Nguồn gốc xuất hiện người con riêng

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 41 - 44)

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM

2.1. Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người con riêng

2.1.1 Nguồn gốc xuất hiện người con riêng

Ở giai đoạn đầu tiên - công xã nguyên thủy - xã hội tuân theo chế độ mẫu hệ, tập hợp liên kết những người cùng huyết thống thính theo dòng mẹ.

Ở chế độ này, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, trong đời sống gia đình và ngoài xã hội. Chế độ mẫu hệ tồn tại trên cơ sở một trình độ phát triển kinh tế và xã hội còn thấp kém. Ở giai đoạn sau, chế độ công xã thị tộc chuyển dần sang giai đoạn phụ hệ. Sự phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội ở thời đại đồ kim loại đã đem đến những biến đổi mới trong xã hội và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thay đổi địa vị của người phụ nữ. Việc này xảy ra trước tiên ở các bộ lạc chăn nuôi. Việc chăn nuôi phát triển đã làm tăng thêm của cải cho con người, gia đình, thị tộc. Từ săn bắn sang chăn nuôi, công việc vẫn do người đàn ông đảm nhiệm. So với kinh tế người đàn ông thì lúc này kinh tế của người đàn bà kém quan trọng. Người đàn ông bắt đầu có nhận thức về sự mâu thuẫn giữa địa vị thấp kém của mình với công lao to lớn của mình trong gia đình và thị tộc.

Muốn giải quyết mâu thuẫn đó chỉ cần xóa bỏ huyết tộc theo họ mẹ, xác lập huyết thống theo họ cha và quyền thừa kế cha. Chế độ mẫu quyền dần dần chuyển sang chế độ phụ quyền.

Chế độ phụ quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó nam giới, đặc biệt người cha đóng vai trò chính trong gia đình, ngoài xã hội và huyết tộc được tính theo dòng cha, vợ phải theo chồng, sống bên nhà chồng hình thành đại gia đình phụ quyền. Chế độ hôn nhân đối mẫu đã chuyển sang chế độ gia đình một vợ một chồng. Quá trình hình thành gia đình một vợ một chồng lại gắn liền với quá trình phát sinh tư hữu, với quá trình phân hóa xã hội thành giai cấp. Khi vai trò của người đàn ông được đề cao, chế độ đa thê xuất hiện, người chồng có thể được lấy nhiều vợ, từ đó xuất hiện người con riêng trong gia đình. Có thể nhận thấy, hầu hết các nhân vật người con riêng đều có một cuộc sống không hạnh phúc, gặp nhiều bất công trái ngang trong cuộc đời.

Nhân vật người con riêng nảy sinh trong xã hội phụ quyền đã có sự phân chia giai cấp. Sản phẩm tất yếu của xã hội ấy là người chồng có quyền có nhiều vợ dẫn tới hệ quả là mối quan hệ xung đột trong nội bộ gia đình từ con riêng - con chung hoặc con riêng - con riêng đến mâu thuẫn dì ghẻ con chồng. Tác giả dân gian đã lấy chính hình mẫu ngoài đời này để xây dựng lên hình tượng người con riêng trong truyện cổ tích thần kỳ.

Tăng Thị Kim Ngân trong cuốn Cổ tích thần kỳ người Việt: Đặc điểm cấu tạo cốt truyện có viết: “Trong khi đó truyện cổ tích là sản phẩm của xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, nhân vật phản ánh chủ yếu trong cổ tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là người. Truyện cổ tích thần kỳ có nhiều yếu tố cổ xưa liên quan đến những quan niệm thần thoại và tín ngưỡng của con người thời thị tộc bộ lạc nguyên thủy như những cấm kỵ, hôn nhân huyết thống, vấn đề thừa kế gia sản, tục hiến sinh... Tuy nhiên nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người trong xã hội có giai cấp. Lý tưởng xã hội làm cơ sở cho lý tưởng thẩm mỹ của truyện cổ tích thần kỳ là sự hướng về những tư tưởng đạo đức chất phác, trong sáng tác của xã hội thị tộc, những truyền thống dân chủ công xã thời nguyên thủy mà xã hội có giai cấp đã phá vỡ nó.

