Nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 24 - 31)

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM

1.2. Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ

1.2.4. Nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ

Lật lại vấn đề về nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của truyện cổ tích thần kỳ, điều đầu tiên ta thấy đó là cổ tích thần kỳ mang những đặc điểm của xã hội thị tộc cổ đại. Theo Đỗ Bình Trị, những dấu ấn xã hội đó “thường có mặt ở những vị trí có ý nghĩa mấu chốt trong tình tiết hoặc là đầu mối của cốt truyện”. Đó là sự cấm kị, chế độ hôn nhân huyết tộc, hôn nhân chị em vợ, chế độ kế thừa của con trai cả, chế độ kế thừa của con trai út, tục hiến sinh ma thuật … Ví dụ trong truyện “Sự tích đá Vọng Phu” là một biểu hiện của chế độ hôn nhân huyết tộc. Bằng một sự ngẫu nhiên nào đó, hai anh em ruột đã lấy nhau kết thành chồng thành vợ. Người đời sau cho đó là mối quan hệ loạn luân nhưng được các tác giả dân gian khéo léo giải thích bằng hiện tượng ngẫu nhiên, do ly biệt tạo ra. Với hình ảnh người vợ bồng con đứng chờ chồng hóa thành đá tạo nên niềm xúc cảm cho người đọc về tình cảm thiêng liêng cao quý của người vợ mà xóa nhòa đi khoảng cách ấn tượng về sự “loạn luân” trong tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhân vật trong cổ tích thần kỳ phong phú và đa dạng nhất trong truyện cổ tích. Có hai loại nhân vật chính là nhân vật thần linh có phép thuật kỳ ảo và nhân vật là con người. Con người chia ra làm hai tuyến đó là tuyến thiện và tuyến ác. Con người mang tính cách một chiều, tốt thì tốt từ đầu đến cuối, xấu thì xấu từ đầu đến cuối.

1.2.4.1. Hiện thực và tưởng tượng trong truyện cổ tích thần kỳ

Hiện thực trong cổ tích thần kỳ là bức tranh cuộc sống xã hội thời phong kiến cùng với sự đối lập của hai hạng người tiêu biểu là người nghèo và người giàu, người bất hạnh và kẻ quyền thế, người lương thiện và kẻ độc ác. Dù có sự can thiệp của lực lượng thần kỳ nhưng sự đổi đời của nhân vật lương thiện vẫn có cơ sở trong cuộc sống đời thường với những tấm gương con nhà nghèo học giỏi đỗ đạt cao rồi được làm quan và đổi đời. Những cô gái nết na hiếu thảo chăm chỉ đảm đang khéo léo được lấy chồng danh gíá. Hiện thực trong truyện cổ tích thần kỳ là hiện thực đời thường.

Nếu tưởng tượng trong thần thoại và truyền thuyết gắn liền với niềm tin của người kể và người nghe thì tưởng tượng trong cổ tích là một sự hư cấu nghệ thuật có chủ tâm. Theo Nguyễn Xuân Đức thì “người kể nhất là người kể trong cổ tích thần kỳ không có ý thức tác động vào lòng tin người nghe đối với điều được kể ra mà cuốn hút họ vào câu chuyện bằng tính chất ly kỳ, làm cho họ cảm, họ xúc động, từ đó tìm ra bài học nhân sinh hướng đến điều thiện. Người nghe cổ tích đã được đặt trong trường cổ tích nên đã không có sự liên hệ gì giữa chuyện kể và thực tại”[23; tr28].

Truyện cổ tích thần kỳ đem đến cho người đọc một niềm tin vào lẽ công bằng ở đời thông qua triết lý “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Nhân vật trong cổ tích thần kỳ là nhân vật điển hình vì nhân vật bất hạnh nào cũng có những điểm chung giống nhau nên chỉ cần một nhân vật bất hạnh là có thể khái quát lên đặc điểm của nhân vật bất hạnh nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.4.2. Cốt truyện của cổ tích thần kỳ

Cốt truyện kết cấu theo đường thẳng, xây dựng theo trình tự thời gian, việc gì xảy ra trước kẻ trước, việc gì xảy ra sau kể sau. Cốt truyện chú trọng hành động nhân vật, là hệ thống các chuỗi sự kiện kết nối nhau.

Cốt truyện xoay quanh nhân vật chính. Bao quanh nhân vật chính là nhân vật phụ. Nhân vật phụ có hai loại, loại nhân vật phụ là con người như mẹ Cám, hoàng tử (vua) trong truyện Tấm Cám; mẹ con Lý thông, công chúa, vua trong truyện (Thạch Sanh). Loại nhân vật phụ thứ hai là nhân vật thần kỳ như Tiên Bụt, Phật hoặc các nhân vật thần như Chim thần, Rùa thần, Đại bàng, Trăn tinh… Nhân vật phụ là con người cũng có hai dạng. Dạng nhân vật đối kháng, đối lập với nhân vật chính như mẹ con nhà Cám, Lý Thông…

Loại nhân vật phụ chỉ làm nền tô vẽ thêm cho nhân vật chính, là khát vọng ước mơ của nhân vật chính như ông vua, hoàng tử, công chúa. Cốt truyện kết thúc theo kiểu có hậu và thường diễn ra theo ba phần: phần đầu giới thiệu sự xuất thân của nhân vật chính. Môtip xuất thân thấp hèn như loại nhân vật bất hạnh trong truyện Cây khế, Tấm Cám, Chử Đổng Tử, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt… Môtip sự ra đời thần kỳ là loại nhân vật tài năng như Thạch Sanh, Năm anh em, Sọ Dừa. Phần giữa là cuộc phiêu lưu của nhân vật trong thế giới cổ tích gồm có những môtip: sự ra đi của nhân vật chính, môtip nhân vật gặp thử thách, môtip chiến thắng thử thách và lực lượng thù địch bằng sự giúp đỡ của lực lượng thần kỳ, bằng phẩm chất tốt đẹp. Phần kết là sự đổi đời bao gồm môtip thưởng cho nhân vật chính lương thiện và phạt đối với nhân vật ác.

1.4.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thể loại truyện cổ tích thần kỳ

Ngôn ngữ cổ tích là ngôn ngữ trần thuật. Vì mục đích cho dễ nhớ dễ thuộc, dễ tiếp thu nên đa số câu văn trong cổ tích là câu đơn, câu trần thuật là chủ yếu mà ít có câu tả và câu đối thoại. Trong truyện cổ tích, những môtip ngôn ngữ như câu mở đầu và kết thúc giống nhau. Trong truyện cổ tích hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực, số lượng câu tả và câu đối thoại đã chú ý nhiều hơn. Cách tả của cổ tích cũng chỉ là một vài nét phác họa có tính chất giới thiệu chung chung. Truyện kể rằng cô Tấm xinh đẹp nhưng xinh đẹp ra sao thì truyện cổ tích không đề cập đến, người nghe có quyền tưởng tượng ra cho mình một cô Tấm. Như vậy giữa người kể và người nghe cùng đồng sáng tạo. Người kể chỉ nêu lên cái sườn còn chi tiết cụ thể thì dành cho người nghe tiếp tục sáng tạo.

Trong cổ tích có những môtip ngôn ngữ như môtip mở đầu môtip kết thúc. Mở đầu thường có câu: “Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một làng nọ…” hoặc “Xưa kia tại một làng nọ có một gia đình…”. Với truyện cổ tích H’Mông thường mở đầu: “Ngày xưa cái thủa chiếc bánh giầy còn biết đánh trống thổi kèn…”. Cũng là công thức ấy nhưng lời kể có thể khác nhau theo từng dân tộc nhưng đều giống nhau ở chỗ thường đầy đủ cả không gian và thời gian không xác định. Thời gian quá khứ xa xưa, không gian xa xôi đâu đó. Kết thúc cổ tích thần kỳ thường có kiểu lý giải kết luận về sự ứng xử bằng những câu tục ngữ châm ngôn. Ví dụ truyện “ Cây tre trăm đốt” có kết thúc như sau: “ Do truyện này mà người đời sau còn có câu: Chê ta rồi lại lấy ta, tuy là đứa ở nhưng mà có công”.

Ngoài ngôn ngữ văn xuôi là chủ đạo thì cổ tích còn có ngôn ngữ vần vè

của tục ngữ, thành ngữ, ca dao nhằm gây ấn tượng mạnh. Những câu ca dao như:

- Con vợ khôn lấy thằng chồng dại Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu.

- Con Vạc bán ruộng cho Cò Cho nên Vạc phải ăn mò cả đêm Vạc sao Vạc chẳng biết lo

Bán ruộng cho Cò, Vạc phải ăn đêm.

Đặc biệt trong truyện Tấm Cám tác giả dân gian đã sử dụng nhiều câu đối thoại bằng hình thức vần vè:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Lời gọi Bống của Tấm:

Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.

- Lời của mụ dì ghẻ: “ Chuông khánh còn chẳng ăn ai nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre”.

- Tiếng Gà: "Cục ta cục tác!

Cho ta nắm thóc Ta bới xương cho".

- Tiếng chim Vàng Anh:

"Giặt áo chồng tao Thì giặt cho sạch Phơi áo chồng tao Thì phơi bằng sào Chớ phơi bằng rào Rách áo chồng tao".

- Tiếng khung cửi:

“Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra”.

So với các thể loại trước đó thì câu văn trong cổ tích đa dạng, phong phú hơn về kiểu câu, phong cách ngôn ngữ. Càng về sau câu văn cổ tích gần với phong cách văn học hơn.

1.2.1.4 Không gian thời gian trong cổ tích thần kỳ

Thế giới trong truyện cổ tích thần kì là một thế giới riêng biệt. Nó khác với thế giới thực tại của con người, cũng không giống với thế giới thần linh trong thần thoại. Nó là “một thế giới riêng, thế giới của truyện cổ tích tồn tại trong trí tưởng tượng của người kể và người nghe trong truyện cổ tích”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong thế giới đó có không gian thời gian đặc biệt. Không gian trong cổ tích thần kỳ không cản trở đến các sự kiện - các hành động của nhân vật. Mọi hành động của nhân vật đều không gặp bất cứ một trở ngại gì. Nhân vật có thể đi nhanh như gió, không bị mỏi mệt. Con người có thể trò chuyện với loài vật, dân thường có thể gặp vua chúa một cách dễ dàng (vì lúc này vương quyền chưa bị lên án mạnh mẽ, mối quan hệ giữa các giai cấp chưa thực sự đối kháng). Cổ tích không có trở ngại về tâm lý, Tấm bị hại không biết kêu lên chỉ biết khóc, Cám bị trả thù không hề chạy trốn…Nhân vật cổ tích thần kỳ không có dao động trong suy nghĩ, nghĩ gì là làm ngay. Không gian không hề gây khó khăn trở ngại cho hoạt động có mục đích của con người. Chính vì đặc điểm này mà truyện cổ tích đã sáng tạo ra các đồ vật thần kỳ như chiếc thảm bay, đôi hài ngàn dặm, nồi cơm Thạch Sanh ăn hoài không hết … Đây là đặc điểm giúp cho cổ tích thần kỳ có thể làm thỏa mãn mọi ước mơ của con người.

Không gian cổ tích thần kỳ có hai dạng: không gian cuộc sống trần thế và không gian kỳ ảo phi trần thế. Không gian cuộc sống trần thế chủ yếu là không gian làng quê. Ngoài ra còn có không gian trong cung đình như truyện Tấm Cám, không gian đảo hoang trong Sọ Dừa, không gian biển trong Cây khế. Trong không gian kỳ ảo thì có không gian cõi tiên, thiên đình trong Từ Thức lấy vợ tiên, không gian Âm phủ trong Sự tích sông Nhà Bè…Không gian trong cổ tích bao quanh hành động của nhân vật chính, khép kín, chỉ tồn tại xung quanh nhân vật chính, còn các nhân vật khác làm gì ở đâu trong khi nhân vật chính hoạt động thì cổ tích không hề quan tâm. Không gian cổ tích khó xác định phạm vi nơi chốn đặc điểm.

Có người cho rằng trong cổ tích nói chung và cổ tích thần kỳ nói riêng không có thời gian vì ở đó chỉ có các sự kiện các biến cố liên tiếp xảy ra, nó được tính bằng ngày bằng đêm hoặc các thời điểm như: hôm sau, năm sau, ngày xưa…Thời gian đó không có ảnh hưởng gì tới con người. Các nhân vật không có ai lớn lên không có ai già đi. Cô Tấm từ lúc phải đi mò tôm bắt tép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến lúc làm vợ vua không hề thay đổi, thậm chí còn trở nên xinh đẹp hơn xưa.

Vì vậy thời gian trong cổ tích thần kỳ là thời gian của những sự kiện.

Thời gian trong cổ tích là thời gian quá khứ vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi. Bất cứ thời điểm nào thời gian quá khứ ấy vẫn duy trì. Thực tại đi vào cổ tích trở thành quá khứ. Thời gian không thể xác định bằng năm tháng.

Thời gian của cổ tích kéo dài theo số phận con người, không bị gián đoạn mà diễn biến theo hành động của nhân vật. Các từ chỉ thời gian cũng có tính chất ước lệ. Thời gian diễn ra tuần tựu theo diễn biến sự việc.

1.4.1.5. Phương tiện nghệ thuật

Tác giả dân gian trong cổ tích đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương. Lực lượng thần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp tác giả dân gian đạt tới một xã hội lý tưởng, một xã hội có đạo lý và công lý. Lực lượng thần kỳ đứng về phía thiện, trợ giúp cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc. Trong quá trình đó, lực lượng thần kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội. Nhân vật đế vương vừa là phương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng xã hội của nhân dân. Vua Thạch Sanh, hoàng hậu Tấm là hiện thân của một xã hội tốt đẹp, xã hội lý tưởng.

Hoàng Tiến Tựu khi nghiên cứu về nội dung của truyện cổ tích thần kỳ ông dựa phương pháp và phương tiện nghệ thuật để khái quát lên một số những đặc điểm như sau: “Xét về đối tượng miêu tả, phản ánh thì bao giờ truyện cổ tích thần kỳ cũng hướng về những nhân vật người hay những xung đột xã hội của con người, coi đó là trung tâm là đối tượng chủ yếu. Các nhân vật thần kỳ dù nhiều hay ít, mạnh hay yếu đều không phải và không phải là đối tượng chính của truyện cổ tích thần kỳ”. Điều này khẳng định nhân vật chính, đối tượng phản ánh của truyện cổ tích là người. Cho dù trong truyện hầu hết là các yếu tố kỳ ảo hay xuất hiện dày đặc nhân vật thần linh phù trợ thì mọi trung tâm chú ý phản ánh vẫn là con người, nếu không truyện cổ tích sẽ biến thành thần thoại - nét riêng biệt giữa hai thể loại truyện. Biểu hiện đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiên cho đặc điểm này đó là cách đặt tên cho tác phẩm. “Hầu hết truyện cổ tích thần kỳ đều mang tên của các nhân vật chính là người (hoặc một cái tên nói về thực tại của con người) chứ không lấy tên của các lực lượng thần kì, ảo tưởng như trong thần thoại”. Truyện cổ tích đặt tên là: truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Cây khế

“Kết cấu và trình tự kể chuyện ở chuyện cổ tích thần kỳ cũng hướng về con người rất rõ”. Truyện có kết cấu ba phần là mở đầu, diễn biến và kết thúc. Phần mở đầu thường giới thiệu về hoàn cảnh xuất hiện của con người và mở đầu bằng “ngày xửa ngày xưa” hoặc “xưa kia”… Phần diễn biến nói về diễn biến cuộc đời và những xung đột cơ bản của nhân vật, có lực lượng thần kỳ xuất hiện trong diễn biến của truyện. Và cuối cùng là kết thúc cuộc đời nhân vật.

“Xét về phương diện nghệ thuật và phương pháp giải quyết mâu thuẫn xung đột giữa người với người trong truyện cổ tích thần kỳ thì các lực lượng thần kỳ, ảo tưởng lại giữ vai trò quan trọng đặc biệt”. Bởi các nhân vật chính trong truyện luôn có số phận bất hạnh, bất hạnh trước những tình huống khó khăn trong cuộc đời. Họ không thể giải quyết được những mâu thuẫn xung đột giữa các quan hệ mà phải nhờ đến sự giải quyết của thần linh, của các ông Bụt bà Tiên. Ông Bụt xuất hiện khi cô Tấm chỉ biết bưng mặt khóc vì bị mẹ con Cám hành hạ. Tuy nhiên các lực lượng thần kỳ, các yếu tố kỳ ảo chỉ xuất hiện đúng lúc đúng chỗ khi các nhân vật thật sự cần giúp đỡ. Đó cũng là một cách lí giải, giải quyết các mâu thuẫn của tác giả dân gian trong truyện cổ tích thần kì [83].

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)