1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần đầu tư bất động sản hà nội

68 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 835 KB

Nội dung

Bố cục của chuyên đề như sau: Chương I: Khái quát về công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội Chương II: Thực trạng kinh doanh bất động sản tại công ty CP ĐTBĐS Hà Nội Chương III: G

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

*********  *********

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA

Đề tài:

Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty

Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội

Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Văn Bão

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Dung

Hà Nội 05/2011

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

Chương I: Khái quát về công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội 8

I Quá trình hình thành và phát triển của công ty 8

1 Tên, quy mô và địa chỉ của công ty 8

2 Quá trình hình thành và phát triển 8

II Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh 10

1 Chức năng, nhiệm vụ 10

2 Ngành nghề kinh doanh 11

III Cơ cấu tổ chức của công ty 11

1 Sơ đồ tổ chức 11

2 Chức năng, nhiệm vụ theo sơ đồ tổ chức 12

2.1 Ban trợ lý, thư ký 12

2.2 Phòng hành chính quản trị 13

2.3 Phòng kinh doanh 14

2.4 Phòng tài chính kế toán 14

2.5 Phòng kế hoạch tổng hợp 15

2.6 Phòng Quản lý xây lắp 15

2.7 Phòng tổ chức lao động 16

2.8 Ban quản lý dự án 16

2.9 Các xí nghiệp xây dựng 17

2.10 Trung tâm thương mại và dịch vụ Long Biên 17

IV Năng lực của công ty 18

1 Năng lực về tài chính 18

1.1 Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trong ba năm 2007-2010 18

1.2 Tín dụng và hợp đồng 18

2 Năng lực nhân sự 18

2.1 Năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật 18

2.2 Năng lực công nhân kỹ thuật 20

V Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2007- 2010 21

Chương II: Thực trạng kinh doanh bất động sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Hà Nội 22

I Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 22

1 Sản phẩm của Công ty 22

1.1 Tính cá biệt, cố định và khan hiếm 22

1.2 Tính lâu bền 23

1.3 Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau 23

1.4 Chịu sự chi phối mạnh mẽ của chính sách pháp luật của Nhà nước và các hoạt động văn hóa xã hội 23

2 Khách hàng của công ty 24

3 Đối thủ cạnh tranh 24

Trang 3

4 Đặc điểm về vốn của công ty 25

5 Đặc điểm về lao động 25

II Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ĐTBĐS Hà Nội 26 1 Công tác nghiên cứu thị trường 26

2 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh 27

3 Sử dụng các nguồn lực 28

3.1 Tình hình sử dụng vốn 28

3.2 Tình hình lao động 30

3.3 Máy móc kỹ thuật 32

4 Tổ chức hoạt động kinh doanh 32

4.1 Hoạt động tạo nguồn sản phẩm 32

4.2 Tiến hành thi công và thực hiện dự án 33

4.2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh đối với lĩnh vực thi công xây lắp 34

4.2.2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư 35

4.3 Hoạt động bán hàng 35

5 Công tác quản lý hoạt động kinh doanh 36

5.1 Chính sách giá cả bán 36

5.2 Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh 37

III Kết quả hoạt động kinh doanh 37

1 Các công trình tiêu biểu gần đây 37

1.1 Các dự án đầu tư 37

1.1.1.Các dự án về nhà ở 38

1.1.2 Các dự án khác 38

1.2 Các công trình xây lắp 39

2 Phân tích các chỉ tiêu 41

2.1 Chỉ tiêu doanh thu 42

2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận 43

IV Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty CPĐTBĐS Hà Nội 43

1 Thành tựu đạt được 43

2 Hạn chế cần khắc phục 44

3 Nguyên nhân 46

Chương III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty CPĐTBĐS Hà Nội 47

I Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh bất động sản 47

1 Xu hướng phát triển thị trường bất động sản Việt Nam 47

1.1 Đặc điểm thị trường bất động sản Việt Nam 47

1.1.1 Thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn 47

1.1.2 Thị trường phục hồi nhưng phát triển thiếu ổn định 48

1.2 Xu hướng phát triển trong thời gian tới 49

2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty CP ĐTBĐS Hà Nội 51

2.1 Quan điểm, định hướng phát triển 51

Trang 4

2.1.1 Quan điểm 51

2.1.2 Định hướng phát triển 51

2.2 Phương hướng hoạt động 52

2.3 Mục tiêu 52

2.3.1 Mục tiêu chiến lược 52

2.3.2 Mục tiêu cụ thể 53

II Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty 53

1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 53

2 Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh 55

3 Tổ chức hoạt động tạo nguồn hiệu quả hơn 56

4 Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty 57

5 Nâng cao năng lực tài chính và sử dụng vốn hiệu quả 57

5.1.Tăng nguồn vốn chủ sở hữu 58

5.2.Huy động nguồn vốn kinh doanh lớn với chi phí thấp 58

5.3 Nâng cao khả năng sinh lời 59

5.4 Nâng cao khả năng thanh khoản 60

6 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 61

6.1 Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 61 6.2 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62

6.3 Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp 62

6.4 Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật người lao động 63

7 Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị 64

8 Tăng cường công tác điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh 65

III Kiến nghị 65

1 Kiến nghị với Nhà nước, Bộ ngành 65

2 Kiến nghị với công ty 67

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 9

Bảng 1.1: Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trong bốn năm 2007-2010 15

Bảng 1.2: Biểu khai năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của DN 16

Bảng 1.3: Biểu kê khai năng lực công nhân kỹ thuật của DN 17

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN từ năm 2007- 2010 18

Bảng 2.1 : Cơ cấu vốn, tài sản của công ty 26

Bảng 2.2 : Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty 27

Bảng 2.3 : Trình độ lao động trong công ty 28

Bảng 2.4 : Số lao động kỹ thuật theo bậc nghề 28

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất trong lĩnh vực thi công xây lắp 31

Bảng 2.5: Danh sách các công trình đạt huy chương vàng 37

Bảng 2.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm 2007- 2010 .38

Bảng 2.7: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2007- 2010 39

Bảng 2.8: Lợi nhuận của doanh nghiệp từ 2007- 2010 40

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hoá đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa thì việc phát triển kinh tế giữ vị trí khá quan trọng, góp phần cảithiện thu nhập nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, GDP của đất nước

Ở nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, một hệ thống các loại thịtrường dần được hình thành và phát triển Trong đó thị trường bất động sản là thịtrường rất nhạy cảm và phức tạp Sự phát triển của các loại thị trường này là hệquả tất yếu của nền sản xuất hàng hóa đồng thời là điều kiện làm phân công laođộng xã hội ngày càng sâu sắc Bất động sản là tài nguyên quý giá của mỗi quốcgia, là yếu tố cấu thành nên giang sơn đất nước Cùng với đất đai, nhà ở cũng có

vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, là tài sản của gia đình và

xã hội Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức sống của mỗi quốcgia

Thị trường bất động sản là nơi diễn ra các hành vi mua và bán các hàng hoábất động sản cũng như dịch vụ gắn liền với hàng hoá đó Ngày nay, thị trườngnhà đất đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống các loại thịtrường trong nền kinh tế quốc dân Nó đã có những đóng góp đáng kể vào sựphát triển kinh tế nước ta trong thời gian vừa qua

Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động

sản tại công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội” trong quá trình thực tập

tại công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội Bố cục của chuyên đề như sau:

Chương I: Khái quát về công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội

Chương II: Thực trạng kinh doanh bất động sản tại công ty CP ĐTBĐS Hà Nội

Chương III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty CP ĐTBĐS Hà Nội

Trong quá trình làm bài, em xin cảm ơn thầy Trần Văn Bão đã tận tình hướngdẫn, chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề thực tập này

Trang 8

Chương I: Khái quát về công ty Cổ phần đầu tư bất động sản

Hà Nội

I Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1 Tên, quy mô và địa chỉ của công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội

- Tên giao dịch: Hà Nội real estate investment joint stock company

- Tên viết tắt : C’Land

- Công ty được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1970

- Quyết định số 871/QĐ – UBND ngày 8/3/2007 của UBND Thành phố HàNội về việc chuyển doanh nghiệp Nhà Nước Công ty đầu tư và phát triển nhà

Hà Nội số 25 thành Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Hà Nội

- Đăng ký kinh doanh số 0100110542 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấpngày 09/12/2010

2 Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội được thành lập ngày 20/10/1970,tiền thân là “ Tổng đội Thanh niên xung phong tình nguyện kiến thiết Thủ Đô”.Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành đến nay công ty đã phát triểnthành một đơn vị mạnh cả về thi công xây lắp, đầu tư dự án và kinh doanh bấtđộng sản, đủ sức đáp ứng tốt các nhiệm vụ kinh tế- chính trị- xã hội trong thời kỳmới và hội nhập nền kinh tế thế giới

Hơn 40 năm xây dựng và phát triển công ty đã đổi tên và thay đổi cơ quan chủquản cũng như loại hình Doanh nghiệp như sau:

- Quyết định số 1391/QĐ-UB ngày 03/04/1991 của UBND thành phố Hà Nội

về việc thành lập doanh nghiệp Nhà Nước “ Công ty xây dựng thanh niên HàNội” trực thuộc Thành đoàn Hà Nội

- Quyết định số 2576/ QĐ-UB ngày 12/05/2003 của UBND Thành phố Hà Nộichuyển giao nguyên trạng Công ty xây dựng thanh niên Hà Nội về TổngCông ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội

Trang 9

- Quyết định số 3276/QĐ-UB ngày 25/05/2004 của UBND Thành phố Hà Nội

về việc đổi tên và xác định lại chức năng nhiệm vụ cho Công ty đầu tư vàphát triển nhà Hà Nội số 25

- Quyết định số 871/QĐ-UB ngày 08/03/2007 của UBND thành phố Hà Nội vềviệc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước hạng I Công ty đầu tư và phát triển nhà

số 25 thành công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội

Những thành quả đạt được của Công ty đã được Nhà nước, Thành phố và đơn

vị chủ quản ghi nhận qua các hình thức khen thưởng, công nhận danh hiệu nổibật trong quá trình hoạt động như sau:

- Công ty đã thi công hàng trăm công trình và hạng mục công trình đạt chấtlượng , hiệu quả kinh kế cao Trong đó, nhiều công trình tiêu biếu đạt Huychương vàng chất lượng cao của Bộ xây dựng như: Trụ sở Công ty dịch vụtruyền thanh - truyền hình Hà Nội, Trường Tiểu học Khương Đình, Nhà biểudiễn Nghệ thuật - Cung VHTT Thanh Niên Hà Nội v.v ;

- Năm 1993, với những thành tích trong mọi mặt hoạt động, Công ty đã đượcChủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng Ba

- Năm 2005, nhân dịp 35 năm ngày thành lập, Công ty vinh dự được Chủ tịchnước tặng Huân chương lao động Hạng Nhì

- Năm 2006, Công ty được công nhận là Doanh nghiệp nhà nước Hạng I

- Và nhiều danh hiệu thi đua khen thưởng nổi bật khác như sau:

+ Cờ thi đua và Bằng khen của Chính phủ;

+ Cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu" trong công tác và phong trào thi đua củaUBND Thành phố Hà Nội;

+ Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội;

+ Cờ "Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD" của Tổng công ty Đầu tư vàPhát triển nhà Hà Nội;

+ Nhiều năm đạt danh hiệu "Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh tiêu biểu" củaĐảng bộ Tổng công ty ;

+ Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Bằng khen của Công đoànngành xây dựng Việt Nam; Bằng khen của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh và nhiều bằng khen, giấy khen khác của các cấp, các ngành

Trang 10

+ Gần đây nhất, ngày 15/10/2008, nhân dịp kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam,công ty là một trong số ít các doanh nghiệp thuộc Thành phố vinh dự được traotặng cúp Thăng Long.

+ Các đồng chí lãnh đạo công ty qua các thời kỳ - những người có tầm ảnhhưởng đến thành tích chung của tập thể - cũng đã được những thành tích nổi bậtnhư: Huân chương lao động hạng Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;Bằng khen của Bộ Xây dựng; Bằng khen của Thành phố Hà Nội; Danh hiệu

"Nhà doanh nghiệp giỏi thành phố" và nhiều danh hiệu khác

- 4 năm liền 2006, 2007, 2008, 2009: Công ty được UBND thành phố Hà Nộitặng cờ “ Đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu” của Thành phố

- Năm 2010, công ty có 5 công trình được UBND thành phố Hà nội và Tổng liênđoàn lao động Việt Nam gắn biển chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long- HàNội:

+ Tổ hợp văn phòng và nhà ở cao tầng tại 156 Xã Đàn 2

+ Đường Ngọc Thụy, Thạch Bàn- Long Biên- Hà Nội

+ Đường từ đường 32 đi khu công nghiệp Nam Thăng Long- Hà Nội ( giai đoạn2)

+ Xây dựng mở rộng, cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Tự Trọng

+ Đường Lê Văn Lương kéo dài Thanh Xuân- Hà Nội

- Năm 2010, công ty được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạngnhất

II Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh

1 Chức năng, nhiệm vụ

Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội là một doanh nghiệp có tư cáchpháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình vàđược pháp luật bảo vệ Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra, sảnxuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lậpdoanh nghiệp

- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quá trình sản xuất kinhdoanh và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các đối tác

- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi

Trang 11

- Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật.

- Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người laođộng, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo pháttriển bền vững…

2 Ngành nghề kinh doanh

- Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng : Khu đô thị mới, khucông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, văn phòng cho thuê, dịch vụ côngcộng

- Xây dựng các công trình : dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp,thoát nước, chiếu sáng) giao thông, bưu điện, nông nghiệp, thủy lợi, thể dục thểthao, công trình văn hóa, vui chơi giải trí

- Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp, điện chiếu sáng, điện dân dụng(đường dây đến 35KV, biến áp đến 2500KVA)

- Thi công lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, thiết bị điện lạnh

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị chuyên ngànhxây dựng, sản xuất, lắp đặt kết cấu khung thép, lắp đặt thang máy

- Kinh doanh mua bán nhà, kinh doanh khách sạn, dịch vụ văn hóa, vui chơi giảitrí thể dục thể thao

- Sản xuất, kinh doanh rượu vang và nước giải khát

- Kinh doanh thương mại tổng hợp, bán buôn bán lẻ, ủy thác đại lý hàng côngnghệ phẩm, kim khí, điện máy, điện tử dân dụng

- Đào tạo ngoại ngữ, giáo dục mầm non, bậc tiểu học, trung học (trung học cơ sở

và trung học phổ thông), trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học (Chỉ hoạt độngsau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);

