Sức khoẻ, sựnhiệt tình của nhân viên cung cấp DV (cán bộ cung cấp các DV) vào buổi sáng

và buổi chiều có thể khác nhau Do vậy, khó có thể đạt được sự đồng đều vềchất lượng DV ngay trong một ngày DV càng nhiều người phục vụ thì càngkhó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng

Để khắc phục nhược điểm này, HTX có thể thực hiện cơ giới hoá, tựđộng hoá trong khâu cung cấp DV, đồng thời có chính sách quản lý nhân sựđặc thù đối với các nhân viên cung cấp DV Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nhânviên cung cấp DV lịch sự, niềm nở cũng là một yếu tố hấp dẫn khách hàng.Mặt khác, không phải bất kỳ DV nào cũng có thể tự động hoá quá trình cungcấp được

- DV chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp Do vậy, DV khôngthể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem

ra bán

Đặc tính này sẽ ảnh hưởng đến các chính sách của Marketing DV nhưchính sách giá cước thay đổi theo thời gian, mùa vụ, chính sách dự báo nhucầu, kế hoạch bố trí nhân lực…

- Tính không chuyển quyền sở hữu được

Khi mua một hàng hoá, người dân được chuyển quyền sở hữu và trởthành chủ sở hữu hàng hoá mình đã mua Khi mua DV thì người dân chỉ đượcquyền sử dụng DV, được hưởng lợi ích mà DV mang lại trong một thời giannhất định mà thôi

Đặc tính này ảnh hưởng đến chính sách phân phối trong Marketing DV,trong đó người bán buôn, bán lẻ cũng không được chuyển quyền sở hữu Họ đơnthuần chỉ là người tham gia vào quá trình cung cấp DV Và tất nhiên, họ có ảnhhưởng đến chất lượng DV Như vậy, vấn đề huấn luyện, hỗ trợ, tư vấn kiểm trađánh giá các trung gian phân phối là yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng

2.4 Các loại hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp

Tùy từng điều kiện của từng hợp tác xã mà có thể tổ chức các dịch vụvới số lượng và quy mô khác nhau Nhìn chung các dịch vụ trong hợp tác xãbao gồm:

- Dịch vụ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Trang 9

- Dịch vị tín dụng

- Dịch vụ bảo vệ đồng ruộng và thủy nông

- Dịch vụ điện

- Dịch vụ bảo vệ thực vật

- Dịch vụ vệ sinh và môi trường

- Dịch vụ nước sinh hoạt

2.5.2 Về xã viên và lao động

Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng xã viên vàlao động đang làm việc trong khu vực kinh tế hợp tác và HTX Tuy nhiên.theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX( năm2001) thì số lượng xã viên của 4.876 HTX đã chuyển đổi và thành lập mới cóbáo cáo là 3.171.576 người, chiếm khoảng 8% lực lượng lao động của cảnước, nếu suy rộng cho đầy đủ 14.207HTX thì lực lượng lao động đang làmviệc trong khu vực HTX sẽ là 24% [3]

Đây là một con số đáng kể thể hiện vai trò to lớn của khu vực kinh tếhợp tác và HTX trong việc giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt là cho laođộng ở khu vực nông thôn

Trang 10

Xã viên tham gia HTX đã có ý thức góp vốn để HTX có thể hoạt độngtheo nhu cầu của chính các xã viên Số lượng vốn góp của các xã viên trongtừng HTX chuyển đổi đã tăng bình quân từ 1,5 đến 2 lần Mặc dù mức gópcòn rất nhỏ, song đó là sự thể hiện nhận thức của xã viên về trách nhiệm củamình đối với HTX Tuy nhiên việc góp vốn của các xã viên, đặc biệt là ở cácHTX nông nghiệp đã chưa căn cứ vào nhu cầu hoạt động của HTX, ở cácHTX này việc góp vốn mới chỉ đơn thuần là để thực hiện theo đúng quy địnhcủa Luật và bước đầu xác định trách nhiệm của xã viên đối với HTX Chính

vì vậy, lượng vốn thực tế của các HTX thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu vềvốn để duy trì và phát triển các hoạt động của HTX Cho đến nay còn rất ítHTX dịch vụ nông nghiệp xác định được lượng vốn cần thiết để phát triển và

mở rộng các hoạt động của mình Hầu hết các HTX nói rằng thiếu vốn đểhoạt động nhưng chưa tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng, kể cả tíndụng ngân hàng và các nguồn vốn tín dụng khác Chỉ có khoảng 11% tổng sốHTX thống kê được vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

2.4.5 Kết quả sản xuất, kinh doanh

Nhìn chung kết quả sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp Việt Nam

đã tiến bộ hơn so với trước khi đăng ký hoạt động theo luật Giá trị sản xuất bìnhquân của các HTX chuyển đổi đã tăng 2,18 lần trong giai đoạn 1997-2002; cácHTX thành lập mới chỉ tăng 1,3 lần (năm 2001 so với năm 1997)

Tỷ lệ các HTX thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả đã giảm nhưng chưanhiều, vẫn còn khoảng 45-50% số HTX được thống kê hoạt động không cólãi Đối với các HTX có lãi thì số lãi cũng không lớn Tổng số lãi của 1.998HTX từ tất cả các ngành được thống kê đến 31/12/2000 là 106.841 triệu đồng,bình quân mỗi HTX lãi khoảng 60,5 triệu đồng/năm

