Theo nhà văn Nguyễn Đình Thi thì: Vào khoảng những năm 1925- 1926, nhờ những tác phẩm của các nhà văn tiên bộ người Pháp […] tên tuổi của Puskin, Tônxtôi, Gorki,… đã vượt qua phong tỏa c
Trang 1KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV
BỘ MÔN NGỮ VĂN
VÕ THANH TUẤN
THƠ TÌNH CỦA A X PUSKIN
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS GV TRẦN VĂN THỊNH
Cần Thơ, năm 2011
Trang 2A- PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Vài nét về tiểu sử và con đường sáng tác của A X Puskin
1.2 Vài nét về thể loại thơ và thơ tình yêu
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG
THƠ TÌNH CỦA A X PUSKIN
2.1 Quan niệm về tình yêu trong thơ của A X Puskin
2.2.Những cung bậc cảm xúc trong th ơ tình của A X Puskin
2.3 Tính triết lý trong thơ tình của A X Puskin
CHƯƠNG III.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
TÌNH CỦA A X PUSKIN 3.1.Ngôn ngữ trong thơ tình của A X Puskin
3.2.Không gian và thời gian nghệ thuật trong th ơ tình của A X Puskin 3.3 Cách xây dựng tình huống trong thơ tình của A X Puskin
C- PHẦN KẾT LUẬN
Trang 3A- PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nền văn học của nhân loại, văn học Nga luôn chiếm một vị trí quantrọng Văn học Nga đã đóng góp cho nền văn học nhân loại nhiều tác gia mang tầmvóc vĩ nhân văn hóa như : nhà văn C Almatov (1928 -?), nhà thơ Josep Brodsky(1940- 1996), tiểu thuyết gia Đôxtôiepxki (1821 - 1881), nhà văn Lev Tolstoi (1828 -1910), nhà văn M Gorki…nhưng n ổi bật hơn hết, tài hoa nhất, có sức ảnh hưởng đếnkhông chỉ là những thế hệ nhà văn Nga mà còn ảnh hưởng đến các nhà văn trên toànthế giới, một con người tài hoa bạc mệnh, đó là ông hoàng thơ tình- đại thi hào A X.Puskin Một nhà văn, nhà thơ luôn c ống hiến hết mình cho nghệ thuật thơ ca nhânloại
Trong cơ cấu chương trình môn văn bậc phổ thông cũng nh ư bậc Đại học,trong phần văn học nước ngoài, văn học Nga là một bộ phận rất quan trọng Nền vănhọc Nga không chỉ quan trọng v ì nó đóng góp nhiều tác phẩm của những văn - thi hào
mà còn quan trọng vì nó là cái nôi của nhiều trào lưu văn học có ảnh hưởng mạnh mẽđến văn chương thế giới Vì vậy, việc nghiên cứu văn học Nga luôn gây nhiều hứngthú cũng như hấp dẫn đối với nhiều học sinh, sinh vi ên và những nhà nghiên cứu vănchương trên thế giới
Nhà văn M Gorki đã từng khẳng định: Không có một đề tài nào có ý nghĩa và huyền diệu hơn là thân thế và sự nghiệp của Puskin [8; tr.64] Puskin là mùa xuân c ủa văn học Nga, là khởi đầu của mọi khởi đầu Puskin là tác gia vĩ đại của văn học Nga
nói riêng và nhân loại nói chung Chính v ì đề tài thân thế và sự nghiệp của Puskin có
ý nghĩa huyền diệu cho nên nó là đề tài được rất nhiều người quan tâm
Trong suốt quãng đời ngắn ngủi 38 năm của mình, Puskin đã để lại cho nhânloại hàng trăm bài thơ tình khác nhau Có thể thấy khó có nhà thơ nào trên thế giới có
thể sánh với Puskin trong lĩnh vực sáng t ác thơ tình Tuy nhiên, vấn đề Thơ tình của
A X Puskin lại chưa nhận được nhiêù sự quan tâm cũng như nghiên cứu một cách
rộng rãi và triệt để nhất từ giới chuy ên gia
Chính vì những lí do nêu trên nên chúng tôi chọn đề tài Thơ tình A Puskin để
nghiên cứu, với hi vọng có thể đ ào sâu thêm, khám phá chi ti ết hơn, cặn kẽ hơn về
Trang 4những thành tựu về nội dung, nghệ thuật cũng nh ư những tư tưởng mà nhà thơ muốngửi gắm đến độc giả H ơn nữa, khi chọn đề tài này chúng tôi cũng hy vọng làm sáng
tỏ thêm một cách sâu sắc và cặn kẽ hơn về lịch sử văn học Nga nói chung v à văn họcNga đầu thế kỷ XIX nói riêng
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Nhà văn Mỹ Teodo Draizer từng nhận xét: Sự nghiệp sáng tác của A X Puskin gắn bó vô cùng chặt chẽ với khát vọng quyền năng của cuộc sống v à kinh nghiệm- đặc thù của các nền văn học lớn, đặc biệt l à nền văn học Nga đồ sộ Thật chính xác khi cho rằng Puskin là nhà tiên tri đầu tiên của nước Nga đương đại, người đầu tiên hiểu hét những khả năng to lớn trong sự phát triển đạo đức x ã hội- những khả năng mà sau này được nước Nga thể hiện.[8; tr.51]
Gorki viết: Không có Puskin, thì trong th ời gian rất dài sẽ không có Gôgôn, L Tônxtôi, Tuôcghênhep, Đôxtôiepxki T ất cả những con người vĩ đại này của nước Nga đều công nhận Puskin là bậc thủy tổ tinh thần của mình [8; tr.47]
Ở Việt Nam, các tác phẩm của Puskin từ lâu đã được giới thiệu và nghiên cứu
Theo nhà văn Nguyễn Đình Thi thì: Vào khoảng những năm 1925- 1926, nhờ những tác phẩm của các nhà văn tiên bộ người Pháp […] tên tuổi của Puskin, Tônxtôi, Gorki,… đã vượt qua phong tỏa của đế quốc Pháp m à đến với chúng tôi rất sớm …
[8; tr.55]
Năm 1966, lúc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đang diễn ra ác liệt ở
miền Bắc, tuyển tập Thơ trữ tình Puskin và hai bản trường ca Người tù Cavca và Đoàn người Zigan vẫn được xuất bản với sự tham gia dịch thuật của nhiều dịch giả
như Thúy Toàn, Việt Thương và một số nhà thơ như Xuân Diệu, Hoàng trung Thông,
Tế Hanh…
Năm 1973, nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tập truyện Chuyện người đánh
cá và con cá vàng do Hoàng Trung Thông dịch.
Năm 1979, Thái Bá Tân b ắt tay dich tiểu thuyết Epghênhi Ônhêghin và năm
1985, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bằng th ơ này đã đến tay bạn đọc cả nước
Năm 1992, NXB Lao Đ ộng in tập Dựng đài kỷ niệm gồm những bài thơ củaPuskin dưới hình thức song ngữ Nga- Việt do Lương Trọng Lãnh dịch và tuyển chọn
Trang 5Năm 1999, Trung tâm văn hóa và Ngôn ng ữ Đông Tây đã biên soạn và cho ra
mắt bạn đọc tuyển tập tác phẩm Thơ và Trường ca của A Puskin được dịch bởi
những dịch giả nổi tiếng nh ư Thúy Toàn, Hoàng Tru ng Thông, Xuân Diệu, HoàngThị Vinh…
Cùng với những bản dịch là những bài nghiên cứu phê bình nhằm có thể làmsáng tỏ những thành công trong sự nhiệp sáng tác thơ của Puskin và soi sáng cuộc đờicủa đại thi hào Puskin
Ở Việt Nam, việc nghi ên cứu Puskin được tiến hành vào cuối những năm 50
của thế kỷ XX Bộ giáo tr ình Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX (NXB Sự Thật, Hà Nội,
1957, 1959) của giáo sư Hoàng Xuân Nhị là công trình nghiên c ứu đầu tiên về văn
học Nga cũng như Puskin Tiếp đó, bộ Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX (NXB Giáo
Dục, Hà Nội, 1970) của trường Đại học Sư phạm I Hà Nội (chương Puskin do
Nguyễn Văn Giai viết) và bộ Lịch sử văn học Nga (Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội, 1982) của trường Đại học Tổng hợp H à Nội (chương Puskin do Đỗ
Hồng Chung thực hiện) cũng đã ra đời Kế thừa những thành tựu của các nhà Puskin học Nga và Xô Viết, tác giả của các bộ giáo tr ình đã làm sáng tỏ phần nào một con
người đa tài như Puskin trong các l ĩnh vực thơ, tiểu thuyết bằng kịch, văn xuôi,
trường ca, trong đó có nhắc đến một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật Thơ tình
A Puskin.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào thể hiện được
một cách thấu đáo và thuyết phục về vấn đề Thơ tình A Puskin, dù đã có rất nhiều
nhà nghiên cứu hay nhà phê bình tiếp nhận và thực hiện
Chuyên luận Puskin- Nhà thơ Nga vĩ đại của Đỗ Hồng chung là một công trình
công phu và nghiêm túc Trong chuyên lu ận này, cùng với hướng khai thác trên, tác
giả Đỗ Hồng Chung đã chỉ ra rằng: Puskin là đại diện xứng đáng nhất, t oàn vẹn nhất cho văn học Nga, tổng kết sự phát triển của quá khứ, mở ra một giai đoạn mới cao hơn, chuẩn bị cho tương lại huy hoàng[2; tr.58] Trong chuyên lu ận này Đỗ Hồng
Chung đã chỉ ra được một số điểm cơ bản trong “Thơ tình của A Puskin” thông qua
một số bài thơ như Gửi, Bông hoa nhỏ, Ngài và Anh, Cô và Em , hay Một chút tên tôi đối với nàng … Đỗ Hồng Chung đã chỉ ra được những quan niệm về t ình yêu, cũng
Trang 6như những cung bậc cảm xúc trong t ình yêu được thể hiện trong những b ài thơ tìnhcủa A Puskin, và những đóng góp đối với lĩnh vực âm nhạc m à nó mang lại.
Một hướng nghiên cứu khác về Puskin là tiếp cận tác giả từ góc độ Danh nhân văn hóa Triển khai theo hướng này là cuốn sách Con người, năm tháng và hoài niệm
của Hồ Sĩ Vịnh (NXB Văn hóa, H à Nội, 2008) Qua tư liệu về cuộc đời, lao độ ng nhàvăn, những hồi ức và kỷ niệm,…tác giả quyển sách đ ã dựng lên Puskin- nhà văn hóalỗi lạc
Nói như Thúy Toàn: Puskin đã đứng đầu mũi con tàu lịch sử và nhìn về phía trước, chính vì thế ông đã thấy ra và đoán biết nhiều điều trong cuộc sống m à người đương thời không thấy, và cũng vì ông rất gần gũi với người đọc đời sau, kể cả chúng ta- những người đọc xa xôi.[8; tr.60]
Đặc biệt, nhiều tác giả đ ã quan tâm đến các vấn đề như tìm hiểu qua trình phổbiến các tác phẩm của Puskin đến với bạn đọc Việt Nam, hoặc so sánh Puskin và
Nguyễn Du: bài Thi hào Nga Puskin v ới Việt Nam của Thúy Toàn (Văn học số 6/1994), Tác phẩm của A Puskin qua các bản dịch ở Việt Nam (Luận án của Hoàng
Cẩm Vân,… Các công tr ình trên đã cố gắng phác họa vị trí của Puskin ở Việt Nam,những tương đồng văn hóa giữa hai dân tộc v à những tương đồng trong tư duy nghệthuật giữa hai thiên tài tiêu biểu cho hai nền văn hóa Đây l à hướng nghiên cứu văn
học Nga và ngành Puskin học ở Nga rất thích thú, quan tâm.