- Tư vấn về đầu tư và xây dựng, nhà đất, lữ hành và du lịch

- Tư vấn, quản lý bất động sản

- Kinh doanh bất động sản

- Môi giới, định giá bất động sản, quản lý sàn giao dịch bất động sản

- Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triểnsản xuất kinh doanh

III Cơ cấu tổ chức của công ty

1 Sơ đồ tổ chức

Trang 12

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

2 Chức năng, nhiệm vụ theo sơ đồ tổ chức

2.1 Ban trợ lý, thư ký

* Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho HĐQT - Ban Giám đốc trong công tácđiều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các công tác khác có liênquan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ban

* Nhiệm vụ:

Trang 13

Giúp việc HĐQT- Ban giám đốc công ty; lập, thông báo và theo dõi lịch làmviệc hàng tuần của toàn công ty; công tác thi đua khen thưởng, quan hệ báo chí,quảng cáo, tiếp khách, đối ngoại, giao dịch Tổ chức hậu cần, phát hành giấymời, điểm danh, ghi chép hội thảo, hội nghị Các công việc có liên quan đến côngtác in ấn, lưu giữ, bảo quản sổ cổ đông Tiếp nhận kiểm tra, làm thủ tục trình hộiđồng quản trị việc chuyển nhượng cổ phần và những công tác khác có liên quanđến việc quản lý cổ đông của công ty Nghiên cứu, xây dựng, phối hợp với phòng

tổ chức lao động, hoặc các phòng ban khác hoàn thiện các quy chế, nội quy, quyđịnh và hệ thống văn bản liên quan đến hành lang pháp lý của công ty Và cácnhiệm vụ khác do Đảng ủy- HĐQT- Giám đốc công ty giao

2.2 Phòng hành chính quản trị

* Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho HĐQT - Ban Giám đốc trong công tácđiều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các công tác khác có liênquan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban

* Nhiệm vụ:

- Công tác hành chính: Văn thư, đánh máy, công tác thi đua khen thưởng, báo cáolưu trữ, thư viện, báo chí, quảng cáo, tiếp khách, giao dịch Lập và thông báo lịchlàm việc hàng tuần của toàn công ty Thường trực ra vào, quản lý, theo dõi vàduy trì giờ giấc làm việc của CBCNV tại trụ sở công ty Thực hiện công tác bảo

vệ, an ninh trật tự tại công ty gồm tài sản cố định, xe ôtô, xe máy Phục vụ hậucần, phát hành giấy mời, điểm danh, trợ lý, thư ký, ghi chép, hội thảo, hội nghị.Trực tiếp quản lý con dấu, văn phòng phẩm, lưu trữ công văn giấy tờ đi và đếntheo quy định của Pháp luật

- Công tác quản trị: Xây dựng và phổ biến thực hiện nội quy cơ quan Quản lýđiều hành, theo dõi, kiểm tra và xác nhận lịch trình của đội xe, lập kế hoạch sửachữa, bảo dưỡng thường xuyên định kỳ và đột xuất Quản lý tài sản cố định, cáctrang thiết bị tại các phòng làm việc, máy vi tính, vô tuyến, tủ lạnh, điều hoà,máy photocopy Quản lý đất đai nhà xưởng, nhà làm việc của công ty, thực hiệnviệc báo cáo, kê khai kiểm kê nộp thuế sử dụng đất Lập và thực hiện kế hoạchmua sắm văn phòng phẩm cho công ty theo đề xuất hàng tháng của các phòng.Trình kế hoạch mua sắm trang thiết bị làm việc phục vụ cho hoạt động của côngty: bàn ghế, tủ tài liệu, máy vi tính, máy điều hoà Đảm bảo thông suốt và thựchiện đúng chế độ về điện thoại, điện nước sinh hoạt trong công ty Chuẩn bị các

Trang 14

tài liệu có liên quan để trình lãnh đạo công ty duyệt về kế hoạnh đấu giá, tổ chứcthực hiện bán đấu giá khi có nhu cầu thanh lý tài sản và một số công việc khác.

ở, thuê văn phòng, địa điểm kinh doanh Trực tiếp điều hành tổ quản lý nhà dự

án Mỹ Đình và các dự án khác khi lãnh đạo công ty yêu cầu; Thực hiện quản lý,theo dõi các hợp đồng kinh doanh nhà ở, cho thuê văn phòng và kinh doanh bấtđộng sản Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình thực hiện nếu cónhững công việc mới phát sinh, tùy tình hình cụ thể giám đốc công ty sẽ trực tiếpchỉ đạo hoặc giao nhiệm vụ để phòng tổ chức thực hiện

2.4 Phòng tài chính kế toán

- Chức năng: Tham mưu cho giám đốc công ty trong quá trình thực hiện chế độhạch toán độc lập, tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh phù hợp với Luậtdoanh nghiệp Nhà nước; luật kế toán; các quy định khác của pháp luật và điều lệ

tổ chức hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; quy chế tàichính của Tổng công ty và quy định tài chính của công ty

- Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng TCLĐ tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty.Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch theo tháng, quý,năm và đột xuất khi giám đốc công ty yêu cầu Lập các báo cáo về tài chính kếtoán nội bộ theo định kỳ theo quy định của công ty Tham gia cùng phòng kếhoạch tổng hợp về điều khoản thanh toán của những hợp đồng kinh tế do công ty

ký kết và tiến hành thanh lý hợp đồng khi công trình kết thúc Công tác tín dụng:xây dựng kế hoạch vay và hoàn vốn cho công trình dự án trên cơ sở đề xuất củacác xí nghiệp, đơn vị trực thuộc được chấp nhận Công tác kiểm toán nội bộ vàkiểm tra tài chính Công tác phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Phốihợp với phòng TCLĐ xây dựng đơn giá tiền lương, quy chế trả lương trình giámđốc phê duyệt Lập báo cáo tài chính, báo cáo Thuế, báo cáo Ngân hàng theo

Trang 15

yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên và thực hiện các nghĩa vụ về thuế vớiNhà nước

2.5 Phòng kế hoạch tổng hợp

* Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng kếhoạch sản xuất kinh doanh, chương trình thực hiện, triển khai, kiểm tra kế hoạch,thị trường, đầu tư và liên doanh liên kết

* Nhiệm vụ:

- Về công tác kế hoạch: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch đầu tư ngắn hạn, dàihạn cho toàn công ty Lập báo cáo tổng hợp, báo cáo thống kê, báo cáo kế hoạchsản xuất kinh doanh theo tháng, quý, 6 tháng, năm cũng như những trường hợp

có yêu cầu báo cáo đột xuất để trình Giám đốc công ty trước khi gửi đến các cơquan cấp trên Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các xí nghiệp, đơn vị trực thuộccông ty thực hiện tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch đã được lãnh đạo công ty phê duyệt…

- Về công tác dự thầu, tổ chức đấu thầu: Phòng có trách nhiệm chủ trì, soạn thảo,

hồ sơ năng lực tham dự thầu và chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ, kịp thời nhằm nângcao và khẳng định uy tín pháp nhân, thương hiệu của công ty Phòng có nhiệm vụbáo cáo giám đốc công ty những công trình mà công ty dự kiến tham dự đấuthầu Đề xuất ý kiến lên lãnh đạo công ty về việc phân công các xí nghiệp trựcthuộc dự thầu, hướng dẫn và kiểm tra hồ sơ dự thầu trước khi trình ký Lập cácHợp đồng kinh tế, theo dõi kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng kinh tế và khi hợpđồng kết thúc, kết hợp phòng tài chính kế toán tiến hành thanh lý hợp đồng theođúng quy định của pháp luật

2.6 Phòng Quản lý xây lắp

* Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong công tác quản lýxây lắp Xây dựng quy trình quản lý chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn laođộng, phòng chống thiên tai

Lập kế hoạch về công tác đầu tư trang thiết bị thi công phục vụ xây lắp, đề xuấtviệc thanh lý các trang bị thi công, nhà xưởng Tham mưu cho lãnh đạo công tytrong công tác sản xuất vật liệu xây dựng

* Nhiệm vụ:

- Công tác quản lý chất lượng, kỹ thuật thi công, xây lắp: Thường xuyên kiểmtra, giám sát việc thực hiện tổ chức thi công xây lắp của các xí nghiệp, đơn vịtrực thuộc về chất lượng, khối lượng, tiến độ, công tác an toàn lao động tại các

Trang 16

công trình do công ty nhận thầu, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thựchiện theo nội dung quản lý.

