Những công trình nghiên cứu về hình tượng người em út

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 55 - 64)

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM

2.2. Nghiên cứu về hình tượng người em út

2.2.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người em út

Từ trước tới nay có rất nhiều các công trình nghiên về truyện cổ tích và cổ tích thần kỳ nhưng những chuyên luận nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ về người em út một cách có hệ thống lại chưa được nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 1973, Đinh Gia Khánh trong giáo trình Văn học dân gian tập II đã nhận ra nét bản chất trong nghệ thuật của truyện cổ tích khi cho rằng: “truyện cổ tích phản ánh cuộc sống với những mâu thuẫn của nó, phản ánh những con người với những sự việc khác nhau do hoàn cảnh, do thành phần giai cấp tạo nên. Để phục vụ cho mục đích phản ánh đó, truyện cổ tích thường đưa ra những tình thế tương phản”“cũng để biểu hiện được những mâu thuẫn và phức tạp của cuộc sống, truyện cổ tích hay sử dụng sự nhắc lại như là một phương pháp nghệ thuật. Sự nhắc lại có tác dụng khác nhau [44; tr.341]. Để chứng minh, tác giả dẫn ví dụ truyện Phượng hoàng và cây khế - một truyện cổ tích tiêu biểu trong kiểu truyện người em. Ông phân tích sự tương phản giữa hai nhân vật bằng cách chỉ ra sự đối lập về hoàn cảnh và tính cách giữa họ: người em nghèo nhưng không thiết tha đến của cải còn người anh giàu nhưng lại tham lam. Được đặt trong hoàn cảnh như sau: cả hai cùng bắt gặp chim đến ăn khế, cùng được chim đưa ra đảo lấy vàng nhưng một đằng giả dối tham lam, một đằng thật thà trung hậu nên dẫn tới cách họ xử lý hoàn cảnh khác nhau. Như vậy sự nhắc lại ở đây rõ ràng có tác dụng nêu bật tâm lý của nhân vật này bằng cách đối chiếu với tâm lý của nhân vật kia. Tuy chỉ dẫn ra một trường hợp nhưng có thể thấy đây là công thức chung của kiểu truyện [43].

Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam nói đến: “Một kiểu truyện cổ tích phổ biến về người em hiền lành, chăm chỉ lao động nhất định sẽ được hưởng hạnh phúc đối lập với người anh độc ác, gian tham nhất định phải đền tội...” đồng thời chỉ ra đặc tính của các nhân vật đối lập: “Thường thường, người anh (chị) cả bao giờ cũng lười biếng độc ác tham lam. Còn người em, nhất là em út (trai hay gái) bao giờ cũng hiền lành thật thà, ngoan ngoãn và dũng cảm. Mọi liên hệ ruột thịt đã bị phá vỡ hoàn toàn vì những tính xấu đó của người anh (chị) cả. Nhân dân muốn xây dựng lại những tình cảm tự nhiên đó - đã mất từ khi có chế độ tư hữu - bằng cách lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tưởng hóa người em út hay cô gái út” [18; tr62]. Trong mục “Đặc điểm truyện cổ tích Việt Nam” in cuối tập V - Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi nhận định: một trong những đối tượng mà truyện cổ tích bênh vực chính là người em và những vấn đề phức tạp nhưng lại phổ biến thuộc phạm vi gia đình như mâu thuẫn quyền lợi anh - em “còn thấy lặp đi lặp lại nhiều lần” [3; tr461]. Khi tham gia biên soạn Từ điển văn học tập 1 tác giả Chu Xuân Diên trong mục “Cây khế” cũng nói lên số phận của người em út trong mối quan hệ xung đột với người anh cả, coi đây là

“loại xung đột gia đình nảy sinh khi công xã thị tộc mẫu hệ tan rã, chế độ gia đình phụ hệ và gia đình riêng ra đời làm cơ sở cho sự hình thành quyền anh cả trong lĩnh vực thừa kế tài sản” [7; tr112]. Võ Quang Nhơn với Văn học dân gian các dân tộc ít người Việt đã dành tới hơn một trang phân tích nguồn gốc, sự hình thành của “loại truyện về các nhân vật bất hạnh”. Ông cho rằng:

“Cùng với sự giải thể của gia đình lớn về mặt xã hội, xuất hiện sự tích lũy tài sản tư hữu theo từng gia đình riêng lẻ. Cơ sở xã hội và kinh tế sâu xa ấy tạo điều kiện cho sự xuất hiện một loạt truyện dân gian khá phổ biến ở các dân tộc ít người. Đó là truyện về các nhân vật như người em út, người con riêng”

và phỏng đoán “có thể hạt nhân đầu tiên, đơn giản nhất của loại truyện về người mồ côi là kiểu truyện về những người anh em mồ côi... Trong những truyện này, ban đầu hai anh em ăn ở hòa thuận thương yêu đùm bọc nhau.

