1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế

75 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 637 KB

Nội dung

Đó là giải pháp quan trọng nhằm tập trung hóa sản xuất, thúc đẩy chuyểngiao và ứng dụng khoa học, công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệnđại; giúp các nhà doanh nghiệp tiết

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phát triển khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) nhằm thực hiệncông nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) là chủ trương nhất quán của Đảng vàNhà nước Do đó, trong thời gian qua, hàng trăm KCN, CCN đã được xây dựng vàphát triển Đó là giải pháp quan trọng nhằm tập trung hóa sản xuất, thúc đẩy chuyểngiao và ứng dụng khoa học, công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệnđại; giúp các nhà doanh nghiệp tiết kiệm trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,thuận lợi trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư và tổ chức quản lý, giảm chi phísản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường; tạo điều kiện bảo vệ tốt môitrường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên

Tính đến đầu tháng 12 năm 2010, cả nước đã có 255 KCN được thành lậpvới tổng diện tích đất tự nhiên 69.253 ha Trong đó, diện tích đất công nghiệp có thểcho thuê chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên của các KCN, đạt trên45.000 ha Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN đạt 50%,riêng các KCN đã vận hành, tỷ lệ này là 60% Cả nước có 171 KCN đã đi vào hoạtđộng với tổng diện tích đất tự nhiên 43.580 ha và 84 KCN đang trong giai đoạn đền

bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 25.673

ha Về tình hình đầu tư, đến cuối năm 2010, các KCN nước ta đã thu hút 3.960 dự

án FDI (53,6 tỷ USD) và 4.380 dự án trong nước (336.000 tỷ đồng) trong đầu tư sảnxuất kinh doanh [38] Tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của 255 KCN trên cảnước đạt gần 3 tỷ USD và gần 110.000 tỷ đồng Các KCN hiện thu hút được 1,5triệu lao động trực tiếp [28] Bên cạnh các KCN, nhiều địa phương trong cả nước đãđẩy mạnh xây dựng và đưa vào vận hành các CCN Theo thống kê của Bộ Côngthương, đến năm 2010, các địa phương trong cả nước đã quy hoạch phát triển 1.872CCN với tổng diện tích 76.520 ha Trong đó, 918 CCN đã đi vào hoạt động với tổngdiện tích 40.597 ha Hiện nay, diện tích đã sử dụng và cho thuê trong các CCN cảnước là 7.510 ha, chiếm 26,4% tổng diện tích các CCN đã hoạt động [43]

Trang 2

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và làtrung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Miền Trung và cả nước Trong quá trình pháttriển và hội nhập, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi cả về điều kiện tự nhiên vàđiều kiện kinh tế, xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII xác địnhphương hướng phát triển kinh tế của tỉnh là chuyển dịch kinh tế theo hướng dịch vụ– công nghiệp – nông nghiệp, trong đó lấy ngành công nghiệp, thương mại làmđộng lực chính nhằm phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH Tỉnh phấn đấu trởthành một trong số 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu cả nước vàtrở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo lớn, đủ sức chủ động hội nhập vớicác nước trong khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh đó, các KCN, CCN ngày càng đóng vai trò quan trọng trongphát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề và thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐHtrên địa bàn tỉnh Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào hoạt động 5 KCN và 3CCN và các KCN và CCN đang trên đà phát triển, góp phần đẩy mạnh phát triểncông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và tăng kim ngạchxuất khẩu của tỉnh Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cơ bản, các KCN, CCNcũng còn tồn tại những hạn chế như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chậm và thiếuđồng bộ, tỷ lệ lấp đầy ở một số KCN và CCN còn thấp, nguồn lao động chưa đápứng được yêu cầu phát triển của các KCN và CCN

Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, xác định những hạn chế đang tồn tạitrong quá trình phát triển các KCN, CCN của tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề có ýnghĩa quan trọng Đó là cơ sở để đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển cácKCN, CCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài

“Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Mảng đề tài liên quan đến KCN, khu chế xuất (KCX) và CCN có nhiều côngtrình nghiên cứu đề cập dưới các góc độ khác nhau Các công trình này có thể đượcchia thành 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất: các công trình nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý về phát triển các KCN, CCN.

Các cơ quan quản lý nhà nước xuất bản một số cuốn sách tiêu biểu như:

“Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCN, KCX và đặc khu kinh tế” của Viện Kinh

tế học, xuất bản năm 1994; “Quy hoạch, quản lý và phát triển các KCN ở Việt Nam” của Vụ Kiến trúc, Bộ Xây dựng, xuất bản năm 1998; “KCN, KCX các tỉnh phía Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất bản năm 2002 Các công trình này đã

khái quát những tiềm năng, đánh giá những thành công và hạn chế của các KCN,KCX tại các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm; tổng kết các bài học kinhnghiệm của thế giới; định hướng quy hoạch, phát triển KCN, KCX cho mỗi vùng và

cả nước

Các cơ quan quản lý nhà nước còn chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa

học Tiêu biểu như đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ với chủ đề “Điều tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp thiết kế quy hoạch KCN Việt Nam thời kỳ 1996 – 2010” của Bộ Xây dựng, năm 1996, đề tài cấp bộ với chủ đề “Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm

2002 Các đề tài này đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng vàquản lý nhà nước đối với các KCN và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động các KCN

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước còn tổ chức các hội thảo về pháttriển KCN, KCX Năm 2004, cả nước đã có 6 hội thảo về phát triển KCN, KCX,

trong đó Hội thảo với chủ đề “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc – những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tạp chí Cộng

sản và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại Thanh Hóa Các hội thảo này đã tập trung

Trang 4

vào một số vấn đề lý luận cơ bản về KCN, KCX như vị trí, vai trò của các KCN,KCX; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KCN, KCX; công tác quyhoạch phát triển các KCN, KCX; các chính sách liên quan đến phát triển KCN,KCX; những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong quá trình pháttriển của các KCN phía Bắc so với các KCN phía Nam; tổ chức bộ máy quản lý nhànước đối với các KCN, KCX và vấn đề tạo động lực phát triển cho các KCN, KCX.Năm 2006, nhân kỷ niệm 15 năm xây dựng các KCN, KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

đã tổ chức “Hội nghị – hội thảo quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam” tại Long An nhằm nhìn nhận lại những thành tựu đạt được,

những hạn chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở nước ta, trên

cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp và các kiến nghị nhằm thúc đẩy pháttriển, nâng cao chất lượng hoạt động của các KCN, KCX

Các nhà quản lý cấp Trung ương và các địa phương cũng có nhiều công trìnhnghiên cứu về KCN, CCN như: Phan Tuấn Giang, Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, “Định hướng chính để phát triển KCN”, 2009; ThS Vũ Quốc Huy – Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Quản lý nhà nước về môi trường KCN – Thực trạng và nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới”, 2009; ThS Lê Tuấn Dũng, Văn phòng chính phủ, “Định hướng hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam”, 2009; Phan Ngọc Thọ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế “Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế”, 2009; Nguyễn Hữu Trân – Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế, “Các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế – Điểm đến hấp dẫn của các Nhà đầu tư”, 2010 Các công trình này thể hiện quan điểm của các tác giả về thực

trạng, tiềm năng, định hướng phát triển các KCN, CCN của Việt Nam nói chung vàcác địa phương nói riêng

Nhóm thứ hai: một số công trình của các nhà nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu có những đề tài tiêu biểu như: PTS Lê Văn Nin, đề tài

KC11 – 03,”Cơ sở hình thành, phát triển các KCN tập trung ở Việt Nam” thuộc

Trang 5

Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KC11; GS.TS Trần Ngọc Hiên,

“Cơ sở lý luận phát triển mô hình KCN trong quá trình CNH, HĐH nước ta” Các

công trình này tập trung làm rõ các luận cứ khoa học cho việc hình thành, phát triểncác KCN tập trung ở Việt Nam

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí

Các bài như: Đỗ Hữu Hào, “Các KCN tập trung và vai trò của nó trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam”, năm 2004; PGS, TS Vũ Văn Phúc – TS Trần Thị Minh Châu, “Vai trò KCN, KCX đối với việc nâng cao trình độ công nghệ, quản lý doanh nghiệp và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng”, năm 2006 phân tích vai

trò và sự cần thiết khách quan phải xây dựng các KCN, CCN Các bài: Lê Mạnh

Hợp, “Cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của các KCN, KCX và khu công nghệ cao”; GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, “Một

số vấn đề trong công tác cải tạo và quy hoạch phát triển các KCN hiện nay”; TS Chu Thái Thành, “KCN, KCX với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động về mặt

xã hội”; TS Trần Ngọc Hưng, “Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN”, năm 2006 chỉ rõ những vấn đề cần giải quyết trong xây dựng

KCN như tạo nguồn nhân lực, công tác quy hoạch, công tác quản lý nhà nước, bảo

vệ môi trường, thu hút đầu tư trong quá trình xây dựng KCN

Nhóm thứ ba: một số luận văn, luận án nghiên cứu về KCN, CCN.

