Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa sức lao động của c mác với vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở hải phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 27 - 32)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nguồn lực con người ở Hải Phòng vẫn còn những tồn tại như:

* Nghịch lý vừa thiếu lao động lại vừa thừa lao động

Sự kết hợp các nguồn lực ở Hải Phòng vẫn còn nhiều hạn chế. Hải phòng là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước có nền kinh tế sôi động. Trên địa bàn thành phố có rất nhiều các trung tâm công nghiệp lớn…Hơn nữa khí hậu cũng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nông nghiệp và rau màu nhưng hiệu quả khai thác đất đai của thành phố còn thấp. trong khi đó sức lao động ở Hải Phòng còn dôi dư khá nhiều. Số lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố xấp xỉ 20.000 nghìn người. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và một bộ phận người lao động thất nghiệp ở thành phố đang gây ra sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực ở Hải Phòng hiện nay.

Mặc dù số lượng người thất nghiệp không hề nhỏ nhưng không ít các doanh nghiệp vẫn khát lao động. Hiện tại nhu cầu sử dụng lao động của công ty da giầy hiện cần khoảng 8000, nhưng số lao động thực tế chỉ được hơn 7000 người, các khu công nghiệp cần khoảng 3000 - 5000 người, trong khi đó số lượng tuyển lại được khoảng 40%.

Theo ông Phạm Hoài Châu - chủ tịch công đoàn một công ty, công ty da giầy đang thiếu từ 800 - 1000 lao động có tay nghề, trong đó: xí nghiệp găng tay vì may hàng đặc chủng nên lúc nào cũng thiếu thợ lành nghề; xí nghiệp Hải Thất thiếu khoảng 300 người, …Ở công ty Kalan , đơn vị liên doanh giữa công ty da giầy Hải Phòng với đối tác Đài Loan, nhu cầu cần khoảng 1200 lao động; Nhà máy Sao vàng An Lão cần trên 5.000 thì mới có 4.600 người… Mặc dù các công ty đưa ra mức lương và chế độ ưu đãi hấp dẫn để thu hút nguồn lao động nhưng vẫn chưa làm cho tình hình khả quan hơn được. Trong khu công nghiệp Nomura đăng băng rôn tuyển người với chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn nhưng vẫn thiếu trầm trọng; công ty may liên

doanh ở phường Anh Dũng ( Dương Kinh), nay chuyển thành 100% vốn nước ngoài và đổi tên là công ty Yen of London, mức thu nhập bình quân khoảng 1,9 triệu đồng /người/tháng , đăng tuyển lao động liên tục mà vẫn thiếu hơn 200 người, số lao động đang có chỉ gần 1000 người.

Khó khăn về việc thiếu lao động tại các doanh nghiệp nếu nhìn theo một chiều hướng khác thì đây lại là một tin vui, báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế thành phố. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến lao động thường rất phức tạp và nhạy cảm. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng lao động, thực hiện các chế độ chính sách cũng như quản lý lao động như thế nào để tránh bị chảy máu nguồn nhân lực là điều không thể lơ là đối với các doanh nghiệp.

Riêng đối với lao động bậc cao:

Hiện nay ở Hải Phòng có 4 trường Đại học và 2 trường cao đẳng cùng với 58 cơ sở dạy nghề, trong đó có 10 trường cao đẳng nghề, 13 trường trung cấp nghề, 22 trung tâm dạy nghề và 13 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Tính đến tháng 10 năm 2010 số lượng sinh viên chính quy đạt gần 60.000 người.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo phải đạt 85 - 90% và năm 2020. Riêng năm 2011, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% , tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%. Tuyển mới đào tạo nghề trình độ trung cấp trở lên là 9.600 người. Nhưng do nguồn nhân lực bậc cao ở Hải Phòng mới chỉ đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu nên đã đẩy các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc các ngành điện tử - công nghệ thông tin, tự động hoá và các ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng phải bước vào cuộc chiến khốc liệt nhằm tranh giành người giỏi.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tiền lương dành cho nhân lực bậc cao ngày càng đắt đỏ mà các doanh nghiệp Hải Phòng khó đáp ứng được nên lợi thế này vẫn thuộc về các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Hải Phòng chưa có bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế đột phá với chủ đích là phát triển nhanh các ngành cônh nghệ cao ( điện tử - công nghệ thông tin, sinh học, tự động hoá, hoá dầu, vật liệu mới ), các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng đủ sức níu kéo lao động tay nghề cao bằng tiền lương hậu hĩnh, thì

bài toán giữ chân lao động, nhất là những người tài của doanh nghiệp Hải Phòng vẫn còn nan giải.

