1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt

101 1.9K 9
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRUONG DAI HOC SU PHAM

TRINH THI THU HA

HE THONG NHUNG CONG TRINH NGHIEN CUU

VE LOAI HINH NHAN VAT TRUYEN CO TICH THAN KY CUA NGUOI VIET

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cỗ tích thân kỳ của người Việt với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hồn tồn là cơng trình nghiên cứu của tôi

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thu Hà

Trang 3

Lời cm ơn

Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường

đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy

và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học K21B - Văn học Việt Nam Thay cô đã luôn tạo điều kiện cho em có cơ hội tập và nghiên cứu khoa học

Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Ngô

Trang 4

MỤC LỤC

/I/9597 10015 1 L Lido chon dé taiccccccccccccccccccesececessesecescscsccescsescaceceecscsescsenscscaescatecaeseseeceeas ] 2 Lich str Vain AG ccccccccccccscccsescecesescsescecesesescaceceevacaescsccacsescescevscaescuanecaeaceaeecseas 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - cc S1 111223333 1 1111111115 8xx 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU - ¿+ < + k k+k+E#EeESEEEEEEEErkekerrrerrred 4 hi) 9)0 5 0):/2096i 1320/20 00 4 hi Ng 05): 05000) i0 4 5.2 Phương pháp thống kê, phân loại - - 2 2 + +k+k£x+E+EEe£E+E+kexersreei 4 h0 5 9 010.1 a 5 5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đỀ 2 - +s+E ecx+k+xexeeszee 5 6 Đóng góp của luận Vắn cà 11101111202 1111 1 1H ng ng vn 5

7 Kết cấu của luận văn - -cc+c St SE S11 S1 SE 1112111 151115111 152111111 111511 EEck 6

Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỎ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỎ TÍCH THÂN KỶ Ở VIỆT NAM 7

1.1 Khái quát về truyện cÕ tÍCHh . ¿- - + k+tSES SE SE 1 Ekrkrkekerrrkrrkd 7

1.1.1 Khái niệm về truyện CO tÍCHh ST E123 E E111 51 11151111111 1E11E1EEEEEEexcee 7

1.1.2 Bản chất và cảm xúc cội nguồn của truyện cô tích - eee 10 1.1.3 Vấn đề phân loại truyện cƠ tÍch ¿+ +s+s+E+EsEE£kzkekeeeeersrered 12

1.2 Khái quát về truyện cô tích thần kỳ . ¿- 5-5 c+EsEEskekreeeersrered 13 1.2.1 Khái niệm truyện cô tích thân kỳ ¿- - + + £+E+EE£t+k+keeeeersrered 13 1.2.2 Lịch sử ra đời và quá trình hình thành truyện cô tích thần kỳ 15

1.2.3 Nội dung trong truyện cô tích thân kỳ . + + sce+x+x+eeeersrered 17 1.2.4 Nghệ thuật trong truyện cố tích thần kỳ - + + ss+x+x+x+esrsrered 19

1.3 Loại hình nhân vVẬT - - - CQ Q E311 22111 ng vớ 26 1.3.1 Khái niệm loại hình nhân vật - -.- << + <2 xss 26

1.3.2 Loại hình nhân vật trong truyện cô tích thần kỳ . - + s2 27

1.4 Vài nét về tình hình nghiên cứu truyện cô tích thần kỳ 29

1.4.1 Tình hình nghiên cứu truyện cô tích thân kỳ trên thế giới 29

0c 1 -(.ŒdAH Ô 32

2.1 Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người con riêng . ‹- 36 2.1.1 Nguồn gốc xuất hiện người con riêng - - + cv evesersrered 36

Trang 5

2.1.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người con riêng 39

2.2 Nghiên cứu về hình tượng người em Ú( . - + + + + k+x+E+EeEsrered 49

2.2.1 Nguồn gốc xuất hiện người em ÚI( ¿2 - + + eEsEE£k+kekeeeeersrered 49 2.2.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người em út 50 2.3 Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người mồ côi . -s5¿ 59 2.3.1 Nguồn gốc xuất hiện người môỗ côi ¿- - - + + +ESEE£E+x+veEeEersrered 59 2.3.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người mô côi 59

¡0 1 62

Chương 3:NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VẼ CÁC NHÂN VAT

KHÁC TRONG TRUYỆN CƠ TÍCH THÂN KỶ CỦA NGƯỜI VIỆT — DE

XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI c2 63

3.1 Những nghiên cứu về các nhân vật khác trong cô tích thần kỳ của người 1 ỒẦắáääaa 63 3.1.1 Nhân vật người dũng Sĩ Q2 Y1 HS HH ng xu 63

3.1.2 Nhân vật người đội lỐ( . ¿-¿- + + SE *kéEEEEEEEEEEEEEkrkrkrrerrrkred 66

3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu - + + xk+k+k+x+eeeersrered 69 3.2.1 Nghiên cứu truyện cô tích thân kỳ theo góc nhìn của xã hội học 69 3.2.2 Nghiên cứu truyện cô tích thân kỳ dưới góc nhìn văn hóa 72 3.2.3 Nghiên cứu hệ thống các hình tượng nhân vật bé nhỏ trong truyện cô

ifoi8i:80 7 75

3.2.4 Nghiên cứu truyện cô tích thần kỳ theo lý thuyết so sánh 75 3.2.5 Tiếp cận truyện cô tích theo hướng tâm lý học ¿- - c2 +cscece¿ S0

Trang 6

MO DAU

1 Li do chon dé tai

Truyén cô tích là một bộ phận quan trọng trong loại hình tự sự dân gian,

đáng chú ý là truyện cô tích thần kỳ Trong kho tàng văn học dân gian, truyện

cô tích thân kỳ có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều người trong giới nghiên

cứu Sức hấp dẫn ấy không chỉ bởi truyện cố tích thần kỳ có nội dung phong

phú mà do nó còn có một hệ thống các hình tượng nhân vật được dân gian

sáng tạo ra nhăm phản ánh nhiều vẫn đề của xã hội và những ước mơ cao đẹp của nhân dân Chính vì thế mà truyện cô tích thần kỳ luôn được gìn giữ từ đời này sang đời khác

Thực tế cho đến nay van đề nghiên cứu truyện cô tích, đặc biệt là nghiên cứu về loại hình nhân vật trong truyện cố tích thần kỳ đã đạt được những thành tựu có giá trị Tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu mảng đề tài này để có

thêm những tư liệu giải đáp về một thê loại luôn được xép vào bậc nhất trong hệ thống các thể loại văn học dân gian

“Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cô tích thân kỳ của người Việt” ngoài ý nghĩa tái hiện lại một giai đoạn nghiên cứu tổng kết những điều mà người đi trước đã làm được trong việc tìm hiểu các vấn để liên quan đã đặt ra và giải quyết, qua đó chúng ta còn có thê tìm thấy những vấn đề mới cho việc nghiên cứu truyện cô tích nói chung và truyện cô tích thần kỳ nói riêng

Về mặt khách quan, tổng thuật những công trình nghiên cứu loại hình nhân vật truyện cô tích thần kỳ để tìm ra những hướng nghiên cứu mới về thể loại này là việc hết sức cần thiết Hơn nữa về mặt chủ quan người viết rất hứng thú với mảng đề tài về truyện cố tích, đặc biệt là truyện cô tích thân kỳ Chọn đề tài “Hệ £hống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật

Trang 7

truyện cô tích thân kỳ của người Việt” để nghiên cứu chúng tôi hi vọng đóng góp được phân nào trong công việc tông thuật ấy

2 Lịch sử vấn đề

Như đã nói ở trên, việc nghiên cứu tìm hiếu về loại hình các nhân vật

trong truyện cô tích thần kỳ của người Việt đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu Tuy nhiên để tông thuật lại các công trình nghiên cứu này một cách hệ thống khoa học và đưa ra những hướng nghiên cứu mới thì chưa có một công trình nào được công bố Trong lịch sử nghiên cứu văn học dân gian đã có một vài công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu theo cách hệ thông hóa Có thê kế đến luận văn Tim hiểu những công trình nghiên cứu về fuc ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay của Phan Thị Phương Thảo trường đại

học Sư phạm Hồ Chí Minh Có thê nói, đây là công trình giới thiệu, miêu tả

hệ thống, chỉ tiết về vẫn đề tục ngữ mới trong thời đại ngày nay Qua khảo sát

13 công trình nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ trong văn học viết, bài viết cho

thấy các công trình không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau đã lý giải được hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa những văn bản thuộc các phong cách khác nhau mà nó có khả năng tham gia Bên cạnh đó, các tác giả cũng tìm hiểu, so sánh hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa các nhà văn, nhà thơ, thấy được dau ấn cá nhân đậm nét trong phong cách sáng tác của từng người Các công

trình nghiên cứu về sự vận dụng tục ngữ qua báo chí đã phản ánh một thực tế

hiện nay là trên báo chí tục ngữ được sử dụng khá thường xuyên, linh hoạt, dưới nhiều dạng thức, trong mọi thành tố của tác phẩm và đã tạo nên hiệu quả cho những bài báo

Trong lịch sử nghiên cứu truyện cô tích cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu theo cách hệ thông hóa Trước tiên phải kế đến chuyên luận Truyện cô tích dưới mắt các nhà khoa học giáo sư Chu Xuân Diên đã tập hợp phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả về truyện cổ tích

Trang 8

nghiên cứu chính là việc dựa vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử văn

hóa và để lý giải những truyện cố tích cụ thể Ở mục “7?nh thân phê phán xã hội và lý trỏng dân chủ nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến” [21] của Cao Huy Đỉnh, tác giả đã phỏng