Một số công trình nghiên cứu thuộc nhóm này là: Nguyễn Xuân Hinh, “Quy hoạch xây dựng KCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận án Tiến sĩ Kiến trúc, năm 2003; Lê Tuyển Cử, “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản

lý nhà nước đối với KCN ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2003; Đoàn Duy Khương, “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển KCN, KCX ở Hải Phòng”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2002 Phạm Văn Sơn Khanh, “Hoàn thiện hoạt động các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010”, Luận án tiến sĩ kinh

tế, năm 2006; Hồng Yến, “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển KCN Việt Nam (thông qua thực tiễn các KCN miền

Trang 6

Bắc)”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2007 Các tác giả đã trình bày về mục đích

hình thành, yêu cầu đối với việc phát triển các KCN ở Việt Nam; xác định các nhân

tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển các KCN và hiệu quả của nó đối vớiphát triển kinh tế – xã hội; nêu lên những giải pháp phát triển KCN ở các địaphương và cả nước

Nhìn chung, các công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu quá trìnhxây dựng KCN, CCN ở Việt Nam phong phú và phản ánh nhiều góc độ khác nhau.Các công trình đã khẳng định yêu cầu khách quan và tính cấp thiết phải xây dựng

mô hình kinh tế KCN, KCX, CCN ở Việt Nam và đã phản ánh khá rõ nét thực trạngcũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển KCN,KCX, CCN ở Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới tập trung nghiên cứunhững vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước, hoặc trên một địa bàn, mộtvùng, một tỉnh khác Đến nay, ở tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có công trình khoa họcnào dưới góc độ kinh tế chính trị nghiên cứu về vấn đề phát triển các KCN, CCNtrong quá trình CNH, HĐH Do đó, đề tài tôi lựa chọn nghiên cứu không trùng lặpvới công trình khoa học nào đã thực hiện trước đây

– Đánh giá đúng vị trí, vai trò, thực trạng, tiềm năng và những bài học rút ra

từ thực tiễn trong quá trình phát triển các KCN, CCN của tỉnh Thừa Thiên Huế

– Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cơ bản để thúc đẩy phát triển các KCN,CCN

Trang 7

4 Đối tượng nghiên cứu

Các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm các KCN doChính phủ thành lập và các CCN vừa và nhỏ do UBND tỉnh thành lập Cụ thể là,KCN Phú Bài (huyện Hương Thủy), KCN Phong Điền (huyện Phong Điền), KCN

Tứ Hạ (huyện Hương Trà), KCN La Sơn (huyện Phú Lộc), KCN Phú Đa (huyệnPhú Vang) CCN Hương Sơ (Phường An Hòa, Thành phố Huế), CCN Thủy Phương(huyện Hương Thủy), CCN Hương Hòa (Huyện Nam Đông)

6 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài các phương pháp chung (phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, phương pháp logic lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học…), luậnvăn còn sử dụng các phương pháp:

– Phương pháp điều tra, khảo sát:

+ Phát phiếu điều tra để thu thập thông tin, số liệu tại các 5 KCN và 3 CCN.+ Điều tra các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các KCN, CCN

– Phương pháp thống kê, so sánh

– Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,các nhà quản lý và lãnh đạo của địa phương

7 Những đóng góp mới của luận văn

+ Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển các KCN, CCN trên toàn tỉnhThừa Thiên Huế

Trang 8

+ Tìm ra những hạn chế và những vấn đề vướng mắc trong phát triển cácKCN, CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

+ Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cơ bản để thúc đẩy phát triển các KCN,CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,luận văn được kết cấu thành 3 chương và 8 tiết:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu công nghiệp, cụmcông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chương 2: Thực trạng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnhThừa Thiên Huế giai đoạn hiện nay

Chương 3: Quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằmphát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 9

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1 Những vấn đề lý luận về khu công nghiệp, cụm công nghiệp

1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp, cụm công nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp

KCN hiện đại ngày nay bắt nguồn từ lâu đời, dạng phổ biến và cổ điển nhất

của nó là cảng tự do (Free Port) Cảng tự do xuất hiện ở Châu Âu từ thời Trung Cổ.

Vào giữa thế kỷ XVI, cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương, các quốcgia ven bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đã xây dựng các cảng tự do để xuấtnhập hàng hóa theo quy chế ngoại giao Italia là quốc gia đầu tiên có cảng tự do, đó

là cảng Genoa Leghoan Pháp có cảng Marseille, cảng Bayonner… Đến thế kỷ 20,các cảng tự do cũng được lập ở Châu Á và các châu lục khác

Song song với quá trình hình thành các các cảng tự do dọc bờ biển, trong đấtliền cũng xuất hiện những công trường thủ công và các xưởng thợ rộng lớn, vớidiện tích lên đến hàng chục hécta và có hàng ngàn công nhân Đồng thời, cùng với

sự phát triển của lực lượng sản xuất, những mô hình sản xuất mới đã lần lượt ra đờinhư: Khu thương mại tự do (Free Trade Zone), khu kho ngoại quan (BlondedWarehouse), KCX (Precessing Zone)…

Những KCN đầu tiên được ra đời vào cuối thế kỷ XIX KCN được xây dựngsớm nhất vào năm 1896 ở vùng Trafford Park thuộc thành phố Manchester (Anh).Sau đó, vào năm 1899, vùng công nghiệp Clearing ở Chicago (Mỹ) được thành lập.Đầu năm 1904, KCN thứ ba trên thế giới được thành lập tại thành phố Naples(Italia) Sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (những năm 50 của thế kỷ XX), sựphát triển các KCN trở nên mạnh mẽ Từ những năm 60 trở đi, việc xây dựng môhình KCN đã trở thành phổ biến đối với các quốc gia Sau chiến tranh thế giới lần

Trang 10

thứ hai, hàng loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á như: Trung Quốc, HànQuốc, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Đông nam Á thành lập các KCN và KCX.

Ở Việt Nam, KCN và KCX được hình thành và phát triển từ năm 1991, khởiđầu là KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, vào năm 1992, KCXLinh Trung tại thành phố Hồ Chí Minh là KCN thứ hai được thành lập Vào năm

1994, KCN Nomura do Nhật Bản đầu tư tại Hải Phòng là KCN đầu tiên ở Việt Nam

do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện

Hiện nay, xét trên phương diện thuật ngữ, lý thuyết, các tổ chức như Ngânhàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Cơ quan nghiêncứu phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) có nhiều khái niệm khácnhau về KCN Tuy không có sự đồng nhất với nhau về thuật ngữ, nhưng các tổ chứcnày có sự thống nhất chung về KCN là: KCN là khu vực sản xuất trong hàng ràoKCN và được tồn tại lâu dài

Ở Việt Nam, nhiều văn bản đã nêu khái niệm về KCN:

– Theo Quy chế Khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP

ngày 28/12/1994 của Chính phủ, KCN được định nghĩa là các khu vực công nghiệptập trung, không có dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằmcung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất [7]

– Tại khoản 20, Điều 3 Luật Đầu tư do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ban hành năm 2005 quy định: KCN là khu chuyên sản xuất hàngcông nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lýxác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ [36]

– Điều 2 trong Quy chế KCX, KCN, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính Phủ đã xác định khái niệm KCN và

KCX:

+ “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp KCN, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới xác định,

Trang 11

không có dân cư sinh sống, do Chính phủ, hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”

+ “KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập” [11]

– Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về KCN, KCX và khu kinh tế xác định: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại nghị định này [16]

1.1.1.2 Khái niệm cụm công nghiệp

CCN được thành lập, phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam từ khi có Quyết định

số 132/2000/ QĐ–TTg ngày 24/11/2000 của thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ngành nghề nông thôn Đến nay, văn bản pháp quy nêu khái niệm về CCN là Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QЖTTg ngày

19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ Theo đó, ta có thể hiểu khái niệm CCN và cáckhái niệm liên quan như sau:

– CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp –TTCN, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp – TTCN; có ranh giới địa lý xácđịnh, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắpxếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ giađình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập CCN hoạt động theo Quy chế quản lý CCN và các quy định của pháp luật liên quan.

