Phương hướng chủ yếu để phát triển nguồn nhân lự cở Hải Phòng thời kỳ 20011 2020.

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa sức lao động của c mác với vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở hải phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 37 - 42)

Phương hướng và giải pháp để phát triển nguồn nhân lự cở Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3.1 Phương hướng chủ yếu để phát triển nguồn nhân lự cở Hải Phòng thời kỳ 20011 2020.

20011 - 2020.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “ Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản tri doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức ” [9, 34].

Trong báo cáo chính trị Đại hội XIV Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã khẳng định việc phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 khâu có tính đột phá: “ Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ tiếp tục xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu ”.

Như vậy, nguồn lực con người luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng phát triển. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển nền kinh tế - xã hội thì vấn đề này càng có ý nghĩa lớn lao.

Con người là vốn quý nhất của chúng ta. Tuy nhiên, con người Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng còn có nhiều hạn chế, mà hạn chế lớn nhất là về trình độ học vấn, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chuyên môn, nghiệp vụ.

Để con người Hải Phòng đáp ứng được yêu cầu xây dựng một nền sản xuất hiện đại, chúng ta cần kiên quyết khắc phục những tập quán xấu, những mặt hạn chế, thiếu sót, phát huy được những truyền thống tốt và những ưu điểm của người lao

động, kết hợp hài hoà giữa những giá trị truyền thống và những phẩm chất tiên tiến của thời đại trong sự phát triển của con người.

Anh dũng, cần cù, bền bỉ, dẻo dai…là những đức tính quý báu cần được phát huy, nhưng chỉ như vậy thì chưa đủ giúp chúng ta thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Con người Hải Phòng hôm nay rất cần có thêm đức tính táo bạo, quyết đoán trong sản xuất, kinh doanh, dám xông vào những lĩnh vực sản xuất mới mẻ, những ngành mũi nhọn của thế giới, mạnh dạn tiếp thu những tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại để phát triển sản xuất, có đầu óc làm ăn lớn.

Con người Hải Phòng hiện nay cần được phát triển hài hoà cả thể lực và trí lực, nhưng quan trọng nhất là phát triển trí lực. Biết tập trung phát triển tốt trí tuệ của con người và biết sử dụng trí tuệ ấy vào quá trình sáng tạo của cải vật chất là con đường ngắn nhất đưa thành phố tới nền sản xuất hiện đại và nền văn minh trí tuệ.

Nói tóm lại, nguồn nhân lực mà chúng ta muốn xây dựng là con người phát triển phong phú, hài hoà, vừa có thể lực tốt, vừa có tinh thần lành mạnh, trí tuệ phát triển, vừa có trình độ học vấn, có tri thức khoa học, kỹ thuật, kinh tế cao, vừa có đạo đức tốt; luôn năng động, sáng tạo biết làm giàu cho bản thân và cho đất nước, nhưng biết hưởng thụ những thành quả lao động hợp lý, đồng thời biết tiết kiệm tập trung vốn phát triển sản xuất; có ý chí vươn lên mạnh mẽ, vượt lên khắc phục khó khăn, chế ngự được hoàn cảnh, có tinh thần tự do sáng tạo, táo bạo, nhưng không vi phạm đạo đức và biết tuân thủ pháp luật. Có thể nói đó là con người có những phẩm chất tiên tiến của thời đại nhưng không đánh mất mình, có những đặc tính hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được bản sắc dân tộc và những giá trị truyền thống.

Phát huy yếu tố con người chính là nâng cao mọi mặt của con người làm cho con người trở thành một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất cũng như hoat động xã hội. Đó chính là hình thành và phát triển tính tích cực xã hội ở tất cả những người lao động.

Để phát huy nguồn lực con người ở Hải Phòng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá , cần thực hiện một số phương hướng sau:

* Thứ nhất: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hịên đại hoá, phát triển nền kinh tế bền vững.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nội dung chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí máy móc, làm cho năng suất lao động tăng lên sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, thu nhập bình quân đầu người tăng. Điều đó tạo điều kiện để nâng cao mức sống nhân dân cả về thể chất và tinh thần. Đồng thời, trong quá trình công nghiệp hoá cũng đòi hỏi yêu cầu nhất định về trình độ tay nghề người lao động cho nên tạo điều kiện cho xã hội và gia đình quan tâm tới giáo dục nhiều hơn. Hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đặt ra những yêu cầu, những thách thức buộc người lao động phải phấn đấu vươn lên, nếu họ không muốn bị thải loại khỏi dây chuyền sản xuất.

Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoàn thành sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Hải Phòng cần tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực như: cơ khí vận tải, sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị, dệt may - da giầy, sản xuất hoá chất-nhựa, sản xuất máy móc thiết bị điện, chế biến thực phẩm, sản xuất điện. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, gắn với vùng nguyên liệu và thị trường nông thôn. Đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy hoạch, trước mắt là khu công nghiệp - đô thị Bắc sông Cấm, các khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Nam Tràng Cát, An Dương, khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, và các công trình trọng điểm, chiến lược như cảng cửa ngõ Lạch huyện, cảng Nam Đồ Sơn, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nâng cấp sân bay Cát Bi, quy hoạch đảo Cát Hải thành khu kinh tế tổng hợp …Xây dựng một số khu cụm công nghiệp mới. Thành phố cần khẩn trương hoàn thành dự án cải tạo luồng vào cảng để cho phép tiếp nhận được tàu trên một vạn tấn ra vào bình thường tại khu vực cảng cũ đồng thời phát triển thêm một số cảng mới trên bán đảo Đình vũ cho những tàu từ 2 vạn tấn trở lên ra vào.