đoán khoa học về các mốc lịch sử xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt

truyện Theo đó, truyện “7zẩu caw” phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm

và hình thái hôn nhân: chế độ quần hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân gia đình, lứa đôi thời phụ hệ Còn “7m Cám” phản ánh nên kinh tế phụ quyền và

cơ sở xung đột bước đầu có tính chất giai cấp Truyện “Cây khế” đề cập đến mối quan hệ anh chị em trong gia đình phụ quyên

Mục “Truyện cổ tích” trong 7ừ điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu lên những đặc điểm cơ bản về phương pháp sáng tác truyện cô tích thần kỳ Ông cho yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu Quá trình dẫn dắt câu chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tổ thần kỳ can thiệp vào cốt truyện dẫn

đến kết thúc có tính chất ước mo là sự đối đời của nhân vật chính Nhân vật

được cấu tạo theo hai tuyến thiện - ác, nhân vật xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng hóa tượng trưng cho cái tốt còn nhân vật ác thể hiện theo khuyng hướng phê phán xã hội, thể hiện cho cái xấu thế lực tàn bạo Tuy nhiên công trình chưa thể hiện được tính hệ thông các mô hình thưởng phạt

Trong công trình Sơ bô fừn hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là nghiên cứu có tính chất

toàn diện, đề cập đến hầu hết các vẫn đề chính trong truyện Tấm Cám ở Việt

Nam Theo ông, truyện Tắm Cám của Việt Nam phải để Tâm trừng phạt Cám

như vậy mới chân thực Cô Tấm buộc phải lựa chọn cách giết chúng (mẹ con

mụ dì ghẻ) để được sống yên lành Đáng chú ý trong công trình này ông đã phân tích sự kết hợp hai chủ đề trong truyện cô tích: chủ đề đấu tranh xã hội và chủ đề phong tục Trong những bài viết khác, Đỉnh Gia Khánh cũng đề cập đến yếu tố siêu nhiên, yếu t6 than ky va cho rang phan hu cau rat quan trong

Trang 9

Nó là phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn thành nhiệm vụ Như vậy,

những công trình được đề cập trên ít nhiều đã gợi ý cho chúng tôi đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu đề tài luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là hệ thông được những công trình nghiên cứu về

loại hình nhân vật truyện cố tích thân kỳ của người Việt một cách lôgie nhằm

đóng góp một phân cho công việc nghiên cứu khoa học về loại hình nghệ thuật truyện cô tích than ky Dé lam được công việc đó, chúng tôi đã khảo sát

toàn bộ các công trình đã nghiên cứu, đề cập đến truyện cô tích, đặc biệt là cỗ

tích thân kỳ để thấy được những đóng góp hạn chế, từ đó đề xuất ra một vài hướng nghiên cứu mới trong công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công trình nghiên cứu đã in thành sách hoặc đăng trên các báo, tạp chí trong nước, các luận án luận văn

nghiên cứu về loại hình nhân vật trong truyện cô tích thần kỳ của người Việt

Phạm vi luận văn khảo sát là các công trình nghiên cứu loại hình nhân vật

truyện cô tích thần kỳ của người Việt là chủ yếu Ngồi ra chúng tơi cịn so sánh với các nghiên cứu về loại hình nhân vật trong cố tích thần kỳ của các

dân tộc thiếu số khác

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phuong pháp loại hình

Đây là phương pháp đầu tiên chúng tôi sử dụng nhằm phân loại loại hình

nhân vật, đi vào phân tích tìm hiểu từng loại hình khác nhau dé thay được nét

đặc trưng của từng nhân vật

5.2 Phương pháp thông kê, phân loại

Đây là phương pháp thống kê phân loại những công trình nghiên cứu về

Trang 10

5.3 Phương pháp so sảnh

So sánh để thấy được những điểm tương đồng cũng như những khác biệt, những điểm đặc sắc, mới mẻ của các công trình nghiên cứu theo từng vấn đề hoặc thời gian Trên cơ sở đó, người viết có thể miêu tả lịch sử nghiên cứu về vấn đề này

5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đê

Phân tích các công trình nghiên cứu về loại hình các nhân vật truyện cô

tích thần kỳ, từ đó có thé tong hợp, khái quát những đóng góp cũng như những hạn chế của các công trình, tìm ra những khoảng trỗng, các khía cạnh chưa được nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng còn nhiều bàn cãi, qua đó đề xuất, kiến nghị các hướng nghiên cứu cho truyện cô tích nói chung và truyện cô tích thần kỳ nói riêng sau này

Thực tế, bức tranh nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cố tích thần

kỳ cũng vô cùng phong phú và đa dạng Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có

rất nhiều hướng nghiên cứu vẻ loại hình các nhân vật này như nghiên cứu

theo típ và môtip; theo chức năng hành động của từng nhân vật Những hướng nghiên cứu này đều đã đạt được những thành tựu đáng kê Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách tông thuật theo từng kiểu nhân vật, sắp xếp để giới thiệu các công trình theo môtip vì cách làm này có thể giúp mọi người dễ

dàng nhận ra sự đối chiếu giữa các mô hình nhân vật, thuận lợi đối với người

đọc khi tìm ra vấn đề trong từng công trình, qua đó tiếp tục khám phá những

vẫn đề chưa được quan tâm Với cách tong thuat nhu trén, trong qua trinh tim hiệu, có thê một công trình được nhắc lại nhiêu lần với các vân đê khác nhau

6 Đóng góp của luận văn

Qua việc tong thuật tình hình nghiên cứu loại hình nhân vật truyện cô

tích thần kỳ, luận văn giúp người đọc khái quát được các công trình nghiên

cứu về truyện cô tích - một loại hình nghệ thuật dân gian được đánh giá bậc

Trang 11

nhất trong hệ thống thể loại; thống kê được những thành tựu quan trọng trong

nghiên cứu về thể loại truyện cô tích này Từ đó mọi người có thể nhận thức được đúng dan hon về bản chất, đặc điểm của các loại hình nhân vật trong cô tích thần kỳ của người Việt cũng như hiểu được sự nỗ lực của các nhà khoa

học trong việc chiếm lĩnh khám phá kho tàng truyện cố tích Việt Nam

Giúp mọi người thêm yêu quý di sản tính hoa trí tuệ của cha ông, trong đó có truyện cố tích thần kỳ, nâng cao ý thức giữ gìn và quý trọng của mỗi người đối với kho tàng quý giá của dân tộc

7 Kết cầu của luận văn

Chương 1: Giới thiệu chung về truyện cổ tích và tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thân kỳ ở Việt Nam

Chương 2: Những công trình nghiên cứu về hình tượng con người bé nhỏ trong truyện cổ tích thân kỳ của người Việt

Trang 12

Chương 1

GIOI THIEU CHUNG VE TRUYEN CO TICH VA TINH HINH

NGHIEN CUU TRUYEN CO TICH THAN KY O VIET NAM

1.1 Khái quát về truyện cỗ tích

1.1.1 Khái niệm về truyện cổ tích

Theo Nhikiphôrôp nhà nghiên cứu folklore Nga trong bài viết nhan đề

“Truyện cô tích, sự lưu hành truyện cổ tích và những người kê chuyện cô tích” trích trong Văn hóa dân gian máy vấn dé phương pháp luận và nghiên cứu thể loại của Chu Xuân Diên đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: “Truyén cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kế lại những sự kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thân kỳ hoặc thế sự) và mang

những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thé hiện” [12;20011

Trong nghiên cứu văn học dân gian có nhiều định nghĩa về truyện cô tích Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đồng Chỉ, ông nhận xét: “Kji nói đến truyện cô tích hay truyện đời xưa chúng ta đều sẵn có quan niệm cho rằng đó là một danh từ chung bao gém hét thay moi chuyện do quan chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại Cũng vì thế, xác định nội dung từng loại truyện khác nhau đề đi đến phân loại truyện cô vẫn là công việc hứng thú và luôn có ý nghĩa Tuy nhiên công việc đó đến nay vẫn chưa hoàn thành

vẫn chưa có một kiến giải nào khả dĩ gọi là thỏa đáng T5; tr11-12]

Thời điểm đó Nguyễn Đông Chi chưa đưa ra được một khái niệm cu thé

về truyện cổ tích mà mới chỉ nêu ra sự lẫn lộn giữa hai khái niệm “/r„yện cổ”

và “fruyện cổ tích” Hiện tượng này không chỉ bắt gặp ở Việt Nam ta mà còn là hiện tượng của toàn thế giới nói chung và các nhà nghiên cứu folklore

nói riêng

Trang 13

Giáo trình Văn học đân gian Việt Nam Hoàng Tiên Tựu đã định nghĩa về truyện cô tích như sau: “7ruyện cô tích là một loại truyện kê dân gian ra đời từ thời kỳ cô đại, gắn liên với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyên và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản những hiện tượng có tính phổ biễn trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột mang tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vì gia đình và xã hội Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng “có thể gọi là tưởng tượng và hư cấu cô tích”, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân đáp ứng nhu cầu hiện thực, thấm mỹ giáo dục và giải trí của nhán dân trong thời kỳ những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến” [83]

Trong Văn học dán gian Việt Nam do Dinh Gia Khánh (chủ biên), Chu

Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008, cho rằng: “Truyện cố tích xuất hiện phan lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thé

bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh xã hội, nội dung chính của lịch sử khi ấy

Truyện cô tích có thể đặt ra những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh giữa người với thiên nhiên, nhưng trước hết và chủ yếu nó phản ánh những mâu thuấn giai cấp "[44]

Giáo trình Văn học đân gian do giáo sư Vũ Anh Tuấn chủ biên có mục viết về truyện cô tích đã định nghĩa như sau: “?7?yện cổ tích là sáng tác dân

gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu 16 nghệ thuát kì ao để thê hiện cải nhìn hiện thực của nhán dán với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức

cũng như về công lý xã hội và ưóc mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân

dán lao động ”[80I

Trang 14

đời sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tot Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân lao động về một

xã hội công bằng dán chủ, hạnh phúc ”[27]