Tuy nhên, tất cả chỉ dừng lại ở mức khái quát ngắn gọn, liệt k ê một cách sơ sàichứ chưa đi sâu vào khi thác t ừng nội dung cụ thể, chi tiết Có thể thấy rằng: vấn đề
Thơ tình của A X Puskin từng được một số nhà nghiên cứu, phê bình đề cập đến và
tiến hành khảo sát nhưng chỉ là những sự trình bày ngắn gọn, những bài viết sơ sài vềmột vài bài thơ nổi bật như Gửi, Tôi yêu Em, chứ chưa khảo sát hết tất cả những nộidung, cũng như thành tựu nghệ thuật nổi bật trong th ơ tình của ông một cách cụ thể
Chính vì vậy, chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề Thơ tình của A Puskin.
3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
3.1 Mục đích:
Sau khi tiến hành khai thác, sơ khảo Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm
hiểu về đề tài Thơ tình của A Puskin nhằm hướng tới những mục đích sau:
Trang 7- Nghiên cứu tiểu sử của Puskin để hiểu đ ược thân thế, sự nghiệp cũng nh ưnhững nét thăng trầm và sự nghiệp sáng tác của đại thi h ào A Puskin.
- Nghiên cứu hoàn cảnh xã hội lịch sử văn học Nga cuối thế kỷ XVIII - đầu thế
kỷ XIX để biết được những tác động của l ịch sử đối với quá tr ình sáng tác của A.Puskin Đồng thời cho ta thấy những t ư tưởng, quan niệm về tình yêu của tác giảtrong xã hội đương thời
- Nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu của A Puskin để thấy đ ược nhữngquan niệm về tình yêu trong thơ ông, cũng như những cung bậc cảm xúc trong t ìnhyêu được thể hiện như thế nào được thể hiện dưới ngòi bút đầy trí tuệ của Puskin v ànhững triết lý tình yêu mà Puskin muốn hướng đến thế hệ trẻ sau n ày Bên cạnh đó,việc nghiên cứu sẽ cho chúng ta hiểu sâu sắc th êm về những thành công về mặt nghệthuật mà Puskin thể hiện trong thơ tình của ông như ngôn ngữ, không gian và thờigian, và cách xây dựng tình huống độc đáo
3.2 Yêu cầu:
Để tiến hành khảo sát, nghiên cứu một cách chính xác v à nhanh chóng ngườinghiên cứu cần nắm rõ một số điểm sau:
- Nắm vững những yêu cầu kiến thức về thân thế v à sự nghiệp của Puskin
- Nắm vững hoàn cảnh xã hội lịch sử Nga cuối thế kỷ XVIII v à đầu thế kỷ XIX
- Có kiến thức vững về thể loại th ơ, thơ tình yêu và những đặc điểm của thể loạinày
- Nắm được những tác động mà thơ tình gửi đến độc giả
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Với đề tài Thơ tình của A Puskin, đối tượng chúng tôi nghiên cứu là những bài
thơ tình của A X Puskin kết hợp với những tài liệu nghiên cứu về Puskin cùng một
số bài thơ có liên quan đến thơ tình của Puskin:
- Những tài liệu nghiên cứu của các học giả và các nhà nghiên cứu nước ngoàinhưng đã được dịch sang Việt ngữ
Trang 8- Đối với những bài thơ tình như Gửi, Tôi yêu Em, Hết rồi tình đã vỡ tan… được
dịch bởi các dịch giả Thúy To àn, Hoàng Trung Thông, T ạ Phương tất cả đềuđược nêu tên người dịch và chú thích năm sáng tác c ủa bài thơ đó
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách tuần tự, từnhững vấn đề nổi bật về nội dung rồi đến những th ành công, đặc sắc về nghệ thuật
Đó là những nội dung chính cũng l à hai phương diện nổi bật nhất trong đề t ài “Thơtình của A Puskin”
Nói tóm lại, phạm vi nghiên cứu chính của đề tài chính là những đặc điểm nổi
bật về nội dung và nghệ thuật trong Thơ tình của A X Puskin Bên cạnh đó, phạm vi
nghiên cứu còn mở rộng đến một số công tr ình nghiên cứu của một số học giả v à nhànghiên cứu trong và ngoài nước
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU:
Để nghiên cứu đề tài Thơ tình của A Puskin chúng tôi vận dụng một số
phương pháp sau đây:
- Phương pháp tiểu sử: là phương pháp tiếp cận văn học thông qua việc nghi ên
cứu tiểu sử tác giả, tác phẩm văn học đó Sử dụng ph ương pháp này chúng tôinhằm mục đích lý giải những vấn đề có li ên quan đến tình yêu trong những bàithơ tình của Puskin, hay nói đúng h ơn là nhằm kiến giải nguồn gốc cũng nh ưnhững sự tác động từ thân thế v à cuộc đời cả Puskin đối với vấn đề th ơ tìnhtrong những bản tình ca của ông
- Thao tác thống kê: phương pháp này đư ợc sử dụng nhằm để thu thập những
tư liệu chính xác về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm v à nhữngcông trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đồng thời, phương pháp này
Trang 9cũng được sử dụng để thống kê những câu thơ nhằm chứng minh cho một luậnđiểm cụ thể.
- Thao tác so sánh: phương pháp này đư ợc sử dụng để nhằm so sánh những
cung bậc cảm xúc, quan niệm t ình yêu… trong những bài thơ tình khác nhaucủa Puskin để thấy được những quan niệm cun g bậc cảm xúc, tính triết lý v ànghệ thuật trong thơ tình Puskin
- Phương pháp giải thích học (chú giải học) : sử dụng phương pháp này chúng
tôi nhằm giải thích, chú giải những vấn đề có li ên quan đến đề tài, chú giảinhững dẫn chứng cụ thể, giải thích những câu thơ và giải thích nguồn gốc th ơtình Puskin dựa trên cơ sở vận dụng Phương pháp tiểu sử
Trang 10B- PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG1.1 SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC
CỦA A X PUSKIN:
1.1.1 Thời Thơ Ấu
A X PUSKIN sinh ngày 6-6-1799 tại Moscow trong một gia đ ình dòng dõiquý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương Gia đình Puskin thuộc dòng dõi quýtộc đã sa sút Cha ông là một người say mê văn học, thích sân khấu; ông đã từng làmthơ bẳng tiếng Pháp Chú của Puskin cũng là một nhà thơ tên tuổi lúc bấy giờ Cácnhà thơ, nhà văn lớn lúc bấy giờ như Karamdin, Đơ-mi-tơ-ri-ép, Giu-cốp-xki thườngđến thảo luận các vấn đề văn học tại nh à bố mẹ Puskin Thi sĩ đã sớm được tiếp xúcvới không khí văn học Mới 10 tuổi đầu, Puskin đ ã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga,văn học các nước Tây Âu, thuộc hàng loạt thơ Pháp và làm quen v ới văn học dân gianNga phong phú qua A -ri-na Rô-đi-ô-nôp-na và người nô bộc Ni-ki-tin Cô-dơ-lôp
1.1.2 Thời kì học ở trường Li-xê (1811- 1817)
Năm 1811, Puskin vào h ọc ở trường Li-xê Ở đây, thi sĩ được tiếp xúc vớinhững thầy giáo, bạn bè có tư tưởng tự do Do đó tư tưởng tự do đã bắt rễ ngay vàotâm hồn nhạy cảm của Puskin Hơn thế nữa, năm 1812, cuộc chiến tranh chống đếquốc Na-pô-lê-ông thắng lợi đã làm cho Puskin thêm t ự hào về sức mạnh của nhândân Nga Thế giới quan của Puskin h ình thành gắn liền với tư tưởng tự do của thờiđại, với tinh thần yêu nước và niềm tự hào của nhân dân Nga chiến thắng
Thời kì này Puskin bắt đầu sáng tác liên tục Bài thơ xưa nhất của Puskin còn
lại đến nay là Gửi Nátasa (1813).Năm 1814, tờ Người truyền tin Châu Âu đăng bài Gửi bạn thơ của Puskin Đây là bài thơ của Puskin được đăng báo, thơ trữ tình của
Puskin thời kì này thường ngợi ca ngợi tình bạn, tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộcsống Trong các bài thơ trữ tình, Puskin cũng đã thể hiện chủ đề văn hóa nghệ thuật
Gửi Giu-cốp-xki, Thị trấn,… Ngay trong thời kì này, Puskin đã có khuynh hướng
vượt ra ngoài phạm vi nhà trường, đề cập đến những đề tài có ý nghĩa xã hội Do đó
Trang 11trong hàng loạt bài thơ, chủ đề Tổ quốc, Tự do xuất hiện Bài thơ Hồi ức hoàng thôn
là một chứng cớ để chúng ta thấy r õ tinh thần yêu nước của Puskin Nhiệt t ình tự do,
chống chế độ độc tài thể hiện nổi bật nhất trong b ài Gửi Li-xi-nhi.
Ngoài thơ trữ tình, Puskin còn chú ý đến các thể loại khác như trường ca Tu sĩ (1813), Bôva (1814), kịch Bước vào xã hội thượng lưu như thế, Nhà hiền triết…
Nhìn chung, nội dung sáng tác của Puskin thời k ì học Li-xê tương đối phongphú Về mặt nghệ thuật thì trình độ còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lớp đànanh Tuy nhiên có nhi ều dấu hiệu chứng tỏ rằng Puskin sẽ c òn vươn cao hơn, đi xahơn các bậc nghệ sĩ tiền bối của m ình
1.1.3 Thời kì Pê-téc-bua (1817- 1820)
Năm 1817, Puskin tốt nghiệp trường Li-xê Sau đó thi sĩ được bổ nhiệm vào cơquan ngoại giao Thi sĩ bắt đầu sống cuộc sống của một thanh ni ên quý tộc thực thụ;
nhưng càng ngày thi s ĩ càng chán xã hội thượng lưu, nơi mà theo thi s ĩ thì khôn tức là
im lặng một cách nô lệ [5; tr42], nơi có những con tim lạnh lùng và tất cả đều ngu ngốc một giuộc [5; tr42].
Thời kì này chính phủ Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước Bên trong, nóđàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa nông dân, b ên ngoài cấu kết với bọn phản độngquốc tế dìm các cuộc cách mạng vào bể máu Tuy nhiên phong trào cách mạng ở các
nước phương Tây vẫn lên mạnh ( Tây Ban Nha ) Ở Nga các tổ chức như Liên minh cứu quốc (1816), Liên minh hạnh Phúc (1818) ra đời và phát triển Giai đoạn thứ nhất
của cuộc cách mạng giải phóng ở Nga do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo thực
sự bắt đầu
Do liên hệ mật thiết với những nh à hoạt động cách mạng, làm bạn với nhữngthanh niên có tư tưỏng tự do, lập trường chính trị và văn học của Puskin được xácđịnh Đó là lập trường của những chiến sĩ đấu tranh cho một nền văn học nghệ thuậtNga tiến bộ chống lại các nh à văn phản động, bảo thủ
Giờ đây, sáng tác của Puskin đ ã đề cập đến những chủ đề x ã hội lớn lao Thi sĩ
đã viết hàng loạt bài thơ nói lên tư tưởng, tình cảm của tầng lớp tiến bộ nhấ t của nước
Nga lúc bấy giờ như Tự do (1817), Gửi Sa-đa-ép (1818), Nôen (1818), Làng quê
(1819)…
Trang 12Năm 1820, tác phẩm lớn đầu tiên của Puskin ra đời, đó là bản trường ca xlan và Li-út-mi-la Trường ca bắt đầu viết từ 1817, lúc thi sĩ sắp ra tr ường Bản
Ru-trường ca nạy đã nâng địa vị Puskin lên ngang hàng với các nhà thơ có tên tuổi bấygiờ Không phải ngẫu nhi ên mà nhà thơ Giu-cốp-xki, nhà thơ bậc thầy thời đó, sau
khi đọc bản trường ca, đã đề vào bức ảnh của mình gửi Puskin Thầy chiến bại tặng trò chiến thắng [5; tr.43].