CCN có quy mô diện tích không quá 50ha Trường hợp cần thiết phải mởrộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75ha

Trang 12

– Đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhânđược thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc đăng kýkinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam trực tiếp đầu tư xây dựng và kinhdoanh kết cấu hạ tầng CCN

– Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong CCN là doanh nghiệp, hợp tác

xã, tổ hợp tác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; cá nhân, hộ giađình đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện đầu tư sản xuất,kinh doanh và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh trong CCN [17]

1.1.2 Tác động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.2.1 Những tác động tích cực của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

KCN, CCN có tác động lan tỏa tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môitrường của địa phương, khu vực Điều đó được thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất, KCN, CCN góp phần nâng cao trình độ công nghệ và giúp hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn.

KCN, CCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùngvới nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng nên tạo sức hút mạnh mẽ đối vớicác nhà đầu tư trong và ngoài nước Các dự án đầu tư vào KCN, CCN tập trung chủyếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biếnthực phẩm, các ngành này chiếm trên 50% tổng số dự án Đây là các dự án thu hútnhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao Cùng với quá trình đầu tư, các dự án cũng đãgóp phần giúp các ngành này nâng cao trình độ về dây chuyền công nghệ, chấtlượng sản phẩm… Bên cạnh đó, các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN,CCN còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến,hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế Các KCN, CCN đã thu hút được các dự án có quy

mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, cơ khí chính xác, điện tử, sảnxuất ô tô, xe máy, dụng cụ văn phòng, vật liệu xây dựng… Trong đó, điển hình là

Trang 13

những dự án công nghiệp kỹ thuật cao như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty

TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel, Honda Motor, ToyotaMotor Mặc dù số lượng các dự án này trong KCN, CCN mới chiếm khoảng 10%tổng số dự án nhưng cũng đã góp phần phát triển và đa dạng hóa cơ cấu ngành nghềcông nghiệp và giúp Việt Nam tiếp thu, xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn,mang tính đột phá Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để nước tachuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế

Thứ hai, phát triển các KCN, CCN thúc đẩy hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất, kinh doanh.

Các doanh nghiệp trong KCN, CCN đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp Việt Nam vềtrình độ quản lý doanh nghiệp và trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp Một bộphận lớn người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp,được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năngmarketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Bên cạnh đó, người công nhânđược tiếp cận các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, làm việc trong môi trường có

kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao Điều đó đã rèn luyện được những kỹ năng và bảnlĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiêntiến, hiện đại

Hiện nay, nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trường nghề KCNDung Quất, Trung tâm dạy nghề Việt Nam – Singapore, Trường nghề Nghi Sơn ).Đặc biệt, mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trường

đã hình thành tại Đồng Nai KCN tự đào tạo nghề là hướng đi rất quan trọng để giảiquyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay

Thứ ba, phát triển các KCN, CCN thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng.

Trang 14

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy nhiều KCN, CCN đã và đang đóng vai tròquan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho kinh tế địa phương, kinh tế vùng

và nền kinh tế cả nước Tại các vùng hay địa phương có các KCN, CCN hoạt độngmạnh thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi khác Việc phát triểncác KCN, CCN trong thời gian qua thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩyCNH, HĐH nông thôn, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việchiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, CCN Điều đó được thểhiện qua một số khía cạnh sau:

Một là việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng trong các KCN, CCN đã tạo

sẵn những điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp bên ngoài di chuyển vàoKCN, CCN

Hai là việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật còn tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc dichuyển ra khỏi các khu đông dân cư Điều đó cũng tạo điều kiện để các địa phươnggiải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹđất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực

Ba là quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, CCN

còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển cáckhu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ,dịch vụ, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dântrong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí…

Bốn là các KCN, CCN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các ngành

như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt độngdịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địaốc… có cơ hội đầu tư, đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN, CCN

Thứ tư, phát triển các KCN, CCN góp phần nâng cao hiệu quả huy động các nguồn vốn đầu tư.

Trang 15

Nhờ có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với chính sách ưu đãi đầu

tư, các KCN và CCN là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư Các nguồn vốn màcác KCN, CCN thu hút được bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, vốn đầu tư hạtầng và vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2010, các KCN nước

ta đã thu hút 3.960 dự án FDI (53,6 tỷ USD) và 4.380 dự án trong nước (336.000 tỷđồng) đầu tư sản xuất kinh doanh Riêng trong năm 2010, doanh thu của các doanhnghiệp trong KCN đạt 33 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 19 tỷ USD, nộp ngân sách1,4 tỷ USD [38]

Thứ năm, phát triển các KCN, CCN tạo điều kiện giải quyết các vấn đề về môi trường.

Phát triển các KCN, CCN tạo điều kiện để di dời các cơ sở sản xuất, cácdoanh nghiệp ra khỏi khu dân cư, đặc biệt là tách các đơn vị sản xuất TTCN, nghềtruyền thống ra khỏi các làng nghề đông đúc tới các khu vực tập trung Điều đó giúpcác địa phương quản lý được việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy trìnhchuyên nghiệp và có kiểm soát của các cơ quan chức năng Bên cạnh đó, phần lớncác KCN, CCN có xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, các hệ thống xử

lý nước thải công nghiệp và phương án xử lý chất thải rắn để có phương án bảo vệmôi trường hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành các đô thị theo hướngbền vững

Thứ sáu, phát triển các KCN, CCN thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người lao động.

Việc tập trung các doanh nghiệp vào các KCN, CCN tạo điều kiện thu hútthêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, kể cả lao động làm việcbên trong, làm việc phụ trợ bên ngoài KCN, CCN và các dịch vụ cần thiết để hỗ trợcho sự phát triển KCN, CCN

Trang 16

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2010, các KCN,CCN nước ta đã thu hút và giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động trực tiếp vàhơn 2 triệu lao động gián tiếp Mỗi KCN với diện tích khoảng 100 – 150 ha, khi đãđược lấp đầy sẽ cần số lượng lao động lên đến 15.000 – 18.000 ngàn người làm việctrực tiếp trong các nhà máy, xí nghiệp.

Thứ bảy, phát triển các KCN, CCN thúc đẩy quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Quá trình phát triển các KCN, CCN ở Việt Nam thời gian qua đã có nhữngtác động tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế Kết quả là khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp

và xuất khẩu của các KCN, CCN không ngừng tăng lên Bên cạnh đó, một lựclượng lao động lớn di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp vàdịch vụ phục vụ cả bên trong và bên ngoài các KCN, CCN Phát triển các KCN,CCN cũng thúc đẩy cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch nhanh chóng, kèm với đó làquá trình đô thị hóa mạnh mẽ

1.1.2.2 Những tác động tiêu cực của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Thứ nhất, có thể gây ra tình trạng kém hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược đã gây ảnhhưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, công tác quản lý không chặt chẽ dẫnđến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN, CCN, thiếu sự liên kết giữa cácKCN, CCN trong một vùng, một địa phương, thậm chí là giữa các doanh nghiệptrong cùng một KCN, CCN Do đó, chính các doanh nghiệp, các KCN, CCN khôngnhững không khai thác hết thế mạnh của địa phương, mà còn làm xáo trộn hoạtđộng kinh tế – xã hội địa phương

Do quy hoạch chưa phù hợp với nhu cầu thực tế và chính sách thu hút đầu tưchưa đủ hấp dẫn nên tỷ lệ lấp đầy tại nhiều KCN, CCN còn thấp, tình trạng các địa

Trang 17

phương bỏ ra các nguồn đầu tư lớn nhưng không thu hút được các nhà đầu tư thuêđất sản xuất, kinh doanh gây lãng phí các nguồn lực Bên cạnh đó, công tác đền bùgiải phóng mặt bằng và chính sách sau thu hồi đất không phù hợp nên gây ra các tácđộng tiêu cực đối với đời sống người dân Đặc biệt, đối tượng gặp khó khăn lớnnhất là người nghèo, người nông dân buộc phải rời khỏi đất sản xuất nông nghiệp đểchuyển sang vùng khác hoặc chuyển lĩnh vực sản xuất Điều này dễ gây ra nhữngtác động tiêu cực và kéo dài về kinh tế, xã hội và không được người dân đồngthuận Bên cạnh đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất ồ ạt gây nên tình trạng đấtcanh tác nông nghiệp dần bị thu hẹp lại Điều này nếu thực sự không tính toán kỹlưỡng, sẽ gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực.