Còn các tác giả trong 7 điền thuật ngữ văn học, truyện cỗ tích là “một loại truyện kê dân gian nầy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với những chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là giả đình phụ quyên ) có mâu thuần giai cấp và đấu tranh xã hội

quyết liệt [24]

Các khái niệm tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng bản chất mà

các tác giả đưa ra đều có những đặc điểm giống nhau Tăng Kim Ngân đã

khái quát hàng loạt định nghĩa về truyện cô tích và đưa ra được nhận xét

những nét giống nhau như sau:

“Truyện cô tích nầy sinh từ trong xã hội nguyên thủy do đó có những

yếu 16 phan anh quan niém than thoại của nhân dân về các hiện tuong tu

nhiên xã hội và có ý nghĩa ma thuật Chủ đê chủ yếu của nó là chủ đê xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về những xung đột đặc trưng cho các thòi

kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp

Truyện cố tích biểu hiện cách nhìn nhận thức của nhân dân đối với thực

tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan điểm về công lý

xã hội và ước mơ vỀ cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại

Truyện cô tích là những sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tô tưởng tượng thân kỳ tạo nên một đặc trưng nồi bật trong phương pháp phản ánh hiện thực và ước mơ” [57]

Trang 15

Cũng trong giáo trình này, Tăng Kim Ngân đã nêu lên quan điểm của tác giả Lê Chi Qué khi bàn về bản chất thê loại của truyện cô tích: “7r„yện cổ tích là

sảng tác dán gian thuộc loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xảy dựng trên

những trục cốt truyện Truyện cô tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ Truyện cổ tích là thể loại hoàn chỉnh

cua văn học đán gian được hình thành một cách lịch sứ Sự hư cấu thần kỳ trong truyện cô tích do hiện thục đời sống quy định và nó chịu sự biến đổi theo quá trình lịch sứ [57]

Có thể nói truyện cô tích là những truyện đời xưa được nhân dân lưu giữ lại Nó mang tính chất hư cấu, kì ảo Truyện có nội dung phong phú nhằm phản ánh và lí giải hiện thực xã hội những số phận khác nhau của con người

khi có chế độ tư hữu, dân thoát khỏi chế độ xã hội nguyên thủy; đồng thời

truyện phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên nhằm phản ánh những ước mơ khát vọng của nhân dân lao động về một xã hội công băng dân chủ

1.1.2 Bản chất và cảm xúc cội nguôn của truyện cổ tích

Truyện cô tích là thể loại đặc biệt quan trọng của văn học dân gian

Truyện cô tích không giống với thê loại thần thoại ra đời trong thời nguyên

thủy, là đặc sản của xã hội thị tộc khi chưa phân hóa giai cấp Vì thế nhân vật

trong thân thoại chủ yếu là các vị thần Trong khi đó truyện cổ tích là sản phẩm của xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, nhân vật phản ánh chủ yếu trong cô tích là người Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị nhằm lẫn giữa cô tích và thân thoại vì chúng ta đều biết rằng một số thân trong thần thoại vốn xuất thân từ xã hội loài người

Nhân vật chính trong truyện cô tích chính là các hình tượng có thật ở

Trang 16

SỐ phận bất hạnh, trong đó nồi lên là nhân vật mô côi, nhân vật người em út,

nhân vật người con riêng Đây là ba hình tượng nhân vật chủ yếu chiếm số

lượng đông đảo nhất trong thê loại truyện cô tích, đặc biệt là cô tích thần kỳ

Nói tóm lại bản chất của truyện cổ tích là truyện của những người cùng khổ Ba nhân vật cùng khổ đâu tiên của nhân loại đã trở thành 3 nguyên mẫu của những

nhân vật cô tích, đó là nhân vật người mồ côi, người em út, người con riêng

Cảm xúc sáng tạo chủ đạo của các tác giả cô tích là cảm xúc về những số phận nghèo hèn Cuộc đấu tranh muôn màu trong cố tích là cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác Tác giả dân gian luôn yêu thương chở che mà mơ

ước hạnh phúc đến với những con người hiền lành lương thiện, đối với những

kẻ xấu xa độc ác là thái độ phê phán và luôn phải nhận lấy sự trừng phạt thích đáng đúng với câu “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”

Truyện cô tích là những truyện chứa đựng những lớp nghĩa sâu xa, là những bài học, những lời khuyên của ông cha dành cho con cháu về tình yêu thương đồng loại, về số phận của nhân dân đau khô, nhất là với truyện cổ tích thần kỳ điều này được thể hiện rất rõ Lâu nay nói đến truyện cô tích người ta thường chỉ nghĩ đến sự hoang đường phi lý để thể hiện ước mơ không thể có

ở thời đại cô tích

Những nhà mỹ học lớn như Ăng ghen đã nhắn mạnh đến sự hoang đường kỳ ảo Ắng ghen nói đại ý: các tác giả cổ tích bằng tỉnh thần yêu đời yêu cuộc sống đã biến những người vợ khỏe mạnh của mình thành những nàng công chúa, biến cái lầu rách cũ nát thành những tòa lâu đài

M.Gorki cũng là người nói về cổ tích rất hay Ông cũng nhắn mạnh đến cội nguồn của cảm xúc của truyện cô tích từ phía hoang tưởng ước mơ Từ cuộc sống khổ đau, phép nhiệm màu cổ tích đã đưa người ta vào nơi đây hương hoa, đầy thương yêu Cổ tích giống như một ô cửa số mà khi ta nhìn vào đó ta thấy cuộc đời thật đáng sống

Trang 17

Truyện cổ tích ở buối đầu sơ khai là những bản thảo trung thành với hiện

thực cay nghiệt, là những câu truyện “thời sự” về SỐ phận khổ đau, nhất là số phận của những đứa trẻ cầu bơ cầu bất, vật vờ trôi dạt Cái chết - những cái

chết của những đứa trẻ này ở khắp mọi nơi đã gõ mạnh lên tâm hồn nhân gian bằng tình thương yêu đồng loại Những đứa trẻ những người con riêng, những người nghèo nói chung lang thang thất thêu gây mòn đói khát vật vờ rồi gục xuống bên lẻ đường nào đó Mặc dù yêu thương, đồng cảm là thế nhưng họ không đủ sức cưu mang Họ sáng tạo lên những câu chuyện cô tích, ở đó họ có thể gửi găm nỗi niềm gửi găm tình thương yêu của mình Họ mượn sự hoang đường kỳ ảo để xây dựng lên những cái kết tốt đẹp có hậu cho nhân vật của mình

Trong muôn mặt cuộc đời, cũng có thể một số phận nào đó sắp chết được một người giàu có cưu mang hay một danh y chữa khỏi bệnh, kẻ bất hạnh đáng thương lại được cứu sống Câu chuyện mang lại cho người nghe một cảm xúc mãnh liệt Và lập tức bằng tình thương người, bằng trí tưởng tượng của mình, các tác giả dân gian đã cứu hết mọi kẻ bất hạnh bằng yếu tô hoang đường kỳ ảo trong truyện cô tích Trong cô tích thần kỳ, đa số các nhân

vật bất hạnh đều được sống một cuộc sống Sung sướng ở cuối câu chuyện, đó

chính là lòng nhân đạo của tác giả dân gian thông qua việc sử dụng các yếu tô hoang đường kỳ ảo

1.1.3 Van đê phân loại truyện cổ tích

Việc phân loại truyện cô tích là một vấn đề phức tạp Có tác giả phân

loại dựa vào hình thức có tác giả lại dựa vào nội dung Có khi cùng một người

nhưng khi thì dựa vào đề tài khi thì dựa vào phương pháp phản ánh và không phải đã có sự thống nhất cao

Trang 18

tích và ngay cả đối với truyện cô dân gian nói chung, bất kỳ một sự phân loại nào cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối Và ông chia làm ba loại: truyện

cô tích thần kỳ; truyện cô tích thế sự; truyện cô tích lịch sử

Theo tac gia Dinh Gia Khanh, dua vào tính chất của những sự kiện mà ông chia ra làm hai loại: truyện cô tích thế sự và truyện cô tích lịch sử Theo bài viết 7¡ ruyen cé tích dựa trên đề tài của tác phẩm lai chia ra thành bốn loại:

Truyện cổ tích thân kỳ; Truyện cổ tích phiêu lưu; Truyện cổ tích loài vật;

Truyện bịa (tức loại cố tích mang tính quấy đảo, trêu chọc v.v.)

