b. Đặc điểm địa hình
2.2.2.3. Tình hình thu hút đầu tư và cho thuê lại đất công nghiệp
Để thu hút đầu tư, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1130/2008/QĐ–UBND và Quyết định 1337/2009/QĐ–UBND. Trong đó, tỉnh đã quy định các chính sách ưu đãi cụ thể khi đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và các KCN, CCN.
Tỉnh đã giảm giá thuê đất, thuê mặt nước so với giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm cho các dự án đầu tư. Cụ thể là so với giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm, đơn giá thuê đất một năm tại thành phố Huế được tính bằng 0,65%, đơn giá thuê đất một năm tại huyện Hương Thuỷ được tính bằng 0,50%, đơn giá thuê đất một năm thuộc các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc được tính bằng 0,35% (đối với đất tại các xã) và 0,50% (đối với đất tại các thị trấn), đơn giá thuê đất một năm thuộc các huyện: Nam Đông, A Lưới được tính bằng 0,25% (đối với đất tại các xã) và 0,35% (đối với đất tại các thị trấn). Bên cạnh đó, tỉnh có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Các dự án đầu tư vào KCN Tứ Hạ, KCN Phong Điền, KCN La Sơn, KCN Phú Đa, KCN Quảng Vinh áp dụng mức thuế suất là 20%/năm trong thời gian 10 năm và được miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
Với những chính sách ưu đãi đó, số lượng dự án đầu tư vào các KCN, CCN ngày càng tăng lên. Tính đến tháng 7 năm 2008, các KCN và CCN đã thu hút được 109 dự án, trong đó 89 dự án thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ với lượng vốn đăng ký đầu tư là 2.577,27 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010, số dự án đầu tư tăng lên thành 147 dự án đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp 26.1%. Tổng lượng vốn đầu tư đến cuối năm 2010 là 4.988,26 tỷ đồng, tăng 93,55% so với năm 2008. Bảng 2.7 và bảng 2.8 cho thấy tình hình huy động các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và cho thuê đất công nghiệp trong các KCN, CCN trong toàn tỉnh tính đến cuối năm 2010.
Về cơ cấu các dự án đầu tư, trong số 147 dự án đã đầu tư sản xuất, kinh doanh, các KCN và CCN thu hút được 16 dự án FDI, 5 dự án liên doanh, 5 dự án nhà nước và 121 dự án tư nhân. Các dự án thuộc doanh nghiệp FDI và các dự án thuộc doanh nghiệp tư nhân có lượng vốn đóng góp cao nhất, tương ứng là 1.129,2 tỷ đồng và 3267,14 tỷ đồng.
Bảng 2.7: Số lượng dự án đầu tư SX, KD và tình hình cho thuê đất ở các KCN, CCN tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2010 TT Tên KCN, CCN Số dự án
(%)DN DN
FDI Liên doanhDN Nhà nướcDN Tư nhânDN
1 KCN Phú Bài 51 13 4 2 32 41.38 2 KCN Phong Điền 8 2 0 0 6 33.33 3 KCN Tứ Hạ 1 0 0 0 1 4.55 4 KCN La Sơn 2 0 0 1 1 4.10 5 KCN Phú Đa 1 0 0 0 1 1.60 6 CCN Hương Sơ 38 1 1 0 36 66.45 7 CCN Thủy Phương 45 0 0 2 43 32.93 8 CCN Hương Hòa 1 0 0 0 1 14.73 TỔNG 147 16 5 5 121 –
Nguồn: Số liệu điều tra
Bảng 2.8: Tình hình thu hút vốn đầu tư SX, KD ở các KCN, CCN tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2010
(ĐVT: Tỷ đồng)
TT Tên KCN, CCN Tổng vốnđầu tư SX, KD
Vốn đầu tư SX, KD phân theo thành phần kinh tế DN
FDI Liên doanhDN Nhà nướcDN Tư nhânDN
1 KCN Phú Bài 2.447,00 960,00 157,00 78,00 1252,00 2 KCN Phong Điền 1.268,50 160,00 0,00 0,00 1108,50 3 KCN Tứ Hạ 65,00 0,00 0,00 0,00 65,00 4 KCN La Sơn 595,00 0,00 0,00 320,00 275,00 5 KCN Phú Đa 12,00 0,00 0,00 0,00 12,00 6 CCN Hương Sơ 301.20 9,20 29,00 0,00 263,00 7 CCN Thủy Phương 297,56 0,00 0,00 7,92 289,64 8 CCN Hương Hòa 2,00 0,00 0,00 0,00 2,00 TỔNG 4.988,26 1.129,2 0 186,00 405,92 3.267,14
KCN Phú Bài, CCN Hương Sơ, CCN Thủy Phương thu hút được số dự án nhiều nhất với tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp tương ứng là 41,38% (KCN Phú Bài), 66,45% (CCN Hương Sơ) và 32,93% (CCN Thủy Phương). Đặc biệt, KCN Phú Bài thu hút tới 13 dự án FDI với lượng vốn 960 tỷ đồng. KCN Tứ Hạ, KCN La Sơn, KCN Phú Đa do chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật và CCN Hương Hòa ở huyện miền núi, xa trung tâm, giao thông không thuận lợi nên khả năng thu hút các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh thấp nhất, dẫn đến kết quả là tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp thấp nhất.