Thứ hai, có thể gây ra tình trạng quá tải đối với hệ thống hạ tầng

Việc tập trung quá nhiều doanh nghiệp với một lực lượng lao động đông đảotrên một địa bàn diễn ra trong một thời gian ngắn Cùng với đó, các dòng di chuyểnlao động khá mạnh từ nông thôn ra thành phố và từ miền Bắc, miền Trung vào miềnNam cũng hình thành nhanh chóng Điều đó dẫn tới tình trạng quá tải đối với hệthống hạ tầng gây nhiều khó khăn về cung cấp dịch vụ hạ tầng – xã hội (đi lại, nhà

ở, y tế, giáo dục ) ở các thành phố lớn Điều đó cũng là tác nhân gây mất an ninhkinh tế, chính trị và trật tự xã hội TS.Nguyễn Hữu Dũng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Laođộng, Thương binh và Xã hội cho rằng: “xã hội khá phức tạp và lộn xộn của người

lao động ở hầu hết các KCN, có thể tổng kết khái quát bằng cụm từ 5 không: không nhà ở; không gia đình; không chính trị; không văn hóa; không an toàn” [24]

Công tác quy hoạch và phát triển các KCN, CCN không đồng bộ và khôngđầu tư đúng mức vào các khu dân sinh bên ngoài cũng làm phát sinh các vấn đề xãhội bức xúc cả bên trong và ngoài hàng rào các KCN, CCN

Thứ ba, có thể gây ra tác động xấu đối với môi trường và tài nguyên.

Mặc dù các KCN, CCN tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát và giảiquyết các tác động xấu về môi trường nhưng nếu chính sách và cơ chế quản lýkhông chặt chẽ, không phù hợp thì việc phát triển các KCN, CCN lại có thể gây tác

Trang 18

động ngược lại Trong thực tế, tại nhiều KCN và CCN, nước thải, khói và chất thảirắn gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí đối với

cả trong và ngoài hàng rào các KCN, CCN gây tổn hại về kinh tế và gây bức xúc vềmặt xã hội

Ngày 01/06/2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố báo cáo môi trường

quốc gia 2009 với chuyên đề “Môi trường KCN Việt Nam” Báo cáo cho thấy một

thực trạng là hơn 70% lượng nước thải từ các KCN, KCX không được xử lý trướckhi xả thẳng ra môi trường Hiện nay, chỉ có 60 trong số 219 KCN, KCX trên toànquốc có hệ thống xử lý nước thải tập trung Nhiều KCN như Vĩnh Lộc, Tân PhúTrung, Bình Chiểu có thời điểm nước thải vượt mức cho phép trên 100 lần

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH

Theo các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, chìa khóa cho sự thành công của cácKCN, CCN là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý Đó là những nhân tố quyếtđịnh nhất đối với sự thành công của các KCN, CCN Trong thực tiễn nền kinh tếViệt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KCN, CCN trong quá trìnhCNH, HĐH được chia thành hai nhóm chính

1.2.1 Nhóm các nhân tố liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước

Thứ nhất, công tác quy hoạch phát triển KCN, CCN Công tác quy hoạch có

các nhân tố chính sau:

Một là sự tương thích giữa công tác quy hoạch các KCN, CCN với quy

hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội chung; sự gắn kếtgiữa công tác quy hoạch KCN, CCN với phát triển các cụm dân cư; sự tương thíchgiữa quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng thể

Hai là vị trí đặt các KCN, CCN và các điều kiện kinh tế – xã hội của địa bàn

được chọn làm KCN, CCN

Ba là thời điểm xây dựng các KCN, CCN

Trang 19

Bốn là quy mô diện tích các KCN, CCN Nếu các KCN,CCN có diện tích

quá lớn sẽ khó lấp đầy, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất Ngược lại, cácKCN,CCN quá nhỏ thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý môi trường vàcác dịch vụ đi kèm sẽ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo hiệu quả hoạt động

Năm là sự bảo đảm nghiêm ngặt về tiêu chuẩn môi trường trong công tác quy

hoạch các KCN, CCN

Thứ hai, các chính sách khuyến khích phát triển KCN, CCN.

Chính sách của nhà nước và các địa phương tác động trực tiếp và quyết địnhđến kết quả, hiệu quả phát triển các KCN, CCN Điều đó thể hiện trên các khíacạnh:

Một là chính sách tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi: chính sách thu hút các

nguồn vốn đầu tư (giá thuê đất, thuế, hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi ), chính sách hỗ trợdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các KCN, CCN, đặc biệt hỗ trợ tài chính

để thu hút các doanh nghiệp vào KCN, CCN (giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyênliệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hóa )

Hai là chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đấu nối với KCN,

CCN, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN, CCN

Ba là chính sách quảng bá, tiếp thị các KCN.

Bốn là chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các KCN,

CCN như: đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng trung tâm, trường dạy nghề, gắn kếtcác trường dạy nghề với các trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp, cácban quản lý KCN, CCN để định hướng ngành nghề nhằm có kế hoạch đào tạo sátvới yêu cầu thực tế

Năm là chính sách liên kết phát triển trong nội bộ KCN, CCN và với bên

ngoài KCN, CCN

Thứ ba, công tác quản lý nhà nước đối với KCN, CCN.

Trang 20

Một là cải cách thủ tục hành chính trong quản lý phát triển các KCN, CCN.

Sự cải cách thể hiện trên các mặt: chuyển từ công tác quản lý hành chính sang côngtác dịch vụ theo cơ chế một cửa thông qua cơ chế ủy quyền của các Bộ, ngành vàUBND cấp tỉnh; công khai hoá và quy định thời hạn cụ thể để giải quyết các thủ tục

đó được niêm yết công khai, minh bạch và rõ ràng tại cơ quan

Hai là tính thống nhất, đồng bộ trong phân cấp quản lý, tổ chức hệ thống

thông tin một cách liên thông giữa các cấp trong hệ thống quản lý các KCN, CCN

Ba là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Bốn là đẩy mạnh quản lý nhà nước trong vấn đề bảo vệ môi trường trong

việc phát triển các KCN, CCN

1.2.2 Nhóm các nhân tố liên quan đến đơn vị kinh doanh hạ tầng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Thứ nhất, đối với đơn vị kinh doanh hạ tầng.

Một là chất lượng dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, CCN Hai là tiến độ công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, CCN Thứ hai, đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Một là trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong

KCN, CCN

Hai là lĩnh vực, quy mô đầu tư.