Trang 11

2.5.5 Phân phối lãi và thu nhập của xã viên

Hầu hết các HTX đã thực hiện phân phối lãi theo đúng Luật quy định.Ngoài khoản thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước, các HTX đã phân phốilãi theo quy định của luật: như trích quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng vàchia lãi cho xã viên theo vốn góp, chia theo mức độ sử dụng dịch vụ Bêncạnh đó, các HTX đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của cộngđồng như xây dựng trường học trạm y tế, đường giao thông, thuỷ lợi, nhà vănhoá trên địa bàn, điển hình như HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợpBình Tây - Tiền Giang đặc biệt là các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp mặc

dù còn nhiều khó khăn những đã cố gắng chăm sóc các gia đình chính sách,tạo điều kiện cho con em của các gia đình chính sách tham gia lao động choHTX để có thu nhập

2.6 Tình hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế

2.6.1 Tình hình kinh tế tập thể

Trong thời gian qua, tình hình hợp tác xã có xu hướng phát triển về mặt

số lượng, năm 2000 có 209 HTX nhưng đến nay, toàn tỉnh có 343 tổ hợp tác,

293 HTX , trong đó 162 HTX nông nghiệp, 15 HTX công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp, 17 HTX giao thông, 47 HTX tiêu thụ điện nông thôn, 5 HTXxây dựng, 38 HTX thủy sản, 7 quỹ tín dụng nhân dân, 2 HTX thương mại -dịch vụ Nhìn chung, các HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động ngày càng có hiệuquả, các dịch vụ phục vụ xã viên được mở rộng hơn; vai trò của cán bộ quản

lý, điều hành HTX ngày càng tăng Trong nông nghiệp, vai trò HTX thể hiện

rõ, nhất là việc dịch vụ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, việc ứng dụng tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất, việc tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và huy động đónggóp của nhân dân để hoàn thành các chương trình kiên cố kênh mương, bêtông hóa đường giao thông nông thôn Về phân loại HTX năm 2005 thì có44% đạt loại khá, giỏi, 48% đạt loại trung bình và 8% đạt loại yếu, kém [8]

Trang 12

2.6.2 Hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Liên minh HTX tỉnh ThừaThiên - Huế đã tham mưu cho Tỉnh ủy UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghịquyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể Trựctiếp tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiệnnghị quyết 13 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tếtập thể của mình”của tỉnh nhà Liên minh HTX đã chú trọng tuyên truyền,vận động phát triển kinh tế tập thể thông qua các hội nghị, hội thảo, phátthanh truyền hình, xuất bản 3 kỳ đặc san kinh tế hợp tác, HTX Duy trì tờ tinnội bộ hàng tháng từ năm 1998 cho đến nay đã có tác dụng thiết thực chuyểntải thông tin chính sách, pháp luật của Nhà nước, về những điển hình tiên tiến

ở trong và ngoài tỉnh đến các đơn vị thành viên [8]

Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng Liên minh HTX tỉnh,nâng cao năng lực điều hành quản lý, gắn hoạt động với cơ sở, chú trọng vậnđộng kết nạp thành viên Coi công tác phát triển thành viên là vấn đề sống còn

và xuyên suốt, nhờ vậy mà số thành viên tăng đáng kể, đến nay đã có 213thành viên tăng hơn 3 lần so với năm 1998 trong đó có 20 công ty, doanhnghiệp tư nhân và 193 HTX là thành viên Trong 5 năm qua đã hướng dẫn thủtục thành lập được 90 HTX trong đó có 47 HTX tiêu thụ điện nông thôn [8]

Tổ chức được 60 lớp đào tạo cho gần 1.350 lượt người tham gia, trong

đó 3 lớp trung cấp kế toán, 10 lớp kế toán tin học, các lớp bồi dưỡng chủnhiệm, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng HTX, cán bộ quản lý HTX vàtrên 1000 lao động được đào tạo nghề, trong đó có 6 lớp công nhân điện bậc3/7 với 200 học viên Liên minh HTX tỉnh còn thực hiện các hoạt động hỗ trợkhác như hướng dẫn các HTX xây dựng dự án vay vốn từ các chương trìnhkinh tế xã hội đã được cấp thẩm quyền xét duyệt cho 20 dự án vay vốn vớitổng số tiền 1,8 tỷ đồng [8]

Trang 13

Về công tác đối ngoại: xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư từ các tổchức nước ngoài, đến nay đã có 3 dự án được hỗ trợ không hoàn lại với sốtiền trên 500 triệu đồng Ký kết chương trình phối hợp hoạt động với SởThương mại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuẩn bị ký kếtchương trình phối hợp hoạt động với Sở Công nghiệp, thông qua việc ký kếtcác chương trình phối hợp hoạt động Liên minh HTX tỉnh đã ký kết hợp tácvới Liên hiệp HTX tiêu dùng Thụy Điển về phát triển thương mại dịch vụtrong những năm 2001 - 2005 đã kết thúc và tiếp tục phát triển thương mạidịch vụ trong các HTX nông nghiệp trong những năm 2006 - 2010; ký kết với

tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED) từ năm 2004 - 2006; tổ chức SNV của

Hà Lan về chuyển giao công nghệ; tổ chức Norpadele về thị trường, xin cấpchứng chỉ chất lượng gạo nhằm xúc tiến xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi [8]

Trang 14

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động dịch vụ của hợp tác

xã Phú Mậu II

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng chung về hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II

+ Thực trạng về quy mô hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II+ Thực trạng về khả năng cung ứng dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II+ Thực trạng về hiệu quả kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô hoạt động dịch vụ của hợp tác

xã Phú Mậu II

+ Yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của các hợp tác xã

+ Yếu tố cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanhdịch vụ của các hợp tác xã

+ Yếu tố về vốn kinh doanh của các hợp tác xã

+ Yếu tố về thị trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ vủacác hợp tác xã

+ Yếu tố về chính sách

+ Yếu tố về mức độ hợp tác của xã viên

3.3 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập các số liệu thứ cấp:

Tiến hành thu thập các thông tin thứ cấp dưới dạng các báo cáo của liênminh hợp tác xã và các báo cáo tổng kết của hợp tác xã qua các năm

Trang 15

Ngoài ra, các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giảcông bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành chăn nuôi, nông nghiệp, tàichính, Website cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu thứ cấp.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua khảo sát 15 hộ gia đình

xã viên sử dụng dịch vụ của hợp tác xã bằng bảng hỏi bán cấu trúc

- Tiêu chí chọn mẫu điều tra, nghiên cứu

Đặc điểm hộ có tham gia, hoặc là đối tượng của hoạt động dịch vụ củaHTX tại các điểm nghiên cứu (xã Phú Mậu) bao gồm 15 loại hộ khác nhauvới nhiều phương thức sản xuất khác nhau Việc chọn mẫu điều tra cần phảiphải mang tính đại diện cho các loại hộ và với các điều kiện sản xuất khácnhau Do vậy, các tiêu chí chọn hộ điều tra là:

+ Phải là những hộ có tham gia vào HTX hoặc hoạt động dịch vụ của HTX+ Số lượng mẫu điều tra của mỗi loại hộ được xác định tương ứng theo

tỷ lệ giàu nghèo đã được phân loại ở xã tiến hành điều tra

- Cách chọn: Chọn ngẫu nhiên trong tổng số hộ của 2 thôn Vọng Trì,Tiên Nộn có nằm trong danh sách thu thập được từ hợp tác xã nông nghiệpPhú Mậu II, đây là những hộ có tham gia HTX Nông Nghiệp Phú Mậu II

- Dùng các hàm trên phần mềm Excel như hàm average, max, min,sum, trích lọc…

Trang 16

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Tình hình cơ bản của xã Phú Mậu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Phú Mậu

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa hiện nay vị trí địa lý củađịa bàn sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp tớiquá trình sản xuất cũng như trong vận chuyển tiêu thụ sản phẩm đặc biệt làtrong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Cụ thể là: Nếu địa phương nào đó có vịtrí địa lí là nơi trung tâm được nhiều người biết đến, đồng thời là nơi dễ dàng

để giao lưu được với các địa phương khác thì chắc chắn địa phương đó sẽ cónhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế của mình

Biểu đồ 1: Bản đồ hành chính xã Phú Mậu - huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

Xã Phú Mậu

Trang 17

Phú Mậu là một trong những xã của huyện Phú Vang Nếu tính theođường chim bay thì xã Phú Mậu cách trung tâm thành phố Huế 3km, cáchhuyện lị Phú Vang 22 km đi về phía Tây Nhưng do địa hình bị cách trở bởicác con sông suối, do đó mà khoảng cách từ trung tâm thành phố Huế đến địabàn xã lên tới 6Km Đây là một khó khăn lớn đối với người dân Phú Mậu vàcần có biện pháp khắc phục

Vị trí địa lý của xã được xác định như sau:

Phía Bắc giáp với xã Phú Thanh huyện Phú Vang

Phía Nam giáp với phừơng Phú Hậu thành phố Huế

Phía Đông giáp xã Phú Dương, Phú Thượng huyện Phú Vang

Phía Tây giáp xã Hương Vinh, Hương Phong huyện Hương Trà

Đây là xã mà có hai phía giáp đất liền và 2 phía giáp sông suối, cụ thểlà: Về phía Nam và phía Tây có sông Hương bao bọc Còn phía Bắc và phíaĐông giáp đất liền

Xã có 7 thôn Vọng Trì, Tiên Nộn, Thanh Tiên, Thế Vinh, Mậu Tài, Lại

Ân, Triêm Ân Chia thành 9 địa bàn sinh hoạt theo cụm dân cư cách nhau khá

xa, chạy dọc theo tuyến Sông Hương dài 7Km và sông Phổ Lợi 7Km Toàn xã

có 2 HTX điều hành sản xuất các thôn Thôn Tiên Nộn, thôn Thế Vinh, thônVọng Trì và thôn Thanh Tiên do HTX nông nghiệp Phú Mậu II điều hành sảnxuất Thôn Lại Ân, thôn Triêm Ân, thôn Mậu Tài thì HTX nông nghiệp PhúMậu I điều hành sản xuất Trong các thôn này thì thôn Mậu Tài là rộng lớn nhất,

do đó mà thôn này chia thành 3 cụm và một đội sản xuất, trong khi đó các thônkhác chỉ có một cụm sản xuất Thường thì cụm trưởng cụm sản xuất đồng thời làthôn trưởng Còn thôn có diện tích và dân số ít nhất là thôn Thế Vinh

Với vị trí địa lý như trên xã Phú Mậu có nhiều điều kiện thuận lợi đểgiao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các địa phương khác

4.1.1.2 Địa hình

Xã Phú Mậu là vùng đồng bằng thấp trũng, địa hình tương đối bằngphẳng với độ dốc < 1% Do đó mà hàng năm thường diễn ra nhiều trận lụt vàcướp đi biết bao mùa vụ của bà con Diện tích đất chủ yếu là đất thịt và thịtnhẹ Hàng năm được lũ bồi đắp một lượng phù sa lớn có ý nghĩa quan trọngtrong sản xuất nông nghiệp nhất là lúa và các loại rau màu

