Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM
2.1. Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người con riêng
2.1.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người con riêng
Với cốt truyện đặc sắc, hàm chứa những bài học luân lý làm người có giá trị, truyện cổ tích về người con riêng đã thu hút sự quan tâm của các nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiên cứu văn học dân gian. Sự quan tâm được thể hiện qua các công trình nghiên cứu, giáo trình Đại học và Cao đẳng.
Cùng với các kiểu truyện khác kiểu truyện người con riêng đã đem đến kho tàng cổ tích thần kỳ Việt Nam một màu sắc lung linh huyền ảo. Chính vì thế trong vài thập kỷ trước đến nay, đã có khá nhiều tác giả bàn về kiểu truyện người con riêng trong các công trình nghiên cứu của mình.
Trong cuốn Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian của tác giả Cao Huy Đỉnh xuất bản năm 1974 trong phần phân loại văn học dân gian cổ truyền, tác giả đã thấy được những xung đột trong nội bộ gia đình phụ quyền và lý tưởng hóa những nhân vật bất hạnh và chỉ ra đề tài và cốt truyện trong thời kỳ đầu của xã hội có giai cấp xoay quanh. Số phận của những con người mồ côi (Sọ Dừa) người em út (Cây Khế) và người con riêng của chồng (Tấm Cám) và ước mơ hạnh phúc của họ. Đó là những con người bị gạt ra khỏi gia đình phụ quyền bị ngược đãi khổ sở, gặp nhiều tai họa. Họ kiên trì và quả cảm, được nhân dân yêu quý giúp đỡ, che chở và cuối cùng được hạnh phúc. Ở đây tác giả chỉ bàn đến số phận người con riêng mà chưa đặt ra vấn đề xem xét kiểu truyện một cách cụ thể toàn diện.
Năm 1983, kiểu truyện người con riêng được nhắc đến trong cuốn Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam của tác giả Võ Quang Nhơn. Ở đây vấn đề nguồn gốc ra đời của kiểu truyện đã được đề cập đến một cách sâu sắc. Đó là khi xã hội bắt đầu có sự thay đổi, gia đình lớn phân tán thành gia đình nhỏ, chế độ mẫu quyền được thay thế bằng chế độ phụ quyền: “Cùng với sự giải thể của gia đình lớn về mặt xã hội, sự xuất hiện của sự tích lũy tài sản theo từng gia đình riêng lẻ. Cơ sở xã hội và cơ sở kinh tế sâu xa ấy tạo điều kiện cho sự xuất hiện hàng loạt truyện dân gian khá phổ biến ở các dân tộc ít người. Đó là loại truyện về các nhân vật bất hạnh như người em út, người con riêng…” [58].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của tác giả Trần Gia Linh xuất bản 1991, khi giới thuyết và phân loại truyện cổ tích cũng đã đề cập đến nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích cũng như kiểu truyện: “ Truyện xuất hiện rất xưa nhưng chủ yếu phát triển ở thời kỳ đã phân chia giai cấp. Chế độ tư hữu tài sản và gia đình riêng đã tạo nên những xung đột gay gắt đe dọa số phận con người. Những nhân vật bất hạnh trong xã hội những người đi ở, con riêng, em út mồ côi… đã trở thành những nhân vật được quan tâm biểu hiện đặc biệt”. Kiểu truyện người con riêng còn được thể hiện qua phần nội dung của truyện có ví dụ minh họa về nội dung và nhân vật song còn riêng lẻ và chưa cụ thể: “Nội dung của truyện hướng về những con người bình thường, bất hạnh để nêu bật số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng.
Đó là những con người mồ côi bơ vơ không nơi nương tựa bị hất ra lề đường kiểu Thạch Sanh mình trần khố có một manh nơi gốc đa. Đó là những người con riêng bị đày đọa, chết đi sống lại nhiều lần mà vẫn chưa hết khổ kiểu cô Tấm. Đó là những người em bị tước đoạt mọi quyền lợi như chàng trai truyện cây Khế...