Một cách phân loại chung nhất hiện nay giữa các nhà nghiên cứu và chúng tôi đồng ý theo quan điểm này là phân loại cô tích thành ba loại: truyện cô tích thần kỳ, truyện cố tích lồi vật và truyện cơ tích sinh hoạt Cách phân loại này đã kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí và căn cứ khác nhau trong đó nỗi lên hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng tác Ba loại truyện cô tích nói trên là kết quả của hai cấp phân loại trên Cách chia này về cơ bản phù hợp với tiến trình lịch sử của truyện cô tích các dân tộc Ngay từ đầu thể loại cố tích đã có hai dòng truyện nấy sinh và phát triển song song: truyện kế về người và truyện kế về vật Càng về sau dòng truyện loài vật càng thu hẹp

lại thành truyện thiếu nhi hoặc truyện ngụ ngôn Còn truyện cô tích về người

lại càng mở song song với sự phát triển về mọi mặt của xã hội Về dai thé

truyện cô tích thân kỳ hình thành và phát triển trong thời kì đầu của truyện cỗ

tích, còn truyện cô tích sinh hoạt phát triển ở thời kì sau

1.2 Khái quát về truyện cô tích thần kỳ 1.2.1 Khái niệm truyện cổ tích thân kỳ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “truyện cô tích thần kỳ là bộ phán quan trọng và tiêu biếu nhất của thể loại cổ tích Ở loại truyén nay nhdn vat

chính là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên

có một vai trò rất quan trong Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa

người với người đêu bề tắc, không thể giải quyết nồi nếu thiếu yếu tô thần kỳ

Trang 19

(ví dụ truyện T: am Cam, truyén So Dua, truyén Thach Sanh, truyén Che

Đồng Tử ) [24]

Trong truyện cô tích thần kỳ, nhân vật chính thường bao gôm ba loại chính: nhân vật chính diện hay phe thiện (như Thạch Sanh, cơng chúa, hồng

tử, Chử Đồng Tử, So Dừa, vợ Sọ Dừa ); nhân vật phản diện hay phe ác (Lí Thông, Cám, mẹ Cám ) và các nhân vật thần kỳ hoặc vật báu có tác dụng kỳ

diệu (như tiên Bụt, Rắn thần, Chim thân, Đàn thần, Cung than, Niêu cơm

thần, Chiếc gậy thân )

Hoàng Tiến Tựu định nghĩa truyện cố tích thần kỳ là “bô phận cơ bản cổ điền và tiêu biểu nhất của truyện cô tích, đồng thời là một trong những bộ phận quan trọng nhất và tiêu biếu của nên văn học dân gian mỗi dân tộc Tiêu chí quan trọng và chủ yếu nhất dé phan biệt truyện cổ tích than ky va truyện cô tích sinh hoạt (hay hiện thực) là phương pháp sáng tác hay tức là phương pháp chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực Cả hai đêu dùng hư cấu và tưởng tượng để khái quát hóa và tưởng hóa hiện thực xã hội và lí trởng của nhân dân nhưng cơ sở và tính chất của sự hư cấu và tưởng tượng ấy lại khác

nhau rất xa Ở cô tích sinh hoạt đó là sự hư cấu và tưởng tượng trÊn cơ sở thực tại của đời sống xã hội, còn ở truyện cô tích thần kỳ, thì sự hư cấu và tưởng tượng lại dựa trên cơ sở của đời sống thực tại và phi thực tại (tức là

cái có thực và có thể có thực với cái ảo tưởng không có thực và không thể có thực) [76] Tác giả đưa ra sự khác nhau giữa hai thê loại để hiểu và cắt nghĩa thế nào là cô tích thần kỳ

Nguyễn Bích Hà, giáo trình Văn học đân gian Việt Nam nêu định nghĩa về truyện cô tích thần kỳ là “„hóm truyện tiêu biểu nhất của truyện cổ tích

Nó ra đời sớm hơn truyện sinh hoạt và những đặc trưng nồi bật của truyện cố

Trang 20

kỳ ảo mà cốt truyện được kéo dài, có thể chuyển hướng theo mong muốn của tác giả dân gian mà không theo logic thực tế Truyện nhò thế mà li kì hấp dẫn và thỏa mãn tình cảm của người lao động Việt Nam Khuynh hướng nồi bật của truyện cổ tích thân kỳ không phải là nhấn mạnh hiện thực (điểu đang có) mà là trình bày ước mơ nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân (điểu nên có) thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp và cái thiện hoàn hảo Kết thúc truyện cổ tích thân kỳ thường có hậu, mang sự vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn ưóc

mơ của nhán dán ` [27]

Tăng Kim Ngân trong nghiên cứu Cổ (ích thân kỳ người Việt: Đặc điểm cấu tạo cốt truyện cho răng ý kiễn của các nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Lê Chi Quế là tương đối thống nhất hơn cả “7z„yện cổ tích thân kỳ là một tiêu loại của truyện cổ tích, có những đặc điểm riêng về nhiễu mặt, phân biệt nó với những tiểu loại cô tích dân gian khác như truyện cơ tích

lồi vát hay truyện cố tích sinh hoạt; thể hiện ở cách xáy dựng nhán vật, cốt

truyện, cách phản ánh thực tại trong đó tiêu chí cơ bản dé phan biệt chúng với nhau là vai trò quan trọng (nếu không muốn nói là quyết định) của yếu tổ thân kỳ trong việc chỉ phối quá trình phát triển hệ thống tình tiết của cốt

truyện ” [57; Tr55 - 56]

Giáo Trình Vũ Anh Tuan cho rang: “7iéu chi quan trong nhdt dé phan biệt truyện cô tích thân kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt là ở phương thúc sáng tác Đó là sự tham gia của yếu tô thân kỳ, nghệ thuật tưởng tượng của truyện

cổ tích ” [80]

1.2.2 Lịch sử ra đời và quá trình hình thành truyện cô tích thần kỳ

Xã hội từ gia đình thị tộc mẫu hệ sang gia đình phụ quyền tức là từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, con người bắt gặp biết bao điều mới lạ, ngỡ ngàng trước sự đổi thay phức tạp của xã hội Có những điều xảy ra xung quanh mà họ chưa bao giờ nhìn thấy Điều đó tạo nên nhu câu cấp thiết cho con người là muốn lí giải những hiện tượng của tự nhiên, của cuộc sống

Trang 21

con người thời kì nguyên thủy Sự hiểu biết tư duy của con người giai đoạn

này cao hơn giai đoạn trước, xảy ra những hiện tượng mới lạ (thuộc về các

hiện tượng xã hội) vô cùng phức tạp và biễn hóa không ngừng cho nên các tác giả khi bàn về truyện cô tích thần kỳ cũng gặp phải những mâu thuẫn mà con

người trong thời kì nguyên thủy vấp phải khi sáng tác thân thoại Đó là

mâu thuẫn nhu cầu nhận thức rất cao - đối tượng nhận thức rất thấp; đối tượng

nhận thức rất phức tạp và khả năng nhận thức còn rất thấp, phương tiện và phương pháp nhận thức còn rất thiếu Vì thế khi sáng tác truyện cố tích, để giải thích cho những băn khoăn thắc mắc của mình vẻ các vấn đề phức tạp đó họ đã dựa vào kinh nghiện phương pháp và phương tiện sáng tác thần thoại Những øì tác giả dân gian không giải đáp được họ cho là thần linh, do ông

But ba Tiên tạo ra Thạch Sanh một mình đánh đuổi được quân xâm lược là

do có cây đàn thân làm nao lòng quân sĩ, có niêu cơm thần ăn hết lại vơi Cô Tấm được hồi sinh hết lần này đến lần khác nhờ có ông Bụt ra tay giúp đỡ Tính chất kỳ ảo trong truyện cổ tích nảy sinh từ đây và hình thành nên truyện cô tích thân kỳ Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển phức tạp theo quy luật vốn có của nó, các phương pháp sáng tác và phương tiện sáng tác theo phương thức sáng tác thân thoại ngày càng bộc lộ những hạn chế nhất định

Giải thích các mối quan hệ xã hội theo nhận thức “thân thoại” không còn

được nhân dân chấp nhận Qua năm tháng tìm tòi, họ đã bố sung, cải tiễn và từng bước tạo ra vốn kinh nghiệm và hệ thống phương pháp phương tiện nghệ thuật riêng dành cho truyện cổ tích Cô tích thân kỳ chính là sản phẩm của

giai đoạn phát triển cao nhất của thể loại truyện cô tích, khi mà thê loại này đã

xây dựng và hoàn thiện được hệ thống phương pháp và phương tiện nghệ thuật riêng của mình

Theo Dé Binh Tri Van học dân gian Việt Nam tập I khi truyện cỗ tích ra đời và phát triển nở rộ là trong thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong

Trang 22

Việt (từ thế kỉ X đến thế ki XV) Tình hình xã hội nước ta giai đoạn này có

nhiều biến đối to lớn Sau chiến thắng Bạch Đăng đất nước bắt đầu xây dựng một quốc gia hoàn chỉnh Tập đoàn phong kiến lớn mạnh bắt tay vào xây dựng đất nước làm sông dậy biết bao những truyền thống lịch sử vẻ vang của nước nhà Sức sống dân tộc bấy lâu bị bóp nghẹt nay được khơi thông bùng dậy mãnh liệt như nước triều dâng Sau đó, đến các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Tran và đầu Lê lại luôn phải đối phó với giặc ngoại xâm Điều đó làm nảy

sinh những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội (mặc dù lúc đó lợi ích của gia

cấp cầm quyên căn bản nhất trí với lợi ích dân tộc) Cuối đời Lí lại nỗ ra chiến tranh phe phái phong kiến Chính thù trong giặc ngoài đã tạo điều kiện kích

thích phát triển một số thể loại trong đó có thê loại truyện cô tích Văn học

thời kì đó đã cung cấp rõ ràng về sự lưu truyền rộng rãi của truyện cố tích và cô tích thân kỳ trong giai đoạn này

1.2.3 Nội dung trong truyện cổ tích thân kỳ

Về nội dung, truyện cô tích nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công

bằng xã hội Tuy phần nhiều truyện cổ tích thần kỳ và thế tục cũng như trong

một số truyện cô tích và loài vật, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất

quyết liệt, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng Cô Tâm mò cua bắt tép cuối cùng trở thành hoàng hậu Anh Thạch Sanh kiếm củi, kết thúc là một vị hoàng dé Chàng Sọ Dừa dị dạng cuối cùng trở thành phò mã Còn những kẻ tham lam, nham hiểm, tàn ác nhất thời có thể hưởng vinh hoa phú quý nhưng rốt cuộc sẽ bị trừng phạt Những Tiên, Bụt có xuất hiện không phải để thuyết minh cho lí tưởng tôn giáo mà chính là để phù trợ cho cái thiện thăng cái ác Lòng tin ở hiển gặp lành là một niềm tin chất phác nhưng tốt đẹp biết bao, nuôi dưỡng trong tâm hồn ta những cảm xúc trong sáng những ý nghĩ tốt lành đối với con người và cuộc đời

Truyện cô tích còn là tiếng nói ca ngợi tình yêu tha thiết và thuỷ chung

Trang 23

về những người phụ nữ sắt son, trung hậu Cuộc hôn nhân Tiên Dung, Chử Đông Tử phản ánh truyền thống nhân đạo và khát vọng dân chủ của nhân dân ta

Truyện cổ tích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình Những mâu thuẫn này mang tính chất riêng tư nhưng lại phố biến trong toàn xã hội có giai cấp: xung đột giữa anh em trai (Cây khé, Ham vang ham bạc), xung đột giữa chị em gái (Sọ Dừa, Chàng Dê) xung đột giữa dì ghẻ con

chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tam Cam), xung đột giữa con ruột và

con nuôi (Thạch Sanh), xung đột có tính bi kịch về hôn nhân, gia đình (Trầu

cau, Ba ông Bếp, Sao hôm - sao mai, Đá vọng phu)

Những xung đột xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập trung hơn Do vậy ít tác phẩm tiêu biểu hơn (Cái cân thủy ngân,

Của trời trời lại lay đi, Diệt mãng xà) Một SỐ truyện chứa đựng cả xung đột

gia đình và xung đột xã hội (Thạch Sanh) Dù gắn với đề tài gia đình hay đề

tài xã hội, ý nghĩa xã hội của truyện cô tích cũng rất sâu sắc Nó phản ánh được những xung đột, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, xung đột giữa các tầng lớp trong một xã hội phân chia giai cấp Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phụ quyền thê hiện qua xung đột giữa nhân vật “bề frên và bê đưới, đàn anh va dan em

Truyện cổ tích có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới,

đàn em, lên án nhân vật "bề trên "."đàn anh" (trong thực tế không phải người em, người con nào cũng tốt, người mẹ ghẻ, người anh trưởng nào cũng xấu)

nghĩa là chỗng cái bất công vô lý của xã hội phụ quyền nói chung (không đi

vào từng số phận riêng), thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả

Truyện cô tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội

cũ Nhân vật đàn em, bề dưới càng có đạo đức bao nhiêu, càng thật thà bao

Trang 24

Triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cô tích trước hết là chủ nghĩa lạc quan Tỉnh thân lạc quan trong cô tích chính là lòng yêu thương quý

trọng con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời (cho dù cuộc sống hiện

tại đầy khô đau, người ta vẫn luôn hướng về cuộc sống ngày mai tốt đẹp ) Kết thúc có hậu là biếu hiện dễ thấy của tỉnh thần lạc quan, nhưng không

phải là biểu hiện duy nhất Kết thúc bi thảm vẫn chứa đựng tỉnh thần lạc quan

Nhân vật chính chết hoặc ra đi biệt tích Nhưng cái chết hoặc ra đi của nó để

lại niềm tin vào phẩm giá con người, niềm tin vào cuộc đời

Hau hết truyện cô tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức Đạo đức luôn gắn với tình thương lẫy tình thương làm nên tảng (Đứa con trời đánh, Giết chó khuyên chông ) niềm tin “Ở hiển gặp lành, ở ác gặp ác” vừa là triết lý sống lạc quan vừa là đạo lý, ước mơ công lý của nhân dân trong cổ tích

1.2.4 Nghệ thuật trong truyện cô tích thân kỳ

Lat lai van dé vé nguon sốc, hoàn cảnh ra đời của truyện cô tích thần kỳ,

điều đầu tiên ta thấy đó là cô tích thần kỳ mang những đặc điểm của xã hội thị

tộc cô đại Theo Đỗ Bình Trị, những dấu ấn xã hội đó “/hzờng có mặt ở những vị trí có ý nghĩa mấu chốt trong tình tiết hoặc là đầu mối của cốt

fruyện” Đó là sự cắm kị, chế độ hôn nhân huyết tộc, hôn nhân chị em vợ, chế độ kế thừa của con trai cả, chế độ kế thừa của con trai út, tục hiến sinh ma thuật Ví dụ trong truyện “% fích đá Vọng Phu” là một biểu hiện của chế độ hôn nhân huyết tộc Bằng một sự ngẫu nhiên nào đó, hai anh em ruột đã

lẫy nhau kết thành chồng thành vợ Người đời sau cho đó là mối quan hệ loạn luân nhưng được các tác giả dân gian khéo léo giải thích bằng hiện tượng ngẫu nhiên, do ly biệt tạo ra Với hình ảnh người vợ bông con đứng chờ chông hóa thành đá tạo nên niềm xúc cảm cho người đọc về tình cảm thiêng liêng cao quý của người vợ mà xóa nhòa đi khoảng cách ấn tượng về sự “/oan luân” trong tác phẩm

Trang 25

Nhân vật trong cô tích thần kỳ phong phú và đa dạng nhất trong truyện

cô tích Có hai loại nhân vật chính là nhân vật thần linh có phép thuật kỳ ảo

và nhân vật là con người Con người chia ra làm hai tuyến đó là tuyến thiện và tuyến ác Con người mang tính cách một chiều, tốt thì tốt từ đầu đến cuối, xấu thì xấu từ đầu đến cuối

1.2.4.1 Hiện thực và trỏng tượng trong truyện cổ tích thần kỳ

Hiện thực trong cố tích thân kỳ là bức tranh cuộc sống xã hội thời phong kiến cùng với sự đối lập của hai hạng người tiêu biểu là người nghèo và người giàu, người bất hạnh và kẻ quyền thế, người lương thiện và kẻ độc ác Dù có

sự can thiệp của lực lượng thần kỳ nhưng sự đối đời của nhân vật lương thiện

vẫn có cơ sở trong cuộc sông đời thường với những tắm gương con nhà nghèo học giỏi đỗ đạt cao rồi được làm quan và đổi đời Những cô gái nết na hiếu thảo chăm chỉ đảm đang khéo léo được lấy chồng danh gíá Hiện thực trong

truyện cô tích thần kỳ là hiện thực đời thường

Nếu tưởng tượng trong thân thoại và truyền thuyết gắn liền với niềm tin của người kế và người nghe thì tưởng tượng trong cô tích là một sự hư cau nghệ thuật có chủ tâm Theo Nguyễn Xuân Đức thì “#øgười kế nhất là người kế trong cổ tích thân kỳ không có ý thức tác động vào lòng tin người nghe đổi voi diéu duoc kế ra mà cuỗn hút họ vào câu chuyện bằng tính chất ly kỳ, làm

cho họ cảm, họ xúc động, từ đó tìm ra bài học nhán sinh hướng đến điều

thiện Người nghe cô tích đã được đặt trong trường cổ tích nên đã không có

sự liên hệ gì giữa chuyện kể và thực tại ”[23; tr28]

Truyện cổ tích thần kỳ đem đến cho người đọc một niềm tin vào lẽ công bằng ở đời thông qua triết lý “ở biển gặp lành, ở ác gặp ác” Nhân vật trong cô tích thần kỳ là nhân vật điển hình vì nhân vật bất hạnh nào cũng có những điểm chung giống nhau nên chỉ cần một nhân vật bất hạnh là có thê khái quát

Trang 26

1.2.4.2 Cốt truyện của cổ tích thần kỳ

Cốt truyện kết cấu theo đường thăng xây dựng theo trình tự thời gian, việc gì xảy ra trước kẻ trước, việc gì xảy ra sau kế sau Cốt truyện chú trọng

hành động nhân vật, là hệ thông các chuỗi sự kiện kết nối nhau

Cốt truyện xoay quanh nhân vật chính Bao quanh nhân vật chính là

nhân vật phụ Nhân vật phụ có hai loại, loại nhân vật phụ là con người như

mẹ Cám, hoàng tử (vua) trong truyện Tắm Cám; mẹ con Lý thông, công chúa,

vua trong truyện (Thạch Sanh) Loại nhân vật phụ thứ hai là nhân vật thần kỳ như Tiên Bụt, Phật hoặc các nhân vật thần như Chim thần, Rùa thần, Đại

bàng, Trăn tỉnh Nhân vật phụ là con người cũng có hai dạng Dạng nhân vật đôi kháng, đối lập với nhân vật chính như mẹ con nhà Cám, Lý Thông

Loại nhân vật phụ chỉ làm nên tô vẽ thêm cho nhân vật chính, là khát vọng

ước mơ của nhân vật chính như ông vua, hoàng tử, công chúa Cốt truyện kết thúc theo kiểu có hậu và thường diễn ra theo ba phân: phần đầu giới thiệu sự xuất thân của nhân vật chính Môtip xuất thân thấp hèn như loại nhân vật bất hạnh trong truyện Cây khế, Tắm Cám, Chử Đồng Tử, Lấy vợ Cóc, Cây tre

trăm đốt Môtip sự ra đời thần kỳ là loại nhân vật tài năng như Thạch Sanh,

Năm anh em, So Dừa Phần giữa là cuộc phiêu lưu của nhân vật trong thế giới cỗ tích gồm có những môitip: sự ra đi của nhân vật chính, môtip nhân vật gặp thử thách, môtip chiến thắng thử thách và lực lượng thù địch băng sự giúp đỡ của lực lượng than ky, bang phẩm chất tốt đẹp Phân kết là sự đổi đời bao gồm môtip thưởng cho nhân vật chính lương thiện và phạt đối với

nhân vật ác

1.4.1.3 Dặc trưng ngôn ngữ thể loại truyện cô tích thần kỳ

Ngôn ngữ cổ tích là ngôn ngữ trần thuật Vì mục đích cho dễ nhớ dễ thuộc, dễ tiếp thu nên đa số câu văn trong cố tích là câu đơn, câu trần thuật là chủ yếu mà ít có câu tả và câu đối thoại Trong truyện cố tích, những môtip ngôn ngữ như câu mở đâu và kết thúc giống nhau Trong truyện cô tích hiện