Trang 18

Do địa hình được bao bọc bởi hai mặt sông và thấp trũng nên khi mùa

lũ về gây nên tình trạng xói lở xâm thực bờ sông ảnh hưởng đến sản xuất vàđời sống của người dân

Tuy nhiên do đã trải qua nhiều năm nên bà con nơi đây cũng đã biếtsống chung với thiên tai Dần dần người dân đã biết phát huy thế mạnh từviệc sử dụng lượng phù sa bù đắp những vùng đất mỗi khi lũ về để có thểtrồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao

4.1.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu

Thời tiết khí hậu là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng sản xuất nông nghiệp Nếu gặp thời tiết thuận lợi như mưa thuận gió hòathì vụ mùa của bà con nông dân sẽ bội thu, đời sống của họ sẽ được cải thiện.Ngược lại nếu thời tiết mà hết sức khắc nghiệt thì bà con nông dân sẽ bị mấttrắng tay, khi đó cuộc sống của họ sẽ gặp không ít những khó khăn Để giảmthiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thì cần phải có nhiều biện pháp để nétránh thiên tai vào các giai đoạn đỉnh điểm của cây trồng như trổ, sắp thuhoạch Để làm được điều này thì đòi hỏi chúng ta phải nắm được diễn biếnthời tiết, khí hậu của địa phương trong những năm gần đây Do đó chúng tacần phải tiến hành nghiên cứu tình hình thời tiết, khí hậu của vùng Sau khi đãnắm vững về tình hình thời tiết, khí hậu của một vùng nào đó thì bắt đầu đưa

về cho vùng một lịch thời vụ hợp lí và khuyến cáo cho bà con nên trồng cácloại giống gì? Thời điểm trồng của các loại giống đó, làm tăng hiệu quả sảnxuất ngành nông nghiệp Bên cạnh đó còn góp phần xây dựng kế hoạch phòngchống bão lũ, hạn hán nhằm giảm nhẹ thiên tai và đảm bảo nguồn nước vàomùa khô

Xã Phú Mậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2mùa rõ rệt Đó là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo dài hơn mùa nắng mùamưa thì bắt đầu từ tháng 9 năm trước và kéo dài cho đến tháng 3 năm sau.Mùa nắng thì chỉ bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc trong tháng 8 Đồng thời chịuảnh hưởng trực tiếp hoạt động của hai loại gió mùa chính, đó là gió mùa ĐôngBắc và gió Tây Nam Gió Đông Bắc bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm trước

và kết thúc vào tháng 3 năm sau thường gây mưa lụt vào tháng 10 và tháng

11 Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8, thường gâynóng và khô hạn

Trang 19

4.1.1.4 Tình hình sử dụng đất đai của xã

Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quantrọng và không có cái gì có thể thay thế được Nó vừa là đối tượng lao độngvừa là tư liệu sản xuất và có tính chất giới hạn theo bề mặt không gian Quy

mô và trình độ sử dụng nguồn lực này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từsản xuất nông nghiệp Cụ thể: Nếu một cá nhân, một hộ gia đình hay một tổchức nào mà có trình độ sử dụng đất cao đó là biết cải tạo đất trong quá trình

sử dụng như: Biết cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, biết luân canh các loạicây trồng, biết bố trí các loại cây trồng có tính chất cải tạo đất (các cây họđậu)…thì tài nguyên đất sẽ không bị suy thoái đồng thời còn mang lại hiệuquả kinh tế cao

Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã năm 2010

( ha )

Tỉ lệ (%)

IV Tổng diện tích chưa sử dụng, sông suối 95,63 13,61

(Nguồn: báo cáo tình hình sử dụng đất đai của xã)

Trang 20

Qua bảng 1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 702,8 ha.Đất đai của xã sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Đất dùng để sảnxuất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng Trong đó đất sản xuấtnông nghiệp là 433,45 ha, chiếm một tỉ lệ rất cao (61,67%) Đất chuyên dùngcủa xã cũng chiếm một tỉ lệ lớn (17,1 %) Đất ở nông thôn chiếm 7,62 % đấtnày có xu hướng tăng lên theo thời gian, bởi vì nhu cầu về nhà ở ngày càngcao, và một điều hiển nhiên là đất nông nghiệp sẽ giảm dần Một diện tích đấttương đối lớn của xã chưa sử dụng 95,63 ha chiếm 13,61% tổng diện tích đất

tự nhiên của xã, đó là đất sông suối và mặt nước, đất này có thể nuôi trồngthủy sản

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động đây là loại tài sản vô cùng quý giá và quan trọng,

nó quyết định đến việc phát triển kinh tế của địa phương Nó có thể làm chonền kinh tế của địa phương phát triển mạnh nhưng ngược lại nó có thể làmcản trở sự phát triển nền kinh tế của địa phương Khi việc làm và đời sống củanhân dân được đảm bảo thì khi đó nó thể hiện mặt tích cực Ngược lại khinhân dân thiếu việc làm, không có thu nhập, đời sống không đảm bảo thì nó

sẽ thể hiện mặt tiêu cực, thường xảy ra các tệ nạn xã hội Do đó muốn cómột nền kinh tế phát triển thì trước hết phải quan tâm đến việc làm và đờisống của nhân dân, nếu không thì sẽ không bao giờ có sự phát triển

Trang 21

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Phú Mậu

Năm 2009 Năm 2010 Số

lượng

Tỉ lệ ( %) Số lựơng

Tỉ lệ ( %)

