Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ trên thế giới

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 34 - 41)

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM

1.4. Vài nét về tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ

1.4.1. Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ trên thế giới

Đối với một thể loại sáng tác dân gian vô cùng phong phú về số lượng, đa dạng phức tạp về nội dung và có một lịch sử phát triển lâu dài như truyện cổ tích thì việc nghiên cứu hẳn là một công việc đầy khó khăn và vất vả.

Chính điều này đã thúc đẩy và gợi lên hứng thú nghiên cứu tìm hiểu về truyện cổ tích - đặc biệt là cổ tích thần kỳ không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước trên thế giới.

Trên thế giới, công trình nghiên cứu về truyện cổ tích thần kỳ nổi tiếng và mang lại tiếng vang - nguồn cung cấp những tri thức quý báu cho các nhà nghiên cứu thế hệ sau là cuốn Hình thái học truyện cổ tíchNhững căn rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ của tác giả V.Ia Proop. Valadimir Ia Proop là giáo sư Ngữ văn của trường đại học Tổng hợp Peterburg. Ông là chuyên gia nghiên cứu về folklore và có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ nghiên cứu mai này. Cuốn Hình thái học truyện cổ tích xuất bản năm 1928 đã mở ra cho giới nghiên cứu truyện cổ tích một hướng nghiên cứu mới. Trong tác phẩm của mình, ông đã đưa ra quan điểm của mình về tự sự, phương pháp phân tích cấu trúc văn bản, cấu trúc loại hình. Đây có thể coi là sự mở đầu cho phương pháp cấu trúc, làm nền tảng cho các nghiên cứu sau này.

Trong cuốn Hình thái học của truyện cổ tích, Proop lại đặt ra một dấu ấn cho việc nghiên cứu lý thuyết tự sự của truyện cổ tích - cổ tích thần kỳ. Trong tác phẩm của mình, ông đã dùng lý thuyết tự sự để nghiên cứu các chức năng của nhân vật hành động. Ông đã khái quát lên thành 31 chức năng của nhân vật hành động trong truyện cổ tích theo những công thức nhất định. Đó là:

Sự vắng mặt Sự cấm đoán Sự vi phạm Sự dò la Sự bộc lộSự lừa dối Sự tiếp tay Sự thiếu thốn Sự làm môi giới Sự chống đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bắt đầu Sự từ giã Chức năng thử thách của người cho Phản ứng của nhân vật chính Sự có được biện pháp thần kỳ Sự di chuyển về không gian giữa vương quốc, một cuộc phiêu lưu Giao tranh Sự đánh dấu Sự chiến thắng Sự khắc phục tai họa hay khắc phục sự thiếu thốn Trở về

Sự truy nã Sự thoát khỏi Chuyến viếng thăm bí mật Những đòi hỏi không có căn cứ Nhiệm vụ khó khăn Sự giải quyết Sự nhận ra Sự vạch mặt Sự chuyển Sự trừng trị Kết hôn.

Theo Proop, đã là truyện cổ tích thần kỳ thì hầu như truyện nào nhân vật cũng phải hành động theo các công thức môtip này. Có thể có truyện chứa hầu hết toàn bộ các hành động, cũng có truyện chỉ có một số hành động.

Không chỉ vậy, Proop còn có các công trình nghiên cứu về cổ tích thần kỳ như: Sự biến dạng của truyện cổ tích thần; Tìm hiểu về nguồn gốc truyện cổ tích thần kỳ Cây thần trên mộ; Môtip sinh nở thần kỳ.…

1.4.2 Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ của người Việt ở Việt Nam Các tác giả như Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Bích Hà, Phạm Thu Yến đều có những công trình nghiên cứu về truyện cổ tích như giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh, Văn học dân gian - Đỗ Bình Trị, Văn học Việt Nam Bùi Mạnh Nhị. Trong nghiên cứu của mình các tác giả đã khái quát được những vấn đề chung nhất của truyện cổ tích, nêu lên nội dung chính của truyện cổ tích là tuân theo quan điểm thẩm mỹ đạo đức: “Ở hiền gặp lành”.

Nghiên cứu về nhân vật có thể kể đến Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện “Tấm Cám [45]; Tăng Kim Ngân Qua tục ăn trầu và truyện Trầu cau của người Việt, bàn về mối quan hệ anh em vợ chồng [63].

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan Truyện người em trong sự ra đời thần kỳ của kiểu truyện người khác trong kho tàng truyện cổ Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhân vật người con riêng có các công trình như: Đỗ Bình Trị - Hướng dẫn tìm hiểu truyện truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam năm 2013; Nguyễn Thị Ngọc Lan [2011] với Khảo sát và phân loại kiểu truyện người em trong truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam; Nguyễn Thị Huyền Hậu Nhân vật người em trong cổ tích các dân tộc Việt Nam; Nguyễn Thị Hoa Mai với bài viết: Tìm hiểu môtip cây khế [1995]; Chu Xuân Diên - Về cái xác của mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám [1999].

Ngoài ra những hình tượng nhân vật khác cũng là đề tài được rất nhiều các tác giả quan tâm tìm hiểu. Ví dụ như Cao Huy Đỉnh có bài bài viết Đề tài dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp trong một số truyện cổ Đông Nam Á [19]; Nguyễn Thị Huế Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam [29]; Cao Huy Đỉnh Hình tượng người khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước và giữ nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam in trong Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam [20]; Đỗ Thị Thu Hương với Kiểu nhân vật mang lốt rắn và chim trong truyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam... Ngoài ra còn có các công trình: Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Thị Ngân Sương; Hà Châu - Về đặc điểm thẩm mỹ của truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam [4]. Phạm Tuấn Anh - Nhân vật gây trở ngại và thử thách của kiểu truyện người mang lốt trong truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam; Cổ tích thần kỳ người Việt - đặc điểm cấu tạo cốt truyện của Tăng Kim Ngân [57]; Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ - Phạm Tuấn Anh [2].

Trần Đức Ngôn Nghiên cứu kết cấu truyện cổ tích thần kỳ Việt theo lý thuyết hình thái học của Vlađimia Iaôplêvich Prop; Trần Đức Ngôn - thuyết hình thái học của Proop và truyện cổ tích thần kỳ của người Việt [66].

Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Môtip trong nghiên cứu truyện kể dân gian : Lý thuyết và ứng dụng - Trường hợp môtip tái sinh - La Mai Thi Gia. Kiều Thu Hoạch - So sánh tip truyện Trầu cau ở Trung Quốc và tip truyện cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại ở Việt Nam và Campuchia, bàn về tục ăn trầu và văn hóa quyển trầu cau Đông Nam Á Nguyễn Thị Hiền Nghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và môtip truyện cổ tích dân gian của Antti Aarne và Stith Thompson [1996]; Tăng Kim Ngân Truyện cổ tích, trò chơi điện tử với việc giáo dục nhân cách trẻ em [65].

Tiểu kết:

Truyện cổ tích nói chung và cổ tích thần kỳ nói riêng là mảnh đất màu mỡ để chúng ta khám phá, tìm hiểu những vấn đề xoay xung quanh nó. Có thể nhận ra rằng, những vấn đề của truyện cổ tích hầu như đều được nghiên cứu một cách cặn kẽ, chi tiết, tỉ mỉ. Những vấn đề lý luận về phương pháp nghiên cứu truyện cổ tích được đề cập tới một cách nghiêm túc và khoa học.

Ngoài các công trình nghiên cứu của người Việt, truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số cũng được quan tâm và tìm hiểu một cách có ý thức. Truyện cổ tích được nghiên cứu dưới nhiều góc độ với nhiều ngành khoa học khác nhau:

Xã hội học, Ngữ văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử học, Địa lý học, Triết học...

Bên cạnh đó, các vấn đề của truyện cổ tích cũng được các nhà nghiên cứu tìm tòi, khai phá. Cụ thể, về vấn đề nội dung, các công trình đã khai thác sự đa dạng, phong phú của nội dung truyện cổ tích thần kỳ, cho chúng ta biết nội dung của cổ tích nói về vấn đề gì. Nghiên cứu thi pháp cổ tích, các nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến nhân vật, môtip...

Ngoài ra, truyện cổ tích thần kỳ được lý giải, tìm tòi qua các vấn đề như tìm hiểu theo lý thuyết, so sánh, mối quan hệ giữa cổ tích Việt Nam với cổ tích của một số nước trên thế giới, khai thác truyện cổ tích phục vụ cho hôm nay và cội nguồn dân gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có thể nói, nghiên cứu truyện cổ tích đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hàng loạt những công trình có quy mô lớn, nhỏ xuất hiện qua các sách báo, các hội thảo ở trung ương và địa phương đã tạo ra một bức tranh đa dạng trong lịch sử nghiên cứu văn học trong nước.

Hơn thế nữa, sự phong phú của các công trình nghiên cứu truyện cổ tích về số lượng lẫn chất lượng đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại, góp phần rất lớn vào tiến trình nghiên cứu của văn học Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương 2

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI BÉ NHỎ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT

Có thể nói, trước năm 1975 do hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước ta có nhiều biến động to lớn, việc nghiên cứu truyện dân gian chưa được quan tâm đề cập nhiều. Tuy nhiên vào năm 1958, khi nhắc đến các công trình nghiên cứu truyện cổ tích ta không thể không nhắc đến công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập của tác giả Nguyễn Đổng Chi xuất bản lần lượt bắt đầu từ năm 1958. Ngay khi được ra mắt bạn đọc vào thời điểm đó, bộ sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài.

Có người còn ví “công trình này cũng tương đương với những gì Hăng-ri- Pua-ra (Henri Pourra) đã hoàn thành về văn hóa dân gian của nước Pháp xưa [Kho tàng cổ tích (Trésor des contes), Nhà xuất bản Ga-li-ma Gallimard]

[26]. Có thể nói đây là một công trình đồ sộ đã đóng góp to lớn cho nền văn học dân gian nước nhà. Hầu như mọi vấn đề của truyện cổ tích đều được ông giải quyết gói gọn trong công trình này. Ở cả 5 tập, ông đã giải thích cặn kẽ về bản chất đặc trưng của truyện cổ tích, xuất xứ ra đời của truyện cổ tích…

Đặc biệt hơn, tác giả đã dày công khi phân loại, sắp xếp được từng truyện một cách có hệ thống theo các chủ đề khác nhau ví dụ truyện đền ơn trả oán thì có các truyện nào, chuyện vui tươi dí dỏm hay truyện tình bạn tình yêu nghĩa vụ có những truyện gì…Đây là bước khởi đầu mở đầu cho quá trình tìm hiểu truyện cổ tích ở Việt Nam, đánh dấu bước tiến của quá trình nghiên cứu văn học dân gian.

Ngoài ra tác giả Hà Châu có các công trình Từ nhân vật truyện cổ tích thần kỳ đến nhân vật truyện cười [5]. Về đặc điểm thẩm mỹ của truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam [6]. Cao Huy Đỉnh có bài Đề tài dũng sĩ diệt đại bàng cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người đẹp trong một số truyện cổ Đông Nam Á [16]. Lê Trung Vũ Tính cách của các nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ dân tộc Mèo”[85].

Với phương châm bảo tồn và phát huy vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc, các công trình nghiên cứu về văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ, vè…) sau năm 1975 được khuyến khích xuất bản. Các nhà nghiên cứu có điều kiện tìm hiểu nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ một cách thuận lợi hơn. Và cổ tích thần kỳ giống như một miền đất hứa với các nhà nghiên cứu.

Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về truyện cổ tích thần kỳ.

Hình tượng “con người nhỏ bé” là một trong những đề tài tiêu biểu của truyện cổ tích. Đó là kiểu nhân vật thường ở vị trí thấp kém trong bậc thang đẳng cấp xã hội, họ có số phận bất hạnh, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Bản thân khái niệm “con người nhỏ bé” lần đầu tiên được đưa vào phê bình văn học bởi V.G.Belinsky, trong bài báo viết năm 1840 về vở kịch Đau khổ vì trí tuệ của A.Griboedov. Có thể hiểu những con người bé nhỏ là những nhân vật bất hạnh có số phận khổ đau, là những tầng lớp thấp của xã hội.

Theo bài viết Kiểu truyện về nhân vật bất hạnh có nêu lên rằng: “Nhân vật trong truyện cổ tích đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ nét hơn trong nhân vật thần thoại, truyền thuyết. Nếu thần thoại là “nghệ thuật vô ý thức” thì truyện cổ tích là “nghệ thuật đích thực”. Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thường có hai loại: Một loại kết thúc có hậu; loại khác kết thúc không có hậu.

Ở kiểu kết thúc có hậu, có nhiều mô típ khác nhau:

. Kiểu nhân vật người em út (Cây khế)

. Kiểu nhân vật người con riêng (Mụ dì ghẻ độc ác) . Kiểu nhân vật người mồ côi (Nàng tiên ốc)

. Kiểu nhân vật người đi ở (Cây tre trăm đốt)

Các kiểu nhân vật bất hạnh thường được xây dựng theo những khuôn mẫu định sẵn. Họ có những hành động, tính cách, số phận tương đối giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhau. Trong đó, có hai nhóm nhân vật: Một nhóm được xây dựng như nhân vật chức năng, nhân vật thuyết minh cho đạo đức (Tấm cám); một nhóm khác gần với đời thường hơn (Trương Chi, Hòn vọng phu).

Tất cả những nhân vật thiện đều giống nhau (người em trong Cây khế, Hà rầm hà rạc và nhân vật về bản chất đều là những tính cách tốt đẹp), chỉ khác nhau ở tình huống, kết thúc ở mỗi truyện. Ý nghĩa của việc xây dựng các nhân vật này nhằm thuyết minh cho một đặc điểm nhân cách, một nét tính cách nào đó của con người. Mỗi một nét nhân cách tương ứng với một nhóm truyện, một hoàn cảnh hoặc một hành động nhất định.

Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích Việt Nam được thể hiện nhiều nhất trong tiểu loại cổ tích thần kỳ. Đó là những con người xuất thân từ lao động nghèo khổ nhưng có những phẩm chất đáng trân trọng. Miêu tả loại nhân vật này, các tác giả dân gian mơ ước hướng đến một cuộc sống công bằng, đầy đủ hơn cho người lao động trong xã hội phong kiến đang phân chia đẳng cấp gay gắt.

Đồng quan điểm với ý kiến của bài viết trên, chúng tôi cho rằng những con người bé nhỏ là những con người có số phận bất hạnh khổ đau. Đó là nhân vật người mồ côi nhân vật người em út nhân vật người con riêng. Đây là ba hình tượng nhân vật mà chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu khai thác sau đây.

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)