Nhưng về sau, hoặc do nhân vật thứ ba trong gia đình nhỏ là người chị dâu xúi giục, xúc xiểm hoặc do lòng tham của người anh mà người em bị ruồng rẫy xua đổi ra khỏi cuộc sống êm ấm của gia đình nhỏ... Một điều đã trở thành quy luật, là các tác giả dân gian xây dựng truyện thường tập trung những nét tốt đẹp để ca ngợi phẩm chất cao quý của người em. Đó là những con người cần cù lao động, trung hậu thật thà tốt bụng. Vì vậy họ được lực lượng từ thiện giúp đỡ” [58; tr627 ]. Nguyễn Ngọc Thường trong bài báo Về mối quan hệ giữa mô típ và cốt truyện đã phát hiện ra sự khác biệt giữa hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dạng truyện chứa đựng “ môtip anh - em”. Dạng thứ nhất: “anh em tình nghĩa thủy chung, do anh lấy vợ mà nảy sinh mâu thuẫn bộ ba. Truyện kết thúc bi thảm nhưng nặng tình nặng nghĩa”. Dạng thứ hai: “tố cáo thái độ tham lam độc ác của người anh và chị dâu đối với em; người anh bị em chiếm hết tài sản để lại, em chỉ được một vật ít giá trị (cây khế, con dao). Người em nhờ cần cù nhân đạo cộng với thế lực thần linh trở nên giàu có, còn người anh thâm lam bị trừng trị”. Tác giả lý giải thêm: “mâu thuẫn ấy là xung đột giữa thành viên trưởng và thành viên thứ trong gia đình (thị tộc). Đó là xung đột quyền lợi giữa người bóc lột với người bị bóc lột mà tác giả truyện cổ tích đứng về phía những người bất hạnh” [80; tr 924].

Năm 1995, với bài viết Hướng dẫn tìm hiểu truyện Cây khế tác giả Đỗ Bình Trị cũng khẳng định: “Cơ sở xã hội - lịch sử phát triển của nhân vật người em út và xung đột anh em trong truyện cổ tích là sự xuất hiện và tồn tại quyền thừa kế tài sản của con trưởng (maiôrat) cùng với gia đình phụ quyền và chế độ tư hữu”. Về kết của truyện, ông coi đây thuộc dạng kết cấu đồng quy: “Theo dạng kết cấu này, hai nhân vật, đối lập hoàn toàn về phẩm chất, cùng gặp một hoàn cảnh y như nhau, nhưng xử sự khác hẳn nhau về phẩm chất, cuối cùng đi đến những kết cục khác hẳn nhau” [75; tr216].

Năm 1998, trong công trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà có liên hệ đến kiểu truyện người em và đưa ra nhận xét: “Những người anh hoặc người chị luôn luôn được đặt trong cùng một thử thách với người em. Qua thử thách mà họ bộc lộ sự khác hẳn nhau về tính cách, đạo đức, tài năng... Người em luôn nhường nhịn, độ lượng còn người người anh luôn tham lam độc ác, ích kỷ... Kết thúc truyện người anh hoặc chị có chết cũng không bao giờ do chính người em trả thù. Theo nguyên tắc kết cấu của kiểu truyện này thỳ người em dù có bị anh chị hành hạ đến đâu chăng nữa thỳ cũng tha bổng cho người anh chị hoặc giúp họ khi có dịp” [25; tr137]. Tuy nhiên mở rộng tư liệu khảo sát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chúng tôi thấy xuất hiện sự trả thù trực tiếp của người em đối với anh dù tỉ lệ không nhiều.