1.1.4 Thời kì đi đày ở Phương Nam ( 1820- 1824 )
Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam vì những bài thơ nóilên tinh thần tự do và chống đối chế độ nông nô Ở miền Nam, khoảng 1820 -1821,các tổ chức cách mạng hoạt động mạnh Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở HyLạp ( gần miền Nam n ước Nga ) đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của Puskin Tinhthần yêu tự do, yêu nước vốn có của thi sĩ lại đ ược thể hiện trong hàng loạt bài thơ trữ
tình: Gửi Ô-vít (1821), Người tù (1821), Con chim nhỏ (1818) Puskin ca ngợi những chiến sĩ đấu tranh cho tự do, n hững người khởi nghĩa Hy Lạp: Cô nàng Hy Lạp thủy chung (1821), ca ngợi chiến tranh giải phóng: Chiến tranh (1821), ca ngợi việc dùng bạo lực để đấu tranh chống bạo lực: Chiếc dao găm (1821).
Có thể nói rằng lúc này Puskin đã thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển
Bài ca Vầng thái dương đã tắt (1820) được xem như bài thơ mở đầu thời kì lãng mạn
của thi sĩ
Song song với thơ trữ tình, từ 1820 trở đi Puskin viết hàng loạt trường ca:
Người tù Cáp-ca (1820-1821), Đài phun nước Bác-khơ-si-xa-rai (1820-1821), Anh
em kẻ cướp (1821-1822) Đó là trào lưu l ãng mạn cách mạng thể hiện những quan
niệm, tình cảm của một tầng lớp x ã hội tiến bộ, thể hiện ý thức cách mạng của thanhniên quý tộc mà những phần tử tích cực nhất của họ l à những nhà tháng Chạp tươnglai
Từ 1823 trở đi phong tr ào cách mạng ở Tây Âu lần lượt thất bại, một số tổchức cách mạng ở miền Nam bị vỡ, l ãnh tụ V.P.Rai-ép-xki bị bắt Tất đó những sựkiện đó là đòn nặng nề giáng vào tính chất lãng mạn chính trị của Puskin v à hy vọngthắng lợi nhanh chóng của phong tr ào giải phóng dân tộc lúc đó Thế giới quan l ãngmạn của Puskin bị khủng hoảng Thi sĩ cố nhận thức lại thực tế một cách tỉnh táo đểthấy đúng bản chất của nó h ơn Nhờ thế, tính nhân dân, tính lịch sử trong sáng tác
Trang 13Puskin càng sâu sắc Đó là một khâu quan trọng để Puskin dần dần tiến đến chủ nghĩa
hiện thực Puskin viết hàng loạt những bài thơ Người gieo tự do, Quỷ sứ (1823), Câu chuyện của người bán sách với thi nhân , trường ca Những người Xư-gan Trong tác
phẩm đó thi sĩ chế nhạo, ph ê phán những điểm cơ bản trong thế giới quan l ãng mạncủa mình Mặt khác, Puskin cũng thể hiện thực tế bằng ph ương pháp mới hơn-
Phương pháp hiện thực qua tiểu thuyết bằng th ơ- trung tâm sáng tác của Puskin- ghê-nhi ô-nhê-ghin ( bắt đầu viết từ tháng 5-1823).
Ép-1.1.5 Thời kì bị đày lên phương Bắc (1824 – 1826)
Tháng 8-1824,Puskin bị đày lên phương Bắc ở xã Mi-khai-lốp-xcôi-ê thuộctrại ấp của cha mình Thi sĩ bị quản chế khá chặt chẽ Sống xa bạn bè, cô độc, thi sĩphải gần gũi với vú nuôi A -ri-na Rô-đi-ô-nôp-na Thi sĩ thường xuyên liên hệ vớinhân dân, tìm hiểu sáng tác, tinh thần của nhân dân Những ng ày phiên chợ , Puskinthường ăn mặc áo quần nông dân đi nhảy múa, ghi chép các sáng tác dâ n gian
Nhờ gần gũi với nhân dân, Puskin đ ã thoát khỏi cơn khủng hoảng thế giớiquan trầm trọng của mình
Năm 1825,trong sáng tác c ủa Puskin có một bước ngoặt quan trọng Thi sĩ từ
bỏ chủ nghĩa lãng mạn, chuyển sang phương pháp hiện thực Thơ ca của ông trởthành phương tiện nhận thức thực tế
Giờ đây, cuộc sống, con ng ười, thiên nhiên được thi sĩ chú ý miêu tả nhữngtác phẩm xuất sắc của Puskin trong thời k ì này là những bài thơ nói về tình bạn, tình
yêu: 19-10, Bức thư bị đốt, Gửi Kéc (1825), những bài thơ viết về đề tài chính trị: An-đơ-rê Sê-nhi-ê … và các chương 3, 4 của tiểu thuyết thơ Ep-ghê-nhi Ô-ghê-nhin.
Muồn hiểu biết thực tế đ ương thời một cách sâu sắc, Puskin nghi ên cứu quákhứ , tái hiện những giai đoạn quan trọng của lịch sử đấu tranh dân tộ c Vở bi kịch
lịch sử Bô-rit Gô-đu-nôp (1825)- bi kịch đầu tiên trong văn học hiện thực Nga ra đời
là vì thế Như vậy, rõ ràng Puskin lại mở đầu một trào lưu văn học mới Trào lưu này
từ những năm 40 trở đi đ ã trở thành trào lưu củ đạo của văn học Nga, tr ào lưu hiệnthực
Trang 141.1.6 Sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825
Trong khi Puskin đang s ống cô đơn ở Mi-khai-lốp-xcôi-ê thì cuộc khởi nghĩa
nổ ra ở Pê-téc-bua đêm 14-12-1825 Cuộc nổi dậy bị dập tắt nhanh chóng Bắt đầuthời kì phản động gay gắt Cách mạng tho ái trào Trong không khí ng ột ngạt đó,Puskin cảm thấy bất hạnh hơn ai hết Nga hoàng ra sức mua chuộc, dọa nạt thi sĩ, bọnvăn sĩ phản động ra sức tấn công, vu khống ông, do đó có một thời gian ngắn Puskin
thắng : A-ri-ôn, Gửi đi Xibia (1827), Cây thuốc độc (1828).
Một chủ đề quan trọng khác đ ược Puskin khai thác đó l à chủ đề Nhà nước, dântộc Nga và các dân tộc khác trong nước Nga Chủ đề này thể hiện rõ nhất trong bản
trường ca Pôn-ta-va(1828).
Nửa sau những năm 20 cũng l à giai đoạn Puskin viết những chương chính của
tiểu thuyết Ép-ghê-nhi Ô-ghê-nhin (5,6,7,8) và bắt đầu chú ý đến văn xuôi (truyện ngắn Người da đen của Piốt đại đế (1827)).
1.1.7 Những năm cuối cùng ( Từ 1830 trở đi )
Giai đoạn cuối cùng trên bước đường sáng tác của Puskin có thể kể từ 1830 trở
đi Thời kì này trong cuộc sống xã hội cũng như đời tư của Puskin có nhiều biếnchuyển, có ảnh hưởng đến sáng tác của thi sĩ Sau cuộc cách mạng tháng 7 -1830 ởPháp, phong trào cách m ạng ở các nước Tây Âu lại bắt đầu phục hồi Ở Nga, cáccuộc biến động nông dân lại lan tr àn khắp mọi nơi
Tháng 2-1831 Puskin thành lập gia đình Thời kì trăng mật qua nhanh, khókhăn của cuộc sống gia đình thường xuyên xảy đến Trong một bức th ư đề tháng 11-
1833 thi sĩ viết : Tôi không có thì giờ rãnh; cuộc sống lạnh lùng, tự do cần thiết cho một nhà văn cũng không có nốt Tôi quay cuồng trong x ã hội thượng lưu, vợ tôi lại rất ăn diện- Tất cả những điều đó cần tiền Đối với tôi, muốn kiếm ra tiền phải thông qua lao động, mà lao động thì cần phải yên tĩnh [5; tr.46] Mặc dầu vậy, Puskin cũng
Trang 15cố gắng tận dụng hết thời gian sáng tác Những vấn đề x ã hội lại xuất hiện thườngxuyên trong tác phẩm của thi sĩ Nhân dân, nông nô, cuộc sống v à đấu tranh của họ,ước mơ giải phóng là những chủ đề chính của Puski n.
So với thời kì trước thì giai đoạn này Puskin sáng tác thơ ít hơn ( tr ừ lúc ở
Bôn-đi-nô – mùa thu 1830 ) Mùa thu (1833), Tôi trở lại thăm (1835), Đài kỉ niệm (1836) là những bài thơ xuất sắc trong giai đoạn n ày Người kị sỹ đồng (1833), bản
trường ca nổi tiếng tiếp tục chủ dề Nh à nước và số phận con người nhỏ bé đã được
hoàn thành Năm 1831, Puskin kết thúc tiểu thuyết Ép-ghê-nhi Ô-ghê-nhin.
Trong giai đoạn sáng tác cuối cùng này, Puskin chú ý nhiều đến kịch (4 kịch
ngắn (1830), Rút-xan-ca (1833), Những màn từ thời hiệp sĩ (1835) và đặc biệt là văn xuôi Trong văn xuôi Puskin đ ề cập đến các tầng lớp nhân dân truyện ngắn của ông Benkin, đến cuộc sống nông nô Lịch sử làng Gô-ri-u-khi-nô (1830), đến cuộc đấu tranh của nông dân chống lại địa chủ Đu-bơ-rốp-xki(1833) Xuất sắc nhất là quyển Người con gái viên đại úy(1836) mô tả cuộc khởi nghĩa nông dân thực sự.
Từ 1830 trở đi, những âm hưởng của chủ nghĩa lãng mạn trong sáng tác củaPuskin không còn nữa, xu thế hiện thưc đã trở thành tất yếu trong mọi lĩnh vực sángtác Đây cũng là bước đi có tính chất nguy ên tắc của toàn bộ nền văn học tiến bộ Nga.Trong lúc Puskin tập trung trí lực vào việc sáng tác, tổ chức văn học th ì bọn quý tộccùng Nga hoàng tìm đủ trăm phương nghìn kế để bức hại nhà thơ Chúng làm nhụcPuskin bằng cách bố trí tên Pháp lưu vong Đăng -tét ve vãn vợ thi sĩ Sau đó phau tin
để làm cho cuộc xung đột này trở nên gay gắt Để bảo vệ gia đình, trước dư luận xãhội Puskin buộc phải đấu với t ên Đăng-tét Cuộc quyết đấu xảy ra v ào ngày 8-2-
1837 Thi sĩ bị thượng ở bụng Hai ngày sau, Puskin qua đời Thế là Mặt trời của nền thi ca Nga đã lặn Cái chết của Puskin đã làm cho tất cả nước Nga tiến bộ đau buồn
và phẫn nộ Léc-môn-tốp đã nói lên nỗi đau buồn và lòng phẫn nộ đó của nhân dân
trong bài thơ nổi tiếng Cái chết của nhà thơ Cái chết của Puskin chứng tỏ số phận
đau thương của các nhà thơ, nhà văn Nga tiến bộ dưới chế độ hà khắc của Ni-cô-lai I.Rư-lê-ép, Gơ-ri-bu-ê-đốp, Léc-môn-tốp và hàng loạt nghệ sĩ khác là nạn nhân của xãhội tàn nhẫn đó
Trang 161.2.ĐÔI NÉT VỀ THƠ VÀ THƠ TÌNH CỦA A X PUSKIN:
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chấtliệu, và sự chọn lựa từ ngữ cũng nh ư tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hìnhthức logic nhất định, tạo n ên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mĩ cho
người đọc, người nghe Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền
đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấutrúc ngữ pháp Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình Một bài thơ là tổ hợp củacác câu thơ Tính cô đ ọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạctrong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các h ìnhthức nghệ thuật khác Thơ phản ánh cuộc sống thông qua những rung động của t ìnhcảm Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ th ơ có nhịp điệu riêng của nó.Thé giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ - màbằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy Nhiều nh à nghiên cứu đã nhất trí xem tính
có nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình Âm thanh, nhịp điệu thêmhàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều m à từ ngữ không thể nói hết… Tất nhi ên,không thể giải thích ý nghĩa của âm thanh nhịp điệu không xuất phát từ nội dung của
từ ngữ Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu nh ư ai cũng biết đến.Không ai đã từng thông qua môi trường giáo dục mà không biết đến một vài câu thơ.Thơ còn trở nên một hình thức bày tỏ tâm tư và chứa đựng những sáng tạo của conngười Có thể nói sự tồn tại của th ơ song song với sự tồn tại của ngôn ngữ C òn ngônngữ tức là còn thơ
Có thể chia thơ trữ tình bằng nhiều cách Chia theo cách n ào tùy thuộc vàotruyền thống văn học cụ thể Tr ước đây, trong văn học Châu Âu, ng ười ta chia ra làm
bi ca, tụng ca, thơ trào phúng Nhưng v ới sự phát triển của th ơ ca, những thể bi- trào phúng đi vào văn học thời đại mới với những h ình thức hòa lẫn hay biến dạng Ngày nay, người ta dựa vào cảm xúc để phân loại th ơ : trữ tình tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự và trữ tình công dân Trong đó thơ trữ tình tâm tình là nổi
tụng-bật hơn cả Vì nó được sử dụng nhiều hơn các thể loại khác Trữ tình tâm tình lànhững bài bắt nguồn từ tình cảm trong mối quan hệ của những ng ười trong cuộc sốnghàng ngày: tình yêu nam nữ, tình vợ chồng, cha mẹ, bè bạn…
Trang 17Đề tài tình yêu từ lâu đã được các nhà thơ vận dụng làm nguồn cảm hứng choviệc sáng tác thơ ca Tình yêu là một đề tài lớn của thơ ca nhân loại Không nhà thơnào lại không nói đến tình yêu trong đứa con tinh thần của mình Mọi cung bậc tìnhcảm, mọi biến thái của h ành vi và những rung động tinh tế của tâm hồn con ng ườiđiều xuất hiện trong th ơ ca, tình yêu là một bí ẩn, khi chưa yêu, đã yêu, thậm chí đãchia tay người ta vẫn chưa định nghĩa được tình yêu là gì, và không thể nào hiểu hếtđược và cũng không ai giải thích đ ược vì sao lại yêu nhau rồi vì sao lại chia tay, …Nhân loại đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều nh à thơ tình vĩ đại như Gothe,Êxênhin, Tago, Aragông… hay ở Việt Nam có Xuân Diệu, Nguyễn B ính… Tuy
nhiên, đỉnh cao của Thơ tình chỉ đến với sự xuất hiện của nh à thơ ông hoàng thơ tình Puskin- người được mệnh danh là Mặt trời thi ca Nga Chính những bài thơ tình của
Puskin sống mãi với thời gian, bất tử trong l òng đọc giả
Puskin đã cảm nhận, đã định nghĩa về tình yêu như thế nào? những biểu hiệncủa tình yêu kể cả quan niệm về tình yêu ra sao? Mà khi đọc thơ của ông từ ngườichưa yêu, đang yêu hay nh ững ai đã từng yêu điều suy ngẫm
Nhà thơ vốn xuất thân trong gia đ ình có truyền thống yêu văn chương, thơ ca
Vì thế từ nhỏ Puskin đã được tiếp xúc với không khí văn học v à ông đặc biệt thích nó.Đây là một điều kiện thúc đẩy t ài năng văn học của Puskin sớm nảy nở v à pháttriển.Nhưng từ lúc trưởng thành về sau, Puskin đã trải qua nhiều biến cố v à thăngtrầm trong cuộc sống nh ư bị đày, chứng kiến các sự kiện quan trọng của n ước Nga.Chính hoàn cảnh này là động lúc thôi thúc Puskin sáng tác ngày càng nhi ều hơn Đặcbiệt ở thể loại thơ tình, Puskin đã để lại cho đời nhiều áng th ơ sáng chói, giàu cảm
xúc, nhiều bài thơ đã gắn liền với tên tuổi của ông như: Tôi yêu em, Vô tình, G ửi, Lời
Tự thú…Những bài thơ tình của Puskin ít nhiều bị ảnh h ưởng bởi những cuộc tình của
ông, nó như là chất xúc tác làm nên thành công của Puskin khi sáng tác th ơ tình Làmột thi sĩ đa tình, đa cảm, những bài thơ tình của ông chính là những sự kết tinh từnhững cuộc tình mà ông đã trải qua Người ta ước tính, cuộc đời Puskin đã trải quavài trăm mối tình với những cô gái đẹp từ thiếu nữ 16 tuổi đến những mệnh phụ phunhân lớn hơn ông vài chục tuổi và ngay cả với những cô ca kỷ vô danh… Và kết quả
của những cuộc tình chớp nhoáng theo kiểu mối tình nhà thơ là những tuyệt tác ra đời và được mọi người yêu thích, nghiên cứu như bài thơ Tôi yêu em, Gửi…Chính
những sự trải nghiệm cùng một tâm hồn đa cảm đã làm cho thơ tình của Puskin đặc
Trang 18biệt hơn hẳn so với nhũng nhà thơ tình khác Puskin đã viết rất nhiều bài thơ nói vềtình yêu, song tình yêu trong th ơ không phải là tình yêu thông thường với ý nghĩabình thường Mà nó chứa đựng cả một tâm tình, sự chân thành, sự trong sáng, tế nhịtrong tâm hồn của những người đang yêu Thơ tình của Pusin làm cảm hóa, giáo dục
ý thức con người khi yêu là phải yêu cho đẹp, cao thượng, phải có văn hóa v à nhâncách trong tình yêu
Trang 19Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG
THƠ TÌNH CỦA A X PUSKIN:
2.1 QUAN NIỆM VỂ TÌNH YÊU TRONG THƠ TÌNH
CỦA A X PUSKIN:
Puskin viết và nghĩ về tình yêu như về một nguyên lí trong sáng, đẹp đẽ, cókhả năng thức tỉnh, tái tạo con người Tình yêu ấy sáng như gương, soi vào gươngthêm đẹp Ngợi ca tình yêu cao đẹp cũng là cách Puskin phủ định sự giả dối, kênhkiệu, vụ lợi, ích kỉ của ng ười đời trong tình yêu Chẳng thế mà Tachyana(nhân vật
trong tiểu thuyết Épghênhi Ôghênhin) ra giữa đám tiểu thư hàng tỉnh và tiểu thư
Matxcơva như đưa tâm h ồn Nga tốt đẹp, trong sáng ra l àm đẹp, làm sáng cuộc đời
Tình yêu là cảm thông, cảm thông cái ngỡ ng àng, e ngại trong buổi ban đầu,cái niềm vui của chàng trai trong bài thơ nh ỏ, duyên dáng Ngày và Anh, Cô và Em.Cảm thông với một bông hoa bị bỏ qu ên trong trang sách, ngh ĩ về bản tình ca ngàynào
Chàng hay nàng nay còn s ống chứ?
Và giờ này họ ở nơi nao?
Hay cuộc đời cũng đã tàn úa
Và lãng quên như hoa ngày nào
(Bông hoa nhỏ) [14; tr.395]
Puskin viết những bài thơ tình yêu rất hay cho những người đang yêu Những
bài Gửi, Trên đồi Gruzi đêm xuống, Tôi yêu em là những bản tình ca muôn điệu Mỗi lần đọc bài thơ Tôi yêu em lại thấy ngời lên cái điểm sáng cầu em được người tình như tôi đã yêu em Chàng trai đã yêu và vẫn còn yêu nhưng biết nghĩ đến niềm vui
của bạn hơn nỗi niềm của mình, lại còn tìm niềm vui của mình trong niềm vui củabạn, vượt được thói thường ích kỷ, nhỏ nhen, ng ười ta đi tới tình yêu cao đẹp Mong
em cũng gặp được người cũng yêu em chân thành, đằm thắm, như anh đã yêu em.
Cũng với một tình cảm đôn hậu như vậy Puskin kết thúc bài thơ Một chút tên tôi đốivới nàng như một niềm an ủi, nâng đỡ, dịu d àng:
Trang 20Và hãy tin còn đây : m ột kỷ niệm
Em v ẫn c òn s ống giữa một trái tim
Em vẫn còn sống giữa một trái tim d ù em có quên người mang trái tim ấy:
Tên cũ từ lâu bị lãng quên Chẳng còn gợi lại được cho em Tình xưa êm ái và trong trắng Trước mối tình ai mới dấy lên Nhưng nếu gặp ngày rầu đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin còn đây : một kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
(Một Chút Tên Tôi Đối Với Nàng) [14; tr.88]
Không trách ai, chỉ yêu thương ai và cảm thông cùng ai Rất đỗi chân thành.Không chỉ nói đến những biểu hiện của t ình yêu, ở đề tài này Puskin còn nóilên quan niệm của mình trong tình yêu Trong r ất nhiều bài thơ, Puskin ngợi ca tìnhyêu chân thành, trong sáng xu ất phát từ trái tim, họ y êu nhau là dành trọn tình cảmcủa mình cho người mình yêu không toan tính thi ệt hơn, không đòi hỏi Nhờ sự trảinghiệm của chính bản thân v à sự nhạy cảm của một tâm hồn nhân hậu đã giúp nhàthơ thể hiện vẻ đẹp của tình yêu chân chính
Tình yêu như ngọn lửa từ chính trái tim nồng nhiệt Nó không b ùng lên rồi vụttắt mà âm thầm thiêu đốt trái tim nhà thơ
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
(Tôi yêu em) [14; tr.83]
Dù Biết lỡ rồi sao tôi vẫn y êu em tình yêu không c ần suy tính thiệt hơn và cũngkhông cần do dự, ngại ngần
Tình yêu chân chính là khi m ất người yêu ta còn lại tình yêu Tình yêu ấy đến
từ rất nhiều điều trong cuộc số ng và nó bền vững nồng nàn như ngọn lửa tình chưa
Trang 21hẳn đã tàn phai, nóng bỏng và sắc son, nhưng nó không lấy cái nóng bỏng để đốt
cháy người yêu mà soi sáng tình yêu, làm cho nó tr ở nên thanh cao, nhẹ nhàng, dịudàng, êm ái để lại trong nhau nhiều kỉ niệm khó qu ên, đem hạnh phúc đến cho ngườimình yêu
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
(Tôi yêu em)Yêu chân thành còn là yêu ng ười hơn yêu mình Đó cũng là nét đẹp của tìnhyêu Yêu là mong ngư ời yêu được hạnh phúc, yêu không phải chiếm hữu, không phải
lúc nào cũng giữ người mình yêu bên cạnh mình mà yêu em là không để em bận lòng thêm nữa, là không để hồn em phải gợn bóng u ho ài, yêu là đem đến hạnh phúc cho
người mình yêu và mỉm cười khi người yêu được hạnh phúc nhưng hạnh phúc đó đôikhi không phải là yêu mình Đó không chỉ là quan niệm mà còn là bản tuyên ngôn vềtình yêu của Puskin, khi yêu chân thành thì người ta như say đắm trong cõi đê mê,quên hết đường đi, lối về :
Bỗng thấy mình như mất cả trí khôn Khi em cười – tôi rạng rỡ tâm hồn
Em ngoảnh mặt – khiến lòng tôi buồn tủi
(Lời tự thú) [14; tr.60]
Tình yêu chân chính là tình yêu b ất diệt, dù khó khăn, gian khổ, đau đớn, đắngcay cũng chỉ làm người ta nhớ thêm, khắc sâu thêm mối tình vào trong tim Dù bu ồntủi cho mình nhưng không có nghĩa là vô nghĩa mà đó là tình yêu cao đẹp, dù emngoảnh mặt làm ngơ nhưng anh đã yêu em thì anh luôn c ầu chúc cho em hạnh phúc
và tình yêu mà anh dành cho em là mãi mãi:
Bao nhọc nhằn khó khăn gian khổ Không xóa được tình yêu sâu thẳm trong tim Không gió lớn, sóng to không là biển Chẳng nhiều cay đắng, chẳng l à yêu (Biển) [15; http://www.matnauhoctro.com/4rum/showthread.php?t=244565 ]
Trang 22Yêu chân thành là không suy ngh ĩ, không do dự, tình yêu luôn trong sáng,hướng tới tình yêu là một sự tự nhiên của cuộc đời, dám chấp nhận đứng đầu với thửthách, sóng to, gió lớn của cơn bão cuộc đời.
Tình yêu còn là sự cao thượng, vị tha, nhân hậu, y êu không cần đáp trả, khôngchiếm hữu, yêu là mưu cầu hạnh phúc cho người mình yêu
Chỉ muốn giữ cho tâm hồn trong vắt Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
Và:
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Lòng mong muốn cao thượng chỉ xuất phát từ một trái tim thổn thức y êuthương, biết hy sinh, … đó cũng chính l à chân lí của tình yêu Lời cầu chúc giản dị
mà thể hiện được cả một nhân cách Thói th ường tình yêu kèm theo sự ích kỉ, ai đã
yêu mà không từng hậm hực lòng ghen Nhân vật tôi trong Tôi yêu em cũng vậy,
nhưng sự ích kỉ không chiến thắng đ ược sự cao thượng của trái tim biết y êu thương.Lời cầu chúc cũng chính l à lời khẳng định tình yêu chân thành, đằm thắm, đó chính làtình yêu thật sự, tình yêu lí tưởng nhất
Hay ngay cả khi chia tay người ta vẫn muốn giữ lại những g ì đẹp nhất, sự rạnnứt, đổ vỡ không phải do ai trong cả hai, bởi t ình yêu vô tình đến nên tình yêu cũng
vô tình đi, và tất cả là do tạo hóa đã vô tình sắp đặt:
Chẳng ai hiểu vì đâu Đường đời chia hai ngã Chẳng ai có lỗi cả Chỉ vô tình mà thôi
(Vô tình) [18; http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=65182 ]Không trách mình, cũng chẳng trách người, Đó thật là một tình yêu caothượng Không chỉ có bấy nhi êu mà trong nhiều bài thơ khác nữa của Puskin ta vẫnthấy nét đẹp và sự cao thượng trong tình yêu được bộc lộ qua tình yêu đơn phương:
Trang 23Ngọn lửa tình từ thuở trót yêu em Dường như còn cháy trong tim chưa tắt Chỉ muốn giữ cho hồn em trong vắt Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
(Tình anh) [17; http://tangban.net/forum/archive/index.php/t=10344.html ]Tình yêu thật cao cả, luôn muốn ng ười yêu được hạnh phúc còn mình thì cố nén chặttình yêu, sự cao thượng, chân thành ấy ai cũng có nhưng không phải tất cả mọi ngườiđiều làm được trong khi bản chất ích kỉ, hẹp h òi luôn tồn tại trong mỗi con ng ười:
Anh yêu em bao chân thành, êm ái Cầu chúa cho Em người yêu Em chính tình anh
Hay:
Bóp chặt trái tim mình tôi nghẹn ngào chút em hạnh phúc
(Tình anh)Tình yêu phải luôn chung thủy, biết trân trọng t ình yêu và tình yêu luôn là m ộtphần của cuộc sống, Puskin y êu âm thầm, hy sinh lặng lẽ, chất chứa một t ình yêumãnh liệt lúc nào cũng rực lửa trong tim:
Vô tình suốt cuộc đời Anh buồn đau mãi miết
Không chỉ vậy mà Puskin còn quan niệm tình yêu là có sự cảm thông Đó như
là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nuôi dưỡng mạch máu tình yêu Cảm thông cái ngỡngàng, e ngại trong buổi ban đầu Cái niềm vui bất chợt của ch àng trai:
Nàng buộc miệng đổi tiếng Ngài trống rỗng Thành tiếng Anh thân thiết đậm đ ã
Và gợi lên trong lòng say đắm Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca Trước mắt nàng tôi trầm ngâm đứng lặng Không thể nào rời ánh mắt khỏi nàng
Trang 24Và tôi nói: Thưa Cô, Cô đ ẹp lắm!
Mà thâm tâm: anh quá đỗi yêu em!
(Ngài và Anh, Cô và Em) [14; tr.72]Cảm thông với một bông hoa bị qu ên trong trang sách, hay b ản tình ca ngàynào:
và luôn yêu em:
Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin còn đây một kỉ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim
(Một chút tên tôi đối với nàng)Nỗi buồn vì tình yêu dang dỡ:
Hết rồi tình đã vỡ tan Anh hôn lần chót đôi bàn chân em Những lời chua xót thốt l ên Anh nghe lời đáp của em hết rồi Anh không còn tự dối thôi Nỗi sầu anh chẳng trọn đời d õi em Chuyện tàn có thể anh quên Tình yêu không thể đáp đền cho anh!
Trang 25(Hết rồi tình đã vỡ tan) [14; tr.48]
Hay trong bài Một chút tên tôi đối với nàng:
Tên cũ từ lâu bị lãng quên Chẳng còn gợi lại được cho em Tình xưa êm ái và trong trắng Trước mối tình ai đang dấy lên
Quả là buồn thật nhưng kết thúc mỗi bài thơ ta lại thấy niềm lạc quan, tintưởng vào tương lai, vào một tình yêu chân chính, tình yêu ấy không bao giờ tuyệtvọng, tình yêu ấy cao cả, chân thành biết bao dù lòng đau lắm vẫn mong em hạnhphúc:
Và hãy tin: còn đây một kỉ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim
Một trái tim chân thật, độ l ượng, nhân hậu được cảm hứng buồn bao tr ùm tất
cả, buồn vì yêu đơn phương, buồn vì tình yêu dang dở Nhưng chính cái buồn ấy lạithể hiện một tình yêu cao đẹp:
Trẻ trung hồn lại đẹp xinh Mai em được biết bao tình mến yêu
(Hết rồi tình đã vỡ tan)Trong cuộc sống này sẽ không còn ý nghĩa nếu mọi việc diễn ra điều nh ư ýmuốn của chúng ta và trong tình yêu cũng vậy yêu nhau không có nghĩa là được hạnhphúc bên nhau, với Puskin sự hy sinh trong t ình yêu còn là niềm hạnh phúc thânthương, những cánh hồng nở muộn sẽ tô điểm cho v ườn hồng hương sắc mới:
Tim sống vì tương lai Hiện tại dù u uất
Sự đời là thoáng chốc Qua rồi thành thân thương
(Nếu cuộc đời đảo điên…) [14; tr.55]
Trang 26Tình yêu luôn chứa đựng biết bao khát vọng, đa m mê và mãnh liệt Tình yêu
có thể đến từ một phía nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa muôn màu, muôn vẻ của nó
đó là tình yêu chân thật Khẳng định một điều l à tình yêu đẹp không chỉ có tình yêudẫn đến thành đôi lứa mà tình yêu còn là khi ra đi nó sẽ để lại gì trong trái tim người
đã yêu… Với những thông điệp đó Puskin đ ã khẳng định tình yêu chân thành, thủychung, trong sáng lành m ạnh và cao thượng đồng thời tô điểm những giá trị bất diệtcủa tình yêu
Những trải nghiệm của chính bản thân v à sự nhạy cảm của một tâm hồn nhânhậu đã giúp nhà thơ phát hiện và thể hiện vẻ đẹp của tình yêu chân chính Nhà th ơ đãphát hiện và xử lí các tình huống của tình yêu theo chuẩn mực đạo đức của nhân dânlao động Những tình cảm cao đẹp mà nhà thơ ca ngợi đối lập hoàn toàn với cuộcsống nhơ nhớp bẩn thỉu của xã hội thượng lưu, cái xã hội mà tình yêu chỉ là sự chiếmđoạt
Trong các trường ca như Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, Đoàn người Tsư-gan, Người tù Cáp-ca-dơ, nhân vật chính của Pu-skin đều là những thanh niên quý tộc chán ghét
tình yêu chốn thượng lưu đi tìm tình yêu ở nơi khác, nhưng rồi bản tính ích kỉ trongtình yêu của những thanh niên quý tộc mà họ không bỏ được vẫn đưa họ đến những
bi kịch Tình yêu với họ đã từng chỉ là những trò chơi, những cuộc chinh phục, sựghen tuông có thể dẫn đến những cuộc đấu súng một mất một c òn (E Ô-nhê-ghin vàLen-xki trong Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin), họ sẵn sàng giết chết người yêu khi cảm thấy
bị phản bội (A-lê-cô trong trường ca Đoàn người Tsư-gan), có lẽ tấn bi kịch cuối đờicủa Pu-skin cũng xuất phát từ chính những th ành kiến kiểu quý tộc ấy mà Pu-skin đãkhông thể tự vượt qua Những mối tình thượng lưu kiểu ấy đã khiến nhà thơ suyngẫm về một tình yêu đích thực
Tôi yêu em, yêu chân thành, đ ằm thắm
(Tôi yêu em)
Chân thành, đằm thắm là hai phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn đạt tới, đó
là tiêu chuẩn lí tưởng của mọi mối tình Nếu thiếu hai “tiêu chuẩn” thì không còn làtình yêu nữa Và mức độ chân thành, đằm thắm được xác nhận và cụ thể hoá mộtcách khéo léo và đầy thuyết phục ở dòng thơ cuối cùng :
Trang 27Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
(Tôi yêu em)
Tư tưởng và giá trị của bài thơ được cô đọng ở câu thơ này Chỉ một lời cầu
chúc thôi nhưng nói đư ợc bao điều Nó khẳng định tấm t ình chân thành của tôi, đồng thời thể hiện Tôi yêu em là tình yêu mãnh liệt và chân chính Lời cầu chúc giản dị mà
thể hiện được cả một nhân cách Đó l à lời cầu chúc tuyệt vời nhất của nhân loại Tình
yêu thường kèm theo sự ích kỉ, ai đã yêu mà không từng hậm hực lòng ghen Nhân vật tôi cũng như vậy Nhưng sự ích kỉ không thể chiến thắng đ ược sự cao thượng của
một trái tim biết yêu thương Nếu chỉ là lời cầu mong cho người mình yêu những điều
tốt đẹp nhất thì đơn giản quá và không có khả năng thể hiện tình yêu như cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Có thể thấy, Thơ tình của A X Puskin rất đậm chất nhân văn và nhân bản Nó
chứa đựng toàn bộ những quan niệm của tác giả về t ình yêu đôi lứa Mỗi bài thơ như
là sự thể hiện cho một quan niệm cao cả m à Puskin muốn gửi gắm đến người đọc.Puskin luôn ngợi ca một tình yêu cao đẹp bởi sự chân thành, cao thượng để phủ định
sự giả dối, thói ích kỷ, k ênh kiệu, vụ lợi trong tình yêu Tình yêu trong th ơ của A X.Puskin là tình yêu của sự cảm thông sâu sắc, cảm thông từ sự ngỡ ng àng trong buổiđầu gặp gỡ, cảm thông cho đóa hoa bị bỏ quên trong trang sách… Không đ ể cho sựghen tuông làm mất đi tình yêu cao đẹp Ngoài ra, sự “chân thành”, “cao thượng”trong tình yêu còn được Puskin xem như là sự chuẩn mực trong tình yêu Chân thành
là không suy nghĩ, không do dự, yêu một cách trong sáng Cao thư ợng là luôn nghĩ vềngười mình yêu, luôn dành cho ng ười yêu những gì tốt đẹp nhất, dù không còn yêunhưng vẫn cầu chúc cho tình nhân có thể tìm được hạnh phúc bên người yêu mới
Thi sĩ luôn mong muốn người đời yêu nhau bằng một tình yêu mãnh liệt nhưngtrong sáng, yêu bằng cả một trái tim đầy nhiệt huyết, không ngại khó khăn, gian khổ
để đi đến một tình yêu cao đẹp và đầy ý nghĩa Đó là những điều mà chỉ có Puskinvới một tâm hồn cao thượng và thanh khiết luôn tâm niệm