3.Bình quân lao động nông

nghiệp/hộ

Lao động

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Phú Mậu năm 2009,

Trang 22

Qua bảng 2 trên ta thấy rằng: Hiện nay toàn xã có 2182 hộ tăng 46 hộ

so với năm 2009 Trong đó có 1726 hộ là tham gia sản xuất nông nghiệp, 456

hộ là hộ sản xuất phi nông nghiệp Trong khoảng thời gian hai năm 2009 đến

2010 thì số hộ sản xuất nông nghiệp không thay đổi, còn số hộ phi sản xuấtnông nghiệp tăng lên 46 hộ, số này là do người dân vạn đó mới chuyển về táiđịnh cư ở xã Số nhân khẩu của xã năm 2010 là 10.859 người tăng 368 người

so với năm 2009 Số nhân khẩu nam chiếm 50,18 %, còn số nhân khẩu nữchiếm tỷ lệ thấp hơn 49,82 % Số nhân khẩu nữ có xu hướng giảm dần, còn sốnhân khẩu nam có xu hướng tăng dần từ 49,75 -50,18 % Tổng số lao động

có xu hướng tăng dần từ 6874 lao động giảm xuống 6906 lao động Lao động

nữ chiếm 50,98%, còn lao động nam chiếm 49,02%, đây là một khó khăntrong sản xuất nhất là trong sản xuất nông nghiệp cần những lao động khỏemạnh Lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn hơn lao động phi nông nghiệp vàlao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, ngược lại thì lao động phi sảnxuất nông nghiệp có xu hướng tăng dần Lao động sản xuất nông nghiệp từ85,03% xuống còn 85% Lao động phi sản xuất nông nghiệp từ 14,07% lêntới 15% Bình quân mỗi hộ gia đình có 4,97 người, có 3,16 lao động trong đó

có 3,4 là lao động nông nghiệp Số nhân khẩu/hộvà số lao động nông nghiệp/

hộ đều có xu hướng tăng lên trong hai năm 2009,2010 Cụ thể: Năm 2009trung bình mỗi hộ gia đình có 4,91 người nhưng đến năm 2010 thì tăng lên4,97 người Lao động nông nghiệp năm 2009 là 3,38 lao động, còn năm 2008

là 3,4 lao động Nhưng bình quân lao động /hộ lại giảm xuống cụ thể năm

2010 là 3,16 người trong khi năm 2009 là 3,21 người Điều này chứng tỏ dân

số của xã đang tăng lên Ngoài ra do xã hội ngày càng phát triển mỗi conngười được học hành đầy đủ hơn vì vậy mà tỉ lệ công dân đi học ngành, họcnghề là lớn, hai nữa do có nhiều khu công nghiệp ra đời, nó đã thu hút rấtnhiều lao động, nhất là lao động từ sản xuất nông nghiệp Hơn nữa do toàn xãhiện nay còn 490 hộ nghèo chủ yếu là do nguồn di dân là dân vạn đò về xã,tái định cư tại thôn Lại Tân

4.1.2.2 Tình hình cơ bản về giao thông và thủy lợi

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất Nó biểu hiện sự phát triển hay kém

Trang 23

phát triển của một quốc gia, một vùng, một địa phương hay một đơnvị Điều này được minh chứng ở ví dụ sau: ở vùng nông thôn và thành thịthì có sự khác biệt rất lớn về đường giao thông, trường học, các thiết bị phục

vụ học tập, chợ, bưu điện

Trong sản xuất nông nghiệp thì giao thông và thủy lợi là 2 yếu tố quyếtđịnh đến hiệu quả của quá trình sản xuất Thật vậy nếu giao thông đi lại đượcthuận tiện thì quá trình lưu thông hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và giảmthiểu tỉ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là đối vớicác loại hàng dễ vỡ, dễ dập nát Ngược lại nếu giao thông đi lại còn khó khănthì quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra chậm chạp và tỉ lệ hàng hóa bị hưhỏng trong quá trình vận chuyển là cao

Đối với sản xuất nông nghiệp thì nước đóng vai trò hết sức quan trọng,người ta có câu "nhất nước nhì phân tam cần tứ giống" Nếu trong một giaiđoạn sinh trưởng nào đó của cây trồng mà bị thiếu nước thì năng suất thấp vàchất lượng của cây trồng sẽ rất kém Ngược laị trong các giai đoạn sinhtrưởng và phát triển của các loại cây trồng nếu tiêu và thoát nước tốt thì năngsuất cao và chất lượng tốt Ví dụ nếu vào giai đoạn trổ bông của cây lúa mà bịthiếu nước thì tỉ lệ hạt lép trên bông cao và tỉ lệ bông trên cây rất thấp

- Giao thông

Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm thì nhiềutuyến đường mới được mở rộng với chất lượng cao Trên địa bàn xã có tuyếntỉnh lộ chạy qua với chiều dài là 2,5Km Tuyến WB2 đã thâm nhập nhựađược 2Km và bê tông được 1,5Km Đồng thời đã bê tông đường nông thônliên thôn liên xóm được 16Km và địa phương đang có chủ trương bê tôngthêm 2Km Đây là một thuận lợi rất lớn trong sản xuất nông nghiệp

- Thủy lợi

+ Trạm bơm

Hiện nay trên địa bàn xã đã có 3 trạm bơm điện do HTX liên doanh xâydựng với công ty quản lí kĩ thuật công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế.Trong đó HTX nông nghiệp Phú Mậu II chỉ có một trạm bơm điện Vọng Trì

Trang 24

Trạm này có 2 máy công suất 2000m3/giờ đảm trách diện tích 100ha 2 vụ.Trong vụ hè thu nếu bị hạn nặng có khả năng bơm chuyền qua hói Mậu Tàicủa HTX nông nghiệp Phú Mậu I HTX nông nghiệp Phú Mậu I thì có 2 trạmbơm điện Ngoài ra xã còn hợp đồng với các tư nhân có máy bơm dầu để phục

vụ tưới tiêu cho vùng sản xuất

+ Kênh tưới

Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới và tiêu nước của xã là đã khá hoànthiện Từ năm 2000 tới nay cùng với sự đầu tư kinh phí của huyện và củacông ty quản lí kĩ thuật công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế thì xã PhúMậu đã kiên cố hóa được 12,3 Km kênh mương Trong đó 9km là nguồn ngânsách của huyện và nhân dân đóng góp Còn 3,3 km là nguồn ngân sách củacông ti quản lí kĩ thuật công trình thủy lợi Thật vậy trong khoảng thời gian từnăm 2000- 2008 với nguồn ngân sách mà huyện bỏ ra là gần 1,8 tỉ đồng cùngvới 672 triệu đồng do các hộ gia đình đóng góp thì trên địa bàn xã đã kiên cốhóa kênh mương đựơc 9,0025Km Trong đó thì 4,7135Km là của địa bànHTX nông nghiệp Phú Mậu II Còn 4,289Km là của địa bàn HTX nôngnghiệp Phú Mậu I Cũng trong khoảng thời gian này với nguồn kinh phí củacông ti quản lí kĩ thuật công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế thì năm 2000xây dựng trạm bơm Phú Mậu I với hệ thống kênh mưong dài là 0,57Km.Trạm bơm Phú Mậu 3 được xây dựng năm 2004 có hệ thống kênh mương dài

là 1,737Km Đồng thời năm 2000 kiên cố hóa được 0,6Km và đến năm 2001kiên cố được 0,4Km ở trên địa bàn HTX Phú Mậu II

4.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ của HTX Phú Mậu II

4.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Đội ngũ cán bộ HTX Phú Mậu II gồm:

- Đại biểu xã viên (trung bình cứ 5 hộ thì có 1 đại biểu) HTX Phú Mậu

II có số lượng xã viên nhiều (465 xã viên) nên HTX hằng năm tổ chức Đạihội đại biểu xã viên; việc bầu đại biểu xã viên đi dự Đại hội đại biểu xã viên

do Điều lệ hợp tác xã quy định Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhấtcủa hợp tác xã

Trang 25

Vai trò của xã viên đối với sự tồn tại và phát triển của các hoạt độngdịch vụ của HTX vô cùng quan trọng, hoạt động của các dịch vụ có cao haykhông là tùy vào mức độ hợp tác của xã viên

- Đối với HTX Phú Mậu II Ban quản trị là cơ quan quản lý do trưởngban quản trị đứng đầu bao gồm 1 chủ nhiệm và 1 phó chủ nhiệm HTX

Trong HTX bộ phận quan trọng nhất chính là ban quản trị.

Chủ nhiệm HTX là người đứng đầu đại diện HTX theo pháp luật Thựchiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều công việc hàng ngày củaHTX Đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định của ban quản trị hợp tác

xã Bổ nhiệm, miễn nhiệm phân công các chức danh trong ban quản trị HTX(trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Đại hội xã viên và quản trị HTX)

Do vậy vai trò của chủ nhiệm đối với quá trình phát triển các hoạt động dịch

vụ của HTX là vô cùng quan trọng Các hoạt động này có đem lại kết quả caohay không là nhờ vào sự sắp xếp quản lý, điều hành của ban quản lý

Ngoài ra chủ nhiệm HTX còn là người đại diện ký kết hợp đồng nhândanh HTX, chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên và Ban quản trị HTX dovậy quyết định của chủ nhiệm HTX trong các lĩnh vực mang ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động dịch vụ của HTX

Khi vắng mặt, chủ nhiệm ủy quyền cho phó chủ nhiệm hoặc 1 thànhviên Ban quản trị điều hành công việc của HTX

- Ban kiểm soát: 1 kiểm soát viên

Nhiệm vụ của Ban kiểm soát:

+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nội quy HTX và nghị quyết của đạihội xã viên

+ Giám sát hoạt động của chủ nhiệm và phó chủ nhiệm HTX và xã viêntheo đúng pháp luật và điều lệ, nội quy HTX

+ Kiểm tra về tài chính, kế toán, thủ kho, phân phối thu nhập, xử lý cáckhoản lỗ, sử dụng các quỹ của HTX, sử dụng tài sản vốn vay và các khoản hỗtrợ của nhà nước

Trang 26

+ Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc của HTX,giải quyết hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy địnhcủa điều lệ HTX.