Chính vì vậy mà những nhân vật trung tâm của truyện cổ tích là những con người thấp hèn trong xã hội có giai cấp như người mồ côi, người con riêng, người em út … Hướng về đạo đức thời thị tộc, truyện cổ tích thần kỳ miêu tả những nhân vật bất hạnh ấy theo khuynh hướng lý tưởng hóa những phẩm chất đạo đức của họ, giải quyết số phận cuộc đời họ theo một kết cục có tính chất ước mơ” [57].

Do những điều kiện khách quan và chủ quan từ xã hội cộng đồng phản ánh trong sử thi tách ra thành các gia đình riêng nhỏ lẻ, tạo thành các gia đình cơ hữu. Điều đó không tránh khỏi xuất hiện những quyền lợi riêng, những quan tâm riêng của từng cá nhân riêng biệt, tạo nên các mâu thuẫn trong gia đình nói chung và xã hội nói riêng. Các mâu thuẫn đó làm nảy sinh ra hình tượng người em, xuất hiện người con riêng. Ví dụ trong truyện “Cây khế ” khi cha mẹ chết đi, người anh vì tham lam sợ em chiếm hết gia tài của mình nên chỉ chia cho em phần gia tài là cây khế. Mâu thuẫn giữa người anh và người em út. Trong truyện “Tấm Cám”, Tấm là con của người vợ cả, Cám là con của mụ dì ghẻ. Vì ghen ghét sắc đẹp của Tấm mà mẹ con Cám ra sức bóc lột hành hạ Tấm. Mâu thuẫn giữa dì ghẻ - con chồng, mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến mâu thuẫn ngoài xã hội.

Các tác giả dân gian đã lấy hình mẫu hiện thực của xã hội phân chia giai cấp là người con riêng - được nảy sinh từ xã hội phụ quyền để làm lên hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tượng người con riêng trong cổ tích thần kỳ để nói lên hiện thực xã hội đồng thời để phản ánh khát vọng ước mơ đầy nhân văn cao cả của mình.

Truyện cổ tích thần kỳ về người con riêng không chỉ phản ánh nỗi khổ cực của người con riêng mà còn là sự ngợi ca về những tính cách phẩm chất của họ. Hơn hết nó còn thể hiện công lí lẽ phải đứng về phía nhân vật bất hạnh để giúp đỡ đồng thời thể hiện ước mơ công bằng, bình đẳng dân chủ của người dân xưa.

Truyện cổ tích thần kỳ về người con riêng phản ánh những mối xung đột lớn trong gia đình phụ quyền. Đó là mối xung đột của những người cùng thế hệ: con riêng với con riêng, con riêng với con chung; xung đột với những người khác thế hệ: dì ghẻ - con chồng. Từ phản ánh mâu thuẫn gia đình đến phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực xã hội lúc bấy giờ: mâu thuẫn giữa nhân vật bề trên (giai cấp bóc lột) và nhân vật bề dưới (giai cấp bị bóc lột); mâu thuẫn giữa thiện và ác, chính diện và phản diện. Vì vậy nó phản ánh chủ đề đấu tranh xã hội trong xã hội có giai cấp.

Kiểu truyện về người con riêng là một trong những kiểu truyện nổi bật trong kho tàng truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Nó xuất hiện từ rất lâu và hình thành từ Bắc vào Nam, phổ biến ở dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số.

Đó là kiểu truyện góp phần làm phong phú thêm kho tàng cổ tích dân gian và nó mang đến cho người đọc nét hấp dẫn độc đáo riêng.

Truyện cổ tích về người con riêng là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể nói hầu như những trường phái, những nhà nghiên cứu truyện cổ tích ít hay nhiều đều đề cập đến. Trong nhiều bài viết đã đặt vấn đề phát hiện giá trị và gợi hướng nghiên cứu xung quanh kiểu truyện này. Đây là vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu văn học dân gian quan tâm.

Một phần của tài liệu Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)