Việc khắc phục những tàn dư của xã hội cũ, của nền sản xuất cũ như thói quen tác phong sản xuất nông nghiệp của nông dân, tâm lý sợ sệt trong đầu tư sản xuất kinh doanh, cách thức làm vi
Trang 1MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác là một cống hiến vĩ đại trong lịch
sử khoa kinh tế chính trị Đó là ánh sáng soi đường giúp chúng ta nhận thức về
nguồn nhân lực Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì nguồn
lực con người càng có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia Vì vậy, việc
nghiên cứu nguồn lực con người luôn là một vấn đề có tính thời sự Con người vừa
là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử Vì vậy, con người là nhân tố đưa
đến sự phát triển xã hội, sự phát triển đất nước, bên cạnh đó con người đó như thế
nào lại bị chi phối bởi chính hoàn cảnh lịch sử ấy
Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX , nảy sinh hiện tượng là một số nước
Đông Nam Á có tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ gây ra nhiều sự chú ý trong giới
nghiên cứu và họ cố gắng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao những nước như Nhật
Bản, Singgapo , Đài Loan, Hồng Kông … lại có sự phát triển đó Kết quả của những
nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân tố tạo nên như văn hoá truyền thống, trình độ dân
số, kỹ thuật công nghệ …Song câu trả lời làm ngạc nhiên giới nghiên cứu là sự nhảy
vọt về kinh tế ở các nước đó sự liên hệ với yếu tố truyền thống, con người truyền
thống, gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể
Đối với đất nước ta, xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, nông
nghiệp là chính tiến lên chủ nghĩa xã hội, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh
kéo dài Việc khắc phục những tàn dư của xã hội cũ, của nền sản xuất cũ như thói
quen tác phong sản xuất nông nghiệp của nông dân, tâm lý sợ sệt trong đầu tư sản
xuất kinh doanh, cách thức làm việc tuỳ tiện không khoa học, lối sống gia trưởng còn
ăn sâu vào nếp nghĩ của con người Việt Nam hiện nay đang là một sự cản trở lớn đối
với sự phát huy nguồn nhân lực trong phát triển xã hội
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và cùng với nó là phát triển một
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện khoa học công
nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão và nền kinh tế thị trường thế giới đã
Trang 2phát triển đến trình độ cao Chúng ta đã tham gia và là thành viên thứ 150 của tổchức thương mại thế giới WTO Sự tham gia đó đã mở ra cơ hội cũng như thách thứclớn đối với chúng ta Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Hải Phòng là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, cónền kinh tế sôi động với đủ các loại ngành nghề Nơi đây có vị trí địa lý thuận lợi, làcảng biển quan trọng của cả nước Việc phát triển kinh tế của thành phố có ý nghĩachiến lược góp phần làm nên sự phồn vinh của đất nước Số dân ở Hải Phòng kháđông, nguồn nhân lực khá dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế của thành phố.Trong những năm trở lại đây nguồn nhân lực ở Hải Phòng phát triển khá mạnh thểhiện ở những phương diện sau: số lượng người trong độ tuổi lao động cao, số người
có trình độ tay nghề khá lớn Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngày càng nhiều: Đạihọc Hải Phòng, Đại học hàng hải, Đại học Y…và hệ thống các trường nghề
Nguồn lực con người luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững củaHải Phòng nói riêng cũng như của các địa phương khác Trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đây là nhân tố không thểthay thế được Tuy nhiên, vấn đề nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự đáp ứng được choviệc phát triển ổn định lâu dài, nhanh mạnh của thành phố Đặc biệt trong chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2011- 2020
Trước tình hình đó, việc đi sâu nghiên cứu, làm rõ thực trạng nguồn nhân lực
ở Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để rút ra nhữngbài học bổ ích, vạch ra phương hướng, giải pháp nhằm phát huy tối ưu nhất sứcmạnh nguồn nhân lực và khắc phục mặt còn tồn tại là một việc làm cần thiết, có ýnghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực
Với lý do trên, em đã chọn vấn đề: “ Lý luận hàng hóa sức lao động củaC.Mác với vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Hải Phòng trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bềnvững của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Là nhân tố quyết định
Trang 3trong việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, do đó nó được dư luận và giớinghiên cứu quan tâm Có thể khái quát một số loại hình nghiên cứu chủ yếu có liênquan đến đề tài như sau:
“ Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và giải pháp” của Tiến sĩ NguyễnThị Thơm, khoa kinh tế phát triển chủ biên - Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006
“ Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá quathực tiễn tỉnh Phú Thọ ”, của Trần Văn Nga
Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án khác cũng nghiên cứu về vấn đề nàynhư:
“ Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm ( qua thực tế Hà Nội )
”, luận án tiến sĩ kinh tế của Đỗ Thi Xuân Phương, Học viện Chính tri quốc gia HồChí Minh, năm 2000
“ phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ởtỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 ”, luận án tiến sĩ kinh tế của Bùi Sỹ Lợi, Trường Đạihọc kinh tế quốc dân, năm 2003
“ Thị trường lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ”,luận văn thạc sỹ kinh tế của Vương Thanh Tú, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, năm 2004 Nghiên cứu trên góc độ lý luận thời kỳ quá độ
Việc nghiên cứu “ lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác với vấn đề pháttriển nguồn nhân lực ở Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ”vẫn là một đề tài mới mẻ Chính vì vậy, nó càng có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4Để đạt được mục đích trên đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác
- Làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở Hải Phòng thời kỳ 2001- 2010
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực
ở Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ 2011 -2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu đi sâu phân tích lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vớivấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc phát triển nguồn nhân lực ở Hải Phòng qua điều trathực trạng nguồn nhân lực từ 2000 đến 2010 Từ đó, đề xuất phương hướng và giảipháp để phát triển nguồn nhân lực ở Hải Phòng thời kỳ 2011 – 2020
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quanđiểm của Đảng, nhà nước về vấn đề phát triển nguồn nhân lực để phân tích nhữngvấn đề đặt ra
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong đề tài là phương pháp biện chứng duy vật.Đồng thời sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, so sánh, lịch sử vàlôgic…
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác và thực trạngnguồn nhân lực ở Hải Phòng bao gồm những mặt mạnh và mặt hạn chế cần khắcphục Trên cơ sở đó, đề tài nêu lên môt số phương hướng và giải pháp nhằm pháttriển nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho việc phát triển thành phố
7 Kết cấu của đề tài
Trang 5Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tàiđược kết cấu thành ba chương, sáu tiết.
