Một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa sức lao động của c mác với vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở hải phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 42 - 52)

Phương hướng và giải pháp để phát triển nguồn nhân lự cở Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3.2. Một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

lượng cao ở thành phố Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ 2011 - 2020.

Nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố sau này. Do vậy, để phát triển tốt nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: trong lĩnh vực kinh tế phải nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất.

Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế.

Huy động rộng rãi nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của địa phương nơi mình đang ở, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị.

Phát huy sáng kiến của người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của họ, thực hiện phân phối công bằng, công khai, dân chủ.

Động viên mọi người dân bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh, khai thác thế mạnh của các địa phương, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy trình độ tay nghề, năng lực quản lý kinh doanh của mỗi thành viên trong xã hội, để cùng với thành phố giải quyết những khó khăn.

Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Cần làm cho mọi người thấy được trách nhiệm của mình phải lao động nghiêm túc, có chất lượng, có hiệu quả, tạo ra hàng hoá tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều đó vừa tạo điều kiện cho xã hội phát triển, vừa là điều cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Phê phán mạnh mẽ thói lười biếng, làm bừa, làm ẩu; ngăn chặn làm ăn phi pháp, phi đạo lý.

Thứ hai: Trong lĩnh vực chính trị

Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị ( chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta ), về luật pháp, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó nâng cao trách nhiệm và năng lực của họ tích cực tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta.

Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạt đọng của bộ máy nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Xây dựng cơ chế quản lý xã hội, quản lý nhà nước để ngưới dân có điều kiện tham gia công việc nhà nước, công việc xã hội, thực sự là người làm chủ đất nước; khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ trong một số cơ quan nhà nước.

Phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng tập thể, từng cá nhân trong từng công việc, khắc phục tình trạng chồng chéo, hay buông lỏng quản lý nhà nước trong một số ngành, một số địa phương.

Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân. Kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, tình trạng vi phạm kỷ cương, phép nước và những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng.

Trên cơ sở những thành quả cách mạng đạt được người dân lao động mới có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu về mọi mặt và cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội

Thứ ba: Trên lĩnh vực xã hội từng bước khắc phục đi tới loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu:

Ở Hải Phòng hiện nay vẫn còn tình trạng một bộ phận nhân dân tin vào những lời bói toán, mê tín dị đoan làm xuất hiện tình trạng có người ngồi đó trông chờ vào những điều may rủi, không chịu lao động cống hiến sức lực của mình . Ngoài ra còn tư tưởng trọng nam khinh nữ điều này gây trở ngại cho việc phát huy nguồn nhân lực. Những điều này cần được xoá bỏ, chỉ có như vậy thì nguồn nhân lực mới thực sự được phát huy một cách tốt nhất. Đồng thời cần xây dựng quan hệ mới giữa mọi người trên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh.

Tập trung cao, thực hiện tốt giải quyết việc làm cho người lao động bằng cách tiếp tục chú trọng đầu tư mở rộng các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu và bố trí các doanh nghiệp này ra các huyện để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động cần được quan tâm đúng mức như: tổ chức các hội chợ việc làm thu hút các doanh nghiệp tham gia để thông qua đó người lao động có thể tìm kiếm được việc làm. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay. Điều đó sẽ tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người dân. Việc chăm sóc nguồn nhân lực sẽ ngày càng tốt hơn.

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội; có cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thành hệ thống bảo hiểm, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa

dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ mọi thành viên trong xã hội để vượt qua khó khăn hoặc rủi ro trong đời sống. Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ bảo hiểm xã hội, nâng cao tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện; chuyển mạnh các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng.

Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tập trung cho các địa phương còn tỷ lệ hộ nghèo cao, đảm bảo vững chắc việc chống tái nghèo. Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo; gắn chặt công tác giảm nghèo với đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện, khuyến khích người thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người khác thoát nghèo.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội và chăm sóc người có công; đẩy mạnh cuộc vận động “ Toàn dân tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ”; huy động các nguồn lực nhằm thực hiện tốt hơn việc chăm sóc người có công với nước; có chế độ ưu đãi, bảo đảm mức sống của người có công đạt trên mức sống trung bình toàn xã hội, tạo điều kiện để khuyến khích người có công tích cực tham gia phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tăng cường công tác y tế dự phòng, đảm bảo khống chế và dập tắt dịch bệnh, khống chế số lây nhiễm HIV/AIDS mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, giữ vững kết quả đạt chuẩn quốc gia của y tế xã, phấn đấu hoàn thành đạt chuẩn quốc gia ở y tế phường. Quan tâm đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng khám - chữa bệnh của y tế tuyến huyện, quận. Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo cán bộ để đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế; khuyến khích thành lập các bệnh viện quốc tế tại Hải Phòng; tạo sự chuyển biến rõ nét về nâng cao y đức, kiên quyết đẩy lùi các tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh.

Duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con, bảo đảm thực hiện kế hoạch hoá gia đình bền vững; huy động sự tham gia của toàn xã hội vào thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng bảo vệ, chăm sóc và bảo đảm các quyền

cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, nhất là với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nhân rộng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng.