- Công tác quản lý đầu tư, sử dụng thiết bị: Xây dựng quy trình, thủ tục đầu tưtrang thiết bị, dây chuyền công nghệ mới trình lãnh đạo công ty phê duyệt Quản

lý hồ sơ, xem xét theo dõi số lượng, chất lượng, sửa chữa, bảo dưỡng xe, máymóc, thiết bị thi công để phục vụ sản xuát kinh doanh, lập báo cáo trình lãnh đạocông ty khi có yêu cầu

- Công tác bảo hộ lao động và phòng chống thiên tai

- Công tác xây dựng quy chế nội bộ và tập huấn nâng cao trình độ

2.7 Phòng tổ chức lao động

* Chức năng: Phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty về công tác

tổ chức, lao động, tiền lương

* Nhiệm vụ:

- Về công tác tổ chức: Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và sắp xếp mô hình tổ chức

bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hinh thực tế, nhu cầu sảnxuất kinh doanh của công ty Nghiên cứu, theo dõi và báo cáo xin bổ sung chứcnăng, nhiệm vụ mới theo nhu cầu thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty

- Công tác cán bộ và đào tạo: Thực hiện công tác tuyển dụng và quản lý lao động,hợp đồng lao động toàn công ty…

- Công tác an ninh nội bộ: Tham mưu cho lãnh đạo công ty để giải quyết nhữngvấn đề có liên quan đến công tác an ninh nội bộ, khi được lãnh đạo công ty phâncông phòng TCLĐ sẽ làm việc với các cơ quan báo chí, kiểm tra, thanh tra cấpTrung ương và địa phương (có liên quan đến công tác an ninh trong công ty).Làm thủ tục, theo dõi, thống kê cho các đồng chí cán bộ đi công tác nướcngoài

- Công tác tiền lương: Xây dựng và bảo vệ quỹ lương cho bộ phận gián tiếp, bộphận trực tiếp sản xuất theo ngành nghề trong từng quyết toán công trình

2.8 Ban quản lý dự án

* Chức năng: Ban QLDA là đơn vị trực thuộc công ty Cổ phần đầu tư bất độngsản Hà Nội, thực hiện chức năng quản lý, tổ chức thực hiện các dự án do công tylàm chủ đầu tư, bao gồm: Chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, thực hiện

Trang 17

dự án và kết thúc công trình bàn giao đưa vào sử dụng đảm bảo các quy định hiệnhành

* Nhiệm vụ: Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án theo đúng quy quy định hiệnhành, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, thi côngxây lắp đến khi kết thúc công trình đưa vào sử dụng (chất lượng, khối lượng, tiến

độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, hồ sơ thủ tục…)

* Nhiệm vụ:

- Ngành nghề được phép kinh doanh: Xây dựng các công trình: dân dụng, côngnghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp, thoát nước, chiếu sáng), giao thông, bưuđiện, nông nghiệp, thuỷ lợi, thể dục thể thao, công trình văn hoá vui chơi giải trí;Thi công lắp đường dây và trạm biến áp, điện chiếu sáng, điện dân dụng (đườngdây đến 35KV, biến áp đến 2500KVA); Thi công lắp đặt điều hoà không khí,thiết bị điện lạnh; Những lĩnh vực kinh doanh khác (nếu được giám đốc công ty

uỷ quyền)

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao

2.10 Trung tâm thương mại và dịch vụ Long Biên

Kinh doanh dịch vụ, thương mại tổng hợp Là đơn vị hạch toán phụ thuộccông ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội, được sử dụng con dấu và tài khoảnriêng Trung tâm được giao kế hoạch hoạt động hàng năm Được quản lý riêngmột khoản vốn hoạt động theo kế hoạch điều tiết của công ty Cổ phần đầu tư bấtđộng sản Hà Nội và chịu trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn được giao

Trang 18

IV Năng lực của công ty

1 Năng lực về tài chính

1.1 Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trong ba năm 2007-2010

Bảng 1.1: Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trong bốn năm 2007-2010

TT Tài sản Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng số tài sản

Triệuđồng 135.993,083 194.084,893 308.606,874 376.229,761

2.1 Năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật

Bảng 1.2: Biểu khai năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của DN

Cán bộ chuyên môn và kỹ

thuật then chốt

Số lượng(người)

Theo thâm niên

5 năm 10 năm 15 năm

Trang 19

Kỹ sư xây dựng 32 10 12 10

Kỹ sư lâm nghiệp 01 1

Nguồn: trong Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty năm 2011

2.2 Năng lực công nhân kỹ thuật

Bảng 1.3: Biểu kê khai năng lực công nhân kỹ thuật của DN

Đơn vị: người

TT Công nhân theo nghề Số lượng Từ

bậc-bậc

Bậc2/7

Bậc3/7

Bậc4/7

Bậc5/7

Bậc6/7

Trang 20

Nguồn: trong Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty năm 2011

V Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2007- 2010

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN từ năm 2010

Đơn vị tính: triệu đồngChỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 20101.Doanh thu bán hàng và

Trang 21

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của C’LAND từ 2007-2010

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy có sự giảm xuống củadoanh thu năm 2008 so với doanh thu năm 2007, giảm xuống 9,742 tỷ đồng dochịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới Đến năm 2009, doanh thucủa công ty tăng mạnh, tăng lên so với năm 2008 là 103,043 tỷ đồng Lợi nhuậncủa công ty cũng tăng đáng kể từ 3,405 tỷ năm 2008 lên tới 19,389 tỷ năm 2009,tăng gấp 5,7 lần Doanh thu của công ty chủ yếu là doanh thu từ các hợp đồngxây dựng chiếm tới 81% năm 2008, 79% năm 2009 trong tổng doanh thu bánhàng hóa và cung cấp dịch vụ

Chương II: Thực trạng kinh doanh bất động sản tại Công ty

Cổ phần Đầu tư bất động sản Hà Nội

I Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

1 Sản phẩm của Công ty

Sản phẩm kinh doanh của Công ty CP ĐTBĐS Hà Nội là bất động sản, sảnphẩm này rất đặc biệt, khác nhiều so với các sản phẩm thông thường trên thịtrường Theo pháp luật của nhiều nước trên thế giới thì đều thống nhất coi bấtđộng sản gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai, nhưng mỗi nước lại

có những quan niệm khác nhau về tài sản gắn liền với đất đai Ở nước ta, bấtđộng sản được quy định tại điều 174 của Bộ luật Dân sự như sau: “ Bất động sản

là các tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể

cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liềnvới đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định” Để hoạt động kinh doanh đạthiệu quả cao thì trước hết doanh nghiệp phải nắm rõ những đặc điểm của sảnphẩm vì nó có ảnh hưởng rất lớn Bất động sản có những đặc điểm chủ yếu sau:

1.1 Tính cá biệt, cố định và khan hiếm

Trang 22

Đặc điểm này của bất động sản xuất phát từ tính cá biệt và khan hiếm của đấtđai Do diện tích bề mặt trái đất là có hạn nên đất đai có tính khan hiếm, cụ thểđất đai bị giới hạn về diện tích của từng miếng đất, khu vực, vùng, địa phương,lãnh thổ…Tính cá biệt của bất động sản được tạo nên từ tính khan hiếm và tính

cố định của nó Tính cố định là đặc trưng khác biệt của hàng hóa bất động sảnvới các hàng hóa khác Các hàng hóa khác người bán, người mua có thể dễ dàng

di chuyển hàng hóa về những nơi mà họ muốn, nhưng đối với bất động sản thìkhông thể di dời được, bắt buộc người chủ phải tự di chuyển đến nơi có bất độngsản Do tính cố định của sản phẩm nên khi công ty muốn giới thiệu sản phẩm tớikhách hàng thì không thể đem ra thị trường để trưng bày như những hàng hóakhác được mà phải giới thiệu thông qua mô hình, hình ảnh, bản vẽ hoặc các mô

tả khác Từ đó, công ty cần phải chú trọng đến việc thiết kế bản vẽ, làm mô hìnhcho đúng với sản phẩm mà công ty muốn giới thiệu tới khách hàng Ngoài ra,cùng một loại bất động sản nhưng ở những địa điểm khác nhau lại có giá trị khácnhau Trên thị trường bất động sản khó tồn tại hai bất động sản hoàn toàn giốngnhau vì chúng có vị trí không gian khác nhau ngay cả khi hai công trình cạnhnhau và cùng xây theo một thiết kế Ví dụ như trong một tòa nhà cao tầng, cácphòng được thiết kế như nhau, nhưng ở mỗi tầng khác nhau lại có một mức giákhác Công ty cần tận dụng tốt đặc tính này để tạo sự hấp dẫn cho khách hàng vàđưa ra giá bán phù hợp

1.2 Tính lâu bền

Tính lâu bền được thể hiện rõ trong quá trình sử dụng, bởi vì đất đai không bịhao mòn, không bị thanh lý sau một quá trình sử dụng, có thể sử dụng vào nhiềumục đích khác nhau nên hàng hóa bất động sản rất phong phú, đa dạng và khôngbao giờ cạn Thời gian tồn tại của hàng hóa này là rất lâu, thêm vào đó, trong quátrình sử dụng được cải tạo, nâng cấp nó lại có thể tồn tại thêm một thời gian rấtdài

1.3 Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau

Bất động sản chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một bất động sảnnày có thể bị tác động bởi một bất động sản khác Đặc biệt, trong trường hợp Nhànước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nângcao giá trị sử dụng của bất động sản trong khu vực đó Nắm được đặc điểm này,công ty nên có hướng đầu tư các dự án vào các khu có kết cấu hạ tầng đẹp, hiện

Trang 23

đại Phải tìm hiểu kỹ về địa điểm, môi trường xung quanh trước khi đầu tư vàobất động sản đó Ngoài ra, công ty nên đầu tư xây dựng các bất động sản phụ đểtôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bất động sản chính, làm tăng giá trị của bấtđộng sản chính

1.4 Chịu sự chi phối mạnh mẽ của chính sách pháp luật của Nhà nước và các

hoạt động văn hóa xã hội

Do đất đai là tài sản quan trọng của quốc gia, phải chịu sự chi phối của Nhànước nhằm làm giảm những tác động xấu đến nền kinh tế, và phát huy nhữngnguồn lực có được từ thị trường bất động sản Bên cạnh đó, hàng hóa bất độngsản còn mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội, chịu ảnh hưởng củacác yếu tố này mạnh hơn các hàng hóa thông thường khác Nhu cầu về bất độngsản của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thịhiếu, tập quán của người dân sống tại đó Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả tínngưỡng, tôn giáo, tâm linh…đều chi phối nhu cầu và hình thức bất động sản Vìvậy, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động của mìnhtheo quy định của Nhà nước về bất động sản một cách nghiêm chỉnh, và tiếnhành nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nhu cầu, tâm lý, thị hiếu của người dân ở địaphương nơi mà mình có ý định đầu tư

Sản phẩm chính của công ty Cp ĐTBĐS Hà Nội là bất động sản, do đó Công

ty phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng phạm vi kinh doanh bất độngsản được quy định trong luật kinh doanh bất động sản 2006 Cụ thể, hoạt độngkinh doanh chính của Công ty là thực hiện các dự án đầu tư do công ty tự đứng ralàm chủ đầu tư và tiến hành thi công các công trình xây lắp theo yêu cầu của chủđầu tư khác

2 Khách hàng của công ty

Khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là khách hàng trong nước, có thể tạmchia thành 2 loại: giới đầu tư và người thuê hoặc mua nhà để ở Đối với các côngtrình thi công theo hợp đồng thì khách hàng là bên đã ký hợp đồng xây dựng vớicông ty Còn đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc văn phòng cho thuêthì khách hàng chính là người sẽ thuê hoặc mua nhà, văn phòng Giới đầu tưthường quyết định nhanh trong giao dịch, vì họ tập trung vào khả năng bán lạihoặc cho thuê Trong khi đó, người mua nhà để ở lại cân nhắc kỹ trước khi quyếtđịnh, có khi phải mất mấy tháng nên cần tiếp cận họ liên tục Công ty không giới

Trang 24

hạn khách hàng của mình, không lựa chọn khách hàng mục tiêu chung là người

có thu nhập cao hay thu nhập thấp mà nó phụ thuộc vào từng dự án, có những dự

án dành cho người có thu nhập cao như dự án chung cư cao cấp C’land, cũng cónhững dự án cho những khách hàng có thu nhập ở mức bình thường như dự ánnhà ở để bán Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Khách hàng có thể cập nhật thông tin

về sản phẩm của công ty qua các mẩu tin ở các trang web mua bán nhà đất, sànbất động sản…hoặc vào xem trực tiếp tại trang web của công ty Công ty có trangweb riêng để truyền thông và quảng bá thương hiệu của mình, giới thiệu từng sảnphẩm với những hình ảnh cụ thể, phân loại sản phẩm theo nhu cầu, khả năng tàichính của khách hàng, chi tiết cụ thể về các dự án đang triển khai…rất thuận tiệncho khách hàng để tìm hiểu

3 Đối thủ cạnh tranh

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế thế giới, nguồnvốn đầu tư trong nước và ngoài nước tăng mạnh tạo nên thị trường bất động sảnkhá sôi động và cạnh tranh gay gắt Nhất là trong lĩnh vực thi công xây lắp,không chỉ các nhà thầu Việt Nam mà các nhà thầu nước ngoài đã tham gia xâmnhập, chiếm lĩnh thị phần trong ngành xây dựng Mặc dù năm nay Nhà nước thắtchặt tiền tệ trong lĩnh vực bất động sản nhưng không vì thế mà thị trường giảmbớt sự cạnh tranh Hiện nay, nguồn cung bất động sản đang tăng nhanh, ngàycàng có nhiều dự án về nhà ở của các công ty khác được triển khai và hoàn thiện,các chủ đầu tư phải cạnh tranh nhau về giá để thu hút khách hàng về phía mình.Một số doanh nghiệp đối thủ chính của công ty như: Tổng công ty xây dựngThăng Long, tổng công ty xây dựng Sông Đà, tổng công ty xây dựng Hà Nội…

