Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo lý thuyết so sánh

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 80 - 85)

Chương 3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN VẬT KHÁC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT – ĐỀ XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI

3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

3.2.4. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo lý thuyết so sánh

Với việc nghiên cứu truyện cổ tích theo hệ thống lý thuyết so sánh ta có thể nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ của người Việt trong mối tương quan so sánh với cổ tích thần kỳ của các nước khác trên thế giới. Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà với bài viết: Vận dụng lý thuyết văn học so sánh, tìm hiểu kiểu truyện người em trong truyện cổ tích Việt Nam và châu Âu trên Tạp chí Nghiên cứu văn học. Việc vận dụng lý thuyết văn học so sánh đã giúp tác giả tìm ra những nét tương đồng (chủ đề) và khác biệt (nhân vật, hoàn cảnh thử thách, xử lý hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cảnh, kết thúc kiểu truyện, mô hình kết cấu) trong kiểu truyện người em ở Việt Nam và châu Âu. Những phát hiện và kiến giải thuyết phục của tác giả đã gợi ý cho chúng tôi khám phá kiểu truyện từ góc độ này.

Năm 2009, Bùi Trần Quỳnh Ngọc có bài So sánh kiểu truyện về người em trong kho tàng cổ tích Việt Nam và Anh đã xác lập khái niệm truyện cổ tích về người em: “Truyện cổ tích về người em, về nguyên tắc, phải là truyện kể về sự đối kháng giữa các anh em, kể về sự bất công của các người anh đối với người em, mưu mô tham lam hoặc phản bội của người anh đối với người em” [60; tr54]. Đồng thời tác giả phân tích những điểm tương đồng, khác biệt về kiểu truyện người em trong truyện cổ tích hai nước trên các phương diện:

đề tài, nhân vật và một số môtip tiêu biểu như: môtip thử thách, môtip về sự lặp lại, môtip thưởng phạt...

Ở góc độ nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ của người Việt với truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc thiểu số có thể kể đến công trình Truyện cổ tích thần kỳ về người em út của dân tộc Mông ở Hà Giang của tác giả Hạng Thị Vân Thanh. Cũng viết về người em nhưng tác giả đã đi vào tìm hiểu một số đặc điểm nội dung cơ bản, đặc điểm thi pháp tiêu biểu của truyện cổ tích thần kỳ về người em út của dân tộc Mông ở Hà Giang, ở một vài khía cạnh luận văn cũng đã so sánh giữa cổ tích thần kỳ về người em út của dân tộc Mông ở Hà Giang với kiểu truyện này của người Việt để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt.

Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Huế Kiểu,kiểu truyện cổ tích về người mồ côi của dân tộc H’Mông [31] bước đầu cũng đã so sánh được với kiểu truyện cổ tích về người mồ côi của dân tộc Việt để thấy được nét văn hóa riêng mang dấu ấn đặc trưng của từng dân tộc.

Công trình nghiên cứu Đối sánh kết thúc truyện trong Truyền kỳ mạn lục với kết thúc truyện cổ tích thần kỳ của người Việt đã chỉ ra những sự tương đồng và khác biệt về kết thúc truyện trong “Truyền kỳ mạn lục” và trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt về phương diện tư tưởng tình cảm và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các thủ pháp nghệ thuật. Nghiên cứu đã tập trung khảo sát 20 truyện trong Truyền kỳ mạn lục. Văn bản được sử dụng là Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) do Trúc Khê - Ngô Văn Triện dịch và khảo sát truyện cổ tích thần kỳ trong Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (phần truyện cổ tích thần kỳ người Việt) do Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế biên soạn. Bên cạnh đó, ngoài ra còn tham khảo một số truyện cổ tích có liên quan trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) do Nguyễn Đổng Chi biên soạn.

Bài viết Tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích của tác giả Võ Phúc Châu đã chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai thể loại này. Chúng tôi có thể tổng hợp thành bảng so sánh giữa truyền thuyết lịch sử và chuyện cổ tích thần kỳ như sau:

SO SÁNH CỔ TÍCH THẦN KỲ VÀ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ TIÊU CHÍ SO SÁNH CỔ TÍCH THẦN KỲ TRUYỀN THUYẾT

LỊCH SỬ

ĐIỂM GIỐNG

NHAU

Dạng thức Tự sự dân gian (có nhân vật, cốt truyện, tình tiết, lời kể…)

Phương pháp phản ánh

Cùng có sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo, hoang đường.

Nội dung lịch sử

Mọi truyền thuyết đều gắn với nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử. Một số truyện cổ tích thần kỳ cũng có nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử.

Chứng tích văn hóa

Truyền thuyết thường gắn liền chứng tích văn hóa (địa danh, núi sông, gò bãi, lăng mộ, lễ hội…). Một số truyện cổ tích thần kỳ cũng gắn liền với chứng tích văn hóa.