Năm 1992, trong phần : Đặc điểm truyện cổ tích Việt Nam in cuối tập 5 Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đồng Chi cho rằng: “Đối tượng mà truyện cổ tích ra sức bênh vực là những nhân vật nghèo khổ, bất hạnh, những kẻ bị áp bức bóc lột, những người xấu số là đối tượng của xung khắc gia đình: con côi, em út, con vợ trước, ngốc nghếch…” [5]. Ở đây, tác giả cũng chỉ mới bàn đến kiểu nhân vật “con vợ trước” (người con riêng) mà chưa đặt ra vấn đề xem xét kiểu truyện một cách cụ thể toàn diện.
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường của tác giả Nguyễn Xuân Lạc, xuất bản năm 1998, tác giả đã đánh giá sâu sắc về vai trò chức năng của truyện cổ tích, đồng thời đã có những nhận định khái quát chung nhất về các kiểu truyện, kiểu nhân vật và môtip nghệ thuật. Ở đây, khi xác định về kiểu truyện tác giả nêu: “Tập hợp những truyện có cùng chủ đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và cốt truyện tương tự nhau được gọi là kiểu truyện”. Và lấy ví dụ: “kiểu truyện Tám Cám ở Việt Nam gồm có các truyện Tám Cám của người Việt, truyện TuaGia - TuaNhi của người Tày…”. Tác giả gọi kiểu truyện bằng tên truyện chứ không phân biệt thành kiểu truyện người con riêng, mà chỉ có những kiểu nhân vật bất hạnh (người em út, người mồ côi, người con riêng, người xấu xí, người đi ở…).
Cùng năm 1998, cuốn Văn học tập 2 giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ cao đẳng Sư phạm do tác giả Đỗ Bình Trị và Trần Đình Sử chủ biên cũng điểm qua một vài khái cạnh cơ bản có liên quan đến kiểu truyện người con riêng trong mục xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ. Theo hai tác giả:
Nhân vật trung tâm của truyện kể được gọi là “Tự sự xã hội” này (tức truyện cổ tích) là nhân vật bất hạnh - loại nhân vật xuất hiện lần đầu trong truyện kể dân gian. Xung đột xã hội trong truyện cổ tích đặc biệt trong cổ tích thần kỳ thường diễn ra trong phạm vi nhiều quan hệ gia đình. Ta hiểu vì sao nhân vật bất hạnh lại luôn là những thành viên lép vế nhất trong gia đình gia trưởng ngày xưa: người em út, người con riêng. Mỗi một nhận định đều mang một ý nghĩa nhất định dù chỉ mang tính chất điển hình, sơ lược khái quát, ý kiến của Đỗ Bình Trị vàTrần Đình Sử cũng góp phần đem đến cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về nhân vật trung tâm của kiểu truyện người con riêng.
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam - Đinh Gia Khánh (chủ biên), tác giả đã chỉ ra nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích thông qua khái quát vấn đề mâu thuẫn trong truyện cổ tích: “khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp. Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh xã hội, nội dung chính của lịch sử khi ấy. Truyện cổ tích có thể đặt ra những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh giữa người với thiên nhiên, nhưng trước hết và chủ yếu nó phản ánh những mâu thuẫn giai cấp” [44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong cổ tích về người con riêng, tiêu biểu là truyện “Tấm Cám” của người Kinh được rất nhiều nhà nghiên cứu và có những công trình bài viết đáng giá. Cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của cổ tích qua truyện Tấm Cám Đinh Gia Khánh đã khảo sát kĩ truyện Tấm Cám qua các chủ đề chính và thể hiện quan điểm nhận diện truyện cổ tích của mình. Công trình xuất hiện đã có tiếng vang lớn và những quan điểm của ông về những vấn đề của truyện cổ tích trong chuyên luận này nhiều thập kỷ qua đã trở thành phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian cho các nhà folklore Việt Nam. Trong công trình này với khối tư liệu phong phú về những dị bản của kiểu truyện Tấm Cám ở trong nước và trên thế giới, giáo sư Đinh Gia Khánh đã đề cập đến những vấn đề đặc trưng cơ bản của thể loại truyện cổ tích: “Đó là tính dân tộc và tính quốc tế, tính địa phương và tính toàn dân của truyện cổ tích, là vấn đề hình thái biểu hiện của nội dung đấu tranh xã hội trong thể loại này, là vấn đề phương pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích, là vấn đề tâm lý của nhân dân khi sáng tác và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian” [45].
Ông cũng đã so sánh kiểu truyện “Tấm Cám” của người Kinh với một số dân tộc khác ở Việt Nam và nước ngoài trên một số phương diện như chủ đề, dân tộc, nội dung và cách phản ánh hiện thực. Ông chỉ ra những chủ đề mang tính quốc tế và những chủ đề mang tính dân tộc. Ông chỉ ra rằng:
“truyện Tấm Cám có ít nhất hai chủ đề chính: chủ đề “dì ghẻ con chồng” và chủ đề “vật báu đem lại hạnh phúc”. Chủ đề thứ nhất có ý nghĩa đấu tranh xã hội, chủ đề thứ hai có ý nghĩa phong tục” [45; tr66]. Ông cho rằng hai chủ đề này là hai chủ đề mà không có dân tộc nào giữ độc quyền sáng tạo. Chiếc giày đem lại hạnh phúc trong truyện người con riêng có tính chất quốc tế, là một môtip du nhập vào Việt Nam. Tác giả đã kết luận như sau: “Truyện kiểu Tấm Cám nảy sinh ở nhiều nước là đúng, nhưng lại không thể quên rằng có những chi tiết nào đó đã di chuyển từ truyện kiểu Tấm Cám của nước này sang truyện kiểu Tấm Cám của nước khác”. “Trong khá nhiều truyện kiểu Tấm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cám trên thế giới, việc người mẹ sau khi chết đi hóa thành con vật linh thiêng (thường là con bò trên cạn hoặc con cá dưới nước) để phù hộ cho con mình là một kí ức về vật tổ, về tôn giáo” [45; tr47]. “Trong truyện kiểu Tấm Cám có việc nhân vật chết đi sống lại nhiều lần, hiện tượng này như đã trình bày, ít nhiều có liên quan đến tín ngưỡng nguyên thủy, với tôn giáo” [44;tr102]. Đi sâu hơn nữa, qua phân tích Tấm Cám, tác giả đưa ra những nhận xét hết sức sâu sắc về truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung. Tuy công trình viết từ những năm 60 nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Theo Đinh Gia Khánh “trong truyện Việt Nam phải để cô Tấm trừng phạt Cám như vậy thì mới được chân thực”. Bởi vì “trong cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt, cô Tấm nhất định phải rút ra được kinh nghiệm xương máu là nếu mụ dì ghẻ và con Cám còn sống thì chúng sẽ không để cho cô sống. Giữa hai cách xử sự sau đây, phải chọn lấy một: để cho chúng sống rồi lại giết mình lần thứ năm, hay là giết chúng đi để có thể sống yên lành. Cô Tấm bắt buộc phải chọn cách thứ hai. Việc Tấm giết Cám và mụ dì ghẻ không hề làm giảm đạo đức của cô, làm giảm cái đẹp của hình tượng nhân vật”.
Nhưng sau đó ông lại viết: “Tuy vậy, cô Tấm sẽ còn đẹp hơn nữa nếu cô không dùng những hình thức tàn khốc (giết bằng nước sôi, làm mắm thịt con cho mẹ ăn) để trừng trị bọn tội phạm...” [45; tr97 - 98].
Phạm Xuân Nguyên trong một bài viết nhan đề “Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám” có kể lại: “Nhân một lần chuyện phiếm văn chương, tôi nhắc đến truyện Tấm Cám với Nguyễn Quang Lập. Nghe tôi bảo đang có ý kiến cho là phải xét lại hành động trả thù của Tấm vì như thế là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách dân tộc Việt, không thích hợp với ngày nay, Lập tỏ ý bực tức. Theo Lập, hiểu như thế là hiểu sai tinh thần truyện”. Tác giả bài báo tán thành cách hiểu tinh thần của truyện là “Cái thiện thắng, cái ác phải bị trừng trị. Đây là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này nghĩa là cái chết của bên kia và ngược lại... Tinh thần của truyện là như thế. Còn hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động của Tấm giết Cám làm mắm cho mẹ Cám ăn chỉ là cái thể hiện, nói theo ngôn ngữ học, là cái biểu đạt, không nên hiểu nó theo nghĩa đen cụ thể. Hành động đó không phải là man rợ, nó chỉ nhằm thể hiện tư tưởng ác giả ác báo”
mà thôi... Hành động trả thù đó là điều không có thật... sự báo thù của Tấm...
là một biểu trưng, nó mang ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác”. Theo tác giả “Truyện Tấm Cám dạy trong nhà trường không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên lảng tránh chuyện đó...Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần của sự trả thù của Tấm” [62; tr50-52].
Tác giả Nguyễn Tấn Đắc cũng đã viết năm bài về truyện Tấm Cám, tác giả đã phân tích tương đối toàn diện và đề cập hầu hết các vấn đề chính của kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh dựa trên type và môtip để tìm hiểu mối giao lưu và tương tác văn hóa giữa các dân tộc ở Đông Nam của người Chăm đến type truyện “Tấm Cám” ở Đông Nam Á để xác định xung đột chủ yếu trong kiểu truyện này là xung giữa người con riêng và mẹ nuôi và con gái mụ ta, diễn biến tình huống của truyện thông qua hệ thống môtip. Xung đột dì ghẻ - con chồng là một hiện tượng đặc hữu và tiêu biểu của xã hội phụ hệ, nhưng xã hội người Chăm lại theo chế độ mẫu hệ, nên đã kể lại truyện Tấm Cám theo thực tế xã hội mình.
Trong bài Truyện Tấm Cám và sự đánh tráo thân phận con người tác giả đã tìm hiểu nội dung của truyện Tấm Cám thông qua so sánh các dị bản cổ với bản kể hiện đại của Việt Nam, và đưa ra kết luận như sau: “Truyện Tấm Cám Việt Nam và một số nước Đông Nam Á là chuyện về sự đánh tráo thân phận con người. Bàn chân nhỏ đẹp là môtip thể hiện phẩm chất riêng của Tấm, nó là biểu tượng riêng của người có thân phận chân chính. Chiếc giầy duy nhất chỉ có Tấm mang vừa là thước đo kiểm nghiệm người được lựa chọn. Nó là mô tip công cụ kiểm nghiệm người có thân phận xứng đáng [19, tr286].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chu Xuân Diên trong phần nói về cái chết của mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám khi đề cập tới môtip “chết do bị dội nước sôi” ông đã nghĩ tới truyện “Ýưởi - Ýnọong” của người Thái, truyện “Tua Gia Tua Nhi” của người Tày và một số truyện của nước ngoài. Ông cũng đã nói tới môtip “mẹ ăn thịt con”. Tình tiết ăn thịt người được kể một cách phổ biến là ăn thịt các con vật hóa thân của người vợ cũ và con riêng của chồng. Tác giả lấy ví dụ trong truyện “Gầu Nà” của người H’Mông ở Việt Nam, truyện “Ta Gia Ta Luân” ở Quảng Tây… Theo ông hai môtip “chết do bị giội nước sôi” và “mẹ ăn thịt con” trong kiểu truyện “Tấm Cám” hiện nay chính là sự phát triển từ hai môtip “chết bằng cách giội nước sôi để rồi tái sinh” và môtip “mụ dì ghẻ- phù thủy ăn thịt người”. Môtip đầu có nguồn gốc từ một hành động trong nghi lễ trưởng thành, môtip thứ hai có nguồn gốc từ sự kiện lịch sử - xã hội. Tác giả đi sâu vào môtip ở đoạn kết thúc của tác phẩm chứ không đi vào khảo sát toàn bộ văn bản để thấy được hệ thống môtip của kiểu truyện này.
Nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Minh Thu đã tìm hiểu về đặc điểm nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Hai dạng xuất hiện độc đáo của loại nhân vật này là: người mẹ (hoặc các dạng hóa thân của người mẹ) và con hổ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định sự đan cài giữa yếu tố hoang đường kỳ ảo với hiện thực, giữa yếu tố tín ngưỡng nguyên thủy với đời sống thực tế là một nét đặc trưng trong truyện cổ tích về người con riêng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ - Phạm Tuấn Anh (Viện văn hóa) nghiên cứu về kiểu truyện người con riêng theo hướng nghiên cứu về nghệ thuật. Bài viết có mục nghiên cứu về môtip
“đôi giày” trong truyện Tấm Cám. Tác giả viết: Môtip “đôi giày” có thể là hình ảnh đôi giày, có thể là một cấu trúc bao gồm các hành động đánh rơi