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; sản xuất hàng hoá với năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, tin học hoá, từng bước thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động. Tăng

cường các nguồn lực đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng đồng bộ; hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, trước hết ưu tiên các vùng khó khăn. Cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, nâng cao chất lượng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Phát triển hệ thống bưu chính - viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng nông thôn. Xây dựng hệ thống chợ nông sản phù hợp với từng vùng; phát triển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông ở huyện, xã. Nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, bệnh viện tuyến huyện; hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học; xây dựng các trung tâm, nhà văn hoá - thể thao tại thôn, xã.

Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa là điều kiện để xây dựng, bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người, đồng thời đến lượt nó phát huy nguồn lực con người lại là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

* Thứ hai: Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp.

Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự thể hiện lý tưởng chính trị, cương lĩnh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản, trong hệ thống pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thể hiện bằng quá trình tổ chức thực tiễn trong cuộc sống của toàn xã hội.

Chính sách xã hội thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế tới văn hoá, giáo dục, chính sách lao động việc làm …, là những chính sách trực tiếp đảm bảo những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người biểu hiện rõ nhất bản chất của một chế độ xã hội; đó là những chính sách điều chỉnh các mối quan hệ xã hội; và là một trong những động lực trực tiếp để con người hoạt động trên lĩnh vực xã hội.

Phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động là tiền đề, là điều kiện cho việc thực hiện chính sách xã hội.

Hải Phòng cần thực hiện đúng về chính sách vay vốn tín dụng dành cho học sinh sinh viên, tạo điều kiện cho mọi người có thể được đi học phát huy tốt năng lực của mình. Thành phố phải có những quy định cụ thể về việc tạo việc làm cho người lao động, về mức lương tối thiểu cho người lao động để họ có điều kiện nâng cao

cuộc sống của mình. Thực hiện công bằng trong phân phối, chăm lo tới người lao động, tạo điều kiện cho người lao động học tập phấn đấu vươn lên, cống hiến hết sức mình cho xã hội sẽ góp phần to lớn cho phát triển kinh tế của thành phố. Có các chính sách chăm lo tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những trẻ em không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cộng đồng cần được có chế độ ưu đãi hợp lý. Với những trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam thì thành phố cần có sự chăm sóc đặc biệt.

Chính sách xã hội phải hướng tới con người và vì con người. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do. Để thực hiện điều đó cần phải bảo đảm “tăng trưởng kinh tế, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”; gắn đời sống vật chất với đời sống tinh thần.

* Thứ ba: Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý theo định hướng xã hội chủ nghĩa:

Cơ chế quản lý của một xã hội là toàn bộ những thiết chế, những quy định về mối quan hệ trách nhiệm, quyền hạn giũa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nhằm thực hiện mục đích quản lý xã hội theo một định hướng nhất định của giai cấp cầm quyền.

Hải Phòng phải tạo mọi điều kiện cho người lao động tham gia tích cực vào việc quản lý xã hội: mỗi công ty, xí nghiệp cần có một tổ chức công đoàn riêng cho mình để thông qua đó người lao động có thể bày tỏ nguyện vọng của mình đồng thời góp phần tích cực vào việc tham gia công việc quản lý xã hội. Các ban ngành thành phố, các cơ quan cần có một cơ chế quản lý phù hợp để người dân có thể phát huy quyền làm chủ của mình, tránh các thủ tục rườm rà không đáng có gây phiền nhiễu cho dân.

* Thứ tư: Thực hiện cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá.

Nguồn lực con người là sự kết hợp các yếu tố trong con người mà chúng ta có thể phát huy, từ sức khoẻ tới trí tuệ, tri thức, tình yêu quê hương đất nước, …Như

vậy, ngồn lực con người bao gồm cả những yếu tố tự nhiên, cả yếu tố xã hội trong mỗi con người.

Để bồi dưỡng, phát triển và phát huy tốt hơn nữa nguồn lực con người Hải Phòng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá. Cần đưa việc giáo dục chính trị vào trong các nhà trường trở thành bộ môn học quan trọng. Đối với các trường trung học cần nâng cao vai trò, ý nghĩa của bộ môn giáo dục công dân vì nó sẽ trang bị những kiến thức bổ ích góp phần nâng cao nguồn lực con người. Cuộc cách mạng này có nhiệm vụ trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần chúng nhân dân lao động, “ phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ” [7, 54].

Những phương hướng trên nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực thành phố Hải Phòng ngày càng có tri thức, có trình độ tay nghề, có sức khoẻ, có năng lực quản lý, có ý thức, năng lực làm chủ đất nước; đồng thời phát huy ngày càng tốt hơn nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng một xã hội “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ” tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa sức lao động của c mác với vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở hải phòng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w