Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ dưới góc nhìn văn hóa

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 77 - 80)

Chương 3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN VẬT KHÁC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT – ĐỀ XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI

3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

3.2.2. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ dưới góc nhìn văn hóa

Từ "văn hóa" có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)... Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá mới là đối tượng đích thực của văn hóa học. Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.

Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroebervà Clyde

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều vấn đề để bàn. Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm (sự vật) ấy với khái niệm (sự vật) khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay (coi văn hóa như tập hợp, như hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội...), có thể xác định được 4 đặc trưng cơ bản mà tổng hợp lại, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hoá như sau. Văn hóa: là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

Con người luôn sống trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Mỗi thời kì lịch sử xã hội, mỗi quốc gia, lại sản sinh ra những hệ tư tưởng khác nhau, tạo nên giá trị bản sắc riêng về văn hóa. Văn học là một bộ phận của văn hóa, chính vì vậy nó chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng văn hóa - cái nền sản sinh ra nó. Hình ảnh cô Tấm nằm trong hình tượng người con riêng của truyện cổ tích thần kỳ. Tuy nhiên ta có thể phân biệt đâu là cô Tấm của người Việt đâu là cô bé lọ lem của Anh là bởi cô Tấm mang được xây dựng mang văn hóa người Việt từ trang phục cô mặc đến tính cách, hình ảnh trong truyện. Tất cả đều rất Việt mà ta không thể nhầm lẫn. Mỗi một văn hóa một vùng miền sẽ sản sinh ra những hệ tư tưởng khác nhau. Truyện cổ tích của văn hóa nông nghiệp sẽ khác với truyện cổ tích của văn hóa du mục. Nghiên cứu truyện cổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tích dưới góc nhìn văn hóa sẽ cho chúng ta thấy được sự khác nhau giữa hai hệ tư tưởng này khi xây dựng lên thế giới cổ tích. Văn hóa du mục với bản chất phóng khoáng, cởi mở sẽ cho ra những hình tượng nhân vật khác với văn hóa nông nghiệp lúa nước. Chính vì vậy nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ dưới sự soi sáng của văn hóa học là hướng đi mới và cần thiết để ta thấy được đặc sắc riêng tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ của từng quốc gia đồng thời thấy được sự vận động về mặt tư tưởng xã hội cũng như văn hóa văn học của con người trong từng thời kì lịch sử xã hội khác nhau.

Trong bài viết Văn hóa dân gian thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, Nguyễn Xuân Kính đã phân tích lý giải hành động trả thù của cô Tấm theo văn hóa ứng xử thường tình của người Việt xưa, theo quan niệm của nhân dân

“ác giả ác báo”. Ông cho rằng “việc Tấm phải trả thù và tiêu diệt mẹ con Cám là tất yếu”. Ông còn cho rằng hành động đó “không có gì là xa lạ với cách nghĩ và tâm lý dân tộc”. Song ông cũng tỏ ra dè dặt khi nói thêm: “Ở thời điểm hiện tại, có thể chúng ta chưa tán thành cách thức trả thù của Tấm, nhưng việc Tấm trả thù là cần thiết và chính đáng'' [46 ;tr5].

Chuyên luận Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, giáo sư Chu Xuân Diên đã tập hợp, phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả về truyện cổ tích. Chuyên luận chỉ ra cơ sở khoa học và sự thành công của các công trình nghiên cứu chính là việc dựa vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử văn hóa và để lý giải những truyện cổ tích cụ thể. Tác giả đã phỏng đoán khoa học về các mốc lịch sử xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt truyện. Theo đó, truyện “Trầu cau” phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm và hình thái hôn nhân: chế độ quần hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân, gia đình, lứa đôi thời phụ hệ. Còn “Tấm Cám” phản ánh nền kinh tế phụ quyền và cơ sở xung đột bước đầu có tính chất giai cấp. Truyện “Cây khế” đề cập đến mối quan hệ anh chị em trong gia đình phụ quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)