4 Đặc điểm về vốn của công ty

Là công ty cổ phần nên vốn tự có của công ty là do các cổ đông góp vốn, nên

sẽ dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh từ việc huy động vốn cổ phần Tuynhiên, bất động sản là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, vững mạnh

và kế hoạch tài chính dài hạn Khi đầu tư vào các dự án, nguồn vốn chủ sở hữunày là tương đối nhỏ so với nguồn vốn để thực hiện dự án Do đó, để thực hiệncác dự án công ty phải tìm kiếm vốn từ các nguồn khác, chủ yếu là vay ngânhàng Khác với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thông thường, doanhnghiệp kinh doanh bất động sản thu hồi vốn rất chậm, do thời gian từ sản xuấtđến hoàn thành các dự án, các công trình xây lắp là một khoảng thời gian dài Để

Trang 25

đảm bảo quá trình thi công, thực hiện dự án được diễn ra liên tục thì công ty phải

có lượng vốn đủ để chi trả cho các hoạt động trong quá trình này Do lượng vốnnày là rất lớn, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý,đảm bảo không bị lãng phí

5 Đặc điểm về lao động

Lao động của công ty được chia ra làm hai bộ phận chính đó là cán bộ chuyênmôn kỹ thuật làm việc chủ yếu ở văn phòng, còn bộ phận thứ hai là công nhân kỹthuật thường làm việc ở các công trường thi công Công ty rất quan tâm đếnngười lao động, luôn chăm lo mức sống và điều kiện sinh hoạt cho công nhânviên, tạo điều kiện cho họ phát triển Là một doanh nghiệp hoạt động trong nghềkinh doanh xây dựng cơ bản với địa bàn trải rộng, phức tạp nên công ty khôngngừng đầu tư phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của công

ty Đến nay công ty đã có một lực lượng lao động mạnh về số lượng và chấtlượng

II Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ĐTBĐS Hà Nội

1 Công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một hoạt động vô cùng quan trọng, nếu công tácnghiên cứu thị trường được làm tốt, nó sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác đểgiúp người quản lý đưa ra một chiến lược phù hợp và sẽ mang lại hiệu quả kinhdoanh cao Một công ty có thể hiện nay đang hoạt động tốt nhưng sẽ không nhưvậy mãi nếu không tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm ra nhu cầu mới vì thịhiếu, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian Các đối thủ cạnh tranh

sẽ tìm cách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc kháchhàng sẽ nhận ra những nhu cầu mới mà trước đó họ chưa nhận biết được Sự tồntại và phát triển lâu dài của mọi hoạt động kinh doanh luôn bắt nguồn từ việckhai thác thành công cơ hội thị trường mới Những cơ hội thị trường mới này,doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nếu công tác nghiên cứu thị trường được thực hiệntốt Nghiên cứu thị trường đề cập đến việc thu thập và phân tích chính thức các

dữ liệu bên ngoài có liên quan đến công việc kinh doanh của công ty nhằm giúpcông ty có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh hiệu quả hơn

Trang 26

Công tác nghiên cứu thị trường ở công ty CP ĐTBĐS Hà Nội do phòng kinhdoanh đảm nhiệm Các số liệu thu được từ hoạt động này của phòng kinh doanh

sẽ được dùng làm căn cứ để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của công

ty Thực tế hoạt động kinh doanh của công ty nhiều năm qua, để đưa ra được các

kế hoạch cụ thể nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình, công ty vẫnluôn tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên như:

- Chủ động nghiên cứu các tài liệu của ngành: Công ty luôn chủ động tìm hiểu

các tài liệu có liên quan tới bất động sản như chiến lược phát triển ngành xâydựng, báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ xây dựng, đặc biệt là về ngành bất độngsản và các văn bản pháp luật liên quan…

- Nghiên cứu thị trường tiêu thụ của ngành: Việc tìm hiểu thị trường đầu ra rất

quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nắm được vai trò của thị trường đầu

ra, phòng kinh doanh của công ty luôn tìm hiểu, nghiên cứu rõ ràng về thị trườngnày Công ty thường xuyên tìm hiểu nhu cầu về thuê văn phòng của các doanhnghiệp, nhu cầu nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân trước khi tiến hành dự án, vàtìm hiểu nhu cầu đầu tư xây dựng ở tất cả các khu vực Nhà nước, các doanhnghiệp, dân cư…, nghiên cứu về tình hình nguồn lực của mỗi chủ đầu tư cụ thể

và thị hiếu của họ, từ đó đưa ra các chiến lược lôi kéo khách hàng Ngoài ra,phòng kinh doanh cũng tiến hành nghiên cứu các chủng loại công trình kèm theocác loại vật liệu và kết cấu xây dựng sẽ được tiến hành

- Nghiên cứu thị trường mua sắm nguyên vật liệu đầu vào cho việc thực hiện dự

án và thi công xây lắp: chủ yếu nghiên cứu về tình hình biến động của nguồn

nguyên vật liệu xây dựng, giá cả của các vật liệu xây dựng như thế nào…từ đó sẽ

có kế hoạch cụ thể để lựa chọn các phương án mua cho phù hợp Hiện nay, giávật liệu xây dựng leo thang từng ngày, nếu không nghiên cứu tình hình thị trường

về vấn đề này thì sẽ không thể chủ động về nguồn vốn và khó có thể định giáđúng Mặt khác, các công trình xây lắp của công ty còn có cả công trình đượcxây dựng ở khu vực cách xa nội thành, có địa hình tương đối khó khăn nên tìnhhình giao thông vận tải không thuận lợi cho chuyên chở máy móc thiết bị và vậtliệu xây dựng Vì vậy mà phòng kinh doanh cũng tiến hành nghiên cứu cả tìnhhình tư liệu sản xuất ở địa phương và khả năng liên kết với các công ty xây dựngkhác sao cho đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất

Trang 27

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là rất quan

trọng với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào Nếu doanh nghiệp không tìm hiểu

kỹ về đối thủ cạnh tranh thì các công ty đối thủ này sẽ có cơ họi lấy đi từng phầnthị trường nhỏ lẻ của doanh nghiệp dẫn đến thị trường bị thu hẹp dần Vì vậy,công ty luôn tiến hành nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnhtranh để có phương án phát triển thị trường phù hợp với năng lực của công ty và

có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh

2 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định và phân bổ các nguồn lực cầnthiết để thực hiện các mục tiêu dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vàtăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Với đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trải quatrên 40 năm xây dựng và phát triển cùng với sự phát triển của đất nước, công ty

Cổ phần ĐTBĐS Hà Nội đã tham gia thi công xây lắp rất nhiều công trình, dự ántrọng điểm của thành phố, và làm chủ rất nhiều dự án quy mô lớn Vì thế chiếnlược kinh doanh được xây dựng cho công ty không đơn thuần chỉ là đề ra chươngtrình sản xuất kinh doanh mà còn củng cố thêm nữa thương hiệu của công ty.Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty trong những năm qua đitheo quy trình sau:

Phân tích môi trường Xây dựng mục tiêu Đề ra giải pháp

- Về phân tích môi trường kinh doanh: Công ty thường đi vào phân tích các yếu

tố như môi trường kinh tế, pháp luật, môi trường ngành và môi trường nội bộcông ty

- Về xác định mục tiêu: công ty căn cứ vào tình hình giai đoạn trước, năng lực

hiện tại dựa trên việc phân tích yếu tố nội bộ công ty và định hướng trong nhữngnăm tới

- Đề ra giải pháp: Sau khi đã phân tích môi trường và xác định mục tiêu, công ty

tiến hành thảo luận đưa ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra, gồm các giảipháp về đầu tư phát triển, về con người, về tài chính và về tổ chức hoạt động Chiến lược công ty đặt ra đã quan tâm đến các yếu tố của môi trường kinhdoanh, xác định được các yếu tố định lượng về mục tiêu sản xuất kinh doanh, vàtăng cường yếu tố cạnh tranh qua việc đổi mới cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật.Tuy nhiên, chiến lược của công ty vẫn thiếu sự chú ý đến một vài yếu tố khác của

Trang 28

môi trường kinh doanh như về chính trị, công nghệ, tự nhiên Từ đó, nó có ảnhhưởng không nhỏ tới việc đề ra các giải pháp

3 Sử dụng các nguồn lực

Việc sử dụng các nguồn lực là do ban lãnh đạo công ty thực hiện, nhưng cần sự

hỗ trợ của tất cả các thành viên trong công ty

3.1 Tình hình sử dụng vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thành lập,hoạt động, phát triển doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt độngkinh doanh của mình thì cần phải có vốn để tiến hành các hoạt động nghiệp vụnhư mua bán nguyên vật liệu xây dựng, vận chuyển, xếp dỡ…, và để cho việcthực hiện các dự án, thi công các công trình xây lắp được liên tục, đảm bảo tiếnđộ

Bảng 2.1 : Cơ cấu vốn, tài sản của công ty

Chỉ tiêu

Giá trị (trđ) Cơ cấu

(%) Giá trị (trđ)

Cơ cấu (%) Giá trị (trđ)

Cơ cấu (%) Giá trị (trđ)

Cơ cấu (%)

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy, quy mô vốn của công ty tăng liên tục với tốc độtăng ngày càng cao Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang rất thuận

Trang 29

lợi và ngày càng phát triển Tính đến năm 2010, tổng nguồn vốn của công ty lêntới 376.229,761triệu đồng, tăng 21,91% so với năm 2009 và tăng gấp 2,8 lần năm

2007, nguồn vốn của công ty khá lớn

Về cơ cấu vốn, mặc dù vốn CSH vẫn tăng, nhưng tỷ lệ vốn CSH trên tổng tàisản lại giảm xuống, trong khi đó nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổngnguồn vốn của công ty Tuy nhiên, đến năm 2010 thì lại có sự tăng mạnh của vốnCSH, tăng 248,82% so với năm 2009 Từ chỗ chiếm tỷ lệ 13,38% năm 2009 lên38,28% năm 2010 Như vậy, đồng nghĩa với tỷ lệ vốn CSH của công ty tăng thì

tỷ lệ nợ phải trả của công ty giảm xuống từ 86,62% năm 2009, xuống còn61,72% năm 2010 Điều này thể hiện khả năng tài chính của công ty đang tănglên

Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ cơ cấu TSCĐ của công ty từ 2007 đến 2009 là thấp

so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực Thường thì các công ty xây dựng,đầu tư bất động sản nước ta tỷ lệ này là trên 10%, nhưng từ năm 2007-2009 tỷ lệnày ở công ty luôn ở dưới mức 10% Đây là một bất lợi trong việc cạnh tranhtrong đấu thầu của công ty Tuy nhiên đến năm 2010 thì tỷ lệ này tăng lên nhanh,lên tới 43,44% do công ty đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị và trụ sở hoạt độngcủa công ty

Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của công ty khá phong phú được hình thành từ

2 nguồn chính là vốn tự bổ sung và vốn vay (vay ngân hàng, vay huy động ).Trong đó, nguồn vốn vay từ ngân hàng là chiếm tỷ lệ lớn nhất Công ty cần quantâm tới tỷ lệ vốn vay ngân hàng, vì nếu tỷ lệ này quá cao thì chi phí kinh doanh

sẽ tăng lên và công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tự chủ về vốn

Bảng 2.2 : Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty

Đơn vị: triệu đồngChỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010Tiền mặt 8.707,151 5.468,349 40.357,133 22.848,776TSLĐ 127.237,492 180.978,401 297.051,567 212.810,602

Nợ ngắn hạn 58.350,042 112.173,437 222.594,968 230.753,785Khả năng thanh

Trang 30

Cùng với sự giảm sút của khả năng thanh toán hiện hành thì khả năng thanhtoán nhanh của công ty cũng giảm Năm 2009 đạt mức 18,13% đến năm 2010giảm xuống còn 10,74% cho thấy tính tự chủ về tài chính của công ty có sự giảmsút, điều này không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2 Tình hình lao động

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào dù là sản xuất hay dịch vụ thì lao độngcũng là một yếu tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động của đơn vị mình.Lao động là yếu tố chính để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cầnthiết của con người, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ramột cách liên tục Do vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuấtkinh doanh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết kết hợp và sử dụng nguồn lực mộtcách hợp lý và có hiệu quả

Bảng 2.3 : Trình độ lao động trong công ty

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Đại học và trên đại học 100 9.07

Lao động phổ thông, nghề 938 85.12

Tổng lao động 1102 100.00

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Trình độ lao động của một công ty phụ thuộc phần lớn vào quy mô, lĩnh vựchoạt động của công ty Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên sốnhân viên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, chiếm tới 85.12% trong tổng laođộng của công ty Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty chỉ chiếm14.88% , trong đó trình độ đai học và trên đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất

Ngoài ra, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty còn được phân chia theothâm niên làm việc, và công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp được phân chia theobậc nghề

Bảng 2.4 : Số lao động kỹ thuật theo bậc nghề

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Trang 31

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Theo bảng số liệu ta thấy, số nhân viên lao động trực tiếp của công ty có trình

độ tay nghề chủ yếu ở mức thấp và trung bình, số lao động bậc cao còn hạn chế

3.3 Máy móc kỹ thuật

Với mục tiêu từng bước nâng cao, hiện đại hóa trang thiết bị hiện đại, đáp ứngnhu cầu phát triển của công ty cũng như khả năng, nhân lực thực hiện các dự ánlớn đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật tiến độ thi công, công ty luôn chú trọngtrong việc đầu tư trang thiết bị

Trong những năm qua, công ty tập trung đầu tư rất nhiều vào mua sắm trangthiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Công ty luôn đầu

tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực tế với thiết bị đồng bộ , dâytruyền thi công theo côn nghiệ tiên tiến, hiện đại Những thiết bị mà công ty muasắm trong thời gian qua đã phát huy tốt công suất và đáp ứng được yêu cầu kỹthuật của các công trình mà công ty thi công Do đặc thù của công ty là hoạt độngtrong lĩnh vực thi công xây lắp và đầu tư dự án nên hệ thống trang thiết bị rất đadạng về chủng loại, số lượng, chất lượng và địa bàn hoạt động rộng khắp nêncông tác quản lý trang thiết bị là rất quan trọng Bộ phận quản lý trang thiết bịcủa công ty được tổ chức tương đối tốt, thường xuyên tiến hành kiểm tra chấtlượng trang thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng sẵn sàng và phục vụtốt cho sản xuất kinh doanh của công ty