Theo đó, bí quyết giữ chân lao động tay nghề cao, nhất là lao động tỉnh ngoài của tổng công ty Đỉnh Vàng là chế độ ưu đãi về nhà ở. Ngược lại, khu công nghiệp Nomura, một thời là điểm sáng thu hút lao động, thì hiện tại mới chỉ giữ chân ổn định được khoảng 55 - 60% lao động. Lý do được nêu ra là khu công nghiệp Nomura hiện vẫn chưa có nhà ở cho công nhân và điều kiện hạ tầng xã hội quanh khu vực còn thiếu đủ bề nên thiếu sức hút đối với người lao động nhất là lao động tỉnh ngoài.

Có thể nói, cuộc chiến săn người tài đang diễn ra khốc liệt giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, hay giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các thành phần kinh tế. Cách đây không lâu, một vị lãnh đạo sở kế hoạch và đầu tư đã bày tỏ sự lo lắng trước nguy cơ chảy máu chất xám của chính cơ quan mình. Gần đây, người ta nói nhiều đến khái niệm lưu thông chất xám nhằm tạo điều kiện cho chất xám được di chuyển đến những nơi nào mà có thể được phát triển tốt nhất.

Cách đây không lâu, Thành phố Đà Nẵng ban hành cơ chế chích sách ưu đãi nhằm thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học về nhận công tác tại cơ sở và đến nay bài toán cán bộ cơ sở đã được giải một cách hoàn hảo. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị của Đà Nẵng những năm qua có sự đóng góp không nhỏ nhờ tầm nhìn chiến lược về đào tạo nhân lực của lãnh đạo thành phố.

Hải Phòng từng được coi là một trong những chiếc nôi đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, cho lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật và kinh tế thuỷ sản, thậm chí là cả bóng đá của cả nước. Điều gì đã khiến cho các lĩnh vực thế mạnh này của Hải Phòng ngày nay đang bị tụt hậu trên bảng xếp hạng quốc gia. Phải chăng đó là chất lượng nguồn nhân lực?

Tại không ít diễn đàn, người ta đã nói nhiều đến nhân lực du lịch Hải Phòng, hiện vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Những năm qua, số lượng các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn tăng đột biến trong khi nguồn cung không đủ cầu dẫn đến tình trạng lao động chạy nháo nhào từ nơi này sang nơi khác. Hiện nay, phần lớn nhân viên các khách sạn mini, khách sạn dưới hai sao và nhà hàng nhỏ đều

không có trình độ chuyên môn đáng kể. Thậm chí không ít nhà hàng, khách sạn đưa người nhà ở quê lúc nông nhàn ra làm thêm, có khi còn giúp cả việc quản lý hoặc thuê mướn lao động theo mùa vụ.

Không chỉ thiếu mà ngành du lịch Hải Phòng còn phải đối mặt với tình trạng chảy máu nhân lực chất lượng cao khi không ít các học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại ưu ở các trường nghề hoặc có tay nghề cứng cáp bỏ sang các tỉnh, thành phố khác làm việc theo lời mời với những thu nhập hấp dẫn hơn. Ấy là chưa nói đến thực trạng đã kéo dài nhiều năm nay là số sinh viên Hải Phòng tốt nghiệp ngành du lịch ở các trường Hà Nội hay nước ngoài quay trở lại địa phương hầu như không có. Trong khi đó số cơ sở đào tạo du lịch ở Hải Phòng chẳng nhiều nhặn gì, ngoài Trường Cao đẳng nghề du lịch Hải Phòng, Khoa xã hội thuộc trường Đại học Hải Phòng, khoa văn hoá - du lịch thuộc trường Đại học dân lập Hải Phòng và mới đây là thêm bộ môn văn hoá - Việt Nam học ở trường cao đẳng Viettronic.

