Sử dụng các nguồn lực

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần đầu tư bất động sản hà nội (Trang 25 - 28)

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ĐTBĐS Hà Nộ

3. Sử dụng các nguồn lực

Việc sử dụng các nguồn lực là do ban lãnh đạo công ty thực hiện, nhưng cần sự hỗ trợ của tất cả các thành viên trong công ty.

3.1. Tình hình sử dụng vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thành lập, hoạt động, phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh của mình thì cần phải có vốn để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ như mua bán nguyên vật liệu xây dựng, vận chuyển, xếp dỡ…, và để cho việc thực hiện các dự án, thi công các công trình xây lắp được liên tục, đảm bảo tiến độ.

Bảng 2.1 : Cơ cấu vốn, tài sản của công ty

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị (trđ) Cơ cấu

(%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) 1.Tổng nguồn vốn 135.993,083 100 194.084,983 100 308.606,874 100 376.229,761 100 2. Nợ phải trả 109.608,042 80,60 167.803,416 86,46 267.315,055 86,62 232.197,490 61,72 3. Nguồn vốn CSH 26.385,041 19,40 26.281,567 13,54 41.291,819 13,38 144.032,271 38,28 4. Tổng tài sản 135.993,083 100 194.084,983 100 308.606,874 100 376.229,761 100 5. Tài sản lưu động 127.237,493 93,56 180.978,401 93,25 297.051,567 96,26 212.810,602 56,56 6. Tài sản cố định 8.755,590 6,44 13.106,582 6,75 11.555,307 3,74 163.419,159 43,44

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy, quy mô vốn của công ty tăng liên tục với tốc độ tăng ngày càng cao. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang rất thuận

lợi và ngày càng phát triển. Tính đến năm 2010, tổng nguồn vốn của công ty lên tới 376.229,761triệu đồng, tăng 21,91% so với năm 2009 và tăng gấp 2,8 lần năm 2007, nguồn vốn của công ty khá lớn.

Về cơ cấu vốn, mặc dù vốn CSH vẫn tăng, nhưng tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản lại giảm xuống, trong khi đó nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì lại có sự tăng mạnh của vốn CSH, tăng 248,82% so với năm 2009. Từ chỗ chiếm tỷ lệ 13,38% năm 2009 lên 38,28% năm 2010. Như vậy, đồng nghĩa với tỷ lệ vốn CSH của công ty tăng thì tỷ lệ nợ phải trả của công ty giảm xuống từ 86,62% năm 2009, xuống còn 61,72% năm 2010. Điều này thể hiện khả năng tài chính của công ty đang tăng lên.

Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ cơ cấu TSCĐ của công ty từ 2007 đến 2009 là thấp so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. Thường thì các công ty xây dựng, đầu tư bất động sản nước ta tỷ lệ này là trên 10%, nhưng từ năm 2007-2009 tỷ lệ này ở công ty luôn ở dưới mức 10%. Đây là một bất lợi trong việc cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Tuy nhiên đến năm 2010 thì tỷ lệ này tăng lên nhanh, lên tới 43,44% do công ty đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị và trụ sở hoạt động của công ty.

Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của công ty khá phong phú được hình thành từ 2 nguồn chính là vốn tự bổ sung và vốn vay (vay ngân hàng, vay huy động..). Trong đó, nguồn vốn vay từ ngân hàng là chiếm tỷ lệ lớn nhất. Công ty cần quan tâm tới tỷ lệ vốn vay ngân hàng, vì nếu tỷ lệ này quá cao thì chi phí kinh doanh sẽ tăng lên và công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tự chủ về vốn.

Bảng 2.2 : Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tiền mặt 8.707,151 5.468,349 40.357,133 22.848,776 TSLĐ 127.237,492 180.978,401 297.051,567 212.810,602 Nợ ngắn hạn 58.350,042 112.173,437 222.594,968 230.753,785 Khả năng thanh toán hiện hành (%) 218,06 161,34 133,45 92,22 Khả năng thanh toán nhanh (%) 14,92 4,87 18,13 10,74

Cùng với sự giảm sút của khả năng thanh toán hiện hành thì khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng giảm. Năm 2009 đạt mức 18,13% đến năm 2010 giảm xuống còn 10,74% cho thấy tính tự chủ về tài chính của công ty có sự giảm sút, điều này không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2. Tình hình lao động

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào dù là sản xuất hay dịch vụ thì lao động cũng là một yếu tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động của đơn vị mình. Lao động là yếu tố chính để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục. Do vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết kết hợp và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và có hiệu quả.

Bảng 2.3 : Trình độ lao động trong công ty

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Đại học và trên đại học 100 9.07

Cao đẳng 40 3.63

Trung cấp 24 2.18

Lao động phổ thông, nghề 938 85.12

Tổng lao động 1102 100.00

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Trình độ lao động của một công ty phụ thuộc phần lớn vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên số nhân viên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, chiếm tới 85.12% trong tổng lao động của công ty. Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty chỉ chiếm 14.88% , trong đó trình độ đai học và trên đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Ngoài ra, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty còn được phân chia theo thâm niên làm việc, và công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp được phân chia theo bậc nghề.

Bảng 2.4 : Số lao động kỹ thuật theo bậc nghề

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Bậc 2/7 363 38.70 Bậc 3/7 302 32.20 Bậc 4/7 180 19.19 Bậc 5/7 70 7.46 Bậc 6/7 23 2.45 Tổng cộng 938 100.00

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Theo bảng số liệu ta thấy, số nhân viên lao động trực tiếp của công ty có trình độ tay nghề chủ yếu ở mức thấp và trung bình, số lao động bậc cao còn hạn chế.

3.3. Máy móc kỹ thuật

Với mục tiêu từng bước nâng cao, hiện đại hóa trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty cũng như khả năng, nhân lực thực hiện các dự án lớn đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật tiến độ thi công, công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư trang thiết bị.

Trong những năm qua, công ty tập trung đầu tư rất nhiều vào mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty luôn đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực tế với thiết bị đồng bộ , dây truyền thi công theo côn nghiệ tiên tiến, hiện đại. Những thiết bị mà công ty mua sắm trong thời gian qua đã phát huy tốt công suất và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của các công trình mà công ty thi công. Do đặc thù của công ty là hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp và đầu tư dự án nên hệ thống trang thiết bị rất đa dạng về chủng loại, số lượng, chất lượng và địa bàn hoạt động rộng khắp nên công tác quản lý trang thiết bị là rất quan trọng. Bộ phận quản lý trang thiết bị của công ty được tổ chức tương đối tốt, thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng trang thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng sẵn sàng và phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh của công ty.

Số lượng máy móc thiết bị của công ty rất phong phú và được bổ sung rất nhiều trong những năm gần đây để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều được nhập từ Nhật, Hàn, Trung Quốc và Nga, trình độ của máy móc thiết bị tương đối hiện đại, nên có khả năng thi công nhiều loại công trình khác nhau và đáp ứng được yêu cầu của những công trình lớn, đòi hỏi cao.

Tuy nhiên các công trình xây dựng ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn, và so với các tổng công ty xây dựng lớn trong nước, các công ty xây dựng lớn của nước ngoài tại Việt Nam thì năng lực máy móc thiết bị của công ty vẫn còn ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần đầu tư bất động sản hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w