Chương 1: Lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác và yêu cầu phát triểnnguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực ở Hải Phòng trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ở HảiPhòng
Trang 61.1.1 Lý luận hàng hoá sức lao động của C Mác
Trong lịch sử kinh tế đã có rất nhiều nhà tư tưởng nghiên cứu về vấn đề hànghoá sức lao động và có những cống hiến quan trọng: A.Smit, David Ricardo…Nhưng có thể nói, trước Mác chưa có một nhà kinh tế học nào nhìn nhận rõ ranh giớigiữa hai phạm trù “ lao động và sức lao động” Nhờ có quan điểm đúng đắn về laođộng và sức lao động, C.Mác đã trở thành người đầu tiên trình bày một cách khoahọc lý luận về hàng hoá sức lao động Lý luận này đã từng bước hoàn thiện quanhiều tác phẩm khác nhau và đạt đến đỉnh cao trong bộ Tư bản Trong bộ Tư bản,C.Mác viết:
“ Tư bản chỉ phát sinh ở nơi nào mà người chủ những tư liệu sản xuất và tưliệu sinh hoạt tìm thấy được người lao động tự do với tư cách là người bán sức laođộng của mình ở trên thị trường Bây giờ, chúng ta phải nghiên cứu một cách tườngtận hơn thứ hàng hoá đặc biệt, tức là sức lao động” [3, 255]
Theo C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lựcthể chất và tinh thần tồn tại trong mọi cơ thể, trong mọi con người đang sống vàđược người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [2,251]
* Thứ nhất, hàng hoá sức lao động đã thể hiện tính đặc biệt ở chỗ nó được
gắn liền với chủ thể của nó Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì:
“ Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại củanhững cá nhân con người sống…và có thể phân biệt con người với súc vật ngay khi
Trang 7con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sản xuất của mình…như thế là con người
đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình ” [4, 29] Sức lao động tồntại trong cơ thể sống của người lao động, là nhân tố cơ bản và đầu tiên trong mọihoạt động xã hội
Về mặt số lượng, sức lao động phụ thuộc chủ yếu vào số lượng người lao động
và thời gian lao động của mỗi người Chất lượng sức lao động không chỉ đơn thuần
là trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc của người lao động mà còn bao gồm cả ý thứctrách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, thái độ đối với công việc, đối với người sửdụng lao động, sức khoẻ của người lao động… Như vậy, cả về mặt sồ lượng và chấtlượng, hàng hoá sức lao động hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người sở hữu loạihàng hoá này
* Thứ hai, hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá khi bán không mất quyền
sở hữu C.Mác cho rằng: “muốn cho người chủ tiền tìm được trên thị trường một sứclao động với tư cách là hàng hoá thì một số những điều kiện khác nhau phải đượcthực hiện” [3, 251]
Điều kiện thứ nhất: Người chủ sức lao động “ phải có khả năng chi phối được
sức lao động ấy, do đó người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của chínhmình, thân thể của mình Anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan
hệ với nhau với tư cách là những người chủ hàng hoá bình đẳng với nhau…”; “Muốn duy trì quan hệ ấy, người sở hữu sức lao động bao giờ cũng chỉ bán sức laođộng đó trong một thời gian nhất định thôi, bởi vì anh ta bán đứt hẳn toàn bộ sức laođộng ấy một lần thì…anh ta trở thành người nô lệ, từ chỗ là người chủ hàng hoá anh
sử dụng thành quả lao động của mình làm ra…Còn người công nhân làm thuê chỉ
Trang 8bán quyền sử dụng sức lao động trong một thời hạn nhất định, chứ không bán quyền
sở hữu sức lao động của mình, sức lao động của người công nhân là hàng hoá chứkhông phải bản thân người công nhân là hàng hoá Trước sau người công nhân vẫn làchủ sở hữu hàng hoá sức lao động của mình Do đó, “ khi bán sức lao động, anh tavẫn không từ bỏ quyền sở hữu về sức lao động ấy” [5, 254]
Điều kiện thứ hai: “Người chủ sức lao động phải không còn có khả năng bán
những hàng hoá trong đó lao động của anh ta được vật hoá mà trái lại, anh ta buộcphải đem bán với tư cách là hàng hoá chính ngay cái sức lao động chỉ tồn tại ở trong
cơ thể sống của anh thôi” [5, 252]
Người công nhân muốn bán những hàng hoá khác với sức lao động của mìnhthì người công nhân phải có tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt để tự kết hợp với sứclao động của mình nhằm sản xuất ra những loại hàng hoá khác ấy Khi họ hoàn toànkhông có những vật cần thiết ấy để thực hiện sức lao động của mình, thì phải bánchính lao động ấy Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, haiđiều kiện cho sự ra đời của hàng hoá sức lao động vẫn còn nguyên giá trị của nó.Tuy nhiên, ở điều kiện thứ hai đã có những biểu hiện mới Người công nhân có thểtrở thành người chủ một phần vốn của công ty, chủ một phần tư liệu sản xuất và laođộng thặng dư của họ được bồi hoàn lại Những người lao động này không phảikhông có tư liệu sản xuất Vì vậy, sức lao động của họ có tính chất hàng hoá, chứkhông phải hàng hoá sức lao động theo đúng nguyên nghĩa như định nghĩa củaC.Mác Trong thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, người lao động đều làngười làm chủ tập thể tư liệu sản xuất, vì vậy sức lao động của họ không phải làhàng hoá sức lao động Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá sựcống hiến của người lao động vẫn phải dựa vào hình thức tiền lương mà tiền lươnglại là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động Do vậy, sức lao động củangười lao động trong kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải được coi là hàng hoásức lao động để tính toán tiền lương theo mặt bằng tiền lương chung của toàn xã hội.Bởi vì, đã là tiền lương trong nền kinh tế thị trường thì phải phản ánh giá trị hànghoá sức lao động Nhưng có điểm khác đó là trong khu vực kinh tế nhà nước phầnbồi hoàn cho lao động thặng dư được coi trọng và có xu hướng tăng lên, còn trong
Trang 9khu vực kinh tế tư nhân, do quan hệ người bóc lột người lao động vẫn còn tồn tại nênphần lao động thặng dư của người lao động vẫn bị người sử dụng lao động chiếmdụng trong khuôn khổ pháp luật.
