Loại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 31 - 34)

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM

1.3. Loại hình nhân vật

1.3.1. Khái niệm loại hình nhân vật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì đây “là kiểu nhân vật tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người tiêu biểu nhằm khái quát chung về tính cách điển hình”, “nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất, tính cách, đạo đức của một loại người nhất định của một thời đại… Nhân vật loại hình không phải là khái niệm trừu tượng. Giống các loại nhân vật khác, chúng được thể hiện trong tác phẩm qua những chi tiết chân thực sinh động của đời sống.

Nhân vật loại hình có khả năng khái quát cao, nhưng ít hay nhiều đều mang tính chất lược đồ” [24; Tr229 - 230].

Nhân vật cô Tấm trong “Tấm Cám” lại là đại diện cho lớp nhân vật người con riêng trong xã hội phong kiến xưa hiền lành tốt bụng luôn bị ghen ghét đố kị và bị người khác hãm hại. Mẹ con nhà Cám là đại diện cho lớp mẹ ghẻ độc ác, xấu xí trong mắt của nhân dân lao động…

Hạt nhân của nhân vật loại hình vẫn là yếu tố loại chứ không phải là cá tính. Nhân vật loại hình không phải là khái niệm trừu tượng. Giống các loại nhân vật khác, chúng được thể hiện trong tác phẩm qua những chi tiết chân thực, sinh động của đời sống. Nhưng dẫu sao khái niệm loại vẫn là cốt lõi của chúng. Vì thế, nhân vật loại hình có khả năng khái quát cao nhưng ít hay nhiều đều mang tính chất lược đồ.

1.3.2. Loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ

Trong truyện cổ tích, hệ thống nhân vật đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ rệt hơn so với nhân vật thần thoại và truyền thuyết. E.M.Melelinsky cho rằng: “Nhân vật trong truyện cổ tích không có sức mạnh ma thuật vốn có ở nhân vật huyền thoại. Nhân vật có sức mạnh nhờ sự bảo trợ đặc biệt của các thần. Về sau các sức mạnh thần kỳ đó nói chung như đã bị loại khỏi nhân vật và ở mức độ nhất định, chúng hoạt động thay cho nhân vật” [47].

Tùy thuộc vào cách kết thúc khác nhau của mỗi câu chuyện cổ tích thần kỳ có các kiểu nhân vật khác nhau. Loại nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ kết thúc có hậu có nhiều môtip khác nhau. Tuy nhiên có ba loại hình nhân vật chính tạo nên thế giới của truyện cổ tích thần kỳ, đó là:

- Nhân vật người mồ côi (truyện Chử Đồng Tử, Thạch Sanh…).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhân vật người em út (người em trong Hai anh em và Cây khế…).

- Nhân vật người con riêng (Tấm trong Tấm Cám, cậu bé trong Sự tích chim đa đa…).

Ngoài ba loại hình nhân vật trên, truyện cổ tích thần kỳ còn có một số loại hình nhân vật phụ khác như:

- Nhân vật người đi ở (anh trai cày trong cây tre trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích con khỉ…).

- Nhân vật người dũng sĩ (chàng Hai trong truyện giết thuồng luồng, Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh ).

- Nhân vật xấu xí mà tài ba (Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, Cóc trong Lấy vợ cóc…)

- Nhân vật có tài lạ (truyện Ba chàng thiện nghệ, Bốn anh tài, Anh em sinh năm…).

Nhân vật cổ tích thần kỳ có sự phân biệt rõ ràng thành hai tuyến đối lập nhau. Tuyến thiện (Tuyến chính nghĩa, tuyến tốt); Tuyến ác (Tuyến gian tà, tuyến xấu). Các nhân vật ở hai tuyến được xây dựng một chiều, đã tốt là tốt tuyệt đối từ đầu cho đến cuối. Ngược lại đã xấu là xấu một cách độc địa từ lúc đầu cho đến mãi khi kết thúc, “không biết đến sự thay đổi, sự phát triển của tính cách nhân vật. Nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích từ bắt đầu bằng những nhân cách nào thì nó sẽ tồn tại đến cuối truyện với những nhân cách đó”. Nhân vật thường không có tính cách cá nhân, các nhân vật trong cùng tuyến có bản chất giống nhau, tính cách gần giống nhau và có số phận cũng như kết cục gần giống nhau. Nhân vật cổ tích thần kỳ là nhân vật chức năng, chúng được sắp xếp theo một mạch cốt truyện để thực hiện chức năng chuyển tải một thông điệp nào đó. Tuy nhiên, đối với những truyện cổ tích trung gian thì nhân vật không được xây dựng theo hai tuyến thiện- ác rõ ràng.

Trong truyện cổ tích thần kỳ có kiểu nhân vật thần kỳ hoặc vật thần kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đó là Tiên, Bụt, Giàng, Rùa Vàng, Ngựa Sắt...luôn đứng về tuyến nhân vật thiện để che chở, giúp đỡ mỗi khi họ gặp khó khăn hay nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)