Trang 27

thực, số lượng câu tả và câu đối thoại đã chú ý nhiều hơn Cách tả của cổ tích

cũng chỉ là một vài nét phác họa có tính chất giới thiệu chung chung Truyện kế răng cô Tắm xinh đẹp nhưng xinh đẹp ra sao thì truyện cô tích không đề cập đến, người nghe có quyền tưởng tượng ra cho mình một cô Tắm Như vậy giữa người kế và người nghe cùng đồng sáng tạo Người kế chỉ nêu lên cái sườn còn chỉ tiết cụ thể thì dành cho người nghe tiếp tục sáng tạo

Trong cổ tích có những môtip ngôn ngữ như môtip mở đâu môtip kết thúc Mở đầu thường có câu: “Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một làng

nọ ” hoặc “Xưa kia tại một làng nọ có một gia đình ” Với truyện cô tích

H'Mông thường mở đầu: “Ngày xưa cái thủa chiếc bánh giây còn biết đánh trồng thôi kèn ” Cũng là công thức ấy nhưng lời kế có thể khác nhau theo từng dân tộc nhưng đều giống nhau ở chỗ thường đây đủ cả không gian va thời gian không xác định Thời gian quá khứ xa xưa, không gian xa xôi đâu

đó Kết thúc cổ tích thần kỳ thường có kiêu lý giải kết luận về sự ứng xử băng

những câu tục ngữ châm ngôn Vi du truyén “ Cay tre tram đốt” có kết thúc nhu sau: “ Do truyén nay mà người đời sau còn có câu: Chê ta rồi lại lấy ta, tuy la đưa ở nhưng mà có công”

Ngồi ngơn ngữ văn xi là chủ đạo thì cố tích còn có ngôn ngữ vân vè của tục ngữ, thành ngữ, ca dao nhăm gây ấn tượng mạnh Những câu ca dao như:

-_ Con vợ khôn lấy thằng chồng đại Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu

-_ Con Vạc bán ruộng cho Cò

Cho nên Wạc phải ăn mò cả đêm

Vac sao Vac chang biét lo

Bán ruộng cho Cò, Vạc phải ăn đêm

Trang 28

- Lời gọi Bống của Tâm:

“Bong bong bang bang

Lên ăn cơm vang com bac nha ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”

- Lời của mụ dì ghẻ: “ Chuông khánh còn chăng ăn ai nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bụi tre”

- Tiéng Ga: "Cuc ta cục tác!

Cho ta nắm thóc Ta boi xuong cho" -Tiéng chim Vang Anh:

"Giặt áo chông tao Thì giặt cho sạch Phoi do chong tao Thì phơi bằng sào Chớ phơi bằng rào Rách áo chồng tao" - Tiếng khung cửi: “Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị

Chi khoét mat ra”

So với các thể loại trước đó thì câu văn trong cô tích đa dạng phong phú hơn về kiểu câu, phong cách ngôn ngữ Càng vẻ sau câu văn cô tích gần với phong cách văn học hơn

1.2.1.4 Không gian thời gian trong cố tích thần kỳ

Thế giới trong truyện cố tích thần kì là một thế giới riêng biệt Nó khác với thế giới thực tại của con người, cũng không giống với thế giới thân linh

trong thân thoại Nó là “một thế giới riêng, thể giới của truyện cô tích tôn tại trong trí tưởng tượng của người kế và người nghe trong truyện cô tích”

Trang 29

Trong thế giới đó có không gian thời gian đặc biệt Không gian trong cô tích thân kỳ không cản trở đến các sự kiện - các hành động của nhân vật Mọi hành động của nhân vật đều không gặp bất cứ một trở ngại gì Nhân vật có thế đi

nhanh như gió, không bị mỏi mệt Con người có thể trò chuyện với loài vật, dân

thường có thể gặp vua chúa một cách dễ dàng (vì lúc này vương quyên chưa bị lên án mạnh mẽ, mối quan hệ giữa các giai cấp chưa thực sự đối kháng) Cô tích

không có trở ngại về tâm lý, Tắm bị hại không biết kêu lên chỉ biết khóc, Cám bị

tra thù không hề chạy trôn Nhân vật cô tích thân kỳ không có dao động trong suy nghĩ, nghĩ gì là làm ngay Không gian không hề gây khó khăn trở ngại cho

hoạt động có mục đích của con người Chính vì đặc điểm này mà truyện cô tích

đã sáng tạo ra các đồ vật thần kỳ như chiếc thảm bay, đôi hài ngàn dặm, nỗi cơm Thạch Sanh ăn hồi khơng hết Đây là đặc điểm giúp cho cô tích thần kỳ có thế làm thỏa mãn mọi ước mơ của con người

Không gian cố tích thần kỳ có hai dạng: không gian cuộc sống trần thế và không gian kỳ ảo phi trần thế Không gian cuộc sống trần thế chủ yếu là không gian làng quê Ngoài ra còn có không gian trong cung đình như truyện Tấm Cám, không gian đảo hoang trong Sọ Dừa, không gian biển trong Cây khế Trong không gian kỳ ảo thì có không gian cõi tiên, thiên đình trong Từ

Thức lấy vợ tiên, không gian Âm phủ trong Sự tích sông Nhà Bè Không

gian trong cô tích bao quanh hành động của nhân vật chính, khép kín, chỉ tồn tại xung quanh nhân vật chính, còn các nhân vật khác làm gì ở đâu trong khi nhân vật chính hoạt động thì cố tích không hẻ quan tâm Không gian cô tích khó xác

định phạm vi nơi chốn đặc điểm

Có người cho rằng trong cô tích nói chung và cố tích thân kỳ nói riêng không có thời gian vì ở đó chỉ có các sự kiện các biến có liên tiếp xảy ra, nó được tính băng ngày băng đêm hoặc các thời điểm như: hôm sau, năm sau, ngày xưa Thời gian đó không có ảnh hưởng gì tới con người Các nhân vật

Trang 30

đến lúc làm vợ vua không hè thay đổi, thậm chí còn trở nên xinh đẹp hơn xưa Vì vậy thời gian trong cố tích thần kỳ là thời gian của những sự kiện

Thời gian trong cô tích là thời gian quá khứ vĩnh hăng, không bao giờ

thay đổi Bất cứ thời điểm nào thời gian quá khứ ấy vẫn duy trì Thực tại đi vào cô tích trở thành quá khứ Thời gian không thể xác định bằng năm tháng

Thời gian của cô tích kéo dài theo số phận con người, không bị gián đoạn mà diễn biến theo hành động của nhân vật Các từ chỉ thời gian cũng có tính chất

ước lệ Thời gian diễn ra tuần tựu theo diễn biến sự việc 1.4.1.5 Phương tiện nghệ thuật

Tác giả dân gian trong cố tích đã giải quyết vẫn đề bằng tưởng tượng Họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương Lực lượng thần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp tác giá dân gian đạt tới một xã hội lý tưởng, một

xã hội có đạo lý và công lý Lực lượng thần kỳ đứng về phía thiện, trợ giúp

cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc Trong quá trình đó, lực lượng thần

kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội Nhân vat dé vương vừa là phương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng xã hội của nhân dân Vua Thạch

Sanh, hoàng hậu Tắm là hiện thân của một xã hội tốt đẹp, xã hội lý tưởng

Hoàng Tiến Tựu khi nghiên cứu về nội dung của truyện cô tích thần kỳ ông dựa phương pháp và phương tiện nghệ thuật để khái quát lên một số những đặc điểm như sau: “Xé/ về đối tượng miêu tả, phản ánh thì bao giờ truyện cô tích thân kỳ cũng hướng về những nhân vật người hay những xung đột xã hội của con người, coi đó là trung tâm là đối tượng chủ yếu Các nhân vật thân kỳ dù nhiễu hay ít, mạnh hay yếu đếu không phải và không phải là đối tượng chính của truyện cô tích thần kỳ” Điều này khăng định nhân vật chính, đối tượng phản ánh của truyện cô tích là người Cho dù trong truyện hầu hết là các yêu tố kỳ ảo hay xuất hiện dày đặc nhân vật thần linh phù trợ thì mọi trung tâm chú ý phản ánh vẫn là con người, nếu không truyện cô tích

Trang 31

tiên cho đặc điểm này đó là cách đặt tên cho tác phẩm “ẩu hết truyện cô tích thân kỳ đêu mang tên của các nhân vật chính là người (hoặc một cái tên nói về thực tại của con người) chứ không lấy tên của các lực lượng thần kì, ảo tưởng như trong thân thoại” Truyện cô tích đặt tên là: truyện Tắm Cám, Cây tre trăm đốt, Cây khế

“Kết cấu và trình tự kế chuyện ở chuyện cổ tích thân kỳ cũng hướng về con người rất rõ” Truyện có kết cấu ba phần là mở đâu, diễn biến và kết thúc Phần mở đầu thường giới thiệu về hoàn cảnh xuất hiện của con người và mở đầu bằng “ngày xửa ngày xưa” hoặc “xưa kia” Phần diễn biến nói về

diễn biến cuộc đời và những xung đột cơ bản của nhân vật, có lực lượng thần

kỳ xuất hiện trong diễn biến của truyện Và cuối cùng là kết thúc cuộc đời

nhân vật

“Xét về phương điện nghệ thuật và phương pháp giải quyết mâu thuân xung đột giữa người với người trong truyện cổ tích thân kỳ thì các lực lượng thân kỳ, ảo tưởng lại giữ vai trò quan trọng đặc biệt” Bởi các nhân vật chính trong truyện luôn có số phận bất hạnh, bất hạnh trước những tình huống khó khăn trong cuộc đời Họ không thể giải quyết được những mâu thuẫn xung đột giữa các quan hệ mà phải nhờ đến sự giải quyết của thần linh, của các ông