* Thứ ba, tính đặc biệt của hàng hoá sức lao động còn được thể hiện ở sự khác
biệt trong cách xác định về giá trị và giá trị sử dụng của nó
Là một hàng hoá, sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giátrị
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của nó, cần thiết chonhu cầu của người mua và sử dụng nó mà trước hết là khả năng tạo ra một lượng giátrị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó Đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư và làchìa khoá để giải đáp mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Quá trình sử dụngsức lao động làm thuê cũng là quá trình làm tăng giá trị Tính có ích của sức laođộng không chỉ là năng lực tạo ra các giá trị sử dụng mà còn: “ Cái có ý nghĩa quyếtđịnh là giá trị sử dụng đặc biệt của thứ hàng hoá đó là cái đặc tính của nó làm mộtnguồn sinh ra giá trị, hơn nữa lại sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thânnó” [5, 252]
Nếu giá trị của bất cứ hàng hoá thông thường nào được xác định là thời gianlao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá đó thì giá trị hàng hoá sức lao độngđược biểu hiện không phải qua thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó
mà chỉ là thời gian lao động xã hội cần thiết để duy trì và phát triển nó Sở dĩ tínhnhư vậy là vì để hình thành ra sức lao động từ khi người lao động nằm trong bụng
mẹ cho đến khi người lao động mang sức lao động của mình ra thị trường trao đổi thìchi phí là không thể tính hết được Bên cạnh đó, do tính đặc biệt của hàng hoá sứclao động là không bao giờ tách khỏi người mang nó và người mang nó luôn có quyền
sở hữu đối với sức lao động của mình nên không nhất thiết phải tính thời gian laođộng xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá Giá trị của hàng hoá sức lao động đượctính bằng giá trị tư liệu sinh hoạt duy trì đời sống của bản thân người lao động và giađình cộng với chi tiêu cần thiết cho tái sản xuất mở rộng sức lao động của bản thânngười lao động
Trang 10Hàng hoá sức lao động khác với các loại hàng hoá thông thường ở chỗ dù cóđược đem ra thị trường để trao đổi hay không thì nó cũng vẫn đòi hỏi phải được cungcấp những điều kiện vật chất và tinh thần nhất định để tồn tại và phát triển.
Nếu giá trị sử dụng của hàng hoá thông thường được biểu hiện trong quá trìnhtiêu dùng nó thì giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động được biểu hiện ở chỗ nó được
sử dụng như một yếu tố của quá trình sản xuất Khi tiêu dùng sức lao động, đối vớihàng hoá thông thường quá trình sử dụng sẽ làm cho giá trị sử dụng của hàng hoágiảm dần Quá trình sử dụng sẽ làm tăng giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động.Người lao động càng làm việc lâu thì trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động của họcàng cao, sản phẩm họ làm ra ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng tốt hơn.Sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó
Lý luận hàng hoá sức lao động là cơ sở giúp C.Mác xây dựng và phát triển họcthuyết giá tri thặng dư, một học thuyết vạch rõ nguồn gốc và bản chất bóc lột của chủnghĩa tư bản và chứng minh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với tiếntrình phát triển của lịch sử xã hội loài người
1.1.2 Ý nghĩa vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C Mác vào phát triển nguồn nhân lực ở nước ta nói chung, ở Hải Phòng nói riêng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, từngngười lao động tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện của mình cần phải học tập, rèn luyệnsức khoẻ, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ lao động đúng đắn để không ngừng hoàn thiệngiá trị sử dụng sức lao động của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức,đơn vị và cá nhân trong xã hội ở nghề nghiệp chuyên môn của mình hoặc để chuyểnsang ngành nghề khác Mặt khác, người sử dụng lao động cũng cần phải trả lươngđảm bảo tốt cho quá trình tái sản xuất sức lao động của bản thân và của con cáingười lao động, tạo động lực cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tuân theo những quy luật chung của nềnkinh tế thị trường, do đó một bộ phận sức lao động trở thành hàng hoá sức lao động
Trang 11Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu nghiêm túc lý luận hàng hoá sức lao động, vận dụnghợp lý vào điều kiện thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Ở Hải Phòng hiện nay vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhânlực chất lượng cao luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm Việc phát huytốt nguồn nhân lực sẽ có ý nghĩa quyết định tới sự giàu, mạnh của thành phố Do đó,ngay từ lúc này toàn thể mọi người cần có cái nhìn thật chính xác về nguồn nhân lực
để có thể hiểu và tạo mọi điều kiện cho nguồn nhân lực có thể phát huy hết sức mạnhvốn có
1.2 Nguồn nhân lực và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2.1 Những nhận thức chung về nguồn nhân lực
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triểnkinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ, con người Trong cácnguồn lực đó thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sựtăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay Bởi lẽ, nhữngnguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được pháthuy Chúng ta biết rằng điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, nguồn vốn có vai trò rấtlớn trong sự phát triển của một quốc gia Song những yếu tố đó ở dưới dạng tiềmnăng, tự chúng là những khách thể bất động Chúng chỉ trở thành nhân tố “ khởiđộng ”, và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người Những nguồn lựckhác ngày càng can kiệt, ngược lại nguồn nhân lực ngày càng đa dạng, phong phú và
có khả năng nội sinh không bao giờ cạn Hơn nữa, nguồn nhân lực càng được sửdụng lại càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộchội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh ”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người ViệtNam có truyền thống yêu nước, cần cù sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, cókhả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực nhất - nguồn năng
lực nội sinh Vậy nguồn nhân lực là gì? Theo liên hợp quốc thì: “ Nguồn nhân lực là
Trang 12tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của conngười có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước ”.