Thường xuyên quan tâm thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện bình đẳng giới trong quan hệ lao động, quan hệ gia đình; ngăn chặn đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực gia đình.

Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ”, xây dựng xã, phường, thôn, tổ dân phố không có tệ nạn xã hội; đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh thiếu niên về tác hại của ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giáo dục - lao động xã hội, đề cao trách nhiệm của gia đình, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong quản lý, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện. Tăng cường các giải pháp kiểm soát và hạn chế tác hại của tệ nạn mại dâm. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, phấn đấu giảm tới mức thấp nhất số vụ tai nạn giai thông.

Thứ tư: Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo phải đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo.

Giáo dục, đào tạo là hoạt động trực tiếp tác động nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng những tri thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của con người. Tri thức là nguồn lực mạnh nhất so với tài nguyên thiên nhiên, tiền bạc, của cải và sức mạnh cơ bắp trong việc tạo ra sản phẩm hàng hoá. Giáo dục đào tạo giúp chúng ta tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia công nghệ, những nhà quản lý giỏi, nói chung là tạo ra những con người lao động với hàm lượng trí tuệ ngày càng cao.

“ Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” cho đất nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

Để đào tạo ra những cán bộ vừa hồng vừa chuyên có ý thức năng lực làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, cần phải có sự đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Nội dung giáo dục phải phản ánh được những tri thức quan trọng nhất của thời đại, những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, phải góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, hình thành nhân cách mới của người lao động. Phải tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Phương pháp dạy học phải kích thích được tính sáng tạo, sự hăng say tìm tòi nghiên cứu của người học. Phương pháp học phải độc lập tự chủ, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải thích và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dạy và học của các trường để có kế hoạch hợp lý nâng cao hiệu quả đào tạo. đặc biệt là các trường ngoài công lập. Đồng thời huy động các nguồn lực cho giáo dục đào tạo như: huy động các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, các Việt Kiều tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi. Các quận, huyện, thị xã cần thành lập hội khuyến học để khuyến khích học sinh tích cực học tập. Có quy định về chuẩn chuyên môn của giáo viên. Khuyến khích các giáo viên học nâng cao trình độ. Thành phố cần tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục đào tạo nhiều hơn nữa để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Cần ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. Các trường học phải có hệ thống các phòng máy tính đạt chuẩn và nối mạng internet để học sing có thể cập nhật kiến thức. Tăng cường nhận thức của học sinh và coi trọng việc giáo dục các môn đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. Đẩy mạnh giáo dục lao động hướng nghiệp trong các nhà trường để các em có kiến thức hiểu biết cho việc chọn ngành nghề cho mình trong tương lai.

Đối với hệ thống các trường chuyên nghiệp, các trường cao đẳng đại học cần thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cấu nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển thành phố. Việc kiểm định chất lượng phải được tiến hành thường xuyên để tránh tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không đáp ứng được công việc. Có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để khi sinh viên ra trường sẽ không còn tình trạng làm trái ngành nghề chuyên môn như đã được đào tạo. Tiếp tục thực hiện việc xã hội hoá dạy nghề nhằm huy động nhiều

nguồn lực đầu tư, phát triển đào tao, dạy nghề kể cả nguồn lực từ bên ngoài. Tập trung đầu tư có trọng điểm xây dựng các trường nghề mà nền kinh tế yêu cầu. Chú trọng đầu tư xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo quy mô lớn, hiện đại đủ sức đào tạo tại chỗ theo chuẩn trong nước và khu vực. Các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục thành phố ngày càng phát triển.

Thứ năm: Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy trong sự nghiệp xây dựng thành phố hiện nay chúng ta cũng cần coi trọng việc phát triển văn hoá, nghệ thuật.

Cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cần được phát triển sâu rộng trong các làng xã. Thành phố càn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá một cách thường xuyên, sôi động, lành mạnh để phục vụ đông đảo quần chúng. Như vậy sẽ góp phần nâng cao tốt hơn nguồn nhân lực.

Riêng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao thì: Dự thảo đề án phát triển

nguồn nhân lực Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2020 đề ra mục tiêu đến 2020 nhân lực khoa học công nghệ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 400 người/1 vạn dân, số lượng thạc sỹ, tiến sĩ tăng gấp 2 so với năm 2008, nhân lực lao động kỹ thuật cao là 900 nghìn người, tỷ lệ lao động kỹ thuật được đào tạo trình độ từ cao đẳng trở lên đạt 40 - 45%, trung cấp 50 - 55%, 80% cán bộ quản lý doanh nghiệp thành thạo tin học, pháp luật, kiến thức hội nhập kinh tế.

Để hoàn thành mục tiêu phấn đấu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Hải Phòng xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những giải pháp trọng tâm trong chiến lược phát triển của thành phố: để đạt được điều đó cần có các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đầu tư, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong 5

năm, 10 năm, 20 năm tới để xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đào tạo nguồn nhân lực. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa sức lao động của c mác với vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở hải phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w