Ba là tiến độ triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN, CCN

1.3 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở một số địa phương

1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hưng Yên có vị trígiao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường biển và đường không, cùng nhiều tiềmnăng về đất đai, nguồn lao động Từ một tỉnh kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông

Trang 21

nghiệp và TTCN, Hưng Yên đã nhanh chóng phát triển thành một tỉnh công nghiệp

và trở thành một vệ tinh quan trọng phía Đông Nam của Thủ đô Hà Nội

Đến cuối năm 2010, tỉnh Hưng Yên đã có 13 KCN được Thủ tướng Chínhphủ chấp thuận đưa vào danh mục quy hoạch, ưu tiên thành lập mới đến năm 2015với tổng quy mô diện tích là 3.535 ha Trong đó, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chitiết cho 11 KCN với tổng diện tích 2.485 ha Tính đến đầu năm 2011, tỉnh HưngYên có 3 KCN đi vào hoạt động, gồm có KCN Phố Nối A với quy mô diện tích giaiđoạn đầu 390 ha, KCN Dệt may Phố Nối với quy mô diện tích giai đoạn I là 25 ha

và KCN Thăng Long II với quy mô diện tích 220 ha, trong đó tổng diện tích đấtcông nghiệp đã cho thuê là 328 ha Tính đến tháng 5 năm 2011, các KCN HưngYên đã tiếp nhận 164 dự án đầu tư, gồm 77 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tưđăng ký là 980 triệu USD và 87 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là8.976 tỷ đồng Doanh thu từ KCN năm 2010 đạt khoảng 292 triệu USD và 14.056

tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 8,5 triệu USD và 455 tỷ đồng.Các dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tạo việc làm ổn định chokhoảng 19.500 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 2 triệuđồng/người/tháng Bên cạnh đó, theo thống kê của Sở Công Thương Hưng Yên,tỉnh đã quy hoạch được 8 CCN Trong đó có 3 CCN là CCN Đình Cao (huyện PhùCừ), CCN Liên Khê (huyện Khoái Châu), CCN Minh Khai (huyện Văn Lâm) vớitổng diện tích 15,17 ha đã được lấp đầy 100% diện tích Các CCN này đã thuhút146 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm laođộng tại địa phương với mức thu nhập bình quân 1,5 – 1,8 triệu đồng/người/tháng

Qua quá trình hình thành và phát triển các KCN và CCN, những kinh nghiệmrút ra đối với Hưng Yên là:

Thứ nhất, coi trọng công tác quy hoạch phát triển các KCN, CCN Công tác

lập các dự án quy hoạch phát triển được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ban quản lý cácKCN tỉnh Hưng Yên phối hợp thực hiện Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiếtKCN, CCN trong từng giai đoạn có tính ổn định cao, gắn với quy hoạch phát triểnchung của tỉnh

Trang 22

Thứ hai, chú trọng công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các KCN,

CCN Đối với công tác thu hút đầu tư, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện một số chínhsách ưu đãi sau:

Một là Hưng Yên cung cấp các thông tin định hướng cho các nhà đầu tư,

phân định rõ các khu vực ưu đãi để nhà đầu tư chọn thuê đất

Hai là xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, CCN hiện đại, đồng bộ.

Ba là cải cách các thủ tục hành chính, trợ giúp tốt nhất để các nhà đầu tư yên

tâm đầu tư vào các KCN, CCN

Bốn là hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp từ 50% đến

100%, tùy từng khu vực đất

Năm là hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp từ 20% đến 70%,

tùy theo khu vực và tùy theo ngành nghề

Thứ ba, giải quyết vấn đề thu hồi đất để phát triển KCN, CCN và việc làm

cho người lao động bị thu hồi đất Hưng Yên đã có phương án giải quyết hợp lýgiữa các nhà đầu tư với người dân có ruộng bị thu hồi Nếu nhà đầu tư thu hồi360m2 thì tiếp nhận 1 lao động, gấp 1.5 lần thì tiếp nhận 2 lao động, gấp 3 lần thìtiếp nhận 3 lao động Bên cạnh đó, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo cho trên40.000 người lao động Các nhà đầu tư, chuyên gia và người lao động đều đượchưởng chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm lao động

Thứ tư, gắn kết và giải quyết hài hòa, trách các xung đột giữa ba nhóm lợi

ích: lợi ích của nhân dân, lợi ích của địa phương và lợi ích của nhà đầu tư

1.3.2 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế Đà Nẵng là mộttrong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ của Miền Trung Đà

Nẵng đang trở thành mắt xích quan trọng, điểm đến lý tưởng của tuyến “Hành lang kinh tế Đông – Tây” nối Việt Nam với Lào, Thái Lan, Mianma

Thành phố Đà Nẵng hiện có 6 KCN tập trung với tổng diện tích là 1.451 ha

và có vai trò quan trọng đối với nguồn thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu của

Trang 23

địa phương Tính đến hết tháng 9 năm 2008, các doanh nghiệp trong nước tại cácKCN Đà Nẵng đã đạt doanh thu 1.761 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 292 tỷ đồng vànộp ngân sách trên 68 tỷ đồng Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài đạtdoanh thu 88,3 triệu USD, xuất khẩu đạt 48,8 triệu USD và nộp ngân sách 15,7 triệuUSD, tăng 7,6 triệu USD so với năm 2007

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công trong việc hình thành vàphát triển các KCN của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua là:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển các KCN Sau khi trở

thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã xây dựng và hoànthiện chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội nói chung và quyhoạch tổng thể các KCN nói riêng Các quy hoạch này rất đồng bộ, cụ thể cho từnggiai đoạn và cung cấp thông tin chiến lược cho nhà đầu tư

Thứ hai, Đà Nẵng đã tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi đối với các KCN.

UBND thành phố Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư sau:

Một là UBND thành phố quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo Công ty

Phát triển và khai thác hạ tầng KCN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhànước, giải quyết tốt việc giải tỏa đền bù, xây dựng hạ tầng, bàn giao mặt bằng giúpcác doanh nghiệp triển khai dự án sản xuất, kinh doanh thuận lợi

Hai là Đà Nẵng mạnh dạn áp dụng biện pháp miễn mọi chi phí liên quan đến

thủ tục đầu tư, các nhà đầu tư chỉ nộp các chi phí đúng theo mức nhà nước quyđịnh

Ba là Đà Nẵng là thành phố đầu tiên áp dụng cơ chế một cửa do Ban quản lý

các KCN và KCX thực hiện cho các dự án đầu tư vào đây với thời gian rất ngắn

Bốn là chính quyền thành phố thường xuyên gặp gỡ, đối thoại để tìm hiểu và

tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư

Thứ ba, thành phố đưa ra các chương trình hành động cụ thể góp phần tạo

môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư vào các KCN

1.2.3 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Trang 24

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, là địaphương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình khu kinh tế mở Bên cạnh khukinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam còn có 10 KCN đang hoạt động Bên cạnh đó,đến cuối năm 2010, tỉnh đã quy hoạch chi tiết 43 CCN với tổng diện tích 1.170 ha,trong đó, 20 CCN đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và 15 CCN đanghoạt động Hiện nay, các KCN và CCN đã thu hút 110 dự án đã đi vào sản xuất,kinh doanh với tổng vốn đăng ký hàng nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho15.000 lao động địa phương.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công trong việc hình thành vàphát triển các KCN, CCN của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua là:

Thứ nhất, tỉnh nhận thức rõ về vai trò KCN, CCN trong việc thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng mạnh công nghiệp, dịch vụ Theo đó,tỉnh thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh một cách mạnh mẽ và vững chắc,trong đó lấy KCN, CCN làm trọng tâm

Thứ hai, tỉnh coi trọng công tác quy hoạch khu kinh tế mở, các KCN, CCN

và gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng thời kỳ

Thứ ba, coi trọng xây dựng môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư Thứ tư, ưu tiên các dự án công nghệ cao đầu tư vào các KCN, CCN Hiện

nay, nhiều dự án đã chính thức đi vào hoạt động với công nghệ thiết bị tiên tiến như

công nghệ của Đức, Mỹ, Hàn Quốc

1.3.4 Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Từ những thành công và bài học của các địa phương, ta có thể rút ra nhữngbài học kinh nghiệm về phát triển các KCN và các CCN đối với tỉnh Thừa ThiênHuế như sau:

Thứ nhất, thiết lập sự ổn định về chính trị và an toàn về trật tự xã hội Tỉnh

cần thiết lập môi trường chính trị ổn định, an toàn; tạo các thể chế kinh tế và các

Trang 25

văn bản pháp luật thống nhất, ổn định trong thời gian nhất định để các nhà đầu tưyên tâm với dự án của mình Bên cạnh đó, tỉnh cần xây dựng các tiện ích công cộngtốt; tạo môi trường xã hội lành mạnh; môi trường cư trú dễ chịu, an toàn và cơ sởvật chất phục vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí tạo điều kiện lao động tốt nhất cho nhàđầu tư và người lao động.