ĐIỂM Thời gian Mơ hồ, ước lệ Cụ thể, xác định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TIÊU CHÍ SO SÁNH CỔ TÍCH THẦN KỲ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ

KHÁC NHAU

Không gian

- Không gian đời thường thế giới siêu nhiên, kỳ ảo - Không gắn với thời gian lịch sử xác định - Không gắn liền với nhân vật, sự kiện lịch sử xác định.

- Không mang dấu ấn địa phương

- Không gian lịch sử, không gian thiêng - Gắn với thời gian lịch sử xác định

- Luôn gắn liền với nhân vật, sự kiện lịch sử xác định

- Mang tính địa phương rõ nét

Nhân vật

- Con người của đời thường, trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp, nhiều bất công,

- Số phận nhân vật gắn liền hạnh phúc trong đời thường.

- Nhân vật lịch sử, trong lúc vận mệnh dân tộc đang gặp khó khăn, thử thách,

- Số phận nhân vật luôn gắn liền số phận toàn dân tộc.

Tình tiết Thường giống nhau theo

kiểu “đại đồng tiểu dị” Cụ thể, không trùng lặp

Kết cấu văn bản

- Nhìn chung ổn định và theo công thức.

- Kết thúc tác phẩm theo hướng có “hậu”.

- Hầu như không theo công thức nào.

- Kết thúc tác phẩm luôn theo hướng “mở”.

Vị trí, vai trò của sự kiện lịch sử

- Không là nội dung chính của tác phẩm - Không nhằm phản ánh,

- Là nội dung chính của tác phẩm

- Nhằm phản ánh, đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TIÊU CHÍ SO SÁNH CỔ TÍCH THẦN KỲ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ

đánh giá, rút ra bài học lịch sử

giá, rút ra bài học lịch sử

Chức năng tác phẩm

Thiên về chức năng thẩm mỹ, với mục đích giải trí (gợi lên xúc cảm đẹp, niềm lạc quan cho mọi người)

Thiên về chức năng nhận thức và giáo dục (đánh giá lịch sử; biết ơn, tôn thờ, ngưỡng mộ người có công đức)

Thái độ tiếp nhận

- Có thể tin hoặc không tin vào điều được kể - Không có nhu cầu gắn

tác phẩm với chứng tích văn hóa

- Luôn có niềm tin vào điều được kể

- Luôn có nhu cầu gắn tác phẩm với chứng tích văn hóa

Ngoài ra ta có thể nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam trong sự giao lưu với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế, chúng ta có thể tìm hiểu truyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam trong mối tương quan với cổ tích thần kỳ trên thế giới. Bởi dù có khác nhau về văn hóa, kinh tế xã hội, nhận thức thẩm mỹ riêng thì truyện cổ tích thần kỳ của các nước trên thế giới đều có những nét tương đồng giống nhau bởi sự giao lưu văn hóa, do địa bàn và do sự di cư.

Trong quá trình nghiên cứu Folklore của mình Propp đã đặc biệt chú ý đến thể loại truyện cổ tích. Năm 1928 ông đã cho ra đời cuốn sách Hình thái học Truyện cổ tích - một công trình nghiên cứu có ý nghĩa quốc tế. Trong cuốn sách đó, Propp đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu dựa vào văn bản để khảo sát và phân tích. Ông đã bắt đầu bằng việc nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ Nga, xoay quanh hạt nhân trung tâm là hành động của nhân vật chức năng.

Theo Propp, các nhân vật của truyện cổ tích thường chỉ xuất hiện để thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một chức năng nào đó, và vì thế “trong câu chuyện được kể lại, chỉ hiện diện những nhân vật nào có vai trò của mình trong sự phát triển của hành động”.

Ông cho rằng truyện cổ tích được xây dựng dựa trên những yếu tố bất biến và những yếu tố khả biến. Yếu tố bất biến chính là hành động hay còn gọi là chức năng của nhân vật. Yếu tố khả biến chính là biện pháp thực hiện hành động chức năng của nhân vật đó. Ông cũng chỉ ra 31 chức năng của truyện cổ tích thần kỳ, đó là một số lượng có hạn và được sắp xếp theo một trình tự, một kết cấu giống nhau giữa tất cả các truyện. Theo ông bất cứ một truyện cổ tích thần kỳ nào đều phải có một trong những chức năng cơ bản này. Và ý kiến này cũng được các nhà nghiên cứu dân gian Việt Nam ủng hộ. Khi đề ra hướng nghiên cứu, chúng tôi thiết nghĩ sẽ rất khả quan và đạt được những thành tựu to lớn. Với hướng nghiên cứu này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét giống và khác nhau giữa cổ tích thần kỳ của người Việt và cổ tích thần kỳ của các dân tộc khác, của các nước khác. Qua đó ta sẽ thấy được nét hay, nét đặc sắc, cái độc đáo riêng biệt của mỗi dân tộc khi xây dựng nên thế giới cổ tích cho riêng mình.

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)