SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Lĩnh vực nghiên cứu:... Một thực trạng nữa trong giảng
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Lĩnh vực nghiên cứu:
Trang 3SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
8 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 và 12
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất A – Trảng Bom, Đồng Nai
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Giáo dục công dân
Số năm có kinh nghiệm: 09
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 02
+ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy giáo dục công dân lớp10
+ Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 10 –Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học
Trang 4PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn giáo dục công dân có mục tiêu giáo dục học sinh THPT trở thành ngườicông dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổquốc Việt Nam Nói cụ thể hơn, môn GDCD góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thànhngười có ích cho xã hội, hình thành những phẩm chất, năng lực, nhân cách của ngườicông dân mới Thế nhưng, đa số trong trường học và tư tưởng của phụ huynh và học
sinh xem môn này chỉ là môn “phụ”, từ đó tác động đến thái độ học tập của học sinh
trong tình trạng không học, học thụ động
Một thực trạng nữa trong giảng dạy môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay làchương trình khá dài và nặng, một số nội dung sắp xếp chưa phù hợp với trình độ vàkhả năng nhận thức của học sinh THPT, thời lượng giảng dạy không đủ để giáo viêntruyền tải sâu hơn nội dung khối lượng kiến thức trừu tượng và khá phức tạp của mônhọc, giáo cụ trực quan phục vụ việc dạy - học ít được quan tâm, đầu tư hỗ trợ Ngoài
ra, môn học còn phải tích hợp rất nhiều các nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho họcsinh
Từ đó, với chương trình như hiện nay, giảng dạy môn GDCD rất cần sự tâmhuyết của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung, nêu ví dụ sinh động để học sinh dễtiếp thu Để đạt được yêu cầu hiểu biết và rèn luyện nhân cách cho học sinh trongcuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên giáo dục công dân nhiệm vụ: Làmthế nào nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục công dân, kích thích sự hứng thú họctập, tìm hiểu cho học sinh Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên không chỉ
có kiến thức vững vàng về bộ môn giáo dục công dân mà còn phải có những hiểu biết
cơ bản về các bộ môn địa lí, văn học, lịch sử, hóa học, vật lí, sinh học… để vận dụnglàm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn giáo dục công dân lớp 10" nhằm trao đổi với đồng nghiệp trong
việc tìm ra phương pháp tích cực để giảng dạy môn giáo dục công dân
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
“Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhấtvật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Các sự vật,hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu,song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất Nhờ có tính thống nhất đó,chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại,chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định Chính trên cơ sở đó, triết học duy
Trang 5sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa cácmặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới”.
Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau,tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định
Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượngkhác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa Do đó, khinhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểmphiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất
và quy luật của chúng Vì vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúngtrong mối liên hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật,hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên
hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủmột vấn đề
Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội Trong cuộc sống, con ngườikhông ngừng hoàn thiện bản thân mình, và để tồn tại trong xã hội con người phải cótri thức Con người tiếp nhận kiến thức thông qua quá trình học tập, học trong nhàtrường, học ngoài xã hội Tri thức con người tiếp nhận bao gồm tri thức tự nhiên và trithức xã hội Có như vậy, con người mới phát triển một cách toàn diện
Từ đó, cho thấy giữa các bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên có quan
hệ mật thiết với nhau, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quantrọng trong dạy học nói chung và dạy học giáo dục công dân nói riêng ở trường phổthông Đây thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực,các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả giáo dục, hướng đến mụctiêu giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng con người phát triển thiếu hàihòa và mất cân đối
2 Cơ sở thực tiễn
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộclĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành mônhọc mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn Xu hướng thứ hai làviệc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới Đại diện cho xuhướng này là Cộng hòa Liên bang Đức; Hà Lan…
Ở Việt Nam thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một sốmôn học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tựnhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vàodạy học từ lớp 1 đến lớp 5 Cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trongquá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậctrung học Tuy nhiên trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dungmới đã được tích hợp vào môn học
Trang 6Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác
có vai trò quan trọng trong việc hình thành quan niệm về thế giới quan và hình thànhnhân cách con người Qua đó giúp học sinh tránh được cái nhìn chung chung về thếgiới và con người Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu từ các môn học khác còn giúp ngườihọc có thêm cơ sở để nắm vững bản chất của sự vật hiện tượng, hình thành khái niệm,hiểu rõ quy luật, bài học thực tiễn, rèn luyện cho người học thói quen nghiên cứu tìmhiểu
Vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp sẽ làm cho bài học nhẹnhàng, hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh Bài học trở nên cụ thể bớt trừu tượng, họcsinh dễ tiếp thu; là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sáchgiáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượngdạy và học giáo dục công dân
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a Nội dung thực hiện của đề tài
Qua nghiên cứu, tìm hiểu và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng có thể vận dụngkiến thức các môn học trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 10, cụ thể:
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
Bài 10: Quan niệm về đạo đức
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
Bài 13: Công dân với cộng đồng
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
b Điểm mới của đề tài
Đề tài khẳng định rõ hơn vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức các mônhọc khác trong dạy học giáo dục công dân để gây hứng thú học tập cho học sinh Quathực tiễn đề tài sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng việc dạy học và sử dụng kiếnthức liên môn trong dạy học ở trường phổ thông Xác định được nội dung kiến thứccác môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cần và có thể sử dụng trong dạy họcgiáo dục công dân, đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng kiến thức liên môn nhằmgây hứng thú học tập cho học sinh
Trang 7c Giải pháp thực hiện đề tài
Trong chương trình bộ môn Giáo dục công dân lớp 10, nội dung mang tính trừutượng, khó hiểu khác với các môn học khác mà từ trước các em chưa được tiếp cậncũng như tìm hiểu một cách rõ ràng, đầy đủ Vì vậy, qua thực tế giảng dạy tôi nhậnthấy rằng sử dụng các môn học khác để giải thích và hướng dẫn các em tìm hiểu nộidung bài học đã thu hút sự chú ý cũng như kích thích khả năng tìm hiểu và tiếp thukiến thức của các em
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được thể hiện ở các nội dung sau:
Từ bài 1 đến bài 9, đã được trình bày ở đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 10 – Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” trong năm học 2013 – 2014 và đã
được Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đánh giá, công nhận Với đề tài này tôi xin
được trình bày ở “Phần thứ hai: Công dân với đạo đức”.
Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 1 – mục a, phần
2 – mục a, cụ thể:
Ở phần 1 - mục a: Đạo đức là gì?
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm đạo đức, để khắc sâu kiếnthức và giúp học sinh hiểu nội dung quan niệm đạo đức có sự thay đổi theo thời gian,giáo viên thực hiện như sau:
Hỏi: Em hãy phân biệt chữ “trung” trong thời kì Phong kiến và xã hội ngày nay
khác nhau như thế nào?
HS: Vận dụng kiến thức đã học ở môn lịch sử để trả lời.
GV: Liệt kê ý kiến của HS lên bảng và chốt lại bằng bảng so sánh.
Chữ “trung” trong thời kì phong kiến Chữ “trung” trong xã hội ngày nay
- Trung thành vô điều kiện với vua (Theo
chế độ quân chủ chuyên chế)
- Trung với nước đồng nghĩa với trung với
vua
- Con người bị giới hạn trong quan điểm
Tam cương (Vua-tôi, cha-con, chồng-vợ)
Ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) =>
Trung thành với Vua
- Trung thành với lợi ích của đất nước,của nhân dân
- Trung gắn liền lòng yêu nước với lợiích của dân tộc
- Thể hiện sự bình đẳng trong các mốiquan hệ giữa con người – con người Conngười có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, có điều kiện phát triển toàn diện
Hỏi: Có phải các quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong xã hội phong kiến cũng như
các chế độ xã hội trước đây so với ngày nay đều thay đổi hay không? Vậy có nhữngquy tắc, chuẩn mực nào vẫn còn giữ nguyên giá trị?
HS: Vận dụng kiến thức đã học ở môn lịch sử để trả lời.
GV: Kết luận: Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo Tuy nhiên, có những quy tắc, chuẩn mực vẫn
Trang 8còn giữ nguyên giá trị từ xưa đến nay như: tình yêu quê hương, đất nước, con người;kính trên, nhường dưới; lễ phép, hiếu thảo…
Ở phần 2 – mục a: Đối với cá nhân
Tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh, cụ thể:
Hỏi: Hãy nêu tư tưởng, quan niệm hoặc câu nói của Bác Hồ về đạo đức?
HS: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức để trả lời.
GV: Kết luận: Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của
người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụcách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người viết:
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải cógốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đứcthì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đứctạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thànhcông hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của HồChí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng
có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc
gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoànthành nhiệm vụ cách mạng
Bài 11 : MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 1 – mục a, cụthể:
Vận dụng kiến thức ở môn sinh học để giúp học sinh tìm hiểu khái niệm “Nghĩa vụ”:
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động của một số động vật:
1 Bò mẹ khi đẻ con, không mấy khi rời con Khi người ta dắt bò con đi, bò mẹthường rất đau buồn Để an ủi bò mẹ, người ta đặt vào chuồng bò một con bê nhồirơm, bò mẹ lầm tưởng là con mình thế là về ngay chuồng, liếm lấy, liếm để đứa conthân yêu Đến khi bê nhồi rách da lòi cỏ bò mẹ quên mất tình mẫu tử, cứ việc chén tì
tì cho đến hết “đứa con” mới thôi
2 Chim tu hú bao giờ cũng đẻ vào tổ của loài chim khác, nhờ những con chim đó
ấp, nuôi hộ mình Muốn cho những con chim đó không phân biệt được trứng lạ trong
quá trình tiến hóa tự nhiên, tu hú đã hình thành được một “hoạt động” kỳ lạ, có thể đẻ
ra được những quả trứng có kích thước và màu sắc giống hệt trứng của loài chim mà
nó đẻ nhờ Đây là một “hoạt động” thật tuyệt vời.
3 Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đibắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứngvào tổ và bịt tổ lại Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu Các tò
Trang 9vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìnthấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).
Hỏi: Hoạt động của các loài trên được gọi là gì? Trong môn sinh học hoạt động đó
được hiểu như thế nào?
HS: Vận dụng kiến thức trong môn sinh học trả lời theo gợi ý của giáo viên.
Các hoạt động trên được gọi là bản năng của loài vật Theo sinh học giải thích đó
là “tập tính” của loài vật – Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích
từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môitrường sống và tồn tại
Hỏi: Hãy phân tích ví dụ trong Sách giáo khoa về hoạt động của Sói mẹ nuôi con
khác với cha mẹ nuôi con như thế nào?
HS: Vận dụng kiến thức môn sinh học để giải thích ví dụ trong Sách giáo khoa GV: Nhận xét và chốt lại vấn đề: Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của
đời sống con người, khác với con vật quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng
Bài 12 : CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 1 – mục a; phần
2 – mục b, cụ thể:
Ở phần 1 – mục a: Tình yêu là gì?
Vận dụng kiến thức ở môn văn học để giúp học sinh tìm hiểu khái niệm “Tình yêu”, cụ thể:
Ở phần giới thiệu bài giáo viên vận dụng kiến thức văn học để dẫn dắt vào bài:
GV: Hướng dẫn HS đọc bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi.
Hỏi: - Tình yêu ở bài thơ được thể hiện như thế nào?
- Em hiểu thế nào về tình yêu qua bài thơ trên?
HS: Vận dụng kiến thức trong văn học để trả lời.
GV: Giảng giải: Trong đời sống tình cảm cá nhân tình yêu luôn giữ một vị trí đặc
biệt Nó góp phần điều chỉnh hành vi và làm bộc lộ phẩm chất đạo đức của cá nhân.Tình yêu có nội dung rất rộng như: tình yêu anh em, tình yêu cha mẹ, tình yêu conngười, tình yêu quê hương đất nước, … trong đó tình yêu nam – nữ là đề tài muônthuở và được nhắc đến nhiều nhất trong ca dao, tục ngữ, trong thơ ca, … trong bài nàychúng ta chỉ đề cập đến tình yêu nam – nữ
Hỏi: - Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ nói về tình yêu? Qua đó,
em rút ra tình yêu có những biểu hiện gì?
- Em biết những quan niệm nào về tình yêu?
HS: Vận dụng kiến thức trong văn học để trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận Tình yêu là một đề tài muôn thuở Từ lâu đã có biết bao tác
phẩm văn học, nghệ thuật nói về tình yêu làm rung động triệu triệu con tim Kết luận
thế nào là tình yêu
Ở phần 2 – mục b: Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
Trang 10Vận dụng kiến thức môn lịch sử ở thời kỳ Phong kiến để giúp học sinh thấy được sựkhác biệt của chế độ hôn nhân ở nước ta.
Hỏi: Em hãy phân biệt chế độ hôn nhân ở nước ta trong thời kì phong kiến và hiện
nay khác nhau như thế nào?
HS: Vận dụng kiến thức đã học ở môn lịch sử để trả lời.
GV: Liệt kê ý kiến của HS lên bảng và chốt lại bằng bảng so sánh.
Chế độ hôn nhân trong thời kì phong kiến Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
- Hôn nhân là việc xác lập quan hệ giữa 2 gia
tộc nên theo quan niệm: Môn đăng hộ đối,
Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó Người phụ nữ
sống với thái độ chấp nhận, cam chịu hoàn
cảnh, để mặc cho số phận đưa đẩy
- Theo quan niệm trọng nam khinh nữ, mọi
người hầu như chấp nhận quy luật bất công:
"Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên
một chồng" Cuộc đời người đàn bà phụ
thuộc hoàn toàn vào chồng về mọi mặt: kinh
tế, tình cảm, nơi nương thân, chỗ đứng trong
xã hội, sự kính trọng của người xung quanh,
v.v
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, làhôn nhân: Dựa trên tình yêu chânchính ; thể hiện qua việc cá nhân được
tự do kết hôn theo luật định; phải đảmbảo về mặt pháp lý; thể hiện ở việcđảm bảo quyền tự do ly hôn
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợchồng bình đẳng, thể hiện: nguyên tắc
cơ bản trong gia đình mới ; nghĩa vụ,quyền lợi và quyền hạn ngang nhautrong mọi mặt của đời sống gia đình
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 2 – mục a và c,
cụ thể:
Trong mục a:Nhân nghĩa
Hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Một miếng khi đói, bằng một gói khi no
- Tối lửa tắt đèn có nhau
HS: Vận dụng kiến thức môn văn học để trả lời ý kiến cá nhân.
GV: Nhận xét, kết luận Các câu tục ngữ trên đều có cách giải thích riêng nhưng đều
cùng ý nghĩa, thể hiện truyền thống, đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam đó là sự yêuthương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, sa cơ lỡ bước với thái độgần gũi, dịu dàng, ần cần làm nâng cao lối sống giàu tình, nặng nghĩa => Khái niệmnhân nghĩa
Hỏi: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ thể hiện lòng nhân nghĩa?
HS: Vận dụng kiến thức môn văn học để trả lời ý kiến cá nhân.
Trang 11GV: Giảng giải Không ai trong xã hội có thể sống lẻ loi một mình, mà cần phải có
những người xung quanh giúp đỡ Chính những tình cảm ấy tạo nên sức mạnh giúp tavượt qua khó khăn, gian khổ để tự tin và vững bước hơn trong cuộc sống => Ý nghĩa
GV: Chuyển ý sang nội dung biểu hiện Cộng đồng là nơi chăm lo cuộc sống cho
các cá nhân Nhưng đồng thời cá nhân cũng cần phải sống và ứng xử phù hợp vớicộng đồng
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu biểu hiện của lòng nhân nghĩa, cụ thể:
1- Đối với biểu hiện: Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vịtha cao thượng, không cố chấp với người có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồngngay đối với cả tù binh, hàng binh trong chiến tranh
Hỏi: Em hãy lấy ví dụ dẫn chứng cho biểu hiện trên?
GV: Gợi ý cho học sinh tìm hiểu thêm dẫn chứng:
- Trong môn văn học ở bài “Bình ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi, có đoạn viết:
“…Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù,
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run…”
- Trong môn lịch sử ở nội dung thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ năm
1954 – 1975, có sự kiện:
Lính Mỹ xách vali về nước (ảnh chụp tháng 3-1973 tại Tân Sơn Nhất)