Bụt bà Tiên Ông Bụt xuất hiện khi cô Tắm chỉ biết bưng mặt khóc vì bị mẹ

con Cám hành hạ Tuy nhiên các lực lượng thân kỳ, các yêu tố kỳ ảo chỉ xuất

hiện đúng lúc đúng chỗ khi các nhân vật thật sự cần giúp đỡ Đó cũng là một

cách lí giải, giải quyết các mâu thuẫn của tác giả dân gian trong truyện cô tích

thân kì [83]

1.3 Loại hình nhân vật

1.3.1 Khdi niệm loại hình nhân vật

Theo 7 điển thuật ngữ văn học thì đây “là kiểu nhân vật tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người tiêu biểu nhằm khái quát

Trang 32

chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất, tính cách, dao đức của một loại người nhất định của một thời đại Nhân vật loại hình không phải là khái HIỆM IrừMH HỌNG Giống các loại nhân vật khác, chung được thể

hiện trong tác phẩm qua những chỉ tiết chân thực sinh động của đời sống Nhân vật loại hình có khả năng khải quát cao, nhưng ít hay nhiễu đểu mang

tính chất lược đổ” [24; Tr229 - 230]

Nhân vật cô Tấm trong “Tấm Cám” lại là đại diện cho lớp nhân vật

người con riêng trong xã hội phong kiến xưa hiển lành tốt bụng luôn bị ghen

shét đồ kị và bị người khác hãm hại Mẹ con nhà Cám là đại diện cho lớp mẹ

shẻ độc ác, xấu xí trong mắt của nhân dân lao động

Hạt nhân của nhân vật loại hình vẫn là yếu tố loại chứ không phải là cá

tính Nhân vật loại hình không phải là khái niệm trừu tượng Giống các loại

nhân vật khác, chúng được thể hiện trong tác phẩm qua những chỉ tiết chân

thực, sinh động của đời sông Nhưng dẫu sao khái niệm loại vẫn là cốt lõi của

chúng Vì thế, nhân vật loại hình có khả năng khái quát cao nhưng ít hay nhiều đều mang tính chất lược đồ

1.3.2 Loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thân kỳ

Trong truyện cô tích, hệ thống nhân vật đa dạng phức tạp và mang tính hiện thực rõ rệt hơn so với nhân vật thần thoại và truyền thuyết E.M.Melelinsky

cho rằng: “Nhân vát trong truyện cố tích không có sức mạnh ma thuật vốn có ở nhân vát huyền thoại Nhân vật có sức mạnh nhờ sự bảo trợ đặc biệt của các thân Về sau các sức mạnh thần kỳ đó nói chung như đã bị loại khỏi nhân vat và ở mức độ nhất định, chúng hoạt động thay cho nhân vát” [47]

Tùy thuộc vào cách kết thúc khác nhau của mỗi câu chuyện cô tích thần kỳ có các kiểu nhân vật khác nhau Loại nhân vật trong truyện cô tích thần kỳ

kết thúc có hậu có nhiều môtip khác nhau Tuy nhiên có ba loại hình nhân vật

chính tạo nên thế giới của truyện cô tích thần kỳ, đó là:

- Nhân vật người mô côi (truyện Chử Đồng Tử, Thạch Sanh

Trang 33

- Nhân vật người em út (người em trong Hai anh em và Cay khé ) - Nhân vật người con riêng (Tắm trong Tắm Cám, cậu bé trong Sự tích chim da da )

Ngoài ba loại hình nhân vật trên, truyện cổ tích thần kỳ còn có một số

loại hình nhân vật phụ khác như:

- Nhân vật người đi ở (anh trai cày trong cây tre trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích con khi )

- Nhân vật người dũng sĩ (chàng Hai trong truyện giết thuông luỗông,

Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh )

- Nhân vật xấu xí mà tài ba (Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, Cóc trong Lấy VỢ CÓC )

- Nhân vật có tài lạ (truyện Ba chàng thiện nghệ, Bốn anh tài, Anh em

sinh năm )

Nhân vật cô tích thân kỳ có sự phân biệt rõ ràng thành hai tuyến đối lập

nhau Tuyến thiện (Tuyến chính nghĩa, tuyến tốt); Tuyến ác (Tuyến gian tà, tuyến xấu) Các nhân vật ở hai tuyến được xây dựng một chiều, đã tốt là tốt

tuyệt đối từ đầu cho đến cuỗi Ngược lại đã xấu là xấu một cách độc địa từ lúc đầu cho đến mãi khi kết thúc, “không biết đến sự thay đổi, sự phát triển của

tính cách nhân vật Nhân vật xuất hiện trong truyện cô tích từ bắt đầu bằng

những nhân cách nào thì nó sẽ tôn tại đến cuối truyện với những nhân cách đớ” Nhân vật thường không có tính cách cá nhân, các nhân vật trong cùng tuyến có bản chất giống nhau, tính cách gần giỗng nhau và có số phận cũng như kết cục gần giống nhau Nhân vật cô tích thần kỳ là nhân vật chức năng,

chúng được sắp xép theo một mạch cốt truyện đề thực hiện chức năng chuyển

Trang 34

Đó là Tiên, Bụt, Giàng, Rùa Vàng, Ngựa Sắt luôn đứng về tuyến nhân vật thiện để che chở, giúp đỡ mỗi khi họ gặp khó khăn hay nguy hiểm

1.4 Vài nét về tình hình nghiên cứu truyện cô tích thần kỳ 1.4.1 Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ trên thế giới

Đối với một thể loại sáng tác dân gian vô cùng phong phú về số lượng đa dạng phức tạp về nội dung và có một lịch sử phát triển lâu dài như truyện cô tích thì việc nghiên cứu hắn là một công việc đây khó khăn và vất vả

Chính điều này đã thúc đây và gợi lên hứng thú nghiên cứu tìm hiểu về

truyện cổ tích - đặc biệt là cố tích thần kỳ không chỉ ở Việt Nam mà còn các

nước trên thế giới

Trên thế giới, công trình nghiên cứu về truyện cô tích thân kỳ nỗi tiếng và mang lại tiếng vang - nguồn cung cấp những tri thức quý báu cho các nhà nghiên cứu thế hệ sau là cuốn /inh thái học truyện cô tích và Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ của tác giả V.Ia Proop Valadimir la Proop là giáo sư Ngữ văn của trường đại học Tổng hợp Peterburg Ông là chuyên gia nghiên cứu về folklore và có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ nghiên cứu

mai này Cuốn Hình thái học (truyện cố tích xuất bản năm 1928 đã mở ra cho

giới nghiên cứu truyện cố tích một hướng nghiên cứu mới Trong tác phẩm của mình, ông đã đưa ra quan điểm của mình về tự sự, phương pháp phân tích cầu trúc văn bản, cấu trúc loại hình Đây có thể coi là sự mở đâu cho phương pháp cấu trúc, làm nên tảng cho các nghiên cứu sau này

Trong cuỗn /#ình thái học của truyện cổ tích, Proop lại đặt ra một dấu ân cho việc nghiên cứu lý thuyết tự sự của truyện cô tích - cô tích thân kỳ Trong tác phẩm của mình, ông đã dùng lý thuyết tự sự để nghiên cứu các chức năng của nhân vật hành động Ông đã khái quát lên thành 31 chức năng của nhân vật hành động trong truyện cô tích theo những công thức nhất định Đó là:

SU vang mặt — Sự cấm đoán —> Sự vi phạm -> Sự dò la-> Sự bộc lo> Su lira doi > Su tiép tay > Su thiếu thốn—> Sự làm môi giới -> Sự chong doi

Trang 35

bắt đâu —> Sự từ giã_-> Chức năng thử thách của người cho-> Phản ứng của nhân vật chính-> Sự có được biện pháp thân kỳ-> Sự di chuyên về không gian giữa vương quốc, một cuộc phiêu lưu —> Giao tranh-> Sự đánh dấu —>

Sự chiến thắng —> Sự khắc phục tai họa hay khắc phục sự thiếu thốn —>Trở về

— Sự truy nã —> Sự thoát khỏi—» Chuyến viễng thăm bí mật —> Những đòi hỏi

không có căn cứ-> Nhiệm vụ khó khăn —> Sự giải quyét> Su nhan ra> Su vach mat Su chuyén — Su tring tri > Kết hôn

Theo Proop, đã là truyện cô tích thần kỳ thì hầu như truyện nào nhân vật

cũng phải hành động theo các công thức môtip này Có thể có truyện chứa hầu hết toàn bộ các hành động, cũng có truyện chỉ có một số hành động

Không chi vậy, Proop còn có các công trình nghiên cứu về cố tích thân kỳ như: Sự biến dạng của truyện cô tích thân; Tìm hiểu về nguồn gốc truyện cổ tích thân kỳ Cây thần trên mộ; Môtip sinh nở thần kỳ

1.4.2 Tình hình nghiên cứu truyện cô tích thân kỳ của người Việt ở Việt Nam

Các tác giả như Định Gia Khánh, Chu Xuân Diện, Võ Quang Nhơn,

Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Bích Hà, Phạm Thu Yến đều có những công trình nghiên cứu về truyện cô tích như giáo trình Văn học đân

gian Việt Nam của Dinh Gia Khanh, Văn học dán gian - Đỗ Bình Trị, Văn

học Việt Nam Bùi Mạnh Nhị Trong nghiên cứu của mình các tác giả đã khái quát được những vẫn dé chung nhất của truyện cổ tích, nêu lên nội dung chính của truyện cô tích là tuân theo quan điểm thâm mỹ đạo đức: “Ở hiển gặp lành `

Nghiên cứu về nhân vật có thể kê đến Sơ bộ fìm hiểu những vấn đề của truyện cô tích qua truyện “Tấm Cám [45]: Tăng Kim Ngân Qua tục ăn trấu

và truyén Ti radu cau cua người Việt, bàn về mối quan hệ anh em vợ chông [63]

Luận án tiễn sĩ của tac gia Nguyén Thi Ngoc Lan Truyén người em trong sự ra doi than kỳ cua kiểu truyện người khác trong kho tàng truyện cô Việt

Trang 36

Nhân vật người con riêng có các công trình như: Đỗ Bình Trị - Hướng dân tìm hiểu truyện truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam năm 2013; Nguyễn Thị Ngọc Lan [2011] với Khảo sát và phân loại kiểu truyện người em trong truyện cổ tích thân kỳ các dân tộc Việt Nam; Nguyễn Thị Huyền Hậu Nhân vật người em trong cổ tích các dân tộc Việt Nam; Nguyễn Thị Hoa Mai với

bài viết: 7m hiểu motip cây khế [1995]: Chu Xuân Diên - Về cái xác của mẹ

con đì ghẻ trong truyện Tấm Cám [1999]

Ngoài ra những hình tượng nhân vật khác cũng là đề tài được rất nhiều các tác giả quan tâm tìm hiểu Ví dụ như Cao Huy Đỉnh có bài bài viết Đề ứời dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp trong một số truyện cô Đông Nam Á

[19]; Nguyễn Thị Hué Nhdn vật xấu xí mà tài ba rong truyện cố tích Việt

Nam [29]; Cao Huy Đỉnh Hình tượng người không lô và tập thể anh hùng dựng nước và giữ nước trong truyện cô dân gian Việt Nam ¡n trong Truyền

thông anh hùng dán tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam [20]: Đỗ Thị

Thu Hương với Kiểu nhân vật mang lỗt rắn và chìm trong truyện cô tích thân kỳ của Việt Nam Ngoài ra còn có các công trình: Những hình thức thưởng phạt trong truyện cô tích Việt Nam - Nguyễn Thị Ngân Sương: Hà Châu - Về

đặc điềm thâm my cua truyén cổ tích thân kỳ ở Việt Nam [4] Phạm Tuấn Anh -

Nhân vật gây trở ngại và thử thách của kiểu truyện người mang lỗI trong truyện

cố tích thân kỳ các dán tộc Việt Nam; Cồ tích thân kỳ người Việt - đặc điềm cấu tạo cốt truyén cua Tang Kim Ngan [57]; Mot số vấn đề lý luận về nghiên cứu

cầu trúc truyện cổ tích thân kỳ - Phạm Tuan Anh [2]

Trần Đức Ngôn Nghiên cứu kết cấu truyện cổ tích thân kỳ Việt theo lý thuyết hình thái học của Vlaẩimia laôplêvich Prop; Trần Đức Ngôn - Lý thuyết hình thải học của Proop và truyện cổ tích thân kỳ của người Việt [66]

Luận án tiến sĩ Ngữ văn: A⁄ôfip rong nghiên cứu truyện kế dân gian : Lý thuyết và ứng dụng - Trường hợp môtip tái sinh - La Mai Thi Gia Kiều Thu Hoạch - So sdnh tip truyén Trdu cau ở Trung Quốc và tip truyện cùng

Trang 37

loại ở Việt Nam và Campuchia, bàn về tục ăn trầu và văn hóa quyển trẫu cau Đông Nam Á Nguyễn Thị Hiền Nghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và môtip truyện cổ tích dân gian cua Antti Aarne va

Stith Thompson [1996]; Tang Kim Ngân Truyện cố tích, trò chơi điện tử với việc giáo dục nhân cách trẻ em [65]

Tiểu kết:

Truyện cổ tích nói chung và cô tích thần kỳ nói riêng là mảnh đất mau mỡ để chúng ta khám phá, tìm hiểu những vẫn để xoay xung quanh nó Có

thê nhận ra rằng, những van đề của truyện cô tích hầu như đều được nghiên

cứu một cách cặn kẽ, chỉ tiết, tỉ mỉ Những vẫn đề lý luận về phương pháp

nghiên cứu truyện cô tích được đề cập tới một cách nghiêm túc và khoa học

Ngồi các cơng trình nghiên cứu của người Việt, truyện cô tích của các dân tộc thiểu số cũng được quan tâm và tìm hiểu một cách có ý thức Truyện cố tích được nghiên cứu dưới nhiều góc độ với nhiều ngành khoa học khác nhau:

Xã hội học, Ngữ văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử học, Địa lý học, Triết học Bên cạnh đó, các vẫn dé của truyện cô tích cũng được các nhà nghiên cứu tìm

tòi, khai phá Cụ thể, về vấn đề nội dung, các công trình đã khai thác sự đa dạng phong phú của nội dung truyện cố tích thần kỳ, cho chúng ta biết nội dung của cô tích nói về van đề gì Nghiên cứu thi pháp cổ tích, các nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu những vẫn đẻ liên quan đến nhân vật, mơtip Ngồi ra, truyện cơ tích thần kỳ được lý giải, tìm tòi qua các vẫn đề như tìm

hiểu theo lý thuyết, so sánh, mối quan hệ giữa cô tích Việt Nam với cô tích

Trang 38

Có thể nói, nghiên cứu truyện cô tích đã đạt được nhiều thành tựu đáng

kế Hàng loạt những công trình có quy mô lớn, nhỏ xuất hiện qua các sách báo, các hội thảo ở trung ương và địa phương đã tạo ra một bức tranh đa dạng trong lịch sử nghiên cứu văn học trong nước

Hơn thế nữa, sự phong phú của các công trình nghiên cứu truyện cổ tích về số lượng lẫn chất lượng đã đáp ứng được yêu câu của thời đại, góp phần

rât lớn vào tiên trình nghiên cứu của văn học Việt Nam

Trang 39

Chương 2

NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÈẺ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI BÉ

NHỎ TRONG TRUYỆN CỎ TÍCH THÂN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT

Có thể nói, trước năm 1975 do hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước ta

có nhiều biến động to lớn, việc nghiên cứu truyện dân gian chưa được quan tâm đề cập nhiều Tuy nhiên vào năm 1958, khi nhắc đến các công trình nghiên cứu truyện cô tích ta không thể không nhắc đến công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập của tác giả Nguyễn Đồng Chỉ xuất bản lần

lượt bắt đầu từ năm 1958 Ngay khi được ra mắt bạn đọc vào thời điểm đó bộ

sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài Có người còn ví “công trình này cũng tương đương với những gi Hang-ri- Pua-ra (Henri Pourra) đã hoàn thành về văn hóa dân gian của nước Pháp xưa [Kho tàng cổ tích (Trésor des contes), Nhà xuất bản Ga-li-ma Gallimard] [26] Có thể nói đây là một công trình đồ sộ đã đóng góp to lớn cho nền văn

học dân gian nước nhà Hầu như mọi van đề của truyện cô tích đều được ông

giải quyết gói gọn trong công trình này Ở cả 5 tập, ông đã giải thích cặn kẽ về bản chất đặc trưng của truyện cố tích, xuất xứ ra đời của truyện cô tích Đặc biệt hơn, tác giả đã dày công khi phân loại, sắp xếp được từng truyện

một cách có hệ thống theo các chủ để khác nhau ví dụ truyện đền ơn trả oán

thì có các truyện nào, chuyện vui tươi dí dỏm hay truyện tình bạn tình yêu nghĩa vụ có những truyện gì Đây là bước khởi đầu mở đâu cho quá trình tìm hiểu truyện cô tích ở Việt Nam, đánh dấu bước tiễn của quá trình nghiên cứu văn học dân gian

Ngoài ra tác giả Hà Châu có các công trình 7 nhân vật truyện cổ tích

thân kỳ đến nhân vật truyện cười [5] Vê đặc điểm thấm mỹ của truyện cố tích

Trang 40

người đẹp trong một số truyện cô Đông Nam Á [16] Lê Trung Vũ Tính cách

của các nhán vat ding sĩ trong truyện cô dân tộc Mèo ”[85]

Với phương châm bảo tôn và phát huy vốn văn hóa cô truyền của dân

tộc, các công trình nghiên cứu về văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, thành

ngữ, vè ) sau năm 1975 được khuyến khích xuất bản Các nhà nghiên cứu

có điều kiện tìm hiểu nghiên cứu truyện cố tích thần kỳ một cách thuận lợi

hơn Và cố tích thân kỳ giống như một miễn đất hứa với các nhà nghiên cứu Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về truyện cô tích thần kỳ

Hình tượng “con người nhỏ bé” là một trong những đề tài tiêu biểu của truyện cô tích Đó là kiểu nhân vật thường ở vị trí thấp kém trong bậc thang

đăng cấp xã hội, họ có số phận bất hạnh, thiếu thốn cả về vật chất và tỉnh

thần Bản thân khái niệm “con người nhỏ bé” lần đầu tiên được đưa vào phê

bình văn học bởi V.G.Belinsky, trong bài báo viết năm 1840 về vo kich Dau

khổ vì trí tuệ của A.Griboedov Có thể hiểu những con người bé nhỏ là những nhân vật bất hạnh có số phận khổ đau là những tầng lớp thấp của xã hội

Theo bài viết Kiểu truyện về nhân vật bắt hạnh có nêu lên rằng: “Nhân

vật trong truyện cô tích đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ nét hơn trong nhân vật thân thoại, truyền thuyết Nếu thân thoại là “nghệ thuật vô ý

thức `” thì truyện cô tích là “nghệ thuật đích thực ” Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cô tích thường có hai loại: Một loại kết thúc có hậu; loại khác kết

thúc không có hậu

Ở kiểu kết thúc có hậu, có nhiều mô típ khác nhau:

Kiểu nhân vật người em út (Cây khổ)

Kiểu nhân vật người con riêng (Ä⁄ đì ghẻ độc ác) Kiêu nhân vật người mồ côi (Nàng tiên ốc)

Kiểu nhân vật người đi ở (Cây fre trăm đốt)

Các kiểu nhân vật bất hạnh thường được xây dựng theo những khuôn mẫu định sẵn Họ có những hành động tính cách, số phận tương đối giống

Ngày đăng: 16/12/2015, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w