Năm 1999, trên Tạp chí Văn hóa dân gian số2 Chu Xuân Diên có bài viết Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám (in lại trong Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại). Ở mục IV khi nói về “sự bắt chước không thành công” trong truyện Tấm Cám, tác giả có liên hệ đến kiểu truyện người em: “Trong truyện cổ tích môtip sự bắt chước không thành công được dùng phổ biến trong các chủ đề xung đột anh em, chị em. Trong loại truyện phân chia tài sản không công bằng khá phổ biến trong nhiều dân tộc ở Đông Nam Á (kể cả Nam Trung Quốc vốn thuộc khu vực Đông Nam Á tiền sử) nhân vật người anh ghen ghét muốn trở nên giàu có như người em đã bắt chước không thành công những điều người em đã từng làm một cách thành công”. Theo tác giả: “sở dĩ như vậy là do lòng tham của người anh, hoặc do không làm đúng như lời chỉ bảo “thiêng liêng”

(lời dặn của thần chẳng hạn) hoặc đối xử thô lỗ với kẻ giúp sức có phép thần (như con chim thần chẳng hạn)... Như vậy trong môtip sự bắt chước không thành công của truyện cổ tích, ta thấy có sự nhấn mạnh vào yếu tố đạo đức”

[11; tr519].

Năm 2002, trong Những đặc điểm thi pháp của các thể loại Văn học dân gian (tái bản lần thứ nhất) Đỗ Bình Trị đã khái quát: “xung đột xã hội trong truyện cổ tích, đặc biệt trong truyện cổ tích thần kỳ, thường diễn ra trong phạm vi những quan hệ gia đình. Ta hiểu vì sao nhân vật bất hạnh luôn luôn là những thành viên lép vế nhất trong gia đình gia trưởng ngày xưa: người em út, người con riêng”. [79; tr13]. Đồng quan điểm, nhóm tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà khi biên soạn Giáo trình Văn học dân gian cũng chỉ rõ: “Nhóm truyện người em là nhóm truyện mà mâu thuẫn và đấu tranh xã hội được ẩn dưới quan hệ giữa những người anh (hay chị) với người em út, em nuôi trong gia đình. Sự đối lập của họ hầu như không được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình bày trực diện, thường được giải thích bằng sự đối xử không công bằng giữa các thành viên trong gia đình” [89; tr73].

Tháng 5/2008, trên tạp chí Văn học và Ngôn ngữ tác giả Phạm Xuân Viện có bài viết Trình giảng tác phẩm văn học dân gian với hiện tượng vượt khung/giao thoa. Đặt vấn đề về hiện tượng vượt khung /giao thoa giữa các thể loại, tiểu loại, tác giả phân tích sự giao thoa giữa tiểu loại “cổ tích thần kỳ” và

“cổ tích thế tục” qua một số truyện cổ tích về người em út, tác giả đã xác định được các yếu tố thi pháp nổi bật của kiểu truyện: kết cấu, đề tài - cốt truyện, hệ thống nhân vật... đồng thời xác lập một số môtip phổ biến như: môtip nhân vật trợ thủ thần kỳ, môtip bắt chước không thành công [87;104].

Năm 2002, đề tài Kiểu nhân vật người em trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam được Nguyễn Thị Hiền Hậu khai thác trong khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Theo tác giả, khái niệm “người em” không nằm trong thi pháp thể loại mà biểu hiện trong nội dung và quan hệ của con người cụ thể: “Là nhân vật văn học, nó mang tính loại hình, biểu tượng trước khi mang giá trị phản ánh và giá trị nghệ thuật: có anh có chị thì nhân vật được gọi là em. Hoàn cảnh, quan hệ của anh, chị với em ở mỗi gia đình là rất khác nhau và phản ánh vào trong văn chương cũng muôn màu muôn vẻ như vậy” [39]. Từ đó tác giả xác định một số dạng quan hệ anh chị em thường gặp trong truyện cổ dân gian như dạng “anh (chị) em xung đột gay gắt về quyền lợi, trong đó người em đại diện cho chính nghĩa, còn phái anh (chị) là kẻ ác phi nghĩa... Đây là mô hình quan hệ cho ta hình tượng xã hội đậm nét hơn ở một giai đoạn mà đời sống đã phát triển của hình tượng nhân vật trong kết cấu tác phẩm đồng thời chỉ ra ý nghĩa của kiểu nhân vật này trong truyện cổ tích các dân tộc.

Năm 2003, kiểu truyện người em được triển khai trong khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tìm hiểu kiểu truyện người em út trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam của sinh viên Nguyễn Thanh Vân. Trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ sở tư liệu 35 truyện, tác giả đã khảo sát một số môtip của kiểu truyện như môtip chia gia tài, môtip thử thách, môtip thưởng - phạt… và coi đó là hạt nhân tạo dựng cốt truyện của kiểu truyện người em. Tuy nhiên với dung lượng hạn hẹp của một khóa luận tốt nghiệp đại học, tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện mà chưa đi sâu phân tích nguồn gốc, sự diễn hóa của các môtip cũng chưa nhìn ra vai trò của chúng đối với kết cấu của kiểu truyện.