Ngân hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người baogồm thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp…mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy độngđược trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay trong một hoạt động nào đó Như vậy,
ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vậtchất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên
Theo tổ chức lao động quốc tế thì: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn
bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động
Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là
nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho
sự phát triển Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình
thường Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi laođộng có khả năng tham gia và lao động sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụthể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họđược huy động vào quá trình lao động
Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độtuổi quy định có khả năng tham gia lao động Nguồn nhân lực được biểu hiện trênhai mặt: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
Số lượng nguồn nhân lực được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sựtiếp nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cư giữa các vùng, các miền của đấtnước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặctrưng về thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý, mức độ thành thạo trong côngviệc, phẩm chất đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, ý thức giai cấp, ý thức vềtrách nhiệm cá nhân với công việc, với gia đình và xã hội, giác ngộ và bản lĩnh chínhtrị…và sự kết hợp các yếu tố đó Trong các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức vàtrình độ học vấn là quan trọng nhất, nói lên mức trưởng thành của con người, quyđịnh phương pháp tư duy, nhân cách, lối sống của mỗi con người
Trang 13Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có quan hệ với nhau một cách chặtchẽ Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ gây khó khăn cho phân công lao động xãhội và do vậy, chất lượng lao động cũng bị hạn chế Chất lượng nguồn nhân lực nângcao sẽ góp phần làm giảm số lượng người hoạt động trong một đơn vị sản xuất kinhdoanh hay giảm số người hoạt động trong một tổ chức xã hội, đồng thời cũng tạođiều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của một tập thể người trong lao động sảnxuất, hoạt động xã hội
Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn nhânlực có chất lượng ngày càng cao Muốn thực hiện được điều đó, cần có sự quan tâmngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng và phân công lao động xã hội
1.2.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chủ nghĩa xã hội nói chung và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nóiriêng có được xây dựng thành công hay không tuỳ thuộc vào việc chúng ta có pháthuy tốt nguồn nhân lực hay không? Khi Việt Nam bước vào sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trướchết cần có những con người xã hội chủ nghĩa ” [16, 310]
Để làm rõ hơn quan điểm trên của Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu vai trò nguồnnhân lực trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội
* Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là lực lượng sản xuất
và vai trò trong quan hệ sản xuất
Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất tronglực lượng sản xuất Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, hàmlượng chất xám trong giá trị hàng hoá ngày càng cao, thì vai trò của người lao động
có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản xuất V.I Lênin đã chỉ rõ: “ Lựclượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động ”[24, 430]
Con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo một cáchchu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu
Trang 14quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy độngvốn, động viên khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽnguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn Ngày nay, vaitrò người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậycác quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay người lao động đã trởthành người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, từviệc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sản xuất kinh doanh và làmchủ trong quá trình phân phối sản phẩm Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi đểphát huy nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, làm cho đấtnước ngày càng giàu đẹp
* Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực chính trị
Từ khi giai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người
đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành người làm chủ đấtnước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước chuyênchính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng nước ta phải đi đến dân chủ thực sự,
“ Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống củanhân dân, thực hiện dân chủ thực sự ” [18, 323]
Xét nguồn nhân lực trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức,
có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người cóđức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh
Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được tráchnhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và thực sự tôntrọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dân ủng hộ
Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối của Đảng, phổ biến luật pháp của nhànước đến nhân dân làm cho dân hiểu, dân tin, người dân chủ động tích cực thực hiệnđường lối đó, có ý thức tôn trọng luật pháp, thực hiện những nghĩa vụ công dân, hiểu
rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong xãhội sẽ làm tăng sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trang 15Nói về vai trò của quần chúng tham gia công việc của nhà nước, Hồ Chí Minh
đã viết: khi người dân “…biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ củamình, dám nói, dám làm ” [19, 223], “ thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được,
hy sinh mấy họ cũng không sợ ” [17, 246]
Có thể khẳng định, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa nhànước của dân, do dân, vì dân; trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cáchmạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoạicủa kẻ thù
* Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hoá
Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đờisống văn hoá xã hội Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lýnhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xãhội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho quần chúng nhân dânlao động
Mặt khác quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xâydựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệthuật
Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệ thuật, sẽtham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá tri cao như: những bộ phimhay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội dung phong phú…Nhữngcông trình văn hoá, nghệ thuật như vậy dễ đi vào lòng người, có tác dụng giáo dụcđạo đức, góp phần hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội
Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sảnvăn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại Do vậy, nếu mỗi con người có ý thức,năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị văn hoá tinh thần, giá trị vănhoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ, được nâng cao
Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta
có điều kiện tiếp cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới Trình độ tri thức củamỗi người về văn hoá sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc
Trang 16khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộcmình, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân.
Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năngcho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học của đất nước.Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức, tạo điềukiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội
* Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực xã hội
Những vấn đề xã hội bao gồm: vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng
xã hội, thực hiện xoá đó, giảm nghèo…Muốn giải quyết tốt những vấn đề này, đòihỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực
Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toàn xã hộichúng ta quan tâm, vì có giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm mới phát huy đượcnhững thế mạnh của đất nước, mới giải quyết tốt được những vấn đề xã hội khác.Song, muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng caochất lượng nguồn nhân lực từ nâng cao sức khoẻ, trình độ học vấn tay nghề, năng lựcquản lý, tới ý thức chính trị cho người lao động
Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước
ta hiện nay Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính những người nghèo thấyđược trách nhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấn đấu vươn lên, đồng thời được sựđồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự trợ giúp của nhà nước
Như vậy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, màcòn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội Bằng hoạt động thực tiễn,trước hết là lao động sản xuất, con người cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội, bắt tựnhiên phục vụ cho mình, và làm đẹp cho tự nhiên; đồng thời trong quá trình đó conngười cải tạo chính bản thân mình Do vậy, sự phối hợp giữa các thành viên trongcộng đồng đó cũng tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người
để nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội Ngược lại sự thiếu thống nhất, sự phối hợpkhông đồng bộ của các thành viên trong xã hội cũng sẽ làm giảm đi, thậm chí triệttiêu cả động lực phát triển tự nhiên và xã hội
Trang 17Nguồn nhân lực, xét về mỗi cá nhân, còn là những yếu tố tiềm năng cấu thànhcon người có thể được khai thác Nhưng hiệu quả việc phát huy nguồn nhân lực lạituỳ thuộc vào chế độ xã hội, tuỳ thuộc vào cách tổ chức xã hội, phụ thuộc vào nănglực và nghệ thuật của người quản lý xã hội, phụ thuộc vào cơ chế và chính sách xãhội
Nguồn nhân lực không khai thác, không phát huy được là lãng phí lớn nhất.Đặc biệt là với đội ngũ trí thức càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm việc trítuệ của họ càng đa dạng, càng phong phú và sâu sắc Nước ta đang còn là một nướcnghèo, kinh tế kém phát triển thì việc phát huy nguồn nhân lực để xây dựng đất nướccàng trở nên quan trọng
Như vậy, C.Mác là người đầu tiên đã trình bày lý luận hàng hoá sức lao độngmột cách hoàn bị và chặt chẽ nhất Đây là cống hiến vĩ đại của ông đánh dấu mộtbước ngoặt to lớn trong lịch sử khoa kinh tế chính trị Lý luận hàng hoá sức lao độngcủa C.Mác là ánh sáng soi đường giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về nguồn nhân lực
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, để đất nước ta ngày càngsánh vai được với các cường quốc năm châu, rút ngắn dần khoảng cách với họ thìviệc phát huy nhân tố con người phải được coi là khâu đột phá Đặc biệt trong quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội conngười có vai trò to lớn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Do
đó đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm hơn nữa tới việc phát huy nguồn lực con người
Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế cho việc phát triển kinh tế, để HảiPhòng sớm trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, văn minh thì việc phát huy yếu
tố con người là hết sức cần thiết
Trang 18Chương II
Thực trạng nguồn nhân lực ở Hải Phòng trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2000 – 2010)
2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Hải Phòng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía đông miền duyên hải Bắc Bộ, cáchthủ đô Hà Nội 102km về phía đông nam, có tổng diện tích là 152.318,49 ha chiếm0,45% diện tích tự nhiên cả nước Về ranh giới hành chính: phía bắc giáp tỉnh QuảngNinh, phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía đông giápbiển đông Thành phố có toạ độ địa lý: từ 20030’39- 21001’15 vĩ độ bắc, từ106023’39’- 107008’39 kinh độ đông Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vĩnằm giữa vịnh Bắc Bộ
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tếthông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông vàđường hàng không Điều này tạo ra lợi thế lớn cho việc phát triển kinh tế thành phố,góp phần giải quyết việc làm, nâng cao năng suất cho người lao động
* Địa hình, thổ nhưỡng, đất đai
Trang 19Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địachất lâu dài và phức tạp.