Thứ hai, chú trọng công tác lập quy hoạch các KCN, CCN Khi lập quy

hoạch, mục tiêu của KCN, CCN phải được xác định rõ ràng để có thể hoạch địnhchiến lược phát triển, chính sách và có biện pháp hợp lý Công tác quy hoạch cầntính đến lợi thế về kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên của địa phương và phải kếthợp hài hòa cả ba mặt lợi ích: lợi ích quốc gia, lợi ích nhà đầu tư và lợi ích củangười lao động trong KCN, CCN Quy hoạch và xây dựng các KCN, CCN cần chú

ý đến chuẩn bị lực lượng lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng Vị trí, quy

mô và thời điểm xây dựng các KCN, CCN phải thích hợp

Thứ ba, đảm bảo công tác xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, CCN Trong

các KCN và CCN, tỉnh cần chuẩn bị kết cấu hạ tầng tốt, thông tin liên lạc nhanhchóng; cung cấp điện, nước ổn định, đầy đủ với giá hợp lý Bên cạnh đó, tỉnh cầnxây dựng đầy đủ hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư và người lao động tạicác KCN, CCN như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, hải quan, bưu điện, y

tế, khách sạn, vui chơi giải trí, cư trú, xuất nhập cảnh

Thứ tư, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các KCN, CCN hợp lý.

Các chính sách cần cởi mở, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo sự thu hút đốicác nhà đầu tư, đặc biệt hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về thuế, đơn giản hóa các thủ tụchành chính

Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các KCN, CCN Tỉnh

cần xây dựng các điều lệ, quy định, cơ chế hành chính đơn giản, rõ ràng, thuận lợi;

tổ chức quảng bá, phổ biến rộng rãi thông tin về các KCN và CCN để thu hút đầu

tư Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với các vấn đềmôi trường trong các KCN, CCN

Trang 26

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

a Vị trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc vùng duyên hải Miền Trung Lãnh thổ của tỉnhbao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, phần đất liền

có vị trí địa lý như sau:

– Phía Bắc, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị Điểm cực Bắc

có tọa độ 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông

– Phía Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế có biên giới chung với tỉnh Quảng Nam vàthành phố Đà Nẵng Điểm cực Nam có tọa độ 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinhĐông

– Phía Tây, tỉnh Thừa Thiên Huế giáp với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòadân chủ nhân dân Lào Điểm cực Tây có tọa độ 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinhĐông

– Phía Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp giáp với biển Đông Điểm cực Đông

có tọa độ 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông

Theo số liệu thống kê năm 2009, phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế có diệntích 5.062,59 km2 Lãnh thổ Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc – ĐôngNam, chiều ngang mở rộng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, nơi rộng nhất là65km và nơi hẹp nhất là 2–3km Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quantrọng xuyên Bắc – Nam, và trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây nối Thái Lan,Lào, Việt Nam theo đường 9

Trang 27

Những lợi thế về vị trí địa lý giúp cho tỉnh Thừa Thiên Huế thuận lợi tronggiao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa với các địa phương trong và ngoài nước.

b Đặc điểm địa hình

Toàn bộ lãnh thổ Thừa Thiên Huế kéo dài theo phương Tây Bắc – ĐôngNam Các dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển vàthấp dần từ Tây sang Đông, tạo nên địa hình dạng bậc khá rõ rệt Lãnh thổ của tỉnh

có thể chia thành các vùng: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá

và cồn cát ven biển Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt –Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diệntích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải vớichiều rộng vài trăm mét Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằngmài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá với diện tích khoảng 1.400 km2

Đặc điểm địa hình tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển

đa dạng các ngành nghề công nghiệp và TTCN phù hợp với điều kiện tự nhiên và

ưu thế của các vùng khác nhau Cụ thể là, thủy điện ở huyện A Lưới, huyện HươngTrà; khai thác vật liệu xây dựng (cát, đá), sản xuất xi măng ở huyện Phong Điền;nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản ở các huyện ven biển và ven đầm phá

2.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên một năm có

4 mùa rõ rệt Nhiệt độ trung bình cả năm là 250C, số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ

Chế độ mưa và lượng mưa ở Thừa Thiên Huế vừa chịu sự chi phối của cơchế hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, vừa bị tác động mạnh mẽ của vị trí địa lý vàđiều kiện địa hình Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất

cả nước Trung bình năm, lượng mưa trên toàn lãnh thổ vượt quá 2.600mm, có nơitrên 4.000mm (Bạch Mã, Thừa Lưu) Lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây và từBắc xuống Nam Khoảng thời gian ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, trongkhi đó, tháng 10 và tháng 11 có lượng mưa lớn nhất Lượng mưa lớn thường gây ra

Trang 28

cuối năm Điều đó có thể cản trở việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa và đưa đónngười lao động đi làm, gây đình trệ sản xuất ở các KCN, CCN Bên cạnh đó, mưakéo dài và ngập lụt gây nhiều thiệt hại tại các vùng nguyên liệu của các doanhnghiệp trong các KCN, CCN.

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế rất phức tạp, hầu hết các con sông đannối vào nhau thành một mạng lưới và liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, vớicác hồ, đập nhân tạo và hội tụ tại phá Tam Giang Tổng chiều dài sông suối và sôngđào của tỉnh đạt tới 1.055km Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3 –1km/km2, có nơi tới 1,5 – 2,5 km/km2 Hệ thống thuỷ văn đa dạng đã giúp tỉnh ThừaThiên Huế có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi và các điều kiện phát triểncác ngành công nghiệp, TTCN phục vụ nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy, hải sản

2.1.1.3 Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loạikhoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trịkinh tế cao là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng Nhómkhoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn phân bố từ huyện Phong Điền đến huyệnPhú Lộc Trong đó, các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và điều kiện khai thácthuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền với trữ lượngđược đánh giá lên tới 5 triệu m3 Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm,vàng, thiếc , trong đó sa khoáng titan có trữ lượng lớn nhất Nhóm khoáng sản phikim loại và nhóm vật liệu xây dựng bao gồm: pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đágranit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng là nhân tố đưa ngành côngnghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng trở thành ngành công nghiệp quantrọng của tỉnh

Tài nguyên nước khá phong phú, được phân bố tương đối đều trên địa bàntoàn tỉnh Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, (huyện PhongĐiền) đến xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), từ xã Phong Sơn (huyện Phong Điền)

Trang 29

đến thị trấn Tứ Hạ (huyện Hương Trà), khu vực thị trấn Phú Bài (huyện HươngThủy) là những vùng chứa nước ngầm có triển vọng nhất của Thừa Thiên Huế.

2.1.2 Về các điều kiện kinh tế – xã hội

2.1.2.1 Quy mô dân số và cơ cấu lao động

Về tình hình dân số, năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng dân số là1088.7 nghìn người với mật độ dân số là 215,07 người/km2 Dân số Thừa ThiênHuế tương đối cân bằng về giới, nam giới là 538,1 nghìn người, chiếm 49.43% và

nữ giới là 550,6 nghìn người, chiếm 50,57 %

Dân cư trong tỉnh chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn Cùng với quá trình đôthị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư có xu hướng chuyển dịch theohướng tăng dần tỷ lệ dân cư thành thị và giảm dần tỷ lệ dân cư nông thôn Cụ thể,dân cư nông thôn năm 2009 là 695,7 nghìn người chiếm 63,9% còn dân cư thành thị

393 nghìn người, chiếm 36,1% Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, tỷ lệdân cư thành thị tăng từ 33,21% lên 36,1% và dân cư nông thôn giảm tương ứng từ66,79% xuống 63,9%

Về tình hình lao động, theo niên giám thống kê năm 2009, tổng số lao độngtoàn tỉnh là 542,58 nghìn người, chiếm 49,84% dân số So với năm 2008, lực lượnglao động đã tăng 10.899 người, tương ứng 2,04% Trong giai đoạn từ năm 2006 đếnnăm 2009, lực lượng lao động luôn có xu hướng tăng lên Sau 4 năm từ năm 2006đến năm 2009, lực lượng lao động đã tăng thêm 25.631 người, tương ứng 4,96%

Về cơ cấu, năm 2009, lao động nữ là 258.862 người, chiếm 47,71%, laođộng nam là 257.828 người, chiếm 52,29% Trong tổng nguồn lao động của tỉnh, tỷ

lệ lao động đã qua đào tạo nghề ngày càng tăng Năm 2008, tỷ lệ lao động đã quađào tạo nghề là 34,27% tổng nguồn lao động Tỷ lệ này tăng lên 37,25% vào năm

2009 và 40% vào năm 2010

Tình hình dân số và lao động tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện qua biểu đồ 2.1.