Cũng trong năm 2003, luận văn thạc sĩ Kiểu truyện “người em út” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Lê Thị Thanh An được bảo vệ tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Kế thừa nền tảng lý thuyết từ hai công trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sỹ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á [25] và Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam [29], tác giả đã triển khai nội dung luận văn theo trình tự xác định “các môtip chính trong kết cấu của kiểu truyện”; xác định “kết cấu của kiểu truyện người em út” thông qua “sự tồn tại của các môtip riêng lẻ; hai nhân vật chính của kiểu truyện người em và sự xâu chuỗi các môtip vào cốt truyện” đồng thời chỉ ra “lược đồ kết cấu của kiểu truyện người em út”. Tác giả còn so sánh kiểu truyện người em ở Việt Nam với 17 truyện cùng kiểu ở một số nước trên thế giới.

Tuy nhiên trong luận văn, tác giả mới chỉ quan tâm tới những truyện kể có chủ đề anh - em phân chia gia tài (50 truyện của Việt Nam và 17 truyện của nước ngoài). Thiết nghĩ, để có một sự khẳng định chắc chắn và thuyết phục về kiểu truyện cần phải khảo sát một số lượng truyện “đầy đặn” và chứa đựng nhiều chủ đề hơn nữa.

Nghiên cứu kiểu truyện người em từ góc độ so sánh, năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà công bố bài viết: Vận dụng lý thuyết văn học so sánh, tìm hiểu kiểu truyện người em trong truyện cổ tích Việt Nam và châu Âu trên Tạp chí Nghiên cứu văn học. Việc vận dụng lý thuyết văn học so sánh đã giúp tác giả tìm ra những nét tương đồng (chủ đề) và khác biệt (nhân vật, hoàn cảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thử thách, xử lý hoàn cảnh, kết thúc kiểu truyện, mô hình kết cấu) trong kiểu truyện người em ở Việt Nam và châu Âu. Những phát hiện và kiến giải thuyết phục của tác giả đã gợi ý cho chúng tôi khám phá kiểu truyện từ góc độ này.

Năm 2009, Bùi Trần Quỳnh Ngọc có bài So sánh kiểu truyện về người em trong kho tàng cổ tích Việt Nam và Anh đã xác lập khái niệm truyện cổ tích về người em: “Truyện cổ tích về người em, về nguyên tắc, phải là truyện kể về sự đối kháng giữa các anh em, kể về sự bất công của các người anh đối với người em, mưu mô tham lam hoặc phản bội của người anh đối với người em” [60; tr54]. Đồng thời tác giả phân tích những điểm tương đồng, khác biệt về kiểu truyện người em trong truyện cổ tích hai nước trên các phương diện:

đề tài, nhân vật và một số môtip tiêu biểu như: môtip thử thách, môtip về sự lặp lại, môtip thưởng phạt.

Năm 2010, tiếp tục quan tâm tới truyện cổ tích về người em út, trên Tạp chí Asian Ethnology Bùi Trần Quỳnh Ngọc có bài viết The Social Contract and Symbolic Structure in Three Vietnamese Tales of the Last Born. Dẫn chứng và phân tích ba truyện cổ tích tiêu biểu của Việt Nam (Cây khế, Hà rầm Hà rạc, Nhân tham tài nhi tử điểu tham thực nhi vong) tác giả chứng minh truyện về người em út phản ánh sự thay đổi của cấu trúc xã hội truyền thống, từ chế độ người con út thừa kế sang chế độ người con trưởng thừa kế.

Với sự gia tăng của chế độ phụ hệ, người con út dần dần trở thành đối tượng yếu thế nhất trong gia đình trên phương diện tài sản. Những hành động đối lập giữa họ với người anh đã tạo ra sự thưởng - phạt rất thích hợp của câu chuyện và điều này phản ánh quan niệm đạo đức. Không chỉ giới hạn trong ba truyện cổ tích của Việt Nam, tác giả còn so sánh với một số truyện kể của nước ngoài và nhận ra sự tương tự về chủ đề và cốt truyện trong truyện về người em ở nhiều nơi.

Nghiên cứu một cách hệ thống về kiểu truyện người em, luận án góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí của kiểu truyện trong kho tàng truyện cổ

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)