+ Kiểm tra giám sát các công việc làm của các tổ chuyên khâu: trâu,trạm bơm nước nước ngoài đồng, máy móc làm có đạt chỉ tiêu hay khôngphản hồi của xã viên như thế nào, trực tiếp giải quyết các phản hồi đó

Tuy không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh, nhưng ban kiểmsoát là một cơ quan rất quan trọng trong bộ máy tổ chức quản lý HTX Thôngqua các hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan này sẽ giúp cho HTX cá thểphát hiện ra những sai sót trong quản lý, trong hoạt động kinh doanh hoặcphát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, điều lệ, nội quy HTX, làm cơ sởcho HTX đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời khắc phục các saikhác đó

- Kế toán: 1 kế toán trưởng và 1 kế toán viên

Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, tổng hợp và phân tích kinh doanhtheo các chỉ tiêu cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho cho các lãnh đạo phục vụcho việc quản lý kinh tế và quản lý các quá trình sản xuất kinh doanh

Báo cáo của kế toán là nguồn thông tin cần thiết, quan trọng cho cácquyết định tài chính của nhiều đối tượng khác nhau cũng như bên ngoàidoanh nghiệp Đồng thời cung cấp các thông tin về kinh tế, về hoạt động kinhdoanh của đơn vị trong nền kinh tế, cung cấp các thông tin về tài sản, vốnliếng, nợ nần của một đơn vị kinh tế

Vai trò của kế toán không nhỏ đó là cơ sở để người quản lý làm quyếtđịnh tốt hơn kể cả đánh giá các cơ hội cho việc sản xuất các sản phẩm, đầu tư

mở rộng sản xuất, mở rộng dịch vụ phục vụ sản xuất trong nông hộ Đolường, xử lý và thông đạt những thông tin có tính định lượng về tài chính củamột đơn vị, nhờ đó các nhà quản lý ra các quyết định hợp lý

Kế toán viên: Viết phiếu thu nhập kho, xuất kho, thanh toán các khoảncông nợ

- Thủ kho + thủ quỹ: 1 người Chất lượng các sản phẩm thuộc dịch vụ cung ứng vật tư như phân bón,giống có đảm bảo hay không phụ thuộc vào trách nhiệm và khả năng bảoquản của thủ kho

Trang 27

- Bốn tổ đội sản xuất đứng đầu là bốn đội trưởng Đội trưởng là ngườiđiều hành trong khu vực trách nhiệm và cùng xã viên nghiệm thu công việccủa các tổ thực hiện các hợp đồng dịch vụ.

Sơ đồ 1: Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức bộ máy của hợp tác xã

Chế độ trả công cho các công tác trong HTX

Đại hội đại biểu xã viên

Trang 28

- Tổng chi phí quản lý 140.000.000 đ

+ Trả lương cán bộ HTX 105.000.000 đ

+ Chi phí quản lý 35.000.000 đ

- Chế độ bảo hiểm xã hội:

+ Hằng năm trích 10% quỹ PTSX để làm quỹ lương nghỉ việc

+ Hằng tháng cán bộ HTX trích 5% tiền công để bổ sung quỹ lương

nghỉ việc, hạch toán thu gửi vào quỹ dự phòng của HTX

4.2.2 Thực trạng về quy mô hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II

Đối với các hoạt động dịch vụ của HTX tùy từng hoạt động có mứctính khác nhau Đối với dịch vụ cung ứng vât tư nông nghiệp như phân bón,thuốc trừ sâu thì trong cùng một thời điểm bán các loại vật tư này thì HTXbán với giá thấp hơn 5% so với bên ngoài Đó là đối với hộ xã viên có tiềnthanh toán ngay, còn nếu các hộ xã viên mà chưa có tiền thanh toán ngay thìhàng tháng HTX thu lãi 0,8% Đây là nguyên nhân mà một số hộ không muavật tư nông nghiệp của HTX HTX và tư nhân đều cung ứng vật tư quanhnăm, ai có nhu cầu lúc nào cũng có thể đáp ứng được Giá cả khác nhau ởtừng thời điểm và tùy thuộc vào giá cả thị trường Thường thì giá cao vào đầu

vụ sản xuất và vào các giai đoạn chính của cây trồng

Đối với các khâu thủy lợi, dự tính dự báo sâu bệnh, làm đất thì hợp tác

xã cuối mỗi vụ sản xuất sẽ thu sản lượng từ các hộ Đầu mỗi vụ sản xuất thìHTX tiến hành hợp đồng với các chủ trâu, chủ máy để làm đất cho bà con xãviên, tránh tình trạng các chủ máy ép giá bà con xã viên Mức phí 27kgthóc/sào/vụ,tính theo giá thóc tại thời điểm làm đất Chủ máy chỉ được ứngphí trước 15% diện tích mình làm được, còn 75% thì HTX sẽ thanh toán chocác chủ máy vào cuối vụ Hình thức thanh toán là vào cuối vụ sản xuất cácchủ máy tới trực tiếp hợp tác xã để nhận tiền Đây là đối với đất ruộng, cònđất màu thì bà con xã viên tự hợp đồng với chủ trâu, chủ máy Đa số đất màuthì các hộ không thuê mà làm thủ công Còn thủy lợi phí thì 13kg/sào/vụ, dựtính dự báo sâu bệnh 0,5kg/sào/vụ Ở tất cả các thôn trong xã thì thôn nàocũng có chủ máy cày, chủ trâu cày, các quán bán vật tư nông nghiệp

Trang 29

Thường thì chủ máy cày, chủ trâu cày, quán bán vật tư nông nghiệp ởthôn nào thì phục vụ ở thôn nấy Một vài trường hợp do thôn này có diện tíchđất lớn nhưng số lượng máy cày và trâu cày của thôn ít thì phải điều hành một

số chủ máy và chủ trâu tới làm cho thôn đó để làm cho kịp mùa vụ và ngượclại

Bảng 3: Tình hình sử dụng các hoạt động dịch vụ của xã viên trong HTX

Số hộ sử dụng

Số hộ trong HTX

Tỷ lệ

3 Dịch vụ dự tính sâu bệnh và diệt chuột 465 465 100%

4 Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệpvà giống cây trồng 279 465 60%