Trang 30

Biểu đồ 2.1: Tình hình dân số và lao động tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2006 – 2009

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006, 2007, 2008, 2009.

2.1.2.2.Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng

Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ bao gồm quốc lộ 1A chạy dọc theolãnh thổ của tỉnh và giao với các tuyến tỉnh lộ Đến nay, các tuyến tỉnh lộ đã nhựahóa 80%, đường giao thông nông thôn được bê tông hóa 70% và 100% xã có đường

ô tô đến trung tâm Bên cạnh đó, tỉnh có tuyến đường sắt dài 101,2 km chạy dọctỉnh theo hướng Bắc – Nam và có sân bay quốc tế Phú Bài nằm ven quốc lộ 1A,cách thành phố Huế khoảng 15 km về phía Nam đóng một vai trò quan trọng tronggiao thông của tỉnh

Về đường thủy, tổng chiều dài sông, đầm phá của tỉnh là 563 km Tỉnh cócảng Thuận An và cảng biển nước sâu Chân Mây Cảng Thuận An được nhà nướccông nhận là cảng biển quốc gia nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km

về phía Đông Bắc, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn Cảng nước sâu Chân Mâycách thành phố Huế 49 km về phía Nam, có vai trò quan trọng trong việc khai thác

Trang 31

lợi thế trục giao thông Bắc – Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây Đây làhai cảng biển quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế cho tỉnh nói riêng và khuvực, quốc gia nói chung.

Về thông tin liên lạc, Thừa Thiên Huế có 100% xã có điểm giao dịch bưuđiện, 100% xã có kết nối Internet, mạng lưới viễn thông đã được số hoá 100%

Về nguồn cung cấp điện năng, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận điện

từ hệ thống điện quốc gia qua các tuyến đường dây 110 kV Đà Nẵng – Huế dài 86

km, tuyến Đồng Hới – Huế và đường dây mạch đơn 220 kV Hòa Khánh – Huế dài

80 km Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có trạm phát điện diezel Ngự Bình cócông suất đạt 2x4000 kVA đang vận hành và phát điện bổ sung vào những giờ caođiểm Bên cạnh đó, tỉnh cũng quy hoạch 12 dự án thuỷ điện nhỏ khác với tổng côngsuất 106,5 MW

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế

Trong giai đoạn gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút được nhiều nguồnvốn đầu tư phát triển kinh tế Năm 2009, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 7.500

tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2008 Về huy động vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh có

66 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 2.455,5 triệu USD Trong

đó, 17 dự án đang xây dựng, 26 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốnđầu tư đã thực hiện đạt khoảng 360 triệu USD, bằng 14,7% vốn đăng ký Do đó,kinh tế của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng Tốc độ tăng trưởng kinh tếtrong giai đoạn 2006 – 2009 luôn đạt mức cao và ổn định GDP bình quân đầungười năm 2009 của tỉnh đạt 1.015 USD/người

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theohướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp Trong giai đoạn 2006 – 2009, các chỉtiêu giá trị sản xuất công nghiệp, tổng giá trị xuất khẩu, tổng danh thu du lịch đềutăng lên Năm 2009, dịch vụ chiếm 45,9%, công nghiệp – xây dựng chiếm 37,6%,nông nghiệp chiếm 16,5%

Trang 32

Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn được thể hiệnqua bảng 2.2.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế

Tốc độ tăng trưởng

Giá trị sản xuất công

nghiệp theo giá so sánh

năm 1994

Triệuđồng 3.385.639 4.101.469 4.798.070 4.603.846

Tổng giá trị xuất khẩu 1000

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006, 2007, 2008, 2009

Đó là những điều kiện thuận lợi để tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triểncông nghiệp nói chung và phát triển các KCN, CCN nói riêng nhằm thực hiện côngcuộc CNH, HĐH

2.2 Những thành tựu và hạn chế trong phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay

2.2.1 Những thành tựu cơ bản

Trang 33

2.2.2.1 Số lượng, quy mô, phân bố các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Thừa Thiên Huế đã xây dựng KCN đầu tiên vào năm 1998 Đó là KCN PhúBài, được thành lập theo Quyết định số 1144/QĐ–TTg ngày 22/12/1998 của Thủtướng Chính Phủ Đến năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

1107/QĐ–TTg, ngày 21/08/2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Theo đó,

KCN Phú Bài được mở rộng quy mô và 2 KCN được ưu tiên thành lập mới là KCN

Tứ Hạ (100 ha) và KCN Phong Thu (100 ha)

Đến năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện các điều chỉnh các KCNtheo công văn số 1286/TTg–KTN, ngày 29/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế Cụ thể, tỉnh đã

đổi tên KCN Phong Thu thành KCN Phong Điền, đồng thời điều chỉnh diện tích từ

100 ha lên 400 ha và điều chỉnh diện tích KCN Tứ Hạ từ 100 ha lên 250 ha Bêncạnh đó, tỉnh đã thành lập mới 3 KCN là: KCN Phú Đa với diện tích 250 ha, KCN

La Sơn với diện tích 300 ha, KCN Quảng Vinh với diện tích 150 ha

Về tình hình xây dựng các CCN, ngày 28/12/2006, UBND tỉnh Thừa Thiên

Huế ban hành Quyết định số 2971/QĐ–UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể các CCN – TTCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2006 – 2010 Theo quyết định này,

tỉnh Thừa Thiên Huế quy hoạch 18 CCN – TTCN Sau đó, quy hoạch này được điềuchỉnh lại còn 16 CCN – TTCN theo Quyết định số 1445/QĐ–UBND ngày

23/6/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và định hướng đến năm 2020.

Kết quả là tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy hoạch được 7 KCN và 16 CCN Đếnnay, 6 KCN và 5 CCN đã được thành lập, trong đó có 5 KCN và 3 CCN đã đi vàohoạt động Thông tin tổng hợp về các KCN và CCN tỉnh Thừa Thiên Huế được thểhiện qua bảng 2.3

Bảng 2.3: Thông tin tổng hợp về KCN, CCN tỉnh Thừa Thiên Huế

đến hết năm 2010

Trang 34

KCN, CCN

Quy hoạch đến 2015 Đã thành lập Đang hoạt động

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Công Thương huyện Nam Đông, Phú Vang.

Đến cuối năm 2010, Thừa Thiên Huế đã có 5 KCN đang hoạt động với diệntích là 2.018,76 ha và 3 CCN đang hoạt động với diện tích là 190,09 ha Tổng diệntích đất của các KCN, CCN đang hoạt động là 2208,85 ha, đạt 29,01 % tổng diệntích đã quy hoạch cho xây dựng các KCN, CCN toàn tỉnh

Bảng 2.4 cho thấy các KCN, CCN đang hoạt động phân bố rộng trên địa bàn

6 huyện và thành phố Huế Chỉ có huyện A Lưới và huyện Quảng Điền tuy đã cóquy hoạch các KCN và CCN nhưng chưa đi vào hoạt động Về quy mô, các KCNcủa tỉnh có diện tích khá lớn, trong đó KCN Phú Bài có quy mô lớn nhất, đạt 818,76

ha với 531,7 ha đất công nghiệp Các KCN Phú Đa, Tứ Hạ có quy mô nhỏ nhất, đạt

250 ha với 162,5 ha đất công nghiệp Các CCN có quy mô vừa và nhỏ CCN–TTCNHương Hòa ở Huyện miền núi Nam Đông có quy mô nhỏ nhất, đạt 8 ha với 6,79 hađất công nghiệp Trong khi đó, mặc dù Quy chế quản lý CCN của Thủ tướng Chínhphủ đã quy định CCN có quy mô diện tích không quá 75 ha nhưng CCN ThủyPhương vẫn được xây dựng với tổng diện tích lên đến 134,09 ha

Bảng 2.4: Số lượng, quy mô, phân bố các KCN, CCN đang hoạt động

của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010

STT Tên KCN, CCN Địa điểm

Năm thành lập

Tổng diện tích (ha)

Diện tích đất công nghiệp (ha)

1 KCN Phú Bài Huyện Hương Thủy 1998 818,76 531,70

Trang 35

2 KCN Phong Điền Huyện Phong Điền 2009 400,00 240,00

7 CCN Thủy Phương Huyện Hương Thủy 2005 134,09 90,51

và các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng trong các KCN, CCN

Thứ nhất, về hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư

xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong KCN và CCN, UBND tỉnh quy định khuyếnkhích nhà đầu tư ứng trước kinh phí bồi thường để thực hiện dự án, sau đó khoảnkinh phí này được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho nhà nước

Thứ hai, về xây dựng hạ tầng khu tái định cư cho người dân sau khi thu hồi

đất, tỉnh hỗ trợ đầu tư toàn bộ hạ tầng khu tái định cư Trong trường hợp nhà đầu tư

đã ứng trước kinh phí để thực hiện xây dựng hạ tầng khu tái định cư thì được tỉnhhoàn trả ngay sau khi thực hiện xong công tác tái định cư

Thứ ba, tỉnh hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào cho các dự

án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN Về giao thông, tỉnh hỗtrợ xây dựng công trình giao thông và công trình trên tuyến từ trục chính đến chânhàng rào dự án Cụ thể, các dự án đầu tư vào huyện Nam Đông và A Lưới được hỗtrợ 100% giá trị dự toán, các dự án đầu tư vào địa bàn các huyện Hương Trà, Phú

Trang 36

Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc được hỗ trợ 60% giá trị dự toán ngay saukhi dự án triển khai hoàn thành công tác xây lắp trên thực địa Về điện, nước, viễnthông phục vụ sản xuất, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành đầu tư toàn bộ đến chânhàng rào dự án Đối với các công trình hạ tầng điện phục vụ trong giai đoạn thi công

dự án, nguồn kinh phí thực hiện do nhà đầu tư ứng trước và được tỉnh hoàn trả100% ngay sau khi dự án triển khai công tác xây lắp trên thực địa

Thứ tư, UBND tỉnh giảm giá thuê đất cho các dự án đầu tư xây dựng và kinh

doanh kết cấu hạ tầng trong các KCN và CCN Các dự án này được thuê đất vớimức đơn giá thấp nhất theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh và được miễntiền thuê đất 11 năm kể từ ngày hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động

Với những chính sách ưu đãi đó, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: đườnggiao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, viễn thông đến bên ngoài hàng ràocác KCN, CCN đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh Tuy nhiên, đối với hệthống hạ tầng kỹ thuật bên trong hàng rào, tình hình xây dựng còn chậm Bảng 2.5cho thấy đến cuối năm 2010, tỉnh chỉ có 2 KCN và 3 CCN đã triển khai xây dựng

hạ tầng (%)

Theo quy hoạch

Đất công nghiệp

Trang 37

Công Thương huyện Nam Đông, Phú Vang.

KCN Phú Bài có diện tích đã xây dựng hạ tầng cao nhất, đạt 240 ha, đạt29,31% so với diện tích quy hoạch Ngược lại, KCN Tứ Hạ, KCN La Sơn, KCNPhú Đa tuy đã được xây dựng nhiều năm và đã cho thuê đất để các dự án đầu tư sảnxuất, kinh doanh nhưng chưa triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật Tính bình quâncho tất cả các KCN và CCN đang hoạt động, tỷ lệ diện tích đất đã được xây dựng hạtầng kỹ thuật so với quy hoạch còn khá thấp, chỉ đạt 18,45%

Bảng 2.6 cho chúng ta thấy về tình hình huy động vốn xây dựng hạ tầng kỹthuật ở các KCN và CCN Tính lũy kế đến cuối năm 2010, các KCN và CCN đã cólượng vốn đăng ký xây dựng hạ tầng là 1.120,12 tỷ đồng Trong đó, lượng vốn đãthực hiện là 270,29 tỷ đồng, đạt 24,13% lượng vốn đã đăng ký

Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật

ở các KCN, CCN tỉnh Thừa Thiên Huế tính lũy kế đến cuối năm 2010

TT Tên KCN, CCN Vốn xây dựng hạ tầng (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn

đã thực hiện (%) Vốn đăng ký Vốn đã thực hiện

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Ân (2006), "Vai trò của KCN trong tiến trình CNH, HĐH", Tạp chí Khu công nghiệp (69), 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của KCN trong tiến trình CNH, HĐH
Tác giả: Đinh Văn Ân
Năm: 2006
2. Nguyễn Văn Anh (2008), “Mô hình phối hợp trong đào tạo nghề - kinh nghiệm của một số nước ở Châu Á”, Tạp chí Khoa học giáo dục (29), 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mô hình phối hợp trong đào tạo nghề - kinhnghiệm của một số nước ở Châu Á”
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Năm: 2008
3. Nguyễn Văn Anh (2009), Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanhnghiệp trong khu công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Năm: 2009
6. Nguyễn Quốc Bình (2004), Phát triển KCN và CCN ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế đối ngoại (9), 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển KCN và CCN ở Hà Nội - Thực trạng vàgiải pháp
Tác giả: Nguyễn Quốc Bình
Năm: 2004
7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số 192-CP ngày 25/12/1994 về việc ban hành Quy chế KCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số192-CP
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1994
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Quy chế Khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế Khucông nghiệp "ban hành kèm theo
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1994
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Công văn số 19/KCN ngày 12/11/1997 về việc cho thuê đất trong KCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số19/KCN" ngày 12/11/1997 về việc
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1997
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 ban hành Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định36/CP" ngày 24/4/1997 ban hành
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1997
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Quy chế KCX, KCN, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế KCX,KCN, khu công nghệ cao "ban hành kèm theo
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1997
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày 16/12/1998 về việc phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số233/1998/QĐ-TTg" ngày 16/12/1998 về việc
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1998
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách ngành nghề nông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số132/2000/QĐ-TTg" ngày 24/11/2000 về
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2000
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Quyết định số 99/2000/QĐ-TTg ngày 17/8/2000 về việc tổ chức lại Ban quản lý các KCN Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số99/2000/QĐ-TTg" ngày 17/8/2000 về việc
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2000
15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số1107/QĐ-TTg
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2006
16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX và Khu kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số29/2008/NĐ-CP" ngày 14/3/2008 quy định về
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2008
17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QЖTTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quản lýCCN "ban hành kèm theo
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2009
18. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số 105/2009/QÐ-TTg, ngày 19/8/2009 về ban hành quy chế quản lý CCN và Quy chế quản lý CCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số105/2009/QÐ-TTg", ngày 19/8/2009 về "ban hành quy chế quản lý CCN" và
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2009
19. Lê Tuyển Cử (2003), “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tácquản lý nhà nước đối với KCN ở Việt Nam”
Tác giả: Lê Tuyển Cử
Năm: 2003
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế –xã hội 5 năm 2006 – 2010
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2006
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 –2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
23. Lê Tuấn Dũng (2009), Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển khucông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Tác giả: Lê Tuấn Dũng
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2009 - phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 32)
Bảng 2.4 cho thấy các KCN, CCN đang hoạt động phân bố rộng trên địa bàn 6 huyện và thành phố Huế - phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.4 cho thấy các KCN, CCN đang hoạt động phân bố rộng trên địa bàn 6 huyện và thành phố Huế (Trang 34)
Bảng 2.5: Diện tích xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các KCN, CCN  đang hoạt động của tỉnh Thừa Thiên Huế tính lũy kế đến năm 2010 - phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.5 Diện tích xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các KCN, CCN đang hoạt động của tỉnh Thừa Thiên Huế tính lũy kế đến năm 2010 (Trang 36)
Bảng 2.6 cho chúng ta thấy về tình hình huy động vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các KCN và CCN - phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.6 cho chúng ta thấy về tình hình huy động vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các KCN và CCN (Trang 37)
Bảng 2.8: Tình hình thu hút vốn đầu tư SX, KD ở các KCN, CCN  tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2010 - phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.8 Tình hình thu hút vốn đầu tư SX, KD ở các KCN, CCN tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2010 (Trang 40)
Bảng 2.9: Tình hình giải quyết việc làm ở các KCN, CCN  tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 - phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.9 Tình hình giải quyết việc làm ở các KCN, CCN tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 (Trang 41)
Bảng 3.1: Diện tích quy hoạch các CCN – TTCN đến 2015 (ĐVT: ha) - phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.1 Diện tích quy hoạch các CCN – TTCN đến 2015 (ĐVT: ha) (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w