2.2 NHỮNG CUNG BẬC CẢM XÚC TRONG TH Ơ TÌNH CỦA A.
X PUSKIN:
Với hơn 800 bài thơ tình, thơ tình yêu chiếm vị trí quan trọng trong sáng táccủa Puskin Đề tài trong thơ tình của ông vô cùng phong phú, tình yêu có th ể gợi lên
Trang 28từ những những vật nhỏ bé nh ư: chiếc khăn san, bức thư tình cháy dở, cánh hoa khô, cho đến những cánh đồng ánh bạc, n hững thảo nguyên rộng mênh mông, đỉnh núi cao Capsca…Thơ ông tràn ngập hiện thực bởi nó xuất phát từ tâm trạng, từ nguồn
cảm xúc mà nhà thơ đã trải qua Bằng tài năng của mình, Puskin đã thể hiện được đầy
đủ các cung bậc của t ình cảm, cảm xúc một cách có hồn, sống động bằng thứ ngônngữ Nga giản dị, mộc mạc, gi àu nhạc điệu Đa dạng về đề t ài, thơ Puskin phong phúnhững cảm xúc Cảm xúc trong th ơ ông hết sức chân thực và dồi dào sắc thái: cóniềm vui, nỗi buồn; có niềm hân hoan v à sự đau khổ; có ngọt ng ào và cay đắng;trong say mê có tuyệt vọng; mãnh liệt mà thâm trầm; nồng nhiệt mà trầm lắng suytư…Cả một thế giới cảm xúc hiện l ên trong thơ Puskin nhưng không ph ải như mộtkhối phẳng lặng, ngưng đọng, bất biến mà trong sự biến động, chuyển đổi v à chuyểnhóa muôn màu muôn vẻ khôn lường
Dường như Puskin khám phá mọi sắc thái, mọi trạng thái của t ình yêu, ở đây
có đầy đủ các cung bậc, từ lúc bắt đầu y êu đến lúc chia tay Mạch cảm xúc của nhânvật trữ tình tôi được bắt đầu bằng sự xao xuyến, bồi hồi, mong chờ, nhung nhớ, …một cách lạ lùng không định hình được:
Trái tim lại rộn ràng náo nức
Vì trái tim sống dậy đủ điều
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.
(Gửi)Những giây phút đầu tiên khi tình yêu đến là nhịp đập rộn ràng của con tim, đó
là một nụ cười, đó là ánh mắt mà có sức mạnh lay động tâm hồn, điều tiết nhịp đậpcủa con tim, đem đến niềm hạnh phúc tr àn đầy Rồi vô tình chỉ một cái ngoảnh mặtlàm ngơ cũng đủ làm cho cõi lòng tan nát,… Tình yêu v ới những cái giản đơn, ý nhị
ấy đi vào thơ tình Puskin làm nên những vần thơ hết sức giản đơn, trong sáng:
Trang 29Nàng buộc miệng đổi tiếng Ng ài trống rỗng Thành tiếng Anh thân thiết đậm đ à
Và gợi lên trong lòng đang say đắm Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca
(Ngài và Anh, Cô và Em) [14; tr.72]
Và chiều sâu của nỗi nhớ chính l à thước đo của tình yêu Khi yêu người taluôn khao khát, luôn mu ốn được mãi bên nhau để rồi khi xa nhau, nỗi nhớ lại th ườngtrực, nỗi nhớ lại day dứt không nguôi:
Trái tim tôi đang mắt bệnh ái tình Khi vắng em rồi mệt mỏi chán ch ường
(Lời tự thú) [14; tr.60]
Sự chán chường, uể oải, tâm hồn th ơ thẩn, bồi hồi khi nhớ ng ười yêu dườngnhư có ở bất kì người nào đang yêu, ở bất kì giai đoạn nào nào của tình yêu và bất kìthời đại nào cũng có sự hiện diện của nỗi nhớ Nỗi nhớ của nhân vật “anh” trong b àiNhớ mang cả những nét quen thuộc giản dị nh ưng cũng rất mới lạ, mà chính anh cũngkhông lí giải nổi:
Lạ quá! Không hiểu vì sao Đứng trước em anh lạnh lùng đến thế?
Nhưng em đi rồi mình anh với bóng lẻ Mới thấy mình khẽ nói: Nhớ làm sao?!
Chúng nó bảo cứ nhớ là yêu Còn anh thì không biết nữa Tình yêu với anh sao kì lạ thế Lúc xa rồi mới thấy mình yêu!
( Nhớ) [16; http://diendankienthuc.net/diendan/tho -nuoc-ngoai/3497-nhopuskin.html]
Trang 30Puskin nói lên những tình cảm thực, những rung động thực của trái tim đangyêu Trên đồi Gruzi đêm xuống là một nỗi nhớ rất Puskin Một m ình ai trên một ngọnđồi xa lạ, khi bóng đêm đang âm thầm đổ xuống, khi dòng song dưới chân đồi đangcuồn cuộn chảy thì sao mà không nhớ ai Thời gian ấy, không gian ấy l à dành cho nỗinhớ bồi hồi Nhưng là nỗi nhớ trong trẻo, lâng lâng v ì đang tràn ngập trăm lần tình
em Nỗi nhớ ấy là em, là ước mơ, hy vọng Nỗi nhớ ấy làm tăng tình yêu lên gấp mấylần Tình yêu thuần khiết, trong sáng, không có g ì cũng được:
Tim tôi lủa cháy như khiêu
Vì không có thể không yêu được nào
(Trên đồi Gruzi đêm xuống) [14; tr.80]Puskin không chỉ phát hiện ra những quy luật, bản chất của t ình yêu mà cònthể hiện sâu sắc, tinh tế trong việc mi êu tả sự hờn ghen, giận dỗi của cô gái khi y êu
Vô tình nói một câu Thế là em hờn dỗi.
Vô tình anh không nói Nên đôi mình xa nhau
(Vô tình) [18;http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=65182_]Những khoảnh khắc hờn dỗi, ghen tuông l à những phút giây sôi nổi ngọn lửatình Tình yêu mà không có mùi v ị ghen tuông thì không còn ý nghĩa gì nữa, bởi cóyêu thật sự, yêu tha thiết, yêu chân thành mới có ghen Nhưng sự ghen tuông trongthơ Puskin rất tế nhị, nhẹ nhàng bỏ qua tất cả khi được người yêu nói một lời ngọtngào tha thiết Ta hãy nghe ông viết về lòng ghen tuông của những người đang yêu:
Cô gái hay ghen khóc s ụt sùi Trách chàng trai trẻ mãi không nguôi Ngả xuống vai cô, … chàng thiếp ngủ Quên hờn, ru giấc ngủ, cô cười, …
(Cô gái hay ghen khóc…) [14 ; tr.111]
Trang 31Cô gái trong bài thơ r ất nũng nịu, dễ thương những giọt nước mắt của ngườiphụ nữ đang yêu là những giọt nước mắt ngọt ngào, tha thiết mà chàng trai trẻ phảivun đắp nó bằng sự dỗ dành, êm dịu Có lẽ cơn ghen tuông này ch ỉ là vô cớ, nên khichàng thiếp ngủ thì tình yêu trong cô lại dào dạt, mọi hờn dỗi dường như tan biến, chỉcòn lại sự dịu dàng Những giọt nước mắt đã hóa thành nụ cười Lòng hờn giận, ghentuông đã nở hoa thành tình yêu hạnh phúc Sự tinh tế, gi àu có về phương diện cảmxúc đã tạo cho thơ Puskin khả năng truyền cảm to lớn, đi thẳng v ào lòng người.
