Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM
2.3 Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người mồ côi
Truyện cổ tích viết về nhân vật người mồ côi chiếm một số lượng khá lớn với nội dung phong phú là một mảnh đất giàu tiềm năng cho các nhà nghiên cứu khai thác và tìm hiểu. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật này với những tìm hiểu khá cặn kẽ và tỉ mỉ.
Truyện cổ tích là một trong những tặng phẩm tinh thần vô cùng quý giá mà ông cha ta đã để lại. Phiêu lưu trong thế giới của cổ tích thần kỳ và đặc biệt khi ta chìm đắm trong những câu chuyện cổ tích về người mồ côi, chúng ta khám phá ra cuộc sống muôn màu và tâm hồn phong phú của người Việt.
Cổ tích thần kỳ viết về nhân vật người mồ côi chiếm số lượng khá lớn trong tổng số truyện cổ tích thần kỳ. Viết về nhân vật mồ côi, nhân dân ta muốn phản ánh lên một hiện thực của xã hội đương thời. Đó là những thân phận cô độc, cơ cực, những tâm sự bi thương, những nỗi niềm ẩn giấu khó mà nói hết với đời với người. Nó như là một lời tâm sự, một sự giãi bày thay cho một kiểu người trong xã hội: kiểu người mồ côi. Nhân dân muốn thông qua truyện đồng thời cũng muốn bày tỏ những nỗi bức xúc, sự bất bình của mình với xã hội, với hiện thực của cuộc đời. Và hơn bao giờ hết, đó cũng là khát vọng là ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ, con người được sống hạnh phúc mà ông cha ta muốn gửi gắm!
2.3.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người mồ côi
Công trình nghiên cứu về văn học dân gian Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam do Võ Quang Nhơn biên soạn [58] đã nêu lên được một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật của kiểu truyện mồ côi. Tác giả đã nêu ra sự vận động, phát triển của kiểu truyện tương ứng với sự vận động và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát triển của xã hội. Xã hội tư hữu xuất hiện thay thế cho xã hội công xã nguyên thủy- xã hội cộng đồng thị tộc, bộ lạc nguyên thủy. Cùng với đó, từ kiểu truyện người mồ côi có kết cấu đơn giản ban đầu, phản ánh mối quan hệ anh - em, chú - cháu… trong phạm vi nội bộ gia đình, truyện mồ côi phát triển ra phạm vi cao hơn là xã hội. Về mặt nghệ thuật, tác giả đưa ra kết cấu phổ biến của kiểu truyện là: nhân vật mồ côi được đặt trong thử thách rồi vượt qua và đạt tới hạnh phúc.
Phan Đăng Nhật trong Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước Cách mạng tháng 8- 1945) có sự tương đồng với tác giả Võ Quang Nhơn.
Trong giáo trình có mục nghiên cứu về người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt xấu xí với tiêu đề “Các dạng truyện cổ tích về người đội lốt xấu xí và truyện về người mồ côi với truyền thống dân chủ”. Ở đây, tác giả đã đề cập đến hai loại truyện về người mồ côi, đó là loại truyện mồ côi đơn giản- mang dấu vết của thời kỳ lịch sử xa xôi nhất và mồ côi phức tạp mang dấu ấn phát triển của xã hội từ xã hội bộ lạc, thị tộc chuyển dần lên xã hội phân chia giai cấp và có đấu tranh giai cấp. Trong nghiên cứu của mình về loại mồ côi thứ hai, tác giả khẳng định “có nội dung tiếp tục tiến lên xây dựng cuộc sống hạnh phúc… một niềm hạnh phúc trọn vẹn cả tinh thần lẫn vật chất,“truyện đảo lộn hẳn số phận người mồ côi mà xã hội bấy giờ đẩy đến…”
[58,tr84]. Nội dung mà Phan Đăng Nhật muốn nhắc tới chính là vai trò của việc kết hôn trong kiểu truyện của nhân vật này. Ông khẳng định chi tiết kết hôn của nhân vật mồ côi là để đổi đời trước hết là cho số phận của chính nhân vật mồ côi, thứ hai là sự phát triển của truyện mồ côi từ mồ côi đơn giản đến mồ côi phức tạp. Tuy nhiên, do nghiên cứu gói gọn trong một mục lục nhỏ, các tác giả chưa thể đi sâu nghiên cứu tìm tòi và phát triển với quy mô lớn nên tác giả chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở khái quát. Nhưng những đánh giá tìm hiểu sơ bộ của các tác giả về chi tiết hôn nhân của kiểu truyện người mồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
côi là những gợi ý rất quý báu cho thế hệ mai sau tìm hiểu khi nghiên về kiểu nhân vật mồ côi.
Nhân vật mồ côi cũng là đề tài được các học viên sinh viên quan tâm và nghiên cứu. Trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Lý năm 2011 [52] Mô típ hôn nhân trong truyện cổ tích về người mồ côi của một số dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc đã cho chúng ta những thú vị khi tìm hiểu về loại hình nhân vật mồ côi. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đi sâu tìm hiểu một khía cạnh của loại hình nhân vật, đó là môtip hôn nhân người mồ côi của dân tộc thiếu số vùng Đông Bắc. Luận văn đã giới thiệu, trình bày được đặc điểm của môtip hôn nhân và giá trị của môtip hôn nhân trong truyện cổ tích về người mồ côi của một số dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc.
Luận văn đã đi sâu vào tìm hiểu khám phá nội dung ý nghĩa vẻ đẹp của kiểu truyện người mồ côi của một số dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc ở một góc độ mới. Với đóng góp của đề tài này, môtip hôn nhân đã giúp ta hình dung ra được một phần nào về những vấn đề về gia đình, xã hội thời xưa hiện lên một cách chân thực sống động và hơn bao giờ hết thông qua luận văn ta có thể thấy được tài năng nghệ thuật của các tác giả dân gian người dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc. Tuy có những đóng góp to lớn nhất định về mặt nội dung và nghệ thuật luận văn vẫn còn những điểm hạn chế. Tác giả chưa có nét khát quát và so sánh môtip hôn nhân của trong truyện cổ tích về người mồ côi của một số dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc với người mồ côi của một số dân tộc khác. Nếu so sánh được như vậy, luận văn sẽ sâu sắc hơn về mặt nội dung, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn nhiều chiều đa diện, sẽ thấy được vẻ đẹp độc đáo về con người vùng Đông Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiểu kết
Có thể nói vấn đề nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và cổ tích thần kỳ nói riêng thật sự được quan tâm từ năm 1975 đến nay. Trước năm 1975, truyện cổ tích cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên do yếu tố khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu chưa thật sự được đào sâu khai thác. Sau năm 1975, tiếp nối các thành tựu của các nghiên cứu trước đó, các nhà nghiên cứu dân gian đã khai phá mảnh đất truyện cổ tích thần kỳ với nhiều nội dung, nhiều vấn đề hơn.
Trong chương hai, chúng tôi đã nêu lên được một số công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt. Đó là các nhân vật người mồ côi, người em út, nhân vật người con riêng. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng số công trình nghiên cứu về nhân vật bé nhỏ chiếm số lượng tương đối lớn. Ngoài các giáo trình nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam nói chung có đề cập đến truyện cổ tích thần kỳ và các nhân vật cổ tích thần kỳ thỳ chúng tôi tìm được có ít nhất 6 công trình nghiên cứu về hình tượng người mồ côi, 20 công trình nghiên cứu về hình tượng người em út và 24 công trình nghiên cứu về hình tượng người con. Lý do bởi vì đây là những nhân vật chính làm nên thế giới của cổ tích thần kỳ.
Thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu về loại hình các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ, chúng tôi thấy rằng: Các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ là đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách sâu sắc. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các loại hình nhân vật ở nhiều phương diện nhiều góc độ, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mỗi một đề tài một công trình đều là những phát hiện mới mẻ giúp cho chúng ta được nhìn nhận mọi vấn đề sâu hơn, cặn kẽ hơn. Đây cũng là những tài liệu quý báu giúp cho chúng ta, những người học, dạy, nghiên cứu có cơ sở tư liệu phục vụ cho việc tìm hiểu văn học dân gian nói chung, cổ tích thần kỳ nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 3