(Nguồn: số liệu điều tra 2011)

Qua bảng 3 ta thấy được đối với các khâu làm đất, thủy lợi, dự tính sâubệnh và diệt chuột, HTX đảm nhận 100% do các hoạt động cần phải có sựđiều hành và tổ chức quản lý của HTX mới có thể đáp ứng được các quytrình sản xuất kịp thời và đảm bảo đúng kỹ thuật cho người dân, HTX tổ chứclàm theo hình thức cuốn chiếu để đảm bảo kịp thời vụ cho người dân Còn đốivới vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thì hợp tác xã cung ứng 60%,còn tư nhân cung ứng 40% Riêng đối với dịch vụ tín dụng nội bộ HTX chỉcho vay đối với những xã viên có uy tín, có khả năng thanh toán nợ, có vật thếchấp Vì HTX chỉ cho vay trong nội bộ nên mỗi xã viên chỉ được vay khôngquá 2 triêu đồng, còn xã viên nào muốn vay nhiều hơn thì phải vay thông quangân hàng

- Tổng nguồn vốn của HTX do vốn góp từ xã viên, vốn vay và vốn tíchlũy của HTX tập hợp thành Trong đó nguồn vốn được được chia thành vốn

cố định và vốn lưu động

Trang 30

Bảng 4: Thực trạng về nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh

(ĐVT: Đồng)

so với 2008 (%)

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Trang 31

Qua bảng 4 ta thấy tổng nguồn vốn của HTX Phú Mậu II năm 2010 sovới năm 2008 tăng lên nhờ vào vốn tích lũy qua các năm tăng, năm 2010 tăng4,97 % so với năm 2008 Nguồn vốn cố định giảm đi 8,5 % nhưng nguồn vốnlưu động lại tăng rất cao đến 35,96 % điều này chứng tỏ rằng HTX đã sửdụng nguồn vốn vào trong việc sản xuất kinh doanh 1 cách triệt để, chứng tỏnăng lực quản lý điều hành, tổ chức các hoạt động dịch vụ của đội ngũ cán bộHTX đã có kết quả tốt Vốn góp của xã viên giảm 3% Trong đó nguồn vốnvay của HTX là không có do nguồn vốn của HTX đã đủ để phục các hoạtđộng sản xuất đang có Bên cạnh đó HTX chưa tiếp cận được các nguồn vốnvay vì còn gặp các điều kiện gây khó khăn cản trở cho việc vay vốn của HTXnên HTX chưa thể mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Về cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh của HTX nhìn chung đã đápứng đủ nhu cầu sản xuất của người dân Hầu hết cơ sở vật chất phục vụ kinhdoanh này là do HTX quản lý, điều hành thông qua hợp đồng với các chủ đểđáp ứng cho xã viên nào có nhu cầu Riêng về lĩnh vực phân bón thì xã viênnào có nhu cầu thì HTX mới cung cấp và dựa trên cơ sở đó để dự trữ phânbón ngay từ đầu vụ Trạm bơm điện và máy bơm dầu hợp đồng với nhà máy

để cung cấp cho người dân

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Thanh, Bài giảng Nông học đại cương, Trường đại học Nông Lâm Huế, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nông học đại cương
[2]. Lê Văn Nam, Bài giảng kinh tế hợp tác, Trường đại học nông lâm Huế, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế hợp tác
[3]. Báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX năm 2001 Khác
[4]. Báo Cáo Tổng Kết Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Xã Phú Mậu Năm 2009, 2010 Khác
[5]. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã Phú Mậu II năm 2008, 2009, 2010 Khác
[6]. Phương hướng kế hoạch năm 2011 HTX NN Phú Mậu II Khác
[7]. Điều tra của Ban Kinh tế TW [8]. Luật hợp tác xã Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã năm 2010 - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Bảng 1 Tình hình sử dụng đất của xã năm 2010 (Trang 19)
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Phú Mậu - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Bảng 2 Tình hình dân số và lao động của xã Phú Mậu (Trang 21)
Sơ đồ 1: Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức bộ máy của hợp tác xã - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Sơ đồ 1 Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức bộ máy của hợp tác xã (Trang 27)
Bảng 3: Tình hình sử dụng các hoạt động dịch vụ của xã viên trong HTX - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Bảng 3 Tình hình sử dụng các hoạt động dịch vụ của xã viên trong HTX (Trang 29)
Bảng 5: Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Bảng 5 Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh (Trang 32)
Bảng 6: Tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp và giống cây trồng - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Bảng 6 Tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp và giống cây trồng (Trang 35)
Bảng 7 : Phần lãi suất thu được dựa vào kinh doanh các hoạt động dịch vụ qua các năm 2008-2010 - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Bảng 7 Phần lãi suất thu được dựa vào kinh doanh các hoạt động dịch vụ qua các năm 2008-2010 (Trang 37)
Bảng  8: Bảng thống kê đánh giá của hộ về hiệu quả phục vụ dịch vụ của HTX - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
ng 8: Bảng thống kê đánh giá của hộ về hiệu quả phục vụ dịch vụ của HTX (Trang 43)
Bảng 9: Bảng thống kê về chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Bảng 9 Bảng thống kê về chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX (Trang 44)
Bảng 10: Bảng thống kê số lượng và trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ quản lý của hợp tác xã Phú Mậu II - tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang -  thừa thiên huế
Bảng 10 Bảng thống kê số lượng và trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ quản lý của hợp tác xã Phú Mậu II (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w