Hay tình cảm day dứt ngày đêm, có chút dỗi hờn, tủi phận trong b ài “Một chúttên tôi đối với nàng”:
Một chút tên tôi đối với nàng
Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng, Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
(Một chút tên tôi đối với nàng) [14; tr.88]Mạch cảm xúc của nhân vật trữ t ình tôi được bắt đầu bằng một lời thổ lộ rấtchân thành:
Tôi yêu em : đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai ;
(Tôi yêu em) [14; tr.83]
Câu thơ đầu có sự tham gia rất mạnh mẽ của lí trí Đây l à giai đoạn mà lí trívẫn điều khiển được trái tim Cảm xúc d ường như dàn trải trên bề mặt câu thơ Nhịpđiệu thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữtình Nhân vật tự thú nhận tình yêu đơn phương của mình Dường như tình yêu đó làtình yêu định mệnh của Puskin Cho nên tình yêu ở đây mang vẻ âm thầm nhưng thathiết của một trái tim chung thủy Ở đây có sự mâu thuẩn giữa lí trí v à tình cảm Ý thơthẳng thắn, minh bạch v à rất rõ ràng : còn yêu và rất yêu nhưng không muốn làm emphải suy nghĩ Câu th ơ như lời tự nhủ với chính mình với một quyết tâm rất cao
Nhưng nếu chấp nhận dễ dàng như vậy thì có vẻ lí trí quá và tình yêu của tôi
đối với em chưa đủ sức thuyết phục, còn kém mãnh liệt
Trang 32Nếu ở những dòng thơ đầu cảm xúc bị dồn nén, lí trí chi phối trái tim th ì haidòng thơ sau của khổ thơ hai là sự cụ thể hóa nỗi đau in lại trong cảm xúc và khẳngđịnh tình yêu mãnh liệt không che giấu:
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
(Tôi yêu em)Một loạt từ miêu tả trạng thái tình cảm được sử dụng liên tiếp khiến nhịp điệuthơ thay đổi, trở nên gấp gáp và dồn dập Cảm xúc chứa đầy tâm trạng Cảm xúc nằmtrong mạch vận động trong dạng cảm hóa Cảm xúc ấy không bất biến T ình yêu củanhân vật trữ tình thật âm thầm và không chút hy vọng như nói rõ hơn tình yêu đơnphương của mình Tình yêu luôn gắn liền với sự ghen tuông Đó l à hai nửa trái ngượcnhau Khi yêu người ta sống vị tha, nhưng khi ghen thì ta sống vì ta, ta có thể đánhmất nhân cách để đổi bằng được cái mà mình đã sở hữu Sự ghen tuông l à sự giày vòđau khổ của con người khi yêu Hai dòng thơ đạt được sức căng của trạng thái cảmxúc nhân vật trữ tình qua trật tự từ trong câu Nhân vật trữ t ình đang đứng chênh vênhgiữa sự cao thượng và sự thấp hèn Cảm xúc như dồn nén lại
Dường như lí trí đã nhường chỗ cho cảm xúc Những trạng thái cảm xúc phứctạp và đầy mâu thuẫn của trái tim đang y êu đã được bày tỏ rất chân thành Sự tăngtiến của tình cảm, cảm xúc khiến câu th ơ có khả năng truyền tải tình cảm mãnh liệtcủa nhân vật trữ tình Sức nặng của tâm trạng v à trung tâm thẩm mĩ của bài thơ nằm ởcâu thơ thứ hai này :
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
(Tôi yêu em)Một lần nữa, mối tình đơn phương lại được xác nhận Vì không muốn em phải
bận lòng thêm nữa nên phải âm thầm Yêu không hi vọng, yêu đơn phương vẫn là
tình yêu, thậm chí còn là một tình yêu rất sâu sắc Có rụt rè có ghen tuông thì đích thị
là tình yêu Nhưng sự hờn ghen và không hi vọng ấy không làm giảm đi vẻ đẹp của
tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho em.
Trang 33Có thể nhận ra một sự không b ình thường trong lời bày tỏ của nhân vật trữtình Đó không phải là một lời tỏ tình ở một giai đoạn bắt đầu của một mối tình Có
vẻ như là một sự xác nhận về một tình cảm đơn phương từ phía tôi Một tình cảm như
đã từng bị cố làm cho lụi tàn nhưng nó lại chưa hẳn đã tàn phai Hai dòng thơ, đơn
giản là một lời xác nhận sự tồn tại của một t ình yêu Một tình yêu mà dù muốn cũngkhông thể nguôi quên
Puskin tài tình khi đi sâu khai thác tâm lí, t ình cảm của con người trong tìnhyêu Đó là nỗi nhớ nhung tha thiết, sự hờn ghen vô cớ của cô gái, chàng trai, và cả
niềm vui được sỡ hữu và muốn được sở hữu của những kẻ si tình:
“Nàng hồng ơi! Nàng hồng!
Ta trong xiềng trong xích Nhưng lòng ta thỏa thích
Vì xiềng xích của nàng”
(Bên đóa hồng kiêu kỳ) [14; tr.52]
Chẳng ai muốn mình lại bị bó buộc, xiềng xích nh ưng nhân vật ta lại cảm thấy thỏa thích, sung sướng khi xiềng xích của n àng trói buộc mình Xiềng xích của tình
yêu là xiềng xích vô hình, họ bó buộc nhau bằng l ưới tình ái mà chỉ có người trongcuộc mới cảm nhận được sự gắn kết của nó mạnh mẽ đến mức độ nào, họ muốn mình
là của nhau, thuộc về nhau mãi mãi, chính cái xiềng xích giúp họ gần nhau hơn, gắn
bó yêu thương hơn, chàng trai mu ốn nhởn nhơ nô lệ trong bóng đêm tình ái của người
mình yêu
Tình yêu trong thơ Puskin có muôn màu m uôn vẻ thế đó nhưng những điềuông nói đến điều gần gũi, và nếu ai trong chúng ta đ ã yêu, đang yêu và sau này s ẽ yêucũng sẽ bắt gặp những trạng thái tâm lí ấy, những biểu hiện ấy ngay trong t ình yêucủa chính mình, có những biểu hiện ấy mới thật sự l à tình yêu Câu thơ hội tụ vẻ đẹpcủa cảm xúc và cảm hứng của nhân vật trữ t ình
Nhìn lại mạch cảm xúc của nhân vật trữ t ình trong những bài thơ thì đây lànhững bài thơ về mối tình đơn phương nhưng qua đó l ại thể hiện một quan niệm rấtnhân văn về tình yêu Và mạch cảm xúc của bài thơ được phát triển theo lôgíc tâmtrạng nhưng có sự kết hợp rất khéo với lí trí Sự h ài hoà giữa cảm xúc và lí trí đã tạo
Trang 34nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho bài thơ Tâm trạng được thể hiện không quá bản năngnhưng cũng không quá nặng nề khô cứng Cảm xúc có khi mâu thuẫn với lí trí nh ưnglại được giải quyết một cách rất hợp lí, hợp với sự phát triển của mạch cảm xúc củanhân vật trữ tình Một tình yêu chân thành của một trái tim biết y êu thương thực sự đãthể hiện một tư tưởng nhân văn cao đẹp Một vấn đề thuộc về đạo đức v à nhân cáchcon người đã được nhà thơ thể hiện dưới một hình thức giản dị và giàu khả năng gợicảm Đây cũng chính l à một trong những thành công nổi bật nhất trong sự nghiệpsáng tác của Puskin.
3.3.TÍNH TRIẾT LÝ TRONG THƠ TÌNH CỦA A X PUSKIN :
Bên cạnh những nét nổi bật về những cung bậc cảm xúc v à quan niệm trongtình yêu, thơ Puskin còn chứa đựng trong đó một giá trị đáng đ ược trân trọng, đó làtính triết lí Tình yêu trong thơ Puskin không đơn thu ần là tình yêu thông thường với
ý nghĩa bình thường của nó, mà nó còn hàm chứa những tư tưởng tiến bộ và tích cực
Nó luôn hướng con người ta sống tốt hơn trong cuộc sống Puskin đã giáo dục ý thứccon người bằng những vần thơ chân chất mà đầy trí tuệ Đó là điều mà chỉ có Puskinmới có thể nghĩ đến và làm được
Puskin là người may mắn khi được sinh ra trong một gia đ ình có môi trườnggiáo dục tốt, nhân cách của Puskin đ ã được kế thừa từ sự chăm sóc chu đáo v à sựthương yêu hết mực của hai người phụ nữ, đó là bà nhũ mẫu tốt bụng và bà ngoạihiền lành, giản dị Chính hai người phụ nữ ấy đã dạy cho Puskin không chỉ nhữngkiến thức về văn hóa, văn học dân gian m à họ còn truyền dạy cho Puskin những kinhnghiệm sống cũng như rèn luyện Puskin trở thành một con người thánh thiện, luôn cómột tấm lòng vị tha và bao dung , là một người với sự hội tụ của chân - thiện- mĩ khi
mà xã hội Nga lúc bấy giờ đ ược xem là thời kì đen tối của nước Nga với những sựđảo lộn trong lối sống v à nhân cách con ngư ời
Những trải nghiệm thực tế trong t ình yêu dã tạo nên một Puskin đầy chất lãngmạn và đa tình Trong suốt cuộc đời 38 năm ngắn ngủi của mình, Puskin đã trải quahàng trăm mối tình với hàng trăm thiếu phụ và quý bà thuộc nhiều tầng lớp khácnhau Với Puskin, mối tình nào cũng như mối tình đầu tiên, luôn đẹp đẽ và ẩn chứanhững cung bậc cảm xúc khác nhau Tất cả tạo n ên những thi vị khó quên trong suốtcuốc đời nhà thơ Hàng trăm bài thơ t ình của Puskin ra đời từ những nguồn cảm xúc
Trang 35trong thi vị yêu đương bởi những cuộc tình mà nhà thơ đã trải nghiệm Mỗi bài thơnhư một trang nhật kí ghi lại cảm xúc của nh à thơ trong những buổi đầu gặp gỡ,những suy tư về tình yêu đơn phương hay những phút giây dỗi hờn v ì vô tình…Vớitài năng và trí tuệ của mình, Puskin đã sáng tạo ra những áng thơ bất hũ Những tuyệttác của Puskin đã nhanh chóng đến với độc giả khắp n ăm châu và được hưởng ứngcũng như đánh giá rất cao về giá trị của nó V ì trong thơ Puskin, không chỉ thể hiệntài năng, trí tuệ siêu việt của nhà thơ đa tài, của một con người luôn luôn lao độngmiệt mài, hết lòng vì nghệ thuật văn chương, mà còn chứa đựng một tư tưởng lớn- tưtưởng mang tính thời đạ i, một giá trị nhân bản vô c ùng to lớn với những triết lí sâusắc mà gần gũi Mỗi bài thơ tình của ông như một bài học giáo dục, rèn luyện đạo đức
và nhân cách con người, giúp con người sống tốt hơn, cư xử cho đúng mực hơn trongtình yêu
Có thể khẳng định rằng tình yêu lứa đôi là thứ tình cảm thiêng liêng và dặcbiệt nhất trong tháp đồ t ình cảm của loài người Nó chứa đựng rất nhiều bí ẩn, huyềndiệu mà loài người không thể lí giải hết đ ược Ngay cả Puskin cũng không sao lí giảithỏa đáng vì sao lại cố tình yêu và vì sao người ta lại yêu nhau nữa Với Puskin, tìnhyêu được triết lí như một sự vô tình của tạo hóa, nó dẫn dắt v à đưa hai tâm hồn đồngđịu đến với nhau một cách tự nhi ên nhất và lạ lùng nhất:
Vô tình anh gặp em Rồi vô tình thương nhớ Đời vô tình nghiệt ngã Nên chúng mình yêu nhau
(Vô tình) [18;http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=65182_]Hay:
Chúng nó cứ bảo nhớ là yêu Còn anh thì không biết nữa Tình yêu với anh sao kỳ lạ thế Lúc xa rồi mới thấy mình yêu !