Phần Bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằngxen đồi trong khi vùng phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳngcủa một vùng đồng bằng thuần tuy nghiêng ra biển
Đồi núi Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưnglại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên tục theo hướng tây bắc -đông nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ thống núi Quảng Ninh thuộc khuđông bắc Bắc Bộ về phía nam
Có hai dải núi chính: dải đồi núi từ An Lão đến Đồ Sơn nối tiếp không liêntục, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc- Đông Nam gồm các núi; Voi, PhùLiễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu; dải Kỳ Sơn- Tràng Kênh và
An Sơn- Núi Đèo gồm hai nhánh: Nhánh An Sơn- Núi Đèo cấu tạo chính là đá cátkết Nhánh Kỳ Sơn- Tràng Kênh có hướng Tây tây bắc - Đông đông nam gồm nhiềunúi đá vôi đặc biệt là đá vôi Tràng Kênh là nguồn nguyên liệu quý của công nghiệp
xi măng Hải phòng
* Sông ngòi
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6- 8 kmtrên một km2 Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnhBắc Bộ
Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dàitrên 300 km, bao gồm sông Thái Bình dài 35 km, sông Lạch Tray dài 45 km…phục
vụ cho sinh hoạt của người dân và hoạt động của các nhà máy xí nghiệp
* Biển, bờ biển, hải đảo
Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảokhơi Bờ biển có hướng một đường cong lõm cuả bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằngphẳng cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra Ngoài khơi thuộc địaphận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất là đảo Cát Bà, xanhất là đảo Bạch Long Vĩ
Trang 20Biển, bờ biển, hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phốduyên hải Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương có thểphát triển kinh tế du lịch.
* Tài nguyên
Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có dấu vết của hoạt động macmanên ít có các mỏ khoáng sản lớn Tuy nhiên theo kết quả thăm dò khảo sát thì HảiPhòng có mỏ sắt ở Dương Quan ( Thuỷ Nguyên ), mỏ kẽm ở Cát Bà với trữ lượngnhỏ Khoáng sản kim loại có mỏ sắt Dưỡng Chính ( Thuỷ Nguyên ), Sa khoáng venbiển ( Cát Hải và Tiên Lãng ) Khoáng sản phi kim loại có mỏ cao lanh ở Doãn Lại( Thuỷ Nguyên ), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng ( Tiên Lãng ), đá vôi phân phốichủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quantrọng ở Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển thuộc cáchuyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo…
Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quý hiếm của HảiPhòng với gần 1000 loài tôm, cá và hàng chục loại rong biển có giá trị kinh tế caonhư: tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai…Nguồn nướcbiển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải, Đồ Sơn dùng để sảnxuất muối phục vụ công nghiệp hoá chất địa phương và trung ương cũng như đờisống của nhân dân
Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ,cây ăn quả đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thân thực vật đa dạng,phong phú trong đó có nhiều loại thảo mộc quý hiếm
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại,dịch vụ của vùng duyên hải Bắc Bộ, cửa chính ra biển của các tỉnh phía bắc, đầu mốigiao thông quan trọng của miền bắc và cả nước, đồng thời là một đô thị có vị trí quốcphòng trọng yếu, một trong các cực tăng trưởng của vùng kinh tế trong điểm Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những nămqua kinh tế - xã hội của thành phố có bước phát triển khá toàn diện, phát huy tốt nộilực, tập trung cao mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đô thị
Trang 21Dân số của Hải Phòng đến năm 2009 là 1.837.302 người Hiện nay ở HảiPhòng gồm các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An, DươngKinh, Đồ Sơn; và các huyện: Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thuỵ, TiênLãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ.
Tình hình kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng trong những năm qua ổn định
và phát triển với mức tăng trưởng kinh tế khá cao gấp trên 1,5 lần so với mức tăngtrưởng bình quân chung của cả nước, năm sau cao hơn năm trước
Trong suốt bảy năm gần đây, tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức trên 10% Cơcấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tếdịch vụ đã chiếm trên 51% trong tổng GDP Thành phố được Chính Phủ công nhận
là đô thi loại I, đô thị trung tâm cấp quốc gia Quy mô đô thị được mở rộng, thànhlập thêm một quận và một số khu đô thị mới Công tác quy hoạch đô thị và quản lýđầu tư xây dựng theo quy hoạch được chú trọng, có tiến bộ, gắn kết chặt chẽ hơn vớiquy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Công tác quản lý đô thị được tăng cường
Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp Quy mô các thi trấn được mởrộng, hình thành một số thị tứ, cụm dân cư mới, các điểm dịch vụ tập trung ở trungtâm xã và một số khu, cụm công nghiệp ở các huyện, tạo động lực thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm đẩy mạnh, tập trung kiểm soát cáckhu vực trọng điểm về ô nhiễm; khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
đa dạng sinh học Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường
và chú trọng hơn
Giáo dục - đào tạo có bước phát triển khá toàn diện, thực hiện có hiệu quả cácmục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Hoạt độngkhoa học và công nghệ đạt kết quả rõ nét, gắn bó và phục vụ có hiệu quả hơn sảnxuất và đời sống Các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số- gia đình và trẻ
em, thể dục thể thao tiếp tục phát triển, chất lượng được nâng lên Việc xây dựngphát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đạt được những kếtquả bước đầu quan trọng, đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hoá và đời sống vănhoá cơ sở theo hướng “ xã hội hoá ”, đạt nhiều kết quả tích cực, nâng cao mức hưởng
Trang 22thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của nhân dân Phong trào “ toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa ” phát triển sâu rộng Sự nghiệp văn hoá - nghệ thuật có bướcphát triển, cơ bản đảm bảo đường lối văn nghệ của Đảng, có nhiều tác phẩm đạt chấtlượng tốt.
