Chương 3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN VẬT KHÁC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT – ĐỀ XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI
3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo góc nhìn của xã hội học
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ xã hội học Sociology là Auguste - Comte người Pháp. Soietas (gốc La tinh) có nghĩa là xã hội, Logos (gốc Hy Lạp) có nghĩa là khoa học. Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về xã hội của loài người, là môn khoa học mới - khoa học nghiên cứu trên cơ sở cả về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định tính và định lượng đối với các quá trình biến đổi của xã hội. Xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc xác định biến đổi và phát triển có tính quy luật.
Định nghĩa về xã hội học đến nay còn chưa có sự thống nhất về ý kiến.
Giáo sư viện sĩ V.Đôbôrianốp (Bungary) cho rằng xã hội học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu những quá trình và biến đổi xã hội, xét theo quan điểm tác động lẫn nhau một cách có quy luật giữa các lĩnh vực hoặc các mặt cơ bản của xã hội.
Giáo sư J.H Phicto (Mỹ) cho rằng xã hội học là công cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong môi trường tương quan với những người khác.
Theo Tiến sĩ V.A.Jađốp (Liên Xô) xã hội học là khoa học về sự hình thành phát triển và vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư cách là các hình thức tồn tạo của chúng, là khoa học về các quan hệ xã hội với tư cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân và các cộng đồng, là khoa học về các tính quy luật của các hành động xã hội và các hành vi của chúng.
Như vậy xã hội học là một khoa học nghiên cứu các tương tác xã hội đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là xã hội loài người, trong đó quan hệ xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa con người và con người, tìm ra logic, cơ chế vận hành, phát triển tính quy luật của các hình thái vận động, phát triển của xã hội.
Do xã hội tạo ra nhiều của cải hơn, xuất hiện giai cấp thống trị, giai cấp bị trị, xã hội vận động theo 5 hình thái kinh tế, từ công xã nguyên thủy tới chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên chủ nghĩa xã hội vẫn còn là mơ ước. Cuộc sống con người luôn tồn tại bất công mâu thuẫn từ xã hội thị tộc. Con người với chủ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
độc lập dần được quan tâm cả về nhu cầu vật chất và tinh thần. Hình ảnh con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội xuất hiện. Tuy nhiên con người không thể giải thoát khỏi bị bóc lột, khó khăn, mâu thuẫn đó luôn tồn tại không thể giải quyết được. Không thể thay đổi thực tại, con người hướng tới cách giải thoát về tinh thần, chính vì vậy trong truyện cổ tích thần kỳ, những con người bất hạnh cuối cùng sẽ được giải quyết họ được hạnh phúc, giàu có mà sau này các nhà triết học chủ ng hĩa không tưởng đã kế thừa và mong muốn hiện thực nó.
Đó chính là ước mơ của những con người khát khao tự do hòa bình và đặc biệt hướng tới vẫn đề nhân bản, yêu thương con người. Đồng thời đó là vấn đề của cả nhân loại, ước mơ thế giới hòa bình, con người được ấm no hạnh phúc. Chính vì lí do trên, làm cho truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam và thế giới có nhiều điểm chung. Vậy chúng ta cần nghiên cứu truyện cổ tích trên cái nền mà nó sinh thành để hiểu rõ nhất giá trị của tiểu loại này.
Nghiên cứu truyện cổ tích dưới góc nhìn của xã hội học tức là theo quan điểm dân tộc và giai cấp, nghiên cứu các hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích dưới góc nhìn của xã hội. Ta cần làm rõ được vì sao tác giả dân gian lại xây dựng lên các hình tượng nhân vật theo tính cách, hành động đó. Xã hội có tác động đến như thế nào với việc xây dựng lên các hình tượng như người con riêng, người em út, người mồ côi. Để từ đó ta tìm ra mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức xã hội.
Trong nghiên cứu truyện cổ tích đã có một vài công trình đề cập vấn đề theo hướng tiếp cận xã hội học. Có thể kể đến Phạm Hải Triều, trong bài “Thử phân tích vài biểu hiện của đặc điểm nhân ái trong truyện cổ tích Việt Nam” đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số l năm 1996, cho rằng:
“Cách nghĩ của người Việt trong đối nhân xử thế khi có mặt kẻ đại diện cho cái ác, là thiên về tính chủ quan, thụ động. Sự cảm hóa cái xấu phải bắt đầu từ sự thành thật và bao dung của chính mình. Người Việt trong loại truyện cổ tích này ít khi dùng tới tư duy “hồi cố” để suy xét sự việc”. Trên cơ sở nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định về cách nghĩ của người Việt như vậy, tác giả bài báo cho rằng đoạn kết trong truyện Tấm Cám là “môtip quá xa lạ với tư duy xử thế của người Việt, nó xuất hiện duy nhất có một lần trong toàn bộ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” [71; tr29].
Ý kiến như trên đây của Phạm Hải Triều cũng đã từng được Nguyễn Đổng Chi nêu lên trong bộ sách lớn, biên soạn công phu của ông qua nhiều năm, bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Ở tập 5 của bộ sách này, trong phần thứ ba nhan đề “Nhận định tổng quát về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, ông viết: “Trong truyện cổ tích Việt Nam cũng không phải là không có những yếu tố “ác”, - những cách xử lý sát phạt và những kết cục khốc liệt cho nhân vật - chẳng hạn truyện Rạch đùi dấu ngọc (số 159) hay truyện Tấm Cám (số 154); nhưng cái ác trong kết cục Tấm Cám - một hành vi trả đũa có phần hả hê nhưng cũng gớm ghiếc - lại gần như là một môtip du nhập từ ngoài tới chứ không phải “nội sinh”. Theo ông sở dĩ như vậy là vì “tính chừng mực về “độ” là một nét trong tâm lý của dân tộc chúng ta... nghệ thuật truyện cổ tích Việt Nam không cho phép đẩy tình tiết tới những kết cục không có hậu” [3; tr2463 - 2464 và 2466].