(Nhớ) [16;http://diendankienthuc.net/diendan/tho -nuoc-ngoai/3497-nho-puskin.html]
Trang 36Tình yêu được nảy nở từ sự vô tình, một cuộc gặp gỡ tình cờ nào đó Hai conngười xa lạ từ hai nơi khác nhau, gặp nhau rồi yêu nhau Định mệnh như đã sắp đạtcho cuộc gặp gỡ ấy Họ yêu nhau từ ánh mắt đầu tiên của buổi đầu gặp gỡ Đó l à
những rung cảm đặc biệt , người đời đặt cho nó cái tên tình yêu sét đánh Con người
phương Đông luôn quan ni ệm rằng tất cả là sự sắp đặt của tạo hóa, mọi mối l ươngduyên đều đã được định sẵn bởi một thần linh nào đó Và mọi người đã được định sẵncho mình một nửa còn lại
Tình yêu luôn chứa đựng những sự diệu kì và bất ngờ Chỉ lần đầu gặp gỡ, chỉvới cái nhìn đầu tiên người ta đến với những phút giây ngọt ng ào và khó quên củatình yêu:
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mắt anh em bỗng hiện l ên, Như hư ảnh mong manh vụt biến, Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
(Gửi ) [14; tr.54]
Những giây phút của buổi đầu gặp gỡ thật đặc biệt v à ý nghĩa Đó là nhữngrung động đầu đời của con tim đang khát khao một t ình yêu cháy bỏng, tựa hồ nhưmột tia sét làm người ta sửng sờ, mê dại một cách khó tả, vừa mừng vui lại pha lẫn sựhồi hộp Đó sẽ mãi là một kỉ niệm ngọt ngào mà ta mại không quên, những giây phúthuyền diệu và ý nghĩa của đời người Tâm trạng, cảm xúc, không gian v à thời gian ấy
sẽ luôn là những ấn tượng khó phai, như là một hương vị đậm đà theo bạn mãi
Tình yêu có đôi khi đến với ta như một sự vô tình, không cần phải tìm kiếm.Tuy nhiên, đôi khi cả cuộc đời bạn chạy theo một t ình yêu nào đó nhưng đến cuối đờibạn chỉ còn lại một mình trơ trọi, cô đơn Và lúc đó bạn nhận ra rằng mình đã chạytheo những ảo ảnh và không thể nắm bắt nó được Tình yêu xuất phá từ sự rung độngcủa hai trái tim, cùng nhịp đập, hơi thở, cùng có sự giao hòa và đồng cảm Có nhữngngười đã yêu nhau từ lần đầu gặp gỡ, nhưng cũng có nhiều người tuy ở gần nhau,luôn ở cạnh nhau nhưng giũa họ chi có thể dừng lại ở mức độ t ình bạn Khoảng cáchgiữa tình bạn và tình yêu chỉ mỏng manh như sợi chỉ, nhưng sợi chỉ vô hình ấy nhiềulúc lại như một khoảng không bao la ngăn cách t ình yêu của con người, khiến hai con
Trang 37tim không thể giao hòa với nhau, đành để lại trong sâu thẳm tâm hồn họ một nỗi niềm
âm thầm không hy vọng:
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
(Tôi yêu em) [14; tr.83]
Là một người từng trải trong tình yêu, Puskin hiểu rất rõ những cảm xúc trongtình yêu Thơ tình của ông miêu tả những cung bậc tình yêu một cách sâu sắc Trong
đó những cảm xúc ghen tuông được Puskin đè cập đến như một thứ thi vị làm tăngchất sức sống, thiêng liêng của tình yêu Những khoảnh khắc hờn ghen, giận dỗi l àmột phút giây sôi nổi của t ình yêu, vì có yêu thì mới có ghen, đôi khi sự ghen tuônglàm cho tình yêu bị lung lay, đổ vỡ Nhưng qua đó ta mới hiểu được giá trị đích thựccủa tình yêu Trong tình yêu c ần phải có sự thông cảm v à một tấm lòng vị tha
Nếu cuộc đời đảo điên Xin chớ buồn, chớ hận Sống qua ngày ưu phiền
Là ngày vui lại đến.
Tim sống vì tương lai Hiện tại dù u uất
Sự đời là thoáng chốc Qua rồi- thành thân thương.
(Nếu cuộc đời đảo điên) [14; tr.55]Không phải tất cả những gì mình thấy trước mắt cũng điều là thật, phải biếtlắng nghe, suy nghĩ một cách thấu đáo v à sáng suốt Vì ghen tuông sẽ làm con người
ta trở nên mù quáng và mất đi sự sáng suốt Bạn phải có một tấm l òng rộng mở, phảihọc cách cảm thông T ình yêu nào dù tha thiết sâu đậm đến đâu th ì cũng có những lúcsóng gió Có những giây phút ngọt ng ào, hạnh phúc thì cũng có những lúc hờn ghen,giận dỗi Tình yêu là như thế, Puskin muốn những ai đang yêu cần hiểu : trong tìnhyêu có những lúc người ta không hiểu nhau, ghen tuông nhau, giận hờn nhau nh ưngtất cả củng chỉ vì họ yêu nhau nên tỏ ra như vậy Bạn cần phải biết quý trọng những
Trang 38giây phút bên nhau, đ ể yêu và được yêu đã là một điều khó nhưng để giữ được tìnhyêu thì càng khó hơn Mỗi người điều có những khuyết điểm ri êng, vì vậy phải biếtthông cảm và sẽ chia cùng nhau, để có thể hiểu nhau sâu sắc h ơn.
Cô gái hay ghen khóc s ụt sùi, Trách chàng trai trẻ mãi không thôi.
Ngả xuống vai cô chàng thiếp ngủ, Quên hờn ru giấc ngủ cô cười.
(Cô gái hay ghen khóc…) [14 ; tr.111]
Sự ghen tuông, dỗi hờn nh ư một con dao hai lưỡi Nó vừa là thi vị của tình yêulại vừa là tác nhân tạo nên những xung đột trong tình yêu Mỗi người trong chúng tacần phải có một tấm l òng bao dung, rộng lượng để có thể đứng vững tr ước những cơnsóng lớn từ lòng ích kỷ của bản thân Một tấm l òng bao dung sẽ giúp bạn xua tan đi
sự ích kỷ, đố kỵ với sự hờn ghen Điều đó sẽ giúp cho t ình yêu bền chặt hơn, sâu đậmhơn Nhà thơ muốn hướng con người ta trở nên thánh thiện hơn, giáo dục con ngườisống nhân bản hơn, có trách nhiệm hơn trong tình yêu Bản thân nhà thơ đã là mộttấm gương sáng về lòng bao dung, một người biết chế ngự cảm xúc của m ình trongmọi tình huống Với Puskin, tâm hồn thánh thiện của ông không l à nơi dành cho lòng
đố kỵ hay hờn ghen vô lý:
Xin lỗi em vì một lý do nào?
Em sẽ chẳng dừng chân nơi tôi đang đứng đợi
Thì lúc ấy vẫn xôn xao lá mới Hàng cây đang hồi hộp chẳng nghỉ ngơi Cây thẳng thắng chưa tin điều phản bội Tôi có gì em đến nổi làm ngơ?
Xin lỗi em vì một lý do nào?
Em vờ vĩnh than phiền tôi đủ tội Thì lúc ấy tôi vẫn tìm trong bóng tối Chưa nhuộm đen được hết trái tim mình
Trang 39Muốn thật biết ai mới là gian dối
(Xin lỗi em) [19; http://diendankienthuc.net/diendan/tho puskin.html]
-nuoc-ngoai/3497-nho-Tình yêu là sự rung động của hai tâm h ồn đồng cảm, biết chia sẽ và lắng nghecùng nhau Khi yêu ai c ũng hy vọng tình yêu của mình sẽ đi đến kết quả mĩ mãn,trường tồn theo thời gian, không bao giờ phai mờ Nh ưng cuộc sống không bao giờvận động theo một quy luật bất biến n ào cả, nó luôn chứa đựng nhũng bất ngờ v à trắctrở Tình yêu cũng nằm trong quy luật ấy Khi yêu thì người ta còn thề non hẹn biển,cùng nhau vượt qua khó khăn và mơ ước về những điều tốt đẹp Trong t ình yêu, cónhững người yêu nhau đến trọn đời, sống hạnh phúc với t ình yêu của mình, đó thật sự
là điều mỗi người trong chúng ta đều mong muốn Tuy n hiên nói đến tình yêu là phảinói đến cảm xúc Khi cảm xúc đ ã không còn tức là tình yêu cũng đã hết Nếu đãkhông còn yêu nhau n ữa thì hãy dành cho nhau nh ững gì tốt đẹp, luôn cầu chúc chongười yêu sẽ tìm được một niềm hạnh phúc mới, đừng vì lòng ích kỷ của bản thân
mà phải làm khổ nhau Cố níu giữ làm gì khi đã không còn tình yêu
Anh không còn tự dối thôi Nỗi sầu anh chẳng trọn đời d õi em Chuyện tàn có thể anh quên Tình yêu không thể đáp đền cho anh!
Trẻ trung hồn lại đẹp xinh Mai em được biết bao tình mến yêu.
(Hết rồi tình đã vỡ tan) [14; tr.48]Ngoài ra, với Puskin tình yêu còn có thể làm hồi sinh tâm hồn con ng ười, giúpcon người trở về với bản thể luôn biết y êu thương và có xúc c ảm Tình yêu đượcPuskin triết lý như một thứ thần dược có thể cứu rỗi, và làm hồi sinh một tâm hồn bịtổn thương, chay sạn bởi những năm tháng bị l ưu đày ở phương Nam xa xôi
Chính quãng thời gian bị lưu đày đã biến tâm hồn một nhà thơ luôn khát khao,cháy bỏng, đầy nhiệt huyết với th ơ ca, với tình yêu trở nên khô khan và mất đi cảmxúc với ái tình Với Puskin, đó là những chuỗi ngày tháng đen tối và nghiệt ngã nhất
Trang 40trong cuộc đời ông, xung quanh ông chỉ l à sự hắt hiu, chẳng còn tiên thần, mất đi cảm xúc, và cả những gì gắn bó nhất với Puskin đời, lệ, tình yêu dường như cũng vụt tắt
hản trong ông
Giữa cô quạnh âm u tù hãm Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu, Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc, Chẳng đời,chẳng lệ, chẳng t ình yêu.
(Gửi…)Những tưởng con tim, tâm hồn ấy sẽ chết theo thời gian v à không bao giờ cóthể sống lại được nữa Nhưng chính sự xuất hiện của Kern lại l àm hồi sinh một tâmhồn lãng mạn, một con người nhiệt huyết với tình yêu thức tỉnh Tất cả đều nhờ v àotình yêu mà Kern đã mang lại cho Puskin Tình yêu và cuộc sống là hai phương diệnkhác nhau nhưng nó cùng tồn tại và tương tác lẫn nhau Tình yêu là một phần trongcuộc sống của mỗi con người, vì không ai sống trên đời mà không yêu Tương tự nhưvậy, cuộc sống sẽ là nơi dung chứa cho tình yêu, cho người ta đến với nhau Cuộcsống luôn chứa đựng muôn m àu, muôn vẻ, có hạnh phúc cũng có khổ đau, có đôi lúccòn khiến người ta tuyệt vọng Nhưng tình yêu có thể làm hồi sinh, thức tỉnh tâm hồncon người Sự thăng hoa trong t ình yêu có thể giúp con người ta vượt qua tất cả, kể cảnhững khó khăn gian khổ nhất V ì tình yêu luôn chứa đựng những điều k ì diệu lạthường Cuộc sống là đời, là lệ, là tình yêu Còn tình yêu là m ột phần của cuộc sống.Đời người ai cũng có một lần y êu, yêu để cảm nhận được sự huyền diệu mà tạo hóa
đã ban cho; trong tình yêu có h ạnh phúc cũng có khổ đau, ai mà không có những phútrơi lệ, xúc động nhưng đó là những giọt lệ của tình yêu, của niềm hạnh phúc
Trái tim lại rộn ràng náo nức
Vì trái tim sống dậy đủ điều:
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu
(Gửi…)