Theo các cơ sở đào tạo du lịch nghịch lý ở chỗ có những nghề dễ xin việc, lương cao nhưng lại ít người học. Có nhiều doanh nghiệp đến đặt cọc nhận học sinh các ngành phục vụ nhà hàng nhưng các cơ sở đào tạo phải lắc đầu vì rất khó tuyển sinh.

Đó chỉ là một dẫn chứng rất nhỏ trong thực tế về việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải phòng hiện nay. Vẫn còn vô số các ngành khác mặc dù lượng lao động rất nhiều nhưng các nhà quản lý phải đau đầu khi tìm người lao động có tay nghề cao để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mình.

* Lao động phân bố không đồng đều

Hầu hết các cở sở doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tập trung ở các đô thi lớn, các quận nội thành vì như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của họ. Tuy nhiên, đại bộ phận nguồn lao động cung ứng cho sự phát triển của các xí nghiệp này phần lớn lại là ở khu vực ngoại thành. Điều này gây khó khăn cho việc ăn, ở, đi lại của người lao động. Hơn nữa, số lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao đều tập trung chủ yếu ở các trung tâm kinh tế còn các khu vực ngoại thành đại đa số là lao động phổ thông, có tay nghề thấp.

* Việc sử dụng nguồn lao động chưa hợp lý, nhiều sinh viên ra trường làm trái ngành nghề

Với một hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực như hiện nay, mỗi năm sẽ có khoảng hơn 40.000 học sinh, sinh viên ra trường phục vụ cho sự nghiệp phát triển của thành phố. Nhưng có một thực tế đáng buồn hiện nay là nguồn nhân lực ở Hải Phòng vừa thừa lại vừa thiếu. Những ngành cần nhiều lao động thì số lượng sinh viên ra trường cung cấp không đủ, nhưng ngược lại một số ngành nghề khác có số lượng qua đào tạo nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng lại rất ít. Đặc biệt là khối ngành đào tạo sư phạm. Mỗi năm số sinh viên chuyên ngành sư phạm ra trường khoảng trên 700 người với đủ các cấp học trong khi đó số người có thể xin được việc làm là khoảng 200 người. Điều đó dẫn đến một nghịch lý là nhiều sinh viên ra trường không có công ăn việc làm, một trong số đó đi tìm một công việc khác để đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống; một số nữa ngồi chờ thời cơ. Như vậy sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực rất lớn. Hiện nay, nếu vào hầu hết các công ty may mặc, da giầy như Sao vàng, Kalan... thì ta có thể dễ nhận thấy rõ thực trạng này. Có rất nhiều người đã từng tốt nghiệp loại khá, giỏi nhưng giờ đều trở thành những người công nhân lao động bình thường như bao người khác. Vì đi xin việc theo đúng chuyên môn của mình thì không một nơi nào nhận còn muốn tìm một việc khác nhàn hơn thì lại đòi hỏi bằng cấp. Cho nên không còn biện pháp nào khác là số sinh viên này phải vào làm tại các xí nghiệp da giầy với đồng lương như lao động phổ thông.

Việc làm trái ngành, trái nghề như vậy không những gây lãng phí nguồn nhân lực mà còn hao tốn bao công sức tiền của. Mỗi năm ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục lên tới hàng trăm triệu tỷ đồng. Hiện tại nhà nước còn có chính sách cho sinh viên vay vốn để học tập với lãi suất thấp với mong muốn sinh viên có thể phát huy tốt năng lực của mình, đem tài năng đó phục vụ làm cho đất nước ngày càng phồn vinh. Nhưng với nghịch lý đã đề cập như ở trên thì có lẽ họ còn phải lo làm sao có thể hoàn trả lại số nợ đã vay theo đúng thời hạn đã cam kết.

* Năng lực lao động của người lao động Hải Phòng còn hạn chế. Số người lao động qua đào tạo còn ở mức thấp. Hiện tại có tới 60,3% lực lượng lao động chưa qua đào tạo tập trung chủ yếu ở nông thôn. Những người lao động được đào tạo còn có sự

tách rời giữa lý luận và thực tiễn. Người lao động còn mang nặng tư duy ý thức tác phong của người sản xuất nhỏ, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật…

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa sức lao động của c mác với vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở hải phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 27 - 32)