Cùng với phát triển kinh tế, đã quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội; giảiquyết việc làm cho 188.300 lao động; tăng cường có hiêu quả công tác xoá đói, giảmnghèo, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 giảm còn 3%, hoàn thành chương trình hỗ trợ
hộ nghèo, xoá 6.500 ngôi nhà tranh, vách đất Thực hiện tốt chính sách với người cócông với nước; phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển sâu rộng Công tác phòngchống các tệ nạn xã hội tiếp tục có chuyển biến
Quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, vận động nhân dân được tăng cường, đạt được những kết quả mới.Niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân thành phố vào sự lãnh đạo của Đảng, củaĐảng bộ thành phố được tăng cường Đội ngũ cán bộ thành phố có bước trưởngthành về chất lượng chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực ở Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ 2000 - 2010
so với trước
Hệ thống y tế dự phòng từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã được củng
cố về tổ chức và nâng cấp về trang thiết bị, góp phần quan trọng vào việc nâng caochất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân Với phương châm chủ động, tích
Trang 23cực phòng bệnh từ xa, công tác y tế dự phòng đã khống chế được và hạn chế tốt nhấtcác dịch bệnh nguy hiểm xảy ra Liên tục trong 10 năm 2000 – 2010, Hải Phòngkhông để xảy ra dịch bệnh lớn và nguy hiểm, kể cả khi thành phố có nhiều nguy cơmắc dịch viêm đương hô hấp cấp (SARS), dịch cúm A H5N1 Các chương trình y tếquốc gia được thực hiện một cách có hiệu quả Thành phố hoàn thành thanh toánbệnh bại liệt vào năm 1999; loại trừ uốn ván sơ sinh; khống chế bệnh sởi, bệnh lao,thanh toán bệnh phong ở cấp độ 2; khống chế thành công dịch SARS; hạn chế bệnhcúm A H5N1; bước đầu khống chế tỷ lệ nhiễm mới HIV/AIDS, giảm 40% số nhiễmmới Đã thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống suydinh dưỡng ở trẻ em đạt hiệu quả cao.
Triển khai Chỉ thị số 06 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, chỉ thị số 07 CT/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ, đã tăng cường một bước công tác y tế cơ sở 5năm qua, đã tập trung thực hiện 10 chuẩn quốc gia về y tế xã Đã hoàn thành và củng
-cố kết quả việc đưa bác sỹ về công tác ở 100% trạm y tế xã Hàng năm, thành phốđầu tư, nâng cấp y tế cơ sở từ 1,5 đến 2 tỷ đồng Có hơn 50% số trạm y tế xã đã đượcnâng cấp hoặc xây mới vững chắc Nhiều phòng khám đa khoa khu vực đã được xâymới Đến nay, có 60% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở, trong đó huyện
An Dương, An Lão, Thuỷ Nguyên có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Một sốtrạm y tế xã đạt trên chuẩn quốc gia như Lập Lễ - Thuỷ Nguyên, Đặng Cương - AnDương, An Đồng - An Dương, Lý Học - Vĩnh Bảo …
Chất lượng công tác khám chữa bệnh của các bệnh viện thành phố và hệ thốngcác cơ sở y tế được nâng lên Mỗi năm, trung bình đã khám và chữa bệnh cho từ 3,5đến 4 triệu lượt người điều trị cho khoảng từ 140 ngàn đến 180 ngàn bệnh nhân nộitrú Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao Đã áp dụng thành công các kỹ thuậtcao trong khám chữa bệnh như: phẫu thuật nội soi tiêu hoá, tiết niệu, sản phụ khoa,nội soi lồng ngực; phẫu thuật mắt bằng phương pháp Pharco; kỹ thuật tán sỏi trong
và ngoài cơ thể; phẫu thuật ghép thận… Tất cả những điều đó đã làm cho chất lượngcon người được nâng cao hơn so với trước
Hiện nay tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm đi rất nhiều so với trước Tínhđến năm 2010, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 10%, tỷ lệ trẻ em tử vong
Trang 24dưới 1 tuổi còn 2% Tuổi thọ bình quân đầu người của thành phố luôn cao hơn so vớituôi thọ trung bình cử cả nước là 2 tuổi Số ca mắc các bệnh hiểm nghèo cũng giảmđáng kể Thể lực con người ngày mộy được nâng cao.
- Về trình độ dân trí
Theo số liệu thống kê của uỷ ban dân số thành phố tính đến ngày 1.4.2009,dân số toàn thành phố là 1.837.302 người Trong đó dân số thành thị là 847.058người chiếm 46,1%; dân số khu vực nông thôn là 990.244 người chiếm 53,9%
Khi kinh tế phát triển cùng với đó trình độ dân trí người dân cũng ngày càngnâng cao Trên cơ sở được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sởvào năm 2000, 5 năm qua, Hải Phòng đã nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng phổcập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học
cơ sở Cho đến nay, thành phố đã cơ bản phổ cập xong về bậc trung học và dạy nghề,hiện đang tiến hành phổ cập bậc trung học phổ thông
Bảng 2.1: Trình độ học vấn của dân số Đvt: 1000 người
( Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng)
Bảng 2.2: Quy mô đào tạo ngành giáo dục ở Hải Phòng Đvt: người
Trang 25Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong lĩnh vực này.Toàn thành phố hiện có khoảng 400.000 người có trình độ từ cao đẳng, đại học trởlên trong đó có trên 3.000 người có học vị thạc sỹ, tiến sĩ Riêng đối với ngành giáodục thì có gần 3 vạn cán bộ, giáo viên Trong đó đã có trên 90% giáo viên đạt chuẩn,20% giáo viên trên chuẩn Toàn ngành hiện có 137 tiến sĩ, 1.413 thạc sỹ, trong đó
483 thạc sỹ và 55 tiến sĩ được đào tạo từ tháng 2 2008 đến nay Đó là chưa kể gần
800 cán bộ, giảng viên đang theo học các lớp cao học và nghiên cứu sinh
Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc.
(Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng)
Bảng 2.4: Hệ thống đào tạo - Số lượng cơ sở đào tạo
Đvt: Trung tâm, trường
(Nguồn: Thống kê của Sở GD - ĐT, Sở LĐTBXH)
Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được duy trì và mang lại kết quả cao trongnâng cao chất lượng giáo dục các môn văn hoá Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các bậc
Trang 26học đạt từ 97% đến 99,9% Số lượng học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế tăng cả về sốlượng và chất lượng Từ năm 1997 đến nay, Hải Phòng đã có 977 học sinh đạt giảiquốc gia, 40 học sinh đạt giải Olimpic quốc tế với 8 giải vàng, trong đó có 1 cúpvàng và 8 huy chương vàng Đặc biệt trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua,Hải Phòng đứng thứ 4 về số lượng học sinh giỏi quốc gia với 5 giải nhất, 27 giải nhì,
33 giải ba và 10 giải khuyến khích, tổng số giải có được là 75 So với các địa phươngkhác như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ thì Hải Phòng chiếm
tỷ lệ khá cao ( Hà Nội có 130 giải với 4 nhất, 31 nhì, 58 ba, 37 khuyến khích; TP HồChí Minh có 67 giải với 2 nhất, 14 nhì, 25 ba, 26 khuyến khích; Đà Nẵng có 61 giảivới 4 nhất, 20 nhì, 24 ba, 13 khuyến khích; Cần Thơ có 26 giải với 12 ba, 14 khuyếnkhích ) Từ năm 2003 đến nay, điểm bình quân vào các trường cao đẳng, đại học củahọc sinh Hải Phòng luôn ở tốp dẫn đầu cả nước Năm 2010, số học sinh Hải Phòngtrúng tuyển vào các trường đại học là 6.238 em, đạt 71,8% so với số thí sinh dự thi
Số học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng là 3.258 em, đạt 30% so với số thísinh dự thi
Hải Phòng hiện có 62.089 học sinh mầm non, 140.588 học sinh tiểu học,138.618 học sinh trunh học cơ sở, 63.913 học sinh trung học phổ thông, 1.145 họcsinh bổ túc trung học cơ sở, 9.950 học sinh bổ túc trung học phổ thông Toàn thànhphố hiện có 4 trường đại học, 2 trường cao đẳng và một hệ thống các cơ sở đào tạonghề cung cấp cho thành phố mỗi năm khoảng 10.000 người có trình độ chuyên môn
để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Tình trạng học sinh bỏ học đã giảm nhiều góp phần nâng cao chất lượngnguồn nhân lực Theo số liệu thống kê có được, đầu năm học 2010-2011, ở HảiPhòng có 130 học sinh bỏ học, giảm hơn 1.000 học sinh so với năm trước
* Nguồn lao động trẻ, dồi dào, mỗi năm bổ sung thêm một lực lượng lao động mới.
Dân số Hải Phòng hiên có trên 1,8 triệu người trong đó số người trong độ tuổilao động là 1.000.000 người Điều đó đã chứng tỏ Hải Phòng có một nguồn lao độngtrẻ và tương đối đông Mỗi năm toàn thành phố lại có trên 10.000 lao động mới bổsung vào các ngành nghề khác nhau Với nguồn lao động như hện nay, thành phố có
Trang 27nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội sớm đưa Hải Phòng trở thànhmột trong các trung tâm kinh tế lớn mạnh của cả nước.
* Con người Hải Phòng có truyền thống năng động sáng tạo, có tác phong công nghiệp, cần cù chịu khó Thực tiễn đã chứng minh điều đó là đúng.
2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nguồn lực con người ở Hải Phòng vẫn còn những tồn tại như:
* Nghịch lý vừa thiếu lao động lại vừa thừa lao động
Sự kết hợp các nguồn lực ở Hải Phòng vẫn còn nhiều hạn chế Hải phòng làmột trong những trung tâm kinh tế của cả nước có nền kinh tế sôi động Trên địa bànthành phố có rất nhiều các trung tâm công nghiệp lớn…Hơn nữa khí hậu cũng thuậnlợi cho việc trồng các loại cây nông nghiệp và rau màu nhưng hiệu quả khai thác đấtđai của thành phố còn thấp trong khi đó sức lao động ở Hải Phòng còn dôi dư khánhiều Số lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố xấp xỉ 20.000 nghìn người.Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và một bộ phận người lao động thất nghiệp ởthành phố đang gây ra sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực ở Hải Phòng hiện nay
Mặc dù số lượng người thất nghiệp không hề nhỏ nhưng không ít các doanhnghiệp vẫn khát lao động Hiện tại nhu cầu sử dụng lao động của công ty da giầyhiện cần khoảng 8000, nhưng số lao động thực tế chỉ được hơn 7000 người, các khucông nghiệp cần khoảng 3000 - 5000 người, trong khi đó số lượng tuyển lại đượckhoảng 40%
Theo ông Phạm Hoài Châu - chủ tịch công đoàn một công ty, công ty da giầyđang thiếu từ 800 - 1000 lao động có tay nghề, trong đó: xí nghiệp găng tay vì mayhàng đặc chủng nên lúc nào cũng thiếu thợ lành nghề; xí nghiệp Hải Thất thiếukhoảng 300 người, …Ở công ty Kalan , đơn vị liên doanh giữa công ty da giầy HảiPhòng với đối tác Đài Loan, nhu cầu cần khoảng 1200 lao động; Nhà máy Sao vàng
An Lão cần trên 5.000 thì mới có 4.600 người… Mặc dù các công ty đưa ra mứclương và chế độ ưu đãi hấp dẫn để thu hút nguồn lao động nhưng vẫn chưa làm chotình hình khả quan hơn được Trong khu công nghiệp Nomura đăng băng rôn tuyểnngười với chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn nhưng vẫn thiếu trầm trọng; công ty may liên