Chương 3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN VẬT KHÁC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT – ĐỀ XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI
3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
3.2.5 Tiếp cận truyện cổ tích theo hướng tâm lý học
Truyện cổ tích đã được đưa vào trong quá trình giảng dạy từ các cấp bậc trong nhà trường. Với phương châm dạy học theo hướng hiện đại, ngày nay có rất nhiều ý kiến xung quanh việc giảng dạy truyện cổ tích. Ta có thể dạy truyện cổ tích cho học sinh theo hướng mới, tiếp thu cách dạy trên thế giới.
Từ trước đến nay, khi nhắc đến truyện cổ tích, ta thường dạy học sinh theo quan niệm “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” và cho rằng đây là triết lý duy nhất trong cổ tích nói chung và cổ tích thần kỳ nói riêng. Tuy nhiên với xã hội hiện đại ngày nay, với cách nhìn, cách sống năng động hơn, mới mẻ hơn, truyện cổ tích được nhìn nhận với những quan điểm nhiều chiều đa diện. Vì vậy khi giảng dạy cho học sinh về truyện cổ tích, ngoài những quan niệm truyền thống mà cổ tích nêu lên, chúng ta cũng nên mở rộng sáng tạo tư duy cho học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sinh theo hướng hiện đại một cách khoa học đúng đắn. Ví dụ như truyện
“Tấm Cám” có rất nhiều ý kiến bàn luận xoay quanh cái kết mà tác giả dân gian đã xây dựng lên. Có ý kiến cho rằng cái kết đó rất “dã man”, làm mất đi hình tượng của cô Tấm dịu hiền, biến cô Tấm trở thành kẻ độc ác, ghê sợ. Có ý kiến còn muốn xóa bỏ truyện Tấm Cám ra khỏi sách giáo khoa, xóa bỏ khỏi chương trình dạy học. Tuy nhiên bàn về vấn đề này, trong bài viết Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám Chu Xuân Diên cho rằng:
"Truyện Tấm Cám là một truyện cổ tích. Truyện cổ tích có cách mở đầu:
"Ngày xửa, ngày xưa...". Tính chất cổ xưa của truyện Tấm Cám không chỉ do đề tài, cốt truyện và các môtip của nó có nguồn gốc từ những thực tại và quan niệm về thực tại của con người từ "ngày xửa ngày xưa" chứ không phải là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện lịch sử - xã hội của các thời kỳ lịch sử sau này và quan niệm của con người thuộc các thời kỳ lịch sử sau này về những sự kiện ấy.
Tính cổ xưa của truyện cổ tích còn thể hiện ra ở chỗ những hành động và đặc điểm tính cách của nhân vật trong truyện cổ tích nếu đối với người "ngày xửa ngày xưa" là hợp lý, thì đối với người hiện nay là vô lý. Như A. France đã từng phát biểu, "Các truyện cổ tích thì vô lý và trẻ con. Nhưng chúng không vô lý thì chúng đã không hấp dẫn" [11; tr94].
Khi truyện cổ tích mở đầu rằng " Ngày xửa, ngày xưa...", thì chính là đã chuẩn bị cho người nghe một tâm thế phù hợp để bước vào cái thế giới của những điều vô lý đầy sức hấp dẫn ấy. Vì thế không nên bằng cách bình luận văn học và thậm chí cả bằng cách "sửa chữa" truyện cổ tích theo hướng hợp lý hóa cho phù hợp với tư duy lô gíc của con người hiện nay mà làm mất đi cái vô lý ấy của truyện cổ tích. Vấn đề là giải thích được sự vô lý ấy, phát hiện ra cái hợp lý của bản thân truyện cổ tích, một loại truyện của "ngày xửa, ngày xưa..."[11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tác giả Chu Xuân Diên với bài viết Tại sao các nhà Folklore không lên tiếng? (về tranh luận xung quanh truyện cổ tích Tấm Cám)” đặc biệt chú ý đến ý kiến của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khi xem xét cái kết của truyện Tấm Cám là hành động mang tính biểu trưng, ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác, và do đó không nên lảng tránh kết thúc đó. Điều quan trọng là thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần sự trả thù của Tấm. Tác giả Bùi Văn Tiếng thì cho rằng kết thúc như vậy là thành công của truyện là cách ứng xử mang tính nghệ thuật mà tác giả dân gian gửi đến độc giả mai sau về sự hoàn thiện
nhân cách của con người, con người có thể trở nên độc ác do hoàn cảnh khách quan.
Chu Xuân Diên đã vận dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của văn học dân gian (sử dụng khái niệm môtip được đề xuất bởi A.N Vêxêlôpxki) để phân tích kiểu truyện Tấm Cám, tránh xu hướng quan tâm chủ yếu đến các yếu tố tâm lí - đạo đức trong hành động của Tấm, xu hướng gắn với mục đích đánh giá nhân vật, thường dựa trên những tiêu chuẩn tâm lí và đạo đức của con người hiện đại. Tác giả cho rằng hành động của Tấm là sự trừng phạt, chứ không phải là trả thù. Qua việc so sánh các dị bản của truyện Tấm Cám trong nước, với kiểu truyện mang tính quốc tế, đối sánh với hệ thống tên gọi môtip của Stith Thompson, tác giả đi đến kết luận: về phương diện cấu trúc và chức năng môtip cơ bản và nòng cốt của cho đoạn kết của truyện “Tấm Cám” là môtip trừng phạt, cái ác phải bị đền tội. Truyện cổ tích, ngoài chức năng phản ánh, lí giải các hiện tượng tâm lí, xã hội còn hướng tới chủ đề phong tục. Về mặt cốt truyện, sự kiện nhân vật chết (cái ác, cái xấu) có thể kết thúc câu chuyện. Nhưng truyện cổ tích vẫn luôn thêm vào sự hóa thân của nhân vật để gửi gắm quan niệm của dân gian, lồng ghép các chủ đề khác (giải thích phong tục, tên gọi sự vật, tên địa danh…): trầu cau, ba ông đầu rau, sự tích vọng phu... Cho nên, truyện Tấm Cám của người Việt không dừng lại ở cái kết cô Tấm trở thành hoàng hậu mà kéo dài đoạn trừng phạt cũng là thực hiện chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năng đó. Do đó, truyện cổ tích không chỉ được tiếp nhận dưới góc nhìn văn học mà cần đặt nó trên bình diện văn hóa rộng lớn, với sự bổ trợ của các kiến thức dân tộc học, phong tục học, nghi lễ và tín ngưỡng dân gian...Vì thế, hành động của Tấm phù hợp với quy luật chung của thể loại truyện cổ tích và với tư tưởng nhân dân ở thời đại mà truyện cổ tích ra đời. Cũng vì lẽ đó, câu cửa miệng của nhân dân “hiền như cô Tấm” vẫn tồn tại như một sự khẳng định phẩm chất, con người cô sau tất cả các hành động của nhân vật cũng như sự lưu truyền qua thời gian của câu chuyện.
Phạm Xuân Nguyên đưa ra Đôi điều suy nghĩ cề truyện Tấm Cám cho rằng: hiểu hành động trả thù của Tấm là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách dân tộc Viêt, không thích hợp với ngày nay là “hiểu sai tinh thần truyện”. Tác giả bài báo tán thành cách hiểu tinh thần truyện là “Cái thiện thắng, cái ác phải bị trừng trị. Đây là quy luật đấu tranh khi có sự sống của bên này nghĩa là cái chết của bên kia và ngược lại” và cho rằng sự báo thù của Tấm là... một biểu trưng, nó mang ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác. Trên cơ sở đó tác giả kết luận: “Truyện Tấm Cám dạy trong nhà trường không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên lảng tránh chuyện đó... Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần của sự trả thù của Tấm”[61].
Hoàng Ngọc Hiến với Giảng truyện Tấm Cám ở trường phổ thông cho rằng tác giả cho rằng nên chuyển hướng phân tích “tư tưởng trả thù”, “luật trả thù” là để giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội văn minh “bước qua thù hận” một cách cao thượng [37].
Nhằm tranh luận với ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Thiêm đã đặt ra vấn đề Trao đổi về “giảng truyện Tấm Cám ở trường phổ thông... Đặng Thiêm cho rằng “ý kiến của anh Hiến có phần không sát thực tế và phiến diện, cực đoan” [77;tr13]. Từ việc chỉ ra cái hay của truyện Tấm Cám”. Tác giả kết luận rằng: “Theo tôi, nếu giảng như anh Hiến, với học sinh lớp 7 sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mất hết và chỉ được một bài học luân lí khô khan về chỉ nghĩa nhân văn hiện đại mà thôi” [72; tr13].
Với bài viết Người Mỹ dạy bài học Cô bé lọ lem như thế nào? cho chúng ta một hướng dạy học cô cùng mới mẻ và hiện đại. Bài viết đưa ra một giờ dạy học của Mỹ khi bàn về câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”. Không giống với Việt Nam và một số nước khác, giờ học đó dạy cho học sinh trở thành người được yêu quý, học cách yêu quý chính bản thân mình. Những lời hỏi đáp của thầy giáo và học sinh là những điều làm chúng ta phải trăn trở:
Thầy: Nếu đúng 12 giờ đêm mà Cinderelia chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
Học sinh: Thỳ Cinderelia sẽ trở lại hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo rách rưới tồi tàn. Eo ôi trông kinh lắm!
Thầy: Bởi vậy các em nhất thiêt phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình... Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderelia đi dự vũ hội của hoàng tử hay không?
Học sinh: Nếu em là bà mẹ kế ấy em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì … vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Và người thầy đưa ra rất nhiều triết lý hay: “ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là Tiên là Bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bạn càng tốt”; “dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được”; “chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu”.
Đây chính là một hướng dạy học mới mẻ, hiện đại mà cũng vô cùng nhân văn - cách dạy học theo tâm lý người hiện đại. Người thầy không dạy cho các em học sinh theo khuôn mẫu đạo đức sẵn có mà dạy cho học sinh theo tâm lý hiện đại, phải tự biết yêu thương quý trọng bản thân mình. Có như thế các em mới biết tự phấn đấu, tự tìm được hạnh phúc cho bản thân.
Bài viết cho chúng ta thấy ra rằng, ngày nay khi cuộc sống xã hội đã thay đổi, con người ngày càng hiện đại hơn thì cách dạy học truyền thống đôi khi đã trở nên lỗi thời, cần có một hướng dạy học mới, và điều đó là thật sự cần thiết. Tuy nhiên dạy học truyện cổ tích theo hướng hiện đại cần đúng hướng, khoa học, không xa rời truyền thống nhân đạo của cha ông. Dạy truyện cổ tích theo tâm lý người hiện đại cần phải nhân văn khoa học, không nên áp đặt suy nghĩ của người lớn lên suy nghĩ của các em nhỏ. Điều đó sẽ giúp cho các em có một cách suy nghĩ mới, không rập khuôn máy móc. Các em sẽ tự tìm ra được triết lý cuộc sống cho riêng mình, giống như cách mà người thầy giáo Mỹ đã dạy cho học sinh “Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Làm được điều này, các em nhỏ khi học và đọc truyện cổ tích sẽ hình thành nên một tâm lý thế hệ đúng đắn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiểu kết
Trong chương 3 chúng tôi đã đi vào tìm hiểu hai hình tượng nhân vật đã góp phần không nhỏ làm nên thế giới hình tượng trong truyện cổ tích thần kỳ, đó là nhân vật dũng xí và nhân vật người đội lốt xấu xí. Các nhân vật này đã góp phần làm cho cổ tích thần kỳ có một hệ thống các nhân vật phong phú đa dạng, truyền tải được nội dung thông điệp lớn lao của tác giả dân gian đến với người đọc.
Trong chương này, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất ra những hướng nghiên cứu cần được tiếp tục, những khoảng trống chưa được tìm hiểu để góp phần cho cho công cuộc nghiên cứu. Chúng tôi đưa ra năm hướng nghiên cứu đó là nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo góc nhìn của xã hội học;
nghiên cứu truyện cổ tích dưới góc nhìn văn hóa; nghiên cứu truyện cổ tích theo lý thuyết so sánh; nghiên cứu hệ thống các hình tượng nhân vật bé nhỏ trong truyện cổ tích thần kỳ và tiếp cận truyện cổ tích theo hướng tâm lý học.
Với việc nghiên cứu những khoảng trống, những hướng mới sẽ góp phần to lớn cho công việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích thần kỳ nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/