Số lượng máy móc thiết bị của công ty rất phong phú và được bổ sung rấtnhiều trong những năm gần đây để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh củacông ty Hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều được nhập từ Nhật, Hàn,Trung Quốc và Nga, trình độ của máy móc thiết bị tương đối hiện đại, nên có khảnăng thi công nhiều loại công trình khác nhau và đáp ứng được yêu cầu củanhững công trình lớn, đòi hỏi cao

Tuy nhiên các công trình xây dựng ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn, và sovới các tổng công ty xây dựng lớn trong nước, các công ty xây dựng lớn củanước ngoài tại Việt Nam thì năng lực máy móc thiết bị của công ty vẫn còn ởmức trung bình

4 Tổ chức hoạt động kinh doanh

Trang 32

4.1 Hoạt động tạo nguồn sản phẩm

Để sản xuất ra được sản phẩm thì doanh nghiệp cần có nguyên vật liệu đầuvào cung cấp cho quá trình sản xuất Đối với công ty hoạt động trong ngành xâydựng, bất động sản như C’LAND thì vật liệu được sử dụng trong quá trình sảnxuất có những đặc thù riêng Hoạt động tạo nguồn sản phẩm chính là việc cungcấp các vật liệu xây dựng cho quá trình thi công xây lắp, thực hiện các dự án đầu

tư Để xây dựng được những công trình lớn, công ty cần phải sử dụng một khốilượng lớn VLXD, phong phú và đa dạng về chủng loại, quy cách Có những vậtliệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như xi măng( xi măng trắng, xi măngthường…), thép( thép cây, thép trơn, thép gai…), gạch…Có những vật liệu là sảnphẩm của ngành khai thác được đưa vào sử dụng ngay như cát, sỏi, đá…Cónhững loại vật liệu là sản phẩm của ngành nông lâm ngư nghiệp như gỗ, tre,nứa…để làm giàn giáo, cốt pha, đồ dùng nội thất…và nhiều loại vật liệu xâydựng khác

Khối lượng mỗi loại vật liệu sử dụng lại khác nhau, có những vật liệu sử dụngvới khối lượng lớn như cát, sỏi, gạch, thép…nhưng có những loại sử dụng tươngđối ít như vôi ve, đinh…Chi phí nguyên vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớntrong tổng chi phí xây dựng công trình Vì vậy, công ty phải có kế hoạch mua vậtliệu một cách cụ thể, chính xác để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tiếnhành liên tục và đảm bảo chất lượng công trình, tránh lãng phí

Công ty có hai nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng Một là lấy vật liệuxây dựng do Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội cung cấp Hai là muavật liệu xây dựng từ các doanh nghiệp bán VLXD trên thị trường Công tác nàyđược công ty hết sức chú trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng côngtrình và tiến độ thi công công trình Các xí nghiệp trực thuộc tiến hành thi côngcông trình sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động này để tiến hành hoạt độngcủa xí nghiệp mình Tuy nhiên, có những loại vật liệu có thể mua ngay tại cửahàng, đại lý vật liệu xây dựng trong địa bàn xây dựng vận chuyển thuận tiện,nhanh chóng; có những loại vật liệu lại phải đến tận nơi khai thác để mua vàkhông thể bảo quản trong kho mà phải để ngoài trời như cát, sỏi, đá…gây khókhăn cho việc bảo quản dễ xảy ra hao hụt, mất mát Vì vậy công ty cần phải cóbiện pháp vận chuyển, bảo quản phù hợp với từng loại vật liệu, phải quản lý chặtchẽ và có kế hoạch thu mua chính xác

Trang 33

4.2 Tiến hành thi công và thực hiện dự án

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp và đầu tư dự án nênhoạt động sản xuất của công ty có những đặc điểm khác so với các doanh nghiệpkinh doanh thông thường

4.2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh đối với lĩnh vực thi công xây lắp

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất trong lĩnh vực thi công xây lắp

* Giai đoạn đấu thầu và chuẩn bị ký kết: Đây là giai đoạn đầu tiên của dự án thi

công Mục tiêu của giai đoạn này là ký kết hợp đồng bao thầu công trình Doanhnghiệp phải dựa vào chiến lược kinh doanh của công ty để đưa ra quyết định xem

có nên tham gia đấu thầu để thực hiện dự án này hay không Sau khi đưa ra quyếtđịnh đấu thầu, công ty sẽ tiến hành lập hồ sơ dự thầu Nếu trúng thầu sẽ tiến hànhđàm phán với bên mời thầu, ký kết hợp đồng bao thầu theo quy định của phápluật

* Giai đoạn chuẩn bị thi công: Công việc chủ yếu trong giai đoạn này gồm: Lập

ra ban giám đốc dự án, căn cứ vào nhu cầu của quản lý dự án công trình để lập ramột cơ cấu , phối hợp với cán bộ quản lý Lập ra thiết kế tổ chức thi công trong

đó chủ yếu bao gồm phương án thi công, kế hoạch, tiến độ thi công và sơ đồ mặtbằng thi công để hướng dẫn cho việc thi công và chuẩn bị thi công Tiến hànhchuẩn bị hiện trường thi công để hiện trường có đầy đủ điều kiện thi công, có lợi

Giai đoạn thi công

Giai đọan nghiệm thu

và bàn giao kết toán

Giai đoạn dịch vụ sau thi công

Trang 34

cho việc tiến hành thi công một cách văn minh Lập báo cáo xin khởi công, saukhi được tiến hành khởi công.

* Giai đoạn thi công: Tiến hành tổ chức thi công dựa vào thiết kế đã có của công

trình và kế hoạch thi công của ban quản lý xây lắp Ban quản lý xây lắp phảigiám sát tốt quá trình thi công để đảm bảo mục tiêu về chất lượng, tiến độ thicông, giá thành và tiết kiệm

* Giai đoạn nghiệm thu và bàn giao kết toán: Đây là giai đoạn có thể coi là kết

thúc gồm các công việc hoàn thiện công trình, tiến hành vận hành thử, tiếp nhậnnghiệm thu chính thức trên cơ sở có kiểm tra, tiến hành kết toán tài chính tổngkết công việc, lập báo cáo tổng kết chương trình và giải thể ban giám đốc dự án

* Giai đoạn dịch vụ sau thi công: Có những tư vấn và dịch vụ kỹ thuật cần thiết

để đảm bảo độ bền của công trình Tiến hành giám sát và kiểm tra công trình,lắng nghe ý kiến của đơn vị sử dụng, tiến hành duy tu bảo dưỡng đối với trườnghợp cần thiết

4.2.2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư

Trình tự lập và thực hiện một dự án đầu tư ở công ty được tiến hành như sau:

- Khảo sát xây dựng phục vụ cho việc tìm kiếm địa điểm xây dựng

- Lập báo cáo đầu tư xây dựng

- Lập dự án đầu tư xây dựng, trong đó đã có thiết kế cơ sở

- Trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế

- Lựa chọn xí nghiệp thi công xây dựng

- Tổ chức thi công xây dựng

- Nghiệm thu và đưa công trình đã hoàn thành vào sử dụng

- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng

- Thực hiện bảo trì công trình

4.3 Hoạt động bán hàng

Ngày đăng: 21/12/2015, 20:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w