Chương 3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN VẬT KHÁC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT – ĐỀ XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI
3.1 Những nghiên cứu về các nhân vật khác trong cổ tích thần kỳ của người Việt
3.1.1 Nhân vật người dũng sĩ
Trong cuốn Sáng tác thơ ca dân gian Nga, tập 1”, A.M.Nôvicô cho rằng nhân vật “tráng sĩ có sức mạnh bẩm sinh thần kỳ hoặc có sức mạnh thần kỳ sau khi đã trải qua thử thách, có phép biến hình, tính cách can trường, khao khát lập chiến công”.
Đặng Thái Nguyên cũng nêu tiêu chuẩn dũng sĩ như sau khi bàn về truyện Thạch Sanh: “Thạch Sanh là đứa trẻ mồ côi nhưng Thạch Sanh còn là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dũng sĩ trong hành động diệt quái vật cứu người, trong thái độ đường hoàng bình tĩnh nhân đạo trước bình uy mười tám nước…”
Chu Xuân Diên trong Từ điển văn học có định nghĩa về người dũng sĩ như sau: “Đó là loại nhân vật có khả năng phi thường, được thần thánh hóa, có tinh thần dũng cảm, đại diện cho cộng đồng trong chiến đấu bảo vệ cộng đồng, bảo vệ phụ nữ, đã lập được những chiến công lẫy lừng” [7].
Chuyên luận của tác giả Nguyễn Bích Hà: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á gọi kiểu truyện người dũng sĩ của người Việt Nam là kiểu truyện Thạch Sanh. Chuyên luận này đã đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng tác giả chú ý đặc biệt tới môtip truyện. Tác giả đã đi từ thi pháp của kiểu truyện để làm nổi bật nội dung tư tưởng của kiểu truyện Thạch Sanh. Tác giả cho rằng “dũng sĩ là những chàng trai nổi bật ở sức mạnh thể lực hơn người, đồng thời họ cũng có lòng dũng cảm, có nhiệt tình vô tư chiến đấu vì con người, vì cộng đồng”[25].
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã khảo sát nguồn gốc và diễn tiến của một số môtip nổi bật, tìm hiểu mô hình kết cấu và xác định các tiểu loại của truyện Thạch sanh ở Việt Nam. Sau đó tác giả tìm hiểu những nét tương đồng và những nét khác biệt của truyện Thạch Sanh và kiểu truyện Thạch Sanh ở Việt Nam. Đáng quý hơn, chuyên luận còn tìm hiểu nét tương đồng và những nét khác biệt của kiểu truyện này ở Việt Nam với kiểu truyện này ở Đông Nam Á. Từ sự phân tích, chuyên luận đã đề xuất ra một hướng nghiên cứu mới, và trên thực tế đã xác lập được một công cụ để tiếp tục nghiên cứu những kiểu truyện dũng sĩ khác. Đây là ý nghĩa vô cùng to lớn mà tác tác giả cũng như chuyên luận đã làm được.
Nguyễn Thị Hoa Mai với bài viết: Tìm hiểu môtip sự ra đời thần kỳ của kiểu truyện người khác trong kho tàng truyện cổ Việt Nam không đi vào nghiên cứu toàn bộ các đặc điểm của kiểu truyện người khỏe, tác giả chú ý khám phá môtip “sự ra đời thần kỳ” và đưa ra ý nghĩa của môtip đối với kiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
truyện người khỏe. Đồng thời tác giả cũng khái quát lên các hình thức ra đời thần kỳ, các kiểu ra đời do sinh nở thần kỳ của nhân vật dũng sĩ.
Trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt, hình tượng người dũng sĩ khá nổi bật. Trong quá trình so sánh chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu về nhân vật người dũng sĩ trong truyện cổ tích của dân tộc thiểu số khá phong phú. Người dũng sĩ của các dân tộc thiểu số có những đặc điểm giống và khác với người dũng sĩ của cổ tích thần kỳ người Việt. Nếu Thạch Sanh là biểu tượng cho người dũng sĩ của người việt thì bài viết của Bùi Văn Nguyên Hình tượng người anh hùng trong truyện dân gian các dân tộc thiểu số miền Bắc đã bước đầu phác họa hình tượng nhân vật người dũng sĩ mà ông gọi là người anh hùng trong truyện dân gian của rất nhiều dân tộc thiểu số miền Bắc như Mường, Thái, Mèo, Tày…Ông giới thiệu những người anh hùng từ thủa chống trời, xây đắp mặt đất cho tới cuộc chiến chống lại áp bức, cường quyền chống lại xâm lăng. Nổi bật lên ở bài viết là khẳng định của tác giả về phẩm chất người dũng sĩ, đó là “dũng khí đấu tranh của họ có khi biểu hiện bằng sức mạnh, bằng mưu trú, có khi biểu hiện bằng tài năng nghệ thuật”
[61; tr68].
Lê Trung Vũ có bài viết đáng chú ý đăng trên tạp chí văn học số 2/1974 với nhan đề Tính cách dũng sĩ trong truyện cổ Mèo. Bài viết chủ yếu nghiên cứu về tính cách nhân vật, ông đã lần lượt làm nổi bật được điều đó ở người dũng sĩ Mèo trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Họ đều là những con người có lí tưởng rõ ràng, có tài năng sức mạnh và ý chí. Tác giả đã nghiên cứu cụ thể truyện cổ Mèo. Trên cơ sở đó ông chỉ ra được phẩm chất, tính cách của nhân vật dũng sĩ ở những hoàn cảnh cụ thể.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Lê Thị Lý Kiểu truyện người dũng sĩ trong truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc năm 2010 của Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã chỉ ra nội dung của kiểu truyện người dũng sĩ trong truyện cổ tích dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là phản ánh công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cuộc đấu tranh chống tự nhiên, đấu tranh giai cấp trong xã hội và cuộc đấu tranh chống giặc ngoại sâm. Đồng thời nghệ thuật của nghiên cứu đã xây dựng được hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện tương đối rõ ràng để thể hiện tư tưởng của người dân. Họ đề cao cái thiện cái chính nghĩa và phê phán cái xấu xa độc ác.
Các bài biết về nhân vật người dũng sĩ của các dân tộc thiểu số đã cho ta cái nhìn phổ quát hơn về hình tượng người dũng sĩ Việt Nam. Ở mỗi một dân tộc, người dũng sĩ hiện lên thật oai hùng, đại diện cho nét đẹp văn hóa của mỗi vùng miền. Có